Một số lưu ý cho các cụ/ mợ có nhu cầu vay ngân hàng ạ Đây là một số ý kiến cá nhân của em nên mong được các cụ/mợ góp ý thêm ạ
1.Điều đầu tiên và có lẽ muôn thuở là điều quan trọng nhất là tiền lãi. Liên quan đến điều này có 2 điểm quan trọng: cách tính lãi và cơ chế lãi suất. Cách tính lãi phổ biến hiện nay có 2 cách: lãi tính trên dư nợ giảm dần và lãi tính trên dư nợ ban đầu. Lãi tính trên dư nợ giảm dần tức là khi qua mỗi kì thanh toán tiền gốc, dư nợ của khoản vay giảm dần, và lãi chỉ tính trên dư nợ đó thôi, nên lãi suất sẽ giảm dần qua các tháng. Lãi tính trên dư nợ ban đầu có nghĩa là trong mọi kì thanh toán, mặc cho dư nợ có giảm đi hay không, thì lãi vẫn chỉ tính trên số tiền giải ngân ban đầu. Chính vì vậy lãi suất 15%/năm tính trên dư nợ giảm dần vẫn tốt cho người vay hơn là lãi suất 10%/năm tính trên dư nợ ban đầu, người vay cần tỉnh táo biết được điều này, không nên để con số đánh lừa. Cách tính lãi trên dư nợ ban đầu hiện này áp dụng phổ biến đối với các khoản vay tín chấp.
Về cơ chế lãi suất, thường có 2 loại: lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Lãi suất cố định thì dễ hiểu rồi, tức là nó không thay đổi gì hết, mặc kệ thị trường có chao đảo và biến đổi thế nào. Lãi suất thả nổi là lãi suất biến động theo tình hình thị trường. Loại lãi suất cố định thì có lợi hơn cho người vay, lãi suất thả nổi thì bảo vệ các tổ chức cho vay tốt hơn. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều áp dụng chiến lược kết hợp 2 cơ chế trên: lãi suất cố định trong một thời gian nào đó (gọi là lãi suất ưu đãi), sau đó thì áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi. Một lời khuyên hữu ích đó là, nên lựa chọn gói cho vay mà lãi suất cố định được áp dụng trong thời gian càng dài càng tốt, khi đó bạn sẽ tránh được rủi ro lãi suất tăng trong thời gian nhất định. Một số ngân hàng hiện nay có gói cho vay tiêu dùng lãi suất cố định 5 năm (ví dụ như Shinhan bank), vay mua nhà, mua xe lãi suất cố định 3 năm, rất là an tâm. Phần lãi suất thả nổi cần tìm hiểu rõ cơ chế thả nổi đó là gì, thông thường thì sẽ có công thức là: “chi phí vốn + biên độ”. Chúng ta cần biết chi phí vốn này có ổn định hay không, điều này được quyết định bởi số vốn, qui mô và khả năng kiểm soát vốn của ngân hàng. Biên độ cần chọn loại biên độ cố định, cần đặt dấu hỏi ngay nếu trong hợp đồng tín dụng ghi những từ đại loại như: biên độ “tối thiểu”, biên độ “từ”.
Điều quan trọng thứ 2 là các loại chi phí. Chi phí đầu tiên mà nhiều người đã tỉnh táo quan tâm là phí trả nợ trước hạn. Nếu bạn định duy trì khoản vay hết thời hạn vay thì vấn đề này lại không còn quan trọng. Nhưng nếu có dự định trả/thanh toán khoản vay sau một thời gian ngắn thì cần quan tâm phí này là bao nhiêu, và khi trả thì có bị đòi lại phần chênh lệch giữa lãi suất ưu đãi ban đầu và lãi suất cho vay tiêu chuẩn hay không. Một số ngân hàng có phí trả nợ trước hạn khá thấp như VCB, Vietinbank, BIDV, Shinhan.
Các chi phí khác liên quan đến hồ sơ vay có thể phát sinh: chi phí định giá tài sản đảm bảo (đối với các khoản vay thế chấp bất động sản), chi phí công chứng thế chấp, chi phí đăng kí giao dịch đảm bảo, chị phí mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo (bảo hiểm cháy nổ cho nhà cửa, bảo hiểm vật chất cho xe ô tô), chi phí quản lý tài sản, phí mua bảo hiểm cho khoản vay (thường đối với khoản vay tín chấp). Một số ngân hàng miễn chi phí quản lý tài sản. Tham khảo giá hợp lý đối với các chi phí này:
1. Phí định giá: 1.5 đến 2 triệu đồng.
2. Phí công chứng: 0.1% số tiền vay dưới 1 tỷ đồng, 0.06% với số tiền vay vượt qua 1 tỷ đồng. Chi phí soạn thảo tầm 300 ngàn, và nếu mời công chứng đến ngân hàng kí nữa thì chi thêm tầm 500 ngàn.
3. Phí đăng kí giao dịch đảm bảo: với ô tô thương miễn phí, với bất động sản thì khoảng 250 ngàn.
4. Phí mua bảo hiểm cháy nổ cho nhà cửa: 0.1% số tiền mua bảo hiểm.
5. Phí mua bảo hiểm thân vỏ cho xe ô tô: khoảng 1.5% số tiền mua bảo hiểm.
6. Phí bảo hiểm cho khoản vay tín chấp: tùy ngân hàng.
Trên đây là một số chia sẻ cơ bản của em đối với các cụ/mợ có nhu cầu vay ạ
Chi tiết các cụ/mợ có thể tham khảo thêm http://seasonsavenue.net.vn/tu-van-tai-chinh/ ạ
1.Điều đầu tiên và có lẽ muôn thuở là điều quan trọng nhất là tiền lãi. Liên quan đến điều này có 2 điểm quan trọng: cách tính lãi và cơ chế lãi suất. Cách tính lãi phổ biến hiện nay có 2 cách: lãi tính trên dư nợ giảm dần và lãi tính trên dư nợ ban đầu. Lãi tính trên dư nợ giảm dần tức là khi qua mỗi kì thanh toán tiền gốc, dư nợ của khoản vay giảm dần, và lãi chỉ tính trên dư nợ đó thôi, nên lãi suất sẽ giảm dần qua các tháng. Lãi tính trên dư nợ ban đầu có nghĩa là trong mọi kì thanh toán, mặc cho dư nợ có giảm đi hay không, thì lãi vẫn chỉ tính trên số tiền giải ngân ban đầu. Chính vì vậy lãi suất 15%/năm tính trên dư nợ giảm dần vẫn tốt cho người vay hơn là lãi suất 10%/năm tính trên dư nợ ban đầu, người vay cần tỉnh táo biết được điều này, không nên để con số đánh lừa. Cách tính lãi trên dư nợ ban đầu hiện này áp dụng phổ biến đối với các khoản vay tín chấp.
Về cơ chế lãi suất, thường có 2 loại: lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Lãi suất cố định thì dễ hiểu rồi, tức là nó không thay đổi gì hết, mặc kệ thị trường có chao đảo và biến đổi thế nào. Lãi suất thả nổi là lãi suất biến động theo tình hình thị trường. Loại lãi suất cố định thì có lợi hơn cho người vay, lãi suất thả nổi thì bảo vệ các tổ chức cho vay tốt hơn. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều áp dụng chiến lược kết hợp 2 cơ chế trên: lãi suất cố định trong một thời gian nào đó (gọi là lãi suất ưu đãi), sau đó thì áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi. Một lời khuyên hữu ích đó là, nên lựa chọn gói cho vay mà lãi suất cố định được áp dụng trong thời gian càng dài càng tốt, khi đó bạn sẽ tránh được rủi ro lãi suất tăng trong thời gian nhất định. Một số ngân hàng hiện nay có gói cho vay tiêu dùng lãi suất cố định 5 năm (ví dụ như Shinhan bank), vay mua nhà, mua xe lãi suất cố định 3 năm, rất là an tâm. Phần lãi suất thả nổi cần tìm hiểu rõ cơ chế thả nổi đó là gì, thông thường thì sẽ có công thức là: “chi phí vốn + biên độ”. Chúng ta cần biết chi phí vốn này có ổn định hay không, điều này được quyết định bởi số vốn, qui mô và khả năng kiểm soát vốn của ngân hàng. Biên độ cần chọn loại biên độ cố định, cần đặt dấu hỏi ngay nếu trong hợp đồng tín dụng ghi những từ đại loại như: biên độ “tối thiểu”, biên độ “từ”.
Điều quan trọng thứ 2 là các loại chi phí. Chi phí đầu tiên mà nhiều người đã tỉnh táo quan tâm là phí trả nợ trước hạn. Nếu bạn định duy trì khoản vay hết thời hạn vay thì vấn đề này lại không còn quan trọng. Nhưng nếu có dự định trả/thanh toán khoản vay sau một thời gian ngắn thì cần quan tâm phí này là bao nhiêu, và khi trả thì có bị đòi lại phần chênh lệch giữa lãi suất ưu đãi ban đầu và lãi suất cho vay tiêu chuẩn hay không. Một số ngân hàng có phí trả nợ trước hạn khá thấp như VCB, Vietinbank, BIDV, Shinhan.
Các chi phí khác liên quan đến hồ sơ vay có thể phát sinh: chi phí định giá tài sản đảm bảo (đối với các khoản vay thế chấp bất động sản), chi phí công chứng thế chấp, chi phí đăng kí giao dịch đảm bảo, chị phí mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo (bảo hiểm cháy nổ cho nhà cửa, bảo hiểm vật chất cho xe ô tô), chi phí quản lý tài sản, phí mua bảo hiểm cho khoản vay (thường đối với khoản vay tín chấp). Một số ngân hàng miễn chi phí quản lý tài sản. Tham khảo giá hợp lý đối với các chi phí này:
1. Phí định giá: 1.5 đến 2 triệu đồng.
2. Phí công chứng: 0.1% số tiền vay dưới 1 tỷ đồng, 0.06% với số tiền vay vượt qua 1 tỷ đồng. Chi phí soạn thảo tầm 300 ngàn, và nếu mời công chứng đến ngân hàng kí nữa thì chi thêm tầm 500 ngàn.
3. Phí đăng kí giao dịch đảm bảo: với ô tô thương miễn phí, với bất động sản thì khoảng 250 ngàn.
4. Phí mua bảo hiểm cháy nổ cho nhà cửa: 0.1% số tiền mua bảo hiểm.
5. Phí mua bảo hiểm thân vỏ cho xe ô tô: khoảng 1.5% số tiền mua bảo hiểm.
6. Phí bảo hiểm cho khoản vay tín chấp: tùy ngân hàng.
Trên đây là một số chia sẻ cơ bản của em đối với các cụ/mợ có nhu cầu vay ạ
Chi tiết các cụ/mợ có thể tham khảo thêm http://seasonsavenue.net.vn/tu-van-tai-chinh/ ạ