- Biển số
- OF-750775
- Ngày cấp bằng
- 22/11/20
- Số km
- 7,976
- Động cơ
- 506 Mã lực
Một thời đã qua và những đồ dùng đầy ấn tượng
10 vật dụng 'huyền thoại' một thời của Liên Xô
(Baonghean.vn) - Vào thập kỉ 80, những đồ vật tiện dụng trong gia đình thường được người Việt mang từ Liên Xô về. Ngày nay, tuy đã có những sản phẩm hiện đại khác thay thế, nhưng nhiều gia đình người Việt vẫn còn dùng hoặc lưu giữ các vật dụng Liên Xô một thời để làm kỷ niệm, để nhớ về một thời kỳ đã qua của dân tộc.
1. Nồi áp suất
Nồi áp suất Liên Xô là loại “lâu đời” nhất tại thị trường Việt Nam. Đặc trưng của nồi áp suất Liên Xô là được làm bằng nhôm, độ bền rất cao, an toàn và chắc chắn. Do đó, nhiều người Việt Nam bây giờ vẫn tìm mua dòng sản phẩm này.
2. Đài radio VEF 206
Thời điểm trước năm 1985, những ai có đài VEF 206 mà nghe là may. Những gia đình ở nông thôn phải bán cả lứa lợn chưa chắc sắm được chiếc đài Liên Xô này.
3. Chậu nhôm Liên Xô
Chậu thau nhôm do Liên Xô sản xuất rất dày, nặng và khó để bị thủng, do đó từ thời bao cấp cho đến nay đã gần 40 năm nhưng vẫn còn nhiều gia đình sử dụng chiếc chậu này mà không hề bị hỏng.
4. Bàn là Jauza
Bàn là Jauza là ‘hàng xách tay’ từ Liên Xô về Việt Nam trong thập niên 1970, 1980 . Bàn là Jauza có độ bền cao,nóng nhanh và giữ nhiệt rất tốt.
5. Đồng hồ Jar
Chiếc đồng hồ lên dây cót của Liên Xô là đồ quý giá của nhiều gia đình thời đó. Người Việt thời bao cấp đánh giá cao về chất lượng của đồng hồ Liên Xô.
6. Quạt tai voi
Gia đình nào muốn có một chiếc quạt tai voi như trên thì phải nhờ được người đi Liên Xô mang về Việt Nam hoặc có được khi bốc thăm trúng ở các cơ quan. Quạt có công suất và tiếng ồn lớn hơn quạt con cóc. Nó được coi là tài sản lớn đối với mỗi gia đình, chỉ khi có khách quan trọng đến nhà, gia chủ mới bật để tiếp khách.
7. Phích đá TMT
Phích đá TMT (Temet) Liên Xô khá nặng và rất bền. Vỏ và ruột đều làm bằng hợp kim, giữa là lớp chân không cách nhiệt rất tốt. Miệng bình và nắp nhựa còn có gioăng cao su, khi vặn chặt giữ không cho nhiệt thoát ra ngoài, có thể giữ đá không tan trong khoảng 24 tiếng. Nó được dùng khi tủ lạnh vẫn còn là đồ xa xỉ với phần lớn người Việt.
8. Ấm Samovar
Ấm Samovar là món đồ lưu niệm mà những gia đình có con học tập hoặc làm việc ở Liên Xô mang về Việt Nam. Chiếc ấm này dùng để đun sôi và giữ ấm cho bình trà phía trên. Trong tủ kính phòng khách của những người dân Việt yêu nước Nga, ấm Samovar, chú lật đật và búp bê Matryoshka luôn nằm ở một vị trí quan trọng.
9. Váy cô dâu made in CCCP
Váy cô dâu made in CCCP (Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết), Có cả găng tay và dế đội đầu.
10. Tủ lạnh Saratov
Tủ lạnh Saratov, rất “ nồi đồng cối đá” , hình thức trang nhã, dung tích vừa phải – từ 140 đến 160 lít, hầu hết các chi tiết của tủ đều được là bằng sắt, máy tốt, chạy hơi ồn.
10 vật dụng 'huyền thoại' một thời của Liên Xô
(Baonghean.vn) - Vào thập kỉ 80, những đồ vật tiện dụng trong gia đình thường được người Việt mang từ Liên Xô về. Ngày nay, tuy đã có những sản phẩm hiện đại khác thay thế, nhưng nhiều gia đình người Việt vẫn còn dùng hoặc lưu giữ các vật dụng Liên Xô một thời để làm kỷ niệm, để nhớ về một thời kỳ đã qua của dân tộc.
1. Nồi áp suất
Nồi áp suất Liên Xô là loại “lâu đời” nhất tại thị trường Việt Nam. Đặc trưng của nồi áp suất Liên Xô là được làm bằng nhôm, độ bền rất cao, an toàn và chắc chắn. Do đó, nhiều người Việt Nam bây giờ vẫn tìm mua dòng sản phẩm này.
2. Đài radio VEF 206
Thời điểm trước năm 1985, những ai có đài VEF 206 mà nghe là may. Những gia đình ở nông thôn phải bán cả lứa lợn chưa chắc sắm được chiếc đài Liên Xô này.
3. Chậu nhôm Liên Xô
Chậu thau nhôm do Liên Xô sản xuất rất dày, nặng và khó để bị thủng, do đó từ thời bao cấp cho đến nay đã gần 40 năm nhưng vẫn còn nhiều gia đình sử dụng chiếc chậu này mà không hề bị hỏng.
4. Bàn là Jauza
Bàn là Jauza là ‘hàng xách tay’ từ Liên Xô về Việt Nam trong thập niên 1970, 1980 . Bàn là Jauza có độ bền cao,nóng nhanh và giữ nhiệt rất tốt.
5. Đồng hồ Jar
Chiếc đồng hồ lên dây cót của Liên Xô là đồ quý giá của nhiều gia đình thời đó. Người Việt thời bao cấp đánh giá cao về chất lượng của đồng hồ Liên Xô.
6. Quạt tai voi
Gia đình nào muốn có một chiếc quạt tai voi như trên thì phải nhờ được người đi Liên Xô mang về Việt Nam hoặc có được khi bốc thăm trúng ở các cơ quan. Quạt có công suất và tiếng ồn lớn hơn quạt con cóc. Nó được coi là tài sản lớn đối với mỗi gia đình, chỉ khi có khách quan trọng đến nhà, gia chủ mới bật để tiếp khách.
7. Phích đá TMT
Phích đá TMT (Temet) Liên Xô khá nặng và rất bền. Vỏ và ruột đều làm bằng hợp kim, giữa là lớp chân không cách nhiệt rất tốt. Miệng bình và nắp nhựa còn có gioăng cao su, khi vặn chặt giữ không cho nhiệt thoát ra ngoài, có thể giữ đá không tan trong khoảng 24 tiếng. Nó được dùng khi tủ lạnh vẫn còn là đồ xa xỉ với phần lớn người Việt.
8. Ấm Samovar
Ấm Samovar là món đồ lưu niệm mà những gia đình có con học tập hoặc làm việc ở Liên Xô mang về Việt Nam. Chiếc ấm này dùng để đun sôi và giữ ấm cho bình trà phía trên. Trong tủ kính phòng khách của những người dân Việt yêu nước Nga, ấm Samovar, chú lật đật và búp bê Matryoshka luôn nằm ở một vị trí quan trọng.
9. Váy cô dâu made in CCCP
Váy cô dâu made in CCCP (Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết), Có cả găng tay và dế đội đầu.
10. Tủ lạnh Saratov
Tủ lạnh Saratov, rất “ nồi đồng cối đá” , hình thức trang nhã, dung tích vừa phải – từ 140 đến 160 lít, hầu hết các chi tiết của tủ đều được là bằng sắt, máy tốt, chạy hơi ồn.