Cụ cho cái link dẫn chứng chứ không lại bị nói là '' nói không có sách mách không có chứng ''
Em paste lại bài trên báo CAND Online cho máu:
Vàng Anh đây:
http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2012/6/174897.cand
Kiểm soát chặt trước trào lưu chơi xe phân khối lớn
10:10:00 25/06/2012
Trong nội thành, tốc độ cho phép chỉ hơn 30km, với những loại xe có dung tích buồng đốt lên tới cả ngàn cm3 này, chỉ cần nhích tay ga là xe đã phóng ầm ầm và người điều khiển đã có thể vi phạm tốc độ. Các tuyến đại lộ, quốc lộ, tốc độ cho phép tối đa cũng chỉ có 60km, nên hệ thống đường hiện tại chưa phù hợp để loại phương tiện này phát huy tốc độ, trừ xe ưu tiên.
Vừa nhăn nhó gượng đứng dậy để cố đỡ chiếc xe tay ga lên, chị Dung vừa thều thào chỉ tay về phía 2 chiếc xe phân khối lớn đang gầm rú chạy phía trước: Nghe tiếng xe ầm ầm phía sau, tưởng cướp giật, tôi hoảng quá rà xe vào lề, ai ngờ bị hơi nóng từ pô xe dồn dập thổi thẳng vào mặt, loạng choạng nên mới bị té…
Trường hợp tai nạn của chị Dung xảy ra trên tuyến đường Nguyễn Kiệm, TP Hồ Chí Minh mới đây hiện đã không còn là chuyện hiếm với người đi đường khi phong trào chạy xe phân khối lớn đang phát triển mạnh.
Bằng lái ít, xe phân khối lớn nhiều
Theo cam kết gia nhập WTO, từ tháng 6/2007, các loại xe gắn máy có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên cũng được chính thức cho phép nhập khẩu vào trong nước. Để sở hữu một chiếc xe khủng, được dân chơi xe phân khối lớn (PKL) xếp vào hạng “Đánh bom, tạo sấm gầm trên đường” như chiếc Kawasaki thể thao 1.000 phân khối, người chơi xe phải bỏ ra khoảng 22.000 USD; với chiếc Honda ST 1.300cm3 sẽ có giá khoảng 25.000 USD, còn xe Honda CBR dung tích xilanh 600cm3 giá bán trên dưới 550 triệu và chiếc CBR 1.000cm3 có giá hơn 600 triệu đồng… Cao hơn cả tiền mua một chiếc xe hơi dòng kha khá. Ít tiền hơn, để mua được chiếc xe PKL có dung tích xi lanh nhỏ hơn như chiếc CBR 250 phân khối, dân chơi xe PKL cũng phải tốn cỡ 170 triệu đồng chưa kể phí trước bạ.
Đắt tiền như vậy, nhưng những năm gần đây, khi tình trạng kẹt xe và các loại thuế, phí với xe hơi tăng cao, chỗ đậu xe khó khăn… phong trào sử dụng xe máy PKL lại càng có dịp phát triển khá mạnh mẽ tại TP Hồ Chí Minh. Hiện tất cả các quận, huyện đều có Câu lạc bộ môtô (CLB), quy tụ từ vài chục đến hàng trăm thành viên có xe PKL tham gia. Đó là chưa kể số người đã tự ý bỏ CLB sau khi có bằng A2 hoặc người tự mua xe về chạy chơi. Người chơi xe PKL nhiều, trong khi các giải đua môtô PKL rất ít hoặc có cũng chỉ là tổ chức chạy biểu diễn trên một đoạn đường ngắn hay trong sân vận động nên các CLB môtô thi thoảng mới có dịp được đi dẫn đường cho các đoàn cổ động, cho giải đua xe đạp, còn lại là chạy tự do.
Ông Lâm Thành Trung, Phó phòng Quản lý – Sát hạch và Cấp phép lái xe, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh cho biết, trừ các đối tượng ưu tiên được cơ quan, đơn vị cử đi học. Một người dân bình thường muốn được học, dự thi sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A2 để được điều khiển xe máy PKL phải là chủ sở hữu của chiếc xe trên 175cm3. Đồng thời phải có thẻ hội viên Hội môtô do Liên đoàn Xe đạp – Môtô cấp và có giấy giới thiệu tham dự lớp học của Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch cử đi học. Các thẻ VĐV của CLB cấp sở hay quận cấp đều không có giá trị. Hồ sơ học, thi lấy giấy phép lái xe môtô hạng A2 đòi hỏi các thủ tục chặt chẽ như vậy, nên trong 5 năm trở lại đây, lượng GPLX A2 do cơ quan này đề xuất cấp ra chỉ đạt hơn 1.600 giấy phép. Từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 5 này cũng chỉ cấp ra khoảng 161 giấy phép cả thảy. Số lượng GPLX môtô A2 trên đem cấp cho các lực lượng thực thi công vụ, các thành viên CLB môtô quận huyện còn chưa đủ, nhưng ngoài đường vẫn đầy rẫy người chạy xe máy PKL.
Dàn xe phân khối lớn của một CLB môtô.
Cả quy định và thực tế đều chưa phù hợp
Tréo ngoe ở chỗ, phải mua xe trước khi có bằng lái cả năm trời, thỉnh thoảng mới có dịp ngồi “ké” phía sau xe PKL theo phục vụ chuyện dẫn đoàn, dẹp đường cho các giải đấu hay đợt cổ động phong trào nên kinh nghiệm chạy xe PKL của chủ xe không nhiều. Nhưng trong khoảng thời gian chờ có bằng A2 kéo dài một vài năm này, ai dám đảm bảo chủ xe không xách xe chạy “lụi” ra đường? Thậm chí, ngay cả khi CLB môtô không nhận các chủ xe tay gas PKL như dòng xe SH i300 tham gia làm thành viên, thì những năm qua cả ngàn chiếc thuộc dòng xe này vẫn được nhập về để bán, mua thoải mái.
Trước thực trạng trên, ông Trung cho rằng, có bằng lái A2 là một chuyện, đối tượng chạy xe có đủ điều kiện hay không lại là chuyện khác. D. “đen”, một tay chơi xe PKL bật mí về hành trình sở hữu xế và bằng A2: Người chơi xe PKL quá nhiều, có xe rồi, đem liên hệ với CLB môtô để tham gia sinh hoạt cũng bị “soi”, bị nghi ngờ mục địch vào CLB chỉ là để có điều kiện kiếm bằng A2. Xin tham gia vào CLB khó khăn, trong khi dân chơi xe PKL chủ yếu là những người có tiền nên còn sợ đi theo phục vụ việc công ích cả năm trời… Để thỏa lòng mong muốn, nhiều đối tượng sẵn sàng bỏ tiền ra để bằng cách này, cách khác kiếm cho được tấm GPLX hạng A2. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho “cò”. Qua một tay chơi xe PKL giới thiệu, chúng tôi thử liên hệ với “cò” tên C, sau hồi cẩn thận dò hỏi người giới thiệu, “cò” C ra giá chắc nịch 8 triệu đồng sẽ làm theo tuần tự; còn muốn có bằng A2 trong vòng vài tháng phải chấp nhận chi hơn 10 “chai”.
Trong nội thành, tốc độ cho phép chỉ hơn 30km, với những loại xe có dung tích buồng đốt lên tới cả ngàn cm3 này, chỉ cần nhích tay ga là xe đã phóng ầm ầm và người điều khiển đã có thể vi phạm tốc độ. Các tuyến đại lộ, quốc lộ, tốc độ cho phép tối đa cũng chỉ có 60km, nên hệ thống đường hiện tại chưa phù hợp để loại phương tiện này phát huy tốc độ, trừ xe ưu tiên.
Xu hướng gây nguy hiểm cho cộng đồng gia tăng, song đến nay Ban ATGT thành phố chưa có chuyên đề riêng nào để kiểm soát đối với tình trạng sử dụng xe PKL tràn lan này. Xe trên dưới 100cm3 nẹt pô, rồ ga chạy quá tốc độ thì bị xử phạt, tịch thu xe rồi thậm chí là truy tố hình sự; còn tình trạng động cơ xe máy PKL gầm rú, nổ ầm ầm trên đường lại để ngang nhiên tồn tại?
Đ.T.