Vùng này hình như toàn người H'Mông sống, đọc đoạn ăn cơm với nước lã mà đau nhói lòng.
Đọc bài các cụ làm e nhớ lại 2 năm trước cũng 2h sáng có mặt tại MCC , cũng thấy xót thương cho đồng bào ta quáCó một chuyện cứ ám ảnh em mãi. Trước khi lên thì bên em đã báo là sẽ chuẩn bị cơm trưa nhưng vẫn có một vài cháu mang cặp lồng cơm đến trường
Lúc em đang rửa bát thì có cháu cầm cặp lồng cơm đến rồi đổ ụp một bát nước lã vào âu cơm. Em giữ lại hỏi cháu làm thế để làm gì thì được trả lời "để ăn". Em vội vàng giật lại, bảo cháu đợi một chút sẽ có cơm và thức ăn. Hỏi kỹ cháu thì được biết hàng ngày các cháu toàn ăn thế: cơm chan nước lã, không thức ăn, không mắm muối.
Em cũng không ngờ đấy cụ ah. Trước khi đi bên em gọi điện hỏi thì thầy giáo bảo các cháu thường mang cơm đi ăn trưa nhưng không có thức ăn, đến bữa nếu có cháu nào mang rau xanh đi thì các cô sẽ nấu giúp một nồi canh. Các cô bảo mỳ tôm là của quý vì nếu có thì đến bữa có thể nấu làm canh cho các cháu ăn với cơm. Chính vì thế đoàn em mang lên vài chục kg cá khô, tôm khô, lạc nhân và rất nhiều mỳ tôm. Các cô bảo số đồ đó mang lên có thể ăn được nửa năm...hic, dè sẻn thế không biết. Trong bếp của các cô cũng không có một tí mắm muối nào, may mà đoàn em chuẩn bị chu đáo, mang lên từ chai dầu, lọ nước mắm nên mới đủ đồ để nấu cho các cháu.Xót xa quá.........!!!! đói khổ đến thế.
Đúng, toàn người Mông cụ ah. Những tháng sau vụ gặt còn đủ gạo nấu cơm, có lúc còn không đủ cơm mà ăn cụ ah nên thức ăn là một thứ tương đối xa xỉ.Vùng này hình như toàn người H'Mông sống, đọc đoạn ăn cơm với nước lã mà đau nhói lòng.
Em cũng không biết tên nhưng có một cụ bẩu là "măng sặc". Ngon thật cụ ợ, em thấy ngon hơn cả măng Yên Tửmăng gì mà trông lạ thế cụ ơi,măng đấy ăn ngon lắm hở cụ
Mợ thích cái gì? Thích bọn trẻ, thích cảnh vật hay thích người chụp ảnh?em thích!
Cái này thì theo em phải kiểm tra vệ sinh thường xuyên thôi, làm như bác thì đúng đấy nhưng phải có thời gian.Chuyến đi thật ý nghĩa!
Em có thắc mắc tý là nước nối ống từ suối vào mà không có công đoạn lọc hoặc lắng thì sau 1 thời gian sợ lá cây hay rác nó chui vào ống gây tắc hoặc chui vào bể sẽ đóng cặn bẩn. Ngoài ra, lắp ống nhựa sẽ nhanh hỏng vì ngoài trời nắng và trẻ con nó nghịch dễ vỡ.
Có lẽ là măng "sặt" not sặc bác ạ, cây sặt nó nhỏ nhỏ như cây trúc thôi.Em cũng không biết tên nhưng có một cụ bẩu là "măng sặc". Ngon thật cụ ợ, em thấy ngon hơn cả măng Yên Tử
Cụ yên tâm, trong đoàn em có những anh kỹ thuật hịn nên các anh ý tính toán hết rồi, có lắp bộ phận lọc nước trước khi chảy vào ống. Ống nhựa được chôn trong lòng đất để tránh trâu bò và người dẫm vào, tránh nắng mưa nữa. Bên em còn mang dư đường ống và phụ kiện để nếu có hỏng hóc thì các thầy cô tự thay được.Chuyến đi thật ý nghĩa!
Em có thắc mắc tý là nước nối ống từ suối vào mà không có công đoạn lọc hoặc lắng thì sau 1 thời gian sợ lá cây hay rác nó chui vào ống gây tắc hoặc chui vào bể sẽ đóng cặn bẩn. Ngoài ra, lắp ống nhựa sẽ nhanh hỏng vì ngoài trời nắng và trẻ con nó nghịch dễ vỡ.
Đúng đấy cụ ah. Trường có 4 thầy giáo và 2 cô giáo thì chỉ có 1 thầy là người địa phương, còn 3 thầy và 2 cô đều là người nơi khác. Trường chỉ có 1 phòng cho 3 thầy ở, còn các cô phải trọ ở ngoài trường. Các thầy cô ao ước có thể dựng thêm 1 phòng nữa để các cô cũng có thể ở lại trường luôn, khỏi phải đi về hàng ngày.Thị trấn MCC, Hồ Bốn, Than Uyên thì tháng nào em cũng đi qua ít nhất 1 lần vì công việc nhưng chỉ là qua đường, muốn dừng chụp ảnh cũng không được. Không có điều kiện đi sâu vào vùng trong như bác chủ thớt, nhưng những nơi đã qua thấy bà con mình còn nghèo khổ lắm, có tý ruộng bậc thang bên suối Mường Kim ở MCC thì lại có ông Xuân Trường, Xuân Thành nào đấy đào bới toe toét chả biết làm gì. Các cô giáo trẻ không phải người ở đấy đâu, ở tít vùng Ba KHe bên kia đèo Khau Phạ, hàng tuần đi xe máy về nhà đấy.
Công ty của Gấu nhà bác là công ty gì thế, cái bạt căng bị chùng nên không đọc được tên.