- Biển số
- OF-1115
- Ngày cấp bằng
- 3/8/06
- Số km
- 2,549
- Động cơ
- 600,973 Mã lực
- Tuổi
- 48
- Nơi ở
- OF Deps
- Website
- www.bacsygiadinhhn.vn
Lâu lắm mới đưiowcj đọc bài viết về đèn hay nhu này, thank bác(b)(b)
Em lắp 1 đôi H4 Plus50 cho CD5 từ đầu 2006 đến giờ, đi khoảng 6 vạn km, vẫn chạy tốt. Nếu tính thời gian đi đêm cần bật đèn = 1/3 tổng thời gian, tốc độ trung bình 30km/h (chủ yếu em đi trong phố) thì thời gian bật đèn cũng cỡ 60000/3/30 = 660h.Thà một (vạn) phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt năm trăm (giờ)
Với tuổi thọ 350h của bóng đèn H4 và 150-200h của bóng H1-H7, đa số khách hàng có thể sử dụng trên 1 năm mới cháy bác ạ.
bac oi cho em hoi bac toa lac cho nao?4 banh cho camry 2010ld 2.4 thiet hai bi nhieu ho bac?[GMT];2497441 nói:(b) Bác kỳ công thật đâý! (b):6:
Chắc là do bóng bên phụ ko vào đúng tiêu điểm của chóa, cụ chạy vào chạy ra khi bật pha chiếu vào bức tường là rõ ngay.Em có con xe còi, trước đây dùng đèn Halogen 60/55W vì tối quá nên không để ý đến tia đèn, cứ nghĩ hai bên đèn sáng đều nhau. Mấy hôm nay em thay bóng 100/90W thấy đèn sáng hơn rất nhiều, nhưng có vấn đề khi bật cốt thì thấy cả hai đèn sáng đều nhau và bình thường, nhưng khi bật pha thì đèn bên lái nhìn rất rõ tia sáng phát ra, còn đèn bên phụ chẳng thấy tia sáng đâu cả. Bác nào biết nguyên nhân chỉ giúp em cái, đi trời tối em thấy nó đểu lắm.
CỤ sang ghế bên phụ ngồi xem có thấy tia kEm có con xe còi, trước đây dùng đèn Halogen 60/55W vì tối quá nên không để ý đến tia đèn, cứ nghĩ hai bên đèn sáng đều nhau. Mấy hôm nay em thay bóng 100/90W thấy đèn sáng hơn rất nhiều, nhưng có vấn đề khi bật cốt thì thấy cả hai đèn sáng đều nhau và bình thường, nhưng khi bật pha thì đèn bên lái nhìn rất rõ tia sáng phát ra, còn đèn bên phụ chẳng thấy tia sáng đâu cả. Bác nào biết nguyên nhân chỉ giúp em cái, đi trời tối em thấy nó đểu lắm.
Thanks Bác chia sẻ KN.Sau một thời gian lọ mọ, em góp nhặt thông tin viết bài này để các bác nào chưa rõ đỡ mất công lọ mọ như em :
1. Cơ bản để đảm bảo khả năng quan sát cho người lái khi chạy xe vào chỗ tối (ban đêm hay qua rừng cây, đường hầm) đã từ lâu người ta phải trang bị đèn chiếu sáng cho mọi loại xe ô tô. Ngày nay để tăng khả năng quan sát của xe khác đặc biệt khi chạy ngược chiều, một số nơi còn có quy định phải có đèn chiếu sáng ban ngày (daylight). Cái này các bác cứ để ý xe nhập đời mới là thấy. Nó dùng để cho xe khác nhận biết khi bác chạy ở chỗ tối (chưa bật đèn) nên có cường độ sáng vừa phải thôi, không như đèn thường.
Quầng sáng đèn chiếu gần với xe ở khu vực "driver on the left"
Quầng sáng đèn chiếu xa
2. Về đèn mà nói thì phải nói đến hai mặt đó là phần cấu trúc quang học và phần nguồn sáng.
a. Cấu trúc quang học
- Đời cổ dùng thấu kính (lens optic)
Một nguồn sáng (dạng dây tóc hoặc hồ quang) được đặt ngay gần tiêu điểm của một gương phản xạ thường có dạng parabol. Ánh sáng phản xạ được chiếu vào thấu kính phía trước để từ cấu tạo của thấu kính sẽ phân phối ánh sáng theo dạng mong muốn cả về phương đứng và phương ngang. Các bác lưu ý hộ em là đèn chiếu xa (high beam) thì thường đối xứng theo phương ngang nhưng đèn chiếu gần (low beam) thì thường phải theo quy định (xe chạy bên phải đường sẽ chiếu sáng hơn cho phía phải, hạn chế phía trái - tránh chói mắt người đi ngược chiều.
Các loại đèn đóng kính (sealed) thường được sản xuất theo dạng này. Cái phân biệt đơn giản theo em là các bác nhìn vào đèn, thấy cái kính mặt ngoài có vân linh tinh (không nhìn rõ bên trong) thì là kiểu này.
- Loại phản xạ đa diện:
Gần giống loại trên nhưng không có thấu kính phía trước mà sử dụng cấu tạo đa gương ở phía trong để định hình luôn chùm sáng. Lớp kính phía trước thường là kính trong chỉ để bảo vệ. Đây là cấu trúc thường gặp nhất trong các xe hiện nay.
- Loại đèn chiếu (projector)
Cấu trúc này bao gồm gương phản xạ phía sau và thấu kính phía trước dạng elip, ánh sáng từ bóng đèn sau khi phản xạ sẽ tập trung tại tiêu điểm của thấu kính, việc định dạng nguồn sáng sẽ do một màn che nằm trong đèn ngay sau tiêu điểm thực hiện.
b. Nguồn sáng (bóng đèn)
- Bóng đèn sợi đốt tungsten
Cấu tạo tương tự bóng đèn dân dụng, sợi đốt bằng tungsten đặt trong môi trường chân không hoặc là khí trơ. Ngày nay chỉ còn dùng cho các loại bóng đèn chỉ thị như đèn lùi, xi nhan, chiếu sáng trong xe...
Dây tóc của bóng đèn loại này thường nằm vuông góc với trục bóng đèn.
- Bóng đèn Halogen - thường có ký hiệu Hxxx
Dây tóc được đốt cháy trong môi trường khí halogen; do hiệu năng phát sáng cao hơn bóng thông thường nên ngày nay thường được dùng cho đèn chiếu sáng phía trước xe. Sợi tóc của bóng đèn halogen thường được đặt dọc trục bóng đèn.
- Bóng đèn HID (xenon) - thường có ký hiệu Dxxx
Không có dây tóc mà phát sáng nhờ phát xạ hồ quang của muối kim loại do hiệu ứng phóng điện giữa hai điện cực dưới tác dụng của điện cao áp. Người ta thường gọi là xenon vì khí xenon trong bóng đèn giúp cho nó đạt được cường độ sáng tối đa trong thời gian ngắn. Các bác để ý đèn cao áp thông thường chiếu sáng ở ngoài phố dùng khí argon nên phải sáng lên một lúc mới tới cường độ tối đa được.
Đèn Xenon không dùng được với điện áp thấp nên nó phải có ballast. Ballast có tác dụng kích điện lên (85V AC với bóng D1 / D2 và 42V AC đối với bóng D3/D4) các bác lưu ý đây là điện xoay chiều với tần số khoảng 400Hz nên có thể gây giật điện rất nguy hiểm. Thông thường trong các xe có xenon nguyên bản, trên hộp đèn bao giờ cũng có cảnh báo phải tắt đèn trước khi chạm vào - đây cũng là một mẹo nhỏ khi xem đèn là xenon hay không.
Ưu điểm của xenon là có hiệu năng phát sáng cao hơn cả hai loại trên với cùng công suất tiêu thụ và mà của ánh sáng cũng gần với ánh sáng trắng ban ngày hơn nên nâng cao an toàn cho lái xe. Một ưu điểm nữa (đọc ở nhiều nơi nhưng em vẫn lăn tăn) đó là tuổi thọ bóng xenon khoảng 2000 giờ so với 500-1000 của bóng halogen.
Một nhược điểm của xenon là chứa thủy ngân ở bên trong nên độc hại khi sản xuất và vứt bỏ. Ngày nay với bóng đời mới (D3R, D3S, D4R và D4S) đã khắc phục nhược điểm này.
Nhược điểm thứ hai là do nguồn sáng kích thước lớn với cường độ cao nên dễ gây tán xạ, do đó không thích hợp lắp cho hệ thống quang học kiểu 1 và 2 đã trình bày ở trên, chỉ phù hợp nhất cho hệ thống projetor; Cái này các bác độ xe nên lưu ý, lắp đèn xenon vào chóa gáo dừa vừa không cải thiện được chiếu sáng của mình vừa làm điên tiết bà con đi ngược chiều. Ngoài ra để hạn chế tán sắc do bụi bám trên kính bảo vệ, một số khu vực còn có quy định khi dùng xenon cho chiếu xa, xe phải có hệ thống rửa đèn.
Nhược điểm thứ 3 là chi phí sản xuất đắt. Cái này không cần bàn nhiều
- Bóng LED : bóng đèn diot phát quang, hiện tại sử dụng chủ yếu cho đèn phanh, tín hiệu rẽ, đèn hành trình và 1 số đèn chiếu gần (rất hiếm gặp như kiểu lexus LS600h)
3. Một số khái niệm linh tinh khác
- Bóng đèn hiệu năng cao kiểu bác Namvu bán : vẫn là halogen nhưng có hiệu suất phát sáng cao hơn, màu sắc gần với ánh sáng ban ngày hơn. Lắp thay thế cho bóng halogen thông thường tuy nhiên có nhược điểm thời gian sử dụng ngắn.
- Bi-xenon : khái niệm chỉ đèn xenon kết hợp cả chiếu xa và chiếu gần trong 1 bóng đèn. Nhờ cấu tạo điều chỉnh được của màn chắn trong cấu trúc projector đã nêu ở trên. Có trong một số xe mercedes, BMW ở VN trong thời gian gần đây. Khi màn chắn được lật ra thì toàn bộ chùm sáng của đèn sẽ chiếu ra ngoài, không hạn chế tầm cao như ban đầu nữa.
- Đèn tự động điều chỉnh tầm cao: có khả năng tự động hạ chiều cao quầng sáng theo độ nghiêng của xe so với mặt đường (không chiếu vào mặt lái xe ngược chiều) cái này có trong CAMRY LD từ 2007. Thường sử dụng cơ cấu gồm hệ thống cảm biến độ nhún trục trước và trục sau của xe kết hợp vơi ECU điều khiển mô tơ bước đẩy một cái quả đấm gắn vào đuôi cụm projector để chỉnh lại góc nghiêng của ống đèn.
- Đèn tự động mở rộng góc chiếu: Có khả năng tự động mở rộng góc chiếu sáng khi vào cua (CAM 3.5Q, BMW X5, Mercedes E...) cái này rất hay nhưng phức tạp và tốn kém (vẫn là ECU điều chỉnh mô tơ như phần trên nhưng đẩy ngang) hoặc đơn giản hơn là bật thêm bóng đèn khác lên để chiếu sang phần đường cần thiết.
- Đối với cấu trúc thông thường thì đèn projector (xenon/halogen) thường được dùng cho đèn chiếu gần, đèn chiếu xa dùng chóa phản quang tuy nhiên một số xe cao cấp dùng bixenon (chung trong một đèn) hoặc dùng cả hai đèn projector. Cá biệt mondeo 2003~2006 dùng đèn pha projector halogen, đèn chiếu gần dùng chóa phản quang - rất cá tính !
- Để tìm kiếm bóng đèn cho xe mình các bác có thể tháo bóng đang dùng ra xem trực tiếp, xem hướng dẫn sử dụng theo xe hoặc có thể tra cứu trên WEB (độ tin cậy giảm dần)
http://am_application.osram.info/publish/index_en.html
Thanks Bác chia sẻ KN.4. Độ đèn xenon
- Vì ánh sáng xenon mạnh và có màu trắng đẹp gần như ánh sáng ban ngày và một yếu tố nữa là đèn xenon là thế hệ mới nên phát sinh một nhu cầu thực tế là độ xenon cho xe
- Độ xenon bao gồm thay bóng đèn xenon và lắp ballast. Tiền nào của ấy, nếu độ em khuyên các bác dùng đồ xịn (nó bền và chuẩn hơn) hàng tàu hay bị món mắt nhắm mắt mở lắm.
- Với một số thông tin đã nêu trên và kinh nghiệm bản thân em thấy các bác có đèn cấu tạo kiểu đúc kín thò mỗi dây ra (như xe tải) thì pó tay. Các bác có đèn gáo dừa (khá phổ biến) không nên thay bóng xenon vì điểm sáng của xenon lớn và đặc điểm của hồ quang gây ra tán xạ rất mạnh, các bác lắp vào gáo dừa thì ánh sáng nó có xu thế tóe loe ra, vừa không sáng cho bác vừa làm chói xe ngược chiều - nguy hiểm. Giải pháp cho 2 trường hợp này là chơi cả bộ đèn projector xenon mới lắp độc lập, đấu điện sang.
- Với xe có đèn projector bóng halogen thì đơn giản hơn, các bác chế bóng xenon vào và lắp ballast là xong. Lưu ý vấn đề hiệu chỉnh màn chắn nếu cần (để hạn chế vùng ánh sáng trên cao) và nên lắp cho đèn cos. Nếu cố lắp cho đèn pha thì hạn chế nhá pha vì sẽ nhanh xịt ballast !
5. Nhận biết bằng mắt:
- Về cấu trúc quang học thì nhìn phát bít luôn, chắc khỏi giải thích.
- Về nguồn sáng (vấn đề đau đầu hơn): ánh sáng hơi vàng, khi bật tắt có cảm giác sáng lên và đặc biệt là tắt đi cảm giác được giảm sáng từ từ => nhiều khả năng là halogen; cũng như vậy mà ánh sáng trắng hoặc xanh hơn thì là bóng hiệu năng cao kiểu night breaker; còn nếu chớp lên sáng rực rỡ luôn, tắt phụt một cái hết ngay thì khả năng là xenon.
- Đương nhiên tháo bóng đèn ra xem thì đỉnh, nhưng đội đang chạy ngoài đường chắc là không cho đâu ! Một lưu ý là đèn xenon có điện áp chân bóng là xoay chiều 42/85 Volts nên các bác phải cẩn thận khi test bóng không lại giật tung tay lên thì khổ !
Thanks Bác chia sẻ KN.Cái chỗ đỏ đỏ là nó dùng mô tơ điện kéo quay cả cụm đèn pha cụ ạ (Projector + Bulb + Reflector) chứ không phải kéo rèm như sân khấu kịch đâu cụ ạ. Nhìn mấy em Cam lúc mới bật đèn lên nó đá lông nheo rõ mà. Đã vote cụ
Thanks Bác chia sẻ KN.Em đã từng đọc thấy có nói cả về cường độ anh sáng của đèn, mà giờ thì quan tâm độ sáng của Xenon rồi ,các loại khác thì ko cần bàn nữa :21:. Nghe nói là nó có độ sáng mạnh nhất là 16.000K hay đó là cách gọi cho dải màu của xenon
Bác nào cho bài về vấn đề cường độ sáng luôn nhế:6b):6: