Còm trước của mợ em coi là những lời động viên đối với những người "buôn thúng bán mẹt như em thôi. Chứ không có ý không trân trọng gì đâu mợ ạVầng, gọi là thương nhân . Cụ nói thế là chưa đủ trân trọng nhá . Đầu ngõ nhà em có một cô bán bún ốc, chuẩn gái làng Khương Thượng, ngon khỏi bàn, sau này em ăn ở đâu cũng không thấy lại vị ấy nữa. Cô ấy nghỉ bán cũng hơn chục năm rồi. Vợ bán bún, chồng chỉ chuyên may quần âu nam mà xây nhà xây cửa còn trước ối người đi học đi hành trầy trật sáng cắp ô đi tối cắp về. Chứ tốt nghiệp ĐH, Cao học xong mà 9h vẫn công sở đi ăn sáng, 4h chuẩn bị về là không ăn thua đâu ạ .
Em lan man tí. Nhiều cụ/mợ nghĩ đầu tư cho con đi học nước ngoài, sau này dễ kiếm tiền. Thực tế em là dân 8x, bạn đi du học từ thời cấp 3, đến ĐH, sau ĐH cũng có. Đa số nếu muốn kiếm tiền thì ở lại nước ngoài. Về VN khó thích nghi lắm, trừ khi bố mẹ sẵn tiền cho làm hoàng tử, công chúa rồi. Ai học một mạch lên tới cao học mới về VN thì cực khó. Chỉ làm được cho công ty nước ngoài. Làm cho doanh nghiệp trong nước thì cao không tới, thấp không xong, chưa có kinh nghiệm phải làm nhân viên trước. Cao học Mỹ về làm tổ viên cho cái đứa tốt nghiệp ĐH đi làm 2 năm làm tổ trưởng thì u uất, làm cho chủ VN thấy chủ ngu, môi trường làm việc thấy rừng rú kém văn minh... Tất cả là do không thích nghi được văn hóa. Nên xét cái việc đi làm công ăn lương nó trầy vi tróc vẩy lắm. Người ta mắng cho như tát nước vào mặt ấy chứ rạng rỡ gì đâu.
Chỉnh sửa cuối: