- Biển số
- OF-371261
- Ngày cấp bằng
- 23/6/15
- Số km
- 776
- Động cơ
- 250,423 Mã lực
Chào các cụ, trước em có lập 1 thớt hỏi kinh nghiệm các cụ trong khâu hoàn thiện chung cư, có nhiều cụ trao đổi nhiều kinh nghiệm rất bổ ích.
Nhà em từ khi hoàn thiện và về ở đã được 2 năm, đợt này rảnh mới có thời gian biên lại chút kinh nghiệm cho các cụ trong vụ hoàn thiện thô, mà vào tìm không thấy thớt đó nữa. Tiếc công ngồi gõ, nên em lập thớt mới để các cụ có nhu cầu cùng vào trao đổi.
Để các cụ tiện hình dung, em xin tóm tắt lại quy trình các bước hoàn thiện, và các vấn đề nhà em gặp phải trong từng bước, các cụ làm sau có thể rút kinh nghiệm. Đây hoàn toàn là kiến thức cá nhân của 1 người ngoại đạo, không có kinh nghiệm về xây dựng, nên có gì chưa đúng mong các cụ trao đổi và thông cảm.
Căn nhà em là chung cư bàn giao thô, tình trạng khi nhận là tường chưa trát, đã xây tường chia phòng ngủ, điện thì kéo về 1 đầu chờ tổng, nước đã đi đầu chờ đến các đầu cấp nước trong wc.
Các bước tiếp sau cần triển khai:
Em sẽ đi chi tiết từng công đoạn:
Nhà em từ khi hoàn thiện và về ở đã được 2 năm, đợt này rảnh mới có thời gian biên lại chút kinh nghiệm cho các cụ trong vụ hoàn thiện thô, mà vào tìm không thấy thớt đó nữa. Tiếc công ngồi gõ, nên em lập thớt mới để các cụ có nhu cầu cùng vào trao đổi.
Để các cụ tiện hình dung, em xin tóm tắt lại quy trình các bước hoàn thiện, và các vấn đề nhà em gặp phải trong từng bước, các cụ làm sau có thể rút kinh nghiệm. Đây hoàn toàn là kiến thức cá nhân của 1 người ngoại đạo, không có kinh nghiệm về xây dựng, nên có gì chưa đúng mong các cụ trao đổi và thông cảm.
Căn nhà em là chung cư bàn giao thô, tình trạng khi nhận là tường chưa trát, đã xây tường chia phòng ngủ, điện thì kéo về 1 đầu chờ tổng, nước đã đi đầu chờ đến các đầu cấp nước trong wc.
Các bước tiếp sau cần triển khai:
- Lên thiết kế tổng thể và chi tiết (chia phòng, điện, nước, trần thạch cao, điều hòa…)
- Thi công thô: đục tường đi dây điện, lắp điều hòa, trát tường, cán nền, sơn bả, lắp thiết bị điện, lắp đặt thiết bị WC…
- Các công việc liên quan đến nội thất khác (lát sàn gỗ, trang trí, kính bếp, kính wc…)
Em sẽ đi chi tiết từng công đoạn:
- Khâu thiết kế: đây là khâu ban đầu nhưng lại rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến các khâu sau. Nhà em cũng lần đầu làm nên chưa có nhiều kinh nghiệm, sau này mới tiếc giá lúc đó làm kĩ với thiết kế thì sẽ đỡ mệt hơn.
a.Thiết kế tổng thể: bên thiết kế sẽ làm việc với chủ nhà về bố trí, công năng của từng khu vực trong nhà, các điều chỉnh nếu có, tiếp theo là design theo sở thích của chủ nhà. Khâu này thì em tương đối hài lòng vì KTS cũng đưa ra nhiều phương án sáng tạo, em cũng khá hứng thú với môn bố cục nên thấy phương án sắp xếp cũng phù hợp với công năng. Tuy nhiên cũng có điều hối tiếc là nhà em hơi sa đà ở khâu này nhiều quá, đến khâu chi tiết điện, nước thì lại không được kỹ như thế.
b. Thiết kế chi tiết: khâu này thì các cụ nên trao đổi kĩ với KTS về nhu cầu sử dụng của gia đình, ví dụ theo thiết kế tổng thể thì vị trí nào để đồ điện gì, cần bố trí ổ cắm ra sao cho phù hợp.
- Đối với thiết kế điện: KTS cần làm bản vẽ điện, rất quan trọng vì căn vào đó thợ điện sẽ kéo dây cho phù hợp, thợ thạch cao căn vị trí khoét để lắp đèn downlight. Nhà em không làm kỹ nên sau này vào sử dụng mới thấy thiếu khá nhiều ổ cắm, đành phải chữa cháy bằng cắm thêm ổ nối dài, nhưng phương án này gặp những vị trí tường trống thì cũng khó.
- Đối với đường nước, nhà em cũng hơi tiếc là không kéo thêm đường nước ra logia chính, nên sau này việc vệ sinh, tưới cây khá bất tiện. Ngoài ra để cẩn thận thì các cụ nên điều chỉnh van nước tổng xuống thấp gần sàn, như nhà em vẫn để trên trần WC, thao tác đóng mở hơi bất tiện.
- Đối với điều hòa, các cụ nên xác định luôn sẽ dùng loại điều hòa nào cho từng phòng: điều hòa cục thì giá rổ vừa phải, tuy nhiên hơi chiếm chỗ và thẩm mỹ không cao, điều hòa casette âm trần thiết kế gọn đẹp, giá cao hơn (nhà em dùng cho phòng khách), đẹp và đắt nhất là điều hòa âm trần nối gió, dùng rất sướng. Ngoài ra các cụ nên kiểm tra kĩ kích thước louver có để đủ số cục nóng cần thiết không, nếu nhỏ quá thì nên tính phương án điều hòa multy (chỉ 1 dàn nóng cho nhiều dàn lạnh). Cái này cũng nên làm việc kỹ để có phương án ngay khi thi công thô, tránh phát sinh sau này rất khó điều chỉnh do đường ống đồng đi trên trần thạch cao.
- Đối với trần thạch cao: các cụ trao đổi với KTS về design, giật cấp ở đâu, chỗ nào bố trí rèm buông thì cần làm khe rèm, hoặc phòng ngủ có làm đèn hắt sáng không thì cũng phải lên phương án luôn để thạch cao làm khe. Ngoài ra cần tính toán chiều cao của trần sau khi cán nền để đảm bảo chiều cao từ sàn đến trần thạch cao cho phù hợp, tránh việc trần quá thấp. Cái này các cụ cũng nên đặc biệt chú ý, nhất là dùng điều hòa âm trần nối ống gió hoặc cassette. Hàng xóm nhà em dùng điều hòa âm trần nối ống gió, tuy nhiên bên điều hòa trình kém, bố trí không hợp lý đi đường dây dưới dầm, đến lúc làm thạch cao thì trần rất thấp. Làm xong hết rồi mới tá hỏa phát hiện ra, lại phải dỡ trần ra làm lại mất đâu gần 20 củ tiền trần thạch cao.
2. Thi công thô: khâu này nếu thiết kế hợp lý rồi thì sẽ đỡ vất, chủ yếu là tìm được đội thợ nề tay nghề tốt, làm có tâm thì đỡ. Nhà em thì lại thuê phải đội lởm, nhận quá nhiều căn cùng 1 lúc nên không đủ thợ làm, bỏ bê tiến độ rất chậm, trong khi đợt đó nhà em dự định hoàn thiện thô sớm để nhập trạch nhưng cuối cùng bị vỡ tiến độ, phải delay qua tết.
Một số lưu ý cho các cụ khi làm đến khâu này:
- Tìm thuê đội thợ có tay nghề tốt như em nói ở trên
- Làm rõ tiến độ cho từng mục, có thể làm hợp đồng phạt chậm tiến độ nếu cần
- Làm ở chung cư thì cần có hướng dẫn các quy định của chủ đầu tư về thi công, tránh việc bị phạt thành rầy rà
Thứ tự các bước nhà em làm thì như sau:
- Đục tường đi dây điện: cái này cần bám sát thiết kế, đặc biệt lưu ý vị trí các ổ điện. Nhà em sau này lắp đặt mới thấy thừa 1 vài ổ, đã đục rồi nhưng thợ đi dây sót. Ở khâu này tay nghề của thợ cũng rất quan trọng. Các cụ lưu ý về việc kiểm soát khối lượng dây. Cách 1 đơn giản nhưng không hoàn toàn chuẩn là chốt số mét dây lúc vào và lúc ra. Cách 2 các cụ yêu cầu thợ lập bản vẽ chi tiết để tính ra được tổng vật tự điện phát sinh. Ngoài ra thợ cần tính cho cụ công suất điện của từng khu vực để áp dụng loại dây phù hợp với tải.
- Lắp điều hòa: em có nói ở phần thiết kế rồi. Khâu thi công thì các cụ lưu ý giúp em đoạn làm ống thoát nước ngưng cho phù hợp. Đợt nhà em thi công vào cuối năm, công việc ở cơ quan lu bù em không theo sát được, ông thợ điều hòa táng ngay đường thoát nước ngưng của 1 phòng ngủ dưới nền và đâm thẳng vào nền WC (chưa cán). May em phát hiện ra nên bắt sửa lỗi bằng cách đi thêm ống thoát vào thoát sàn, chứ không cán xong thì bó tay.com.
- Trát tường, cán nền, sơn bả: cái này phụ thuộc tay nghề của thợ, cụ nào có chuyên môn thì có thể kiểm tra, em dân ngoại đạo nên không bàn. Được cái đội thợ em làm các khâu này khá ổn nên yên tâm. Các cụ lưu ý sau khi trát, cán nền nên đợi tường khô hoàn toàn mới sơn, tránh việc sau này rút ẩm vào chân tường, sơn sẽ dễ bong tróc.
- Lắp đặt thiết bị WC: ở khâu này thì chỉ lưu ý làm hút mùi cho WC, nếu nhà các cụ có trục kỹ thuật để thoát vào thì tốt, nếu không thì cần làm ống dẫn cho thoát ra chỗ nào hợp lý. Các thiết bị khác như lavabo, bồn cầu nên lắp gần sau cùng, tránh việc lắp sớm thợ tùy tiện sử dụng.
3. Lắp đặt nội thất: sau khi đã hoàn thành sơn trát thì căn nhà của các cụ đã sáng sủa hơn nhiều, khâu nội thất này cũng nhẹ nhàng hơn chứ không phải khoan, đục, cắt xẻ ồn ào như trước.
- Lắp thiết bị điện: nếu các bước thiết kế, đi dây làm tốt thì khâu này không quá phức tạp. Thiết bị điện thì nhiều loại, các cụ lựa chọn theo giá thành và thiết kế. Nhà em thì cứ ổ điện Panasonic, thiết kế đẹp, chất lượng ổn.
- Lát sàn gỗ: phụ thuộc vào tài chính, có vô vàn loại sàn cho các cụ chọn. Làm xong sẽ rất bụi do thợ cắt xẻ, các cụ nên dành thời gian lau dọn trước khi lên đồ gỗ cho đỡ vất vả.
- Đặt đóng đồ gỗ: khâu này thì có thể chủ động đặt từ khi xong phần thô, tuy nhiên thợ gỗ sẽ cần chốt kích thước sau khi xong lát sàn và sơn bả. Môn này cũng vô cùng, tài chính dư dả thì các cụ chọn loại tốt, thiết kế đẹp. Kinh nghiệm nhà em là nên làm kỹ thiết kế công năng của đồ gỗ (giường, tủ giày, tủ áo…) Nhà em đợt đó lu bù quá quên béng không kiểm tra kĩ thiết kế các ngăn bên trong tủ áo, đến lúc sử dụng mới thấy thiếu ngăn kéo nên không tận dụng được nhiều không gian. Theo quan điểm cá nhân em thì tủ nên có nhiều ngăn kéo sẽ giúp chia đồ dễ dàng, không bị lộn xộn.
- Đối với tủ bếp, các cụ cũng cần làm kĩ từ khâu thiết kế, tính rõ vị trí nào đặt thiết bị gì, chậu rửa, bếp từ, hút mùi, tủ lạnh dùng loại gì, kích thước ra sao, có dùng máy rửa bát không để KTS bố trí cho phù hợp.
- Sau khi lên đồ gỗ xong thì đến khâu đá bếp. Món này cũng rất vô cùng, tùy thuộc sở thích và tài chính từng người. Em chỉ lưu ý các cụ nếu nói thợ cắt trước ở xưởng được thì tốt, tránh việc đến nhà mình rồi mới cắt thì bụi và ồn vô cùng.
- Đối với kính bếp, các cụ chung cư nên check kỹ thang hàng, tấm kính nhà mình có vào được không. Trên mạng có clip chú thợ mang kính vào theo chiều ngang, giữa chừng bị cửa thang đóng vào nổ vỡ tan tành rất nguy hiểm.