Hầu các Cụ các Mợ :
Cứ kêu la đi rồi chẳng ai dạy nhân cách cho con anh đâu
Tôi thấy rất lạ là nhiều bậc cha mẹ ở nhà đánh con tới số, nhưng hễ ai chạm phải móng chân, móng tay con mình thì lồng lộn lên, chưa tìm hiểu nguyên nhân thế nào đã vác đơn tố cáo ầm ĩ…
Tôi nghĩ mãi, trăn trở mãi là không biết có nên viết bài này không. Tôi cũng sợ viết lên dư luận, phụ huynh lại lao vào lên án và liệt tôi nằm trong danh sách những người không yêu trẻ, thiếu cái tâm và đạo đức làm thầy.
Thế đấy! bây giờ làm giáo viên khó lắm.
Một cậu bé hư người ta đổ cho ngành giáo dục, một tên tội phạm giết người dã man người ta cũng đổ cho giáo dục… Tóm lại, cái gì không tốt liên quan đến hành xử, đến nhân cách con người thì giáo dục đều bị mang ra làm bia đỡ đạn.
Các thầy cô giáo ngoài việc dạy học phải biết dạy dỗ cho các em về cách sống, về sự nhận thức, rèn giũa các em trở thành những con người tốt rồi trở thành công dân tốt. Nói thì to tát đấy thôi! Nhưng dạy làm sao được, khi động một xíu là hình tượng các cô, các thầy lại trở nên méo mó trước mặt phụ huynh, trước dư luận xã hội.
Khi học sinh đến trường, các em học tập, sinh hoạt trong tập thể lớp học và tập thể trường học với những nội qui, qui định nhằm giúp học sinh học tập và rèn luyện nhân cách. Những nội qui, qui định này tương tự như pháp luậttrong xã hội mà mỗi công dân phải tuân theo. Vậy thì, nếu học sinh làm trái, vi phạm những nội quy, quy định của nhà trường thì phải bị phạt.
Dĩ nhiên, tôi không cổ xúy cho những hành động mang tính chất bạo lực hay những lời lẽ miệt thị đối với học sinh, con trẻ. Nhưng hãy biết thông cảm cho những người làm thầy, làm cô khi họ áp dụng một hình thức kỷ luật nào với con bạn. Đôi khi vì quá yêu thương, muốn rèn luyện cháu nên phải nghiêm khắc với các cháu.
Tôi thấy rất lạ là nhiều bậc cha mẹ ở nhà đánh con tới số, nhưng hễ ai chạm phải móng chân, móng tay con mình thì lồng lộn lên, chưa tìm hiểu nguyên nhân thế nào đã vác đơn tố cáo ầm ĩ. Suy cho cùng lại chính con mình thiệt chứ con ai.
Lâu dần, nhiều giáo viên sẽ mang tâm lý sợ kỷ luật, sợ mất việc và sợ cả dư luận mà chỉ làm công tác chuyên môn giảng dạy chứ “không dại gì” động đến các em dù các em có sai hay có đúng.
Tôi đã từng vào một lớp học mà giáo viên thì cứ dạy, học sinh thì cứ nói chuyện, làm việc riêng. Bạn nào muốn nghe giảng ngồi lên bàn đầu, bạn nào muốn chơi ngồi xuống phía dưới. Học như vậy là giết chết mầm non tương lai.
Trong giáo dục, điều cực kì đáng sợ đó là thái độ thờ ơ của giáo viên đối với con trẻ. Nhưng cứ đà này nhiều giáo viên chắc sẽ thơ ơ? Giáo dục nếu chỉ còn là truyền thụ về mặt con chữ, về mặt tri thức thì sẽ không con là giáo dục nữa.
Thế nên, cứ kêu la đi rồi chẳng ai dạy nhân cách cho con anh đâu !
Nhất Phiến
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Theo_Người Đưa Tin
Cứ kêu la đi rồi chẳng ai dạy nhân cách cho con anh đâu
Tôi thấy rất lạ là nhiều bậc cha mẹ ở nhà đánh con tới số, nhưng hễ ai chạm phải móng chân, móng tay con mình thì lồng lộn lên, chưa tìm hiểu nguyên nhân thế nào đã vác đơn tố cáo ầm ĩ…
Tôi nghĩ mãi, trăn trở mãi là không biết có nên viết bài này không. Tôi cũng sợ viết lên dư luận, phụ huynh lại lao vào lên án và liệt tôi nằm trong danh sách những người không yêu trẻ, thiếu cái tâm và đạo đức làm thầy.
Thế đấy! bây giờ làm giáo viên khó lắm.
Một cậu bé hư người ta đổ cho ngành giáo dục, một tên tội phạm giết người dã man người ta cũng đổ cho giáo dục… Tóm lại, cái gì không tốt liên quan đến hành xử, đến nhân cách con người thì giáo dục đều bị mang ra làm bia đỡ đạn.
Các thầy cô giáo ngoài việc dạy học phải biết dạy dỗ cho các em về cách sống, về sự nhận thức, rèn giũa các em trở thành những con người tốt rồi trở thành công dân tốt. Nói thì to tát đấy thôi! Nhưng dạy làm sao được, khi động một xíu là hình tượng các cô, các thầy lại trở nên méo mó trước mặt phụ huynh, trước dư luận xã hội.
Khi học sinh đến trường, các em học tập, sinh hoạt trong tập thể lớp học và tập thể trường học với những nội qui, qui định nhằm giúp học sinh học tập và rèn luyện nhân cách. Những nội qui, qui định này tương tự như pháp luậttrong xã hội mà mỗi công dân phải tuân theo. Vậy thì, nếu học sinh làm trái, vi phạm những nội quy, quy định của nhà trường thì phải bị phạt.
Dĩ nhiên, tôi không cổ xúy cho những hành động mang tính chất bạo lực hay những lời lẽ miệt thị đối với học sinh, con trẻ. Nhưng hãy biết thông cảm cho những người làm thầy, làm cô khi họ áp dụng một hình thức kỷ luật nào với con bạn. Đôi khi vì quá yêu thương, muốn rèn luyện cháu nên phải nghiêm khắc với các cháu.
Tôi thấy rất lạ là nhiều bậc cha mẹ ở nhà đánh con tới số, nhưng hễ ai chạm phải móng chân, móng tay con mình thì lồng lộn lên, chưa tìm hiểu nguyên nhân thế nào đã vác đơn tố cáo ầm ĩ. Suy cho cùng lại chính con mình thiệt chứ con ai.
Lâu dần, nhiều giáo viên sẽ mang tâm lý sợ kỷ luật, sợ mất việc và sợ cả dư luận mà chỉ làm công tác chuyên môn giảng dạy chứ “không dại gì” động đến các em dù các em có sai hay có đúng.
Tôi đã từng vào một lớp học mà giáo viên thì cứ dạy, học sinh thì cứ nói chuyện, làm việc riêng. Bạn nào muốn nghe giảng ngồi lên bàn đầu, bạn nào muốn chơi ngồi xuống phía dưới. Học như vậy là giết chết mầm non tương lai.
Trong giáo dục, điều cực kì đáng sợ đó là thái độ thờ ơ của giáo viên đối với con trẻ. Nhưng cứ đà này nhiều giáo viên chắc sẽ thơ ơ? Giáo dục nếu chỉ còn là truyền thụ về mặt con chữ, về mặt tri thức thì sẽ không con là giáo dục nữa.
Thế nên, cứ kêu la đi rồi chẳng ai dạy nhân cách cho con anh đâu !
Nhất Phiến
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Theo_Người Đưa Tin