- Biển số
- OF-4349
- Ngày cấp bằng
- 21/4/07
- Số km
- 8,618
- Động cơ
- 626,357 Mã lực
Một số điều giúp người bệnh trở thành nạn nhân của chính mình.
Có đôi khi, người bệnh trở thành nạn nhân của thầy thuốc, vì nhiều lý do khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Điều này đã được nhắc đến nhiều, đặc biệt khi truyền thông đại chúng lấy làm hào hứng.
Thế nhưng, ít ai biết rằng, có nhiều khi người bệnh trở thành nạn nhân của chính mình.
Bài viết này không có ý bênh ngành y tế, nhưng xin nêu ra đây một số nguyên nhân, mong các bác, cô, chú, anh chị em khi đọc nếu nhận thấy mình trong đó thì nên thay đổi, kẻo tiền mất tật mang vì chính mình.
___________________________________________________________
*NÓI VỀ KHÁM BỆNH
-Khám bệnh là cách thức mà thầy thuốc (gồm cả giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, y sỹ, ông lang, bà mế) bắt buộc phải thực hiện để xác định chính xác bệnh gì trước khi kê đơn hay dùng thuốc cho người bệnh.
-Khám bệnh, tức là sử dụng kinh nghiệm của thầy thuốc (từ trường lớp hoặc bản thân đúc kết) thông qua cách cách thức tiếp cận với người bệnh để tìm ra bệnh. Các cách thức gồm có: Khám trực tiếp và khám gián tiếp.
+Khám trực tiếp là thầy thuốc và bệnh nhân tiếp xúc với nhau, bằng các giác quan: thị giác (nhìn), xúc giác (sờ nắn), thình giác (nghe), khứu giác (ngửi).
Người thầy thuốc cẩn trọng thường sử dụng mọi cách tiếp xúc để khám, loại trừ và xác định bệnh tật, trừ khi có các cản trở không thể thực hiện được (như bệnh nhân quá đau không thể sờ nắn, thầy thuốc nam khám cho nữ mà không có người thứ 3, bệnh nhân hôn mê không thể giao tiếp, bệnh nhân tâm thần... rất nhiều). Ngoài khám lâm sàng (như trên) còn có các thủ thuật thăm dò, xét nghiệm... giúp việc chẩn đoán được chính xác.
+Khám gián tiếp: là thầy thuốc và người bệnh không tiếp xúc trực tiếp, chỉ thực hiện bất đắc dĩ, khi không có điều kiện. Có thể khám qua thư từ, điện thoại, người nhà kể lại, hồ sơ bệnh án gửi đến...).
*Về nhu cầu khám bệnh:
-Người có nhu cầu khám bệnh là người cảm thấy bản thân có điều không ổn về sức khỏe, hoặc đơn giản chỉ là khám kiểm tra, tầm soát.v.v..
-Người khám bệnh có nhu cầu được khám, tư vấn, được biết về bệnh, được biết về cách điều trị và mong muốn được điều trị khỏi bệnh, càng nhanh càng tốt.
-Nhu cầu khám bệnh nhiều khi bị ảnh hưởng bởi trình độ nhận thức, khả năng tài chính của người bệnh (ví dụ người có nhận thức tốt sẽ không bao giờ tự ra hiệu mua thuốc mà không đi khám, người có khả năng tài chính tốt ít khi để đến khi bệnh quá nặng mới đến bệnh viện).
* NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY SẼ GIÚP NGƯỜI BỆNH TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA CHÍNH MÌNH
1.Không đi khám hay xin tư vấn ngay khi bắt đầu có vấn đề về sức khỏe:
Một tỉ lệ không nhỏ người bệnh khi đến với thầy thuốc đã quá muộn, chỉ có thể vớt vát hoặc không thể giải quyết được gì nữa, hoặc bệnh biến chứng phức tạp, điều trị khó khăn. Một số khác chưa quá muộn nhưng bệnh đã chuyển biến thành mạn tính, thời gian chữa kéo dài, tốn kém cả thời gian và tiền bạc, thậm chí mãi mãi không khỏi, sống với bệnh cả đời.
2.Tự điều trị bằng cách đọc sách báo, nghe thông tin vỉa hè:
Đây là điều phổ biến tại Việt Nam. Phải chăng do không đủ thời gian để đi khám? Nên biết rằng, báo chí chức năng là truyền thông, còn nghe và tin hay không thì không phải ai cũng đủ trình độ để phân tích, chưa kể là nhiều khi báo chí viết không đúng sự thật. Thông tin trái chiều trên sách báo khiến mất phương hướng.
Thông tin vỉa hè: xin miễn bình luận, vì tất cả chúng ta đều quá rõ hoặc ít nhất một lần nghe về hậu quả của nó rồi, không những trong vấn đề sức khỏe mà mọi vấn đề trong cuộc sống đều có thể nhận những hậu quả đau đớn từ thông tin vỉa hè. (Ví dụ gần đây: thốc “thần dược cứu nhân vật” – chỉ nghe cái tên thuốc đã thấy vô nghĩa, không đáng tin cậy. Vậy mà nhiều người đã “lĩnh đủ” về hậu quả của nó).
3.Hoang mang lo lắng quá mức về bệnh của mình, trong khi chưa đến mức độ như vậy:
Điều này khiến bệnh nhân suy sụp về tâm lý, thậm chí có thể dẫn tới trầm cảm nếu không được tư vấn kịp thời. Người bệnh hoang mang quá mức có thể tự ý uống thuốc sai chỉ định (uống tăng liều, thêm thuốc...). Việc đó có thể làm cho “nhờn thuốc”, sau mỗi lần điều trị lại tăng lên về cấp độ bệnh.
4.Coi thường đơn thuốc và chỉ định:
Tự ý dừng thuốc khi thấy các triệu chứng đã giảm hoặc hết, dù sau vài ngày điều trị và chưa hết liệu trình, cũng có thể dẫn đến nhờn thuốc, và đơn giản nhất là bệnh sẽ quay trở lại ngay, do chưa trị hết căn nguyên.
5.Tự dùng lại đơn thuốc của lần khám trước đó:
Trong lần khám trước được thầy thuốc kê đơn, người bệnh uống thấy khỏi hoặc đỡ, lần sau thấy các triệu chứng giống như vậy liền tự ý mua theo đơn cũ để dùng, việc này nguy hiểm không kém việc coi thường đơn thuốc và chỉ định.
6.Người bệnh đẽo cày giữa đường:
Xuất phát từ thiếu niềm tin hoặc quá cả tin. Và căn bản nhất là người bệnh không hiểu biết về bệnh và phương pháp điều trị, ai nói cũng nghe, và ai nói cũng khó tin... điển hình là quan điểm “có bệnh thì vái tứ phương”. Người bệnh không đủ kiên trì để theo hết liệu trình, thiếu tin tưởng vào thầy thuốc, sốt ruột khám nhiều nơi, nghe theo lời khuyên khác, bỏ trị liệu theo phương pháp khác.
Mọi cơ quan trong cơ thể đều có một cấu trúc biệt lập với các đặc điểm giải phẫu, sinh lý khác nhau. Do đó tổn thương và phục hồi khác nhau. Mỗi bộ phận khi bị bệnh có nhiều thể bệnh. Mỗi triệu chứng có thể có nhiều nguyên nhân). Vì thế, khi khám bệnh có thể phải thăm dò nhiều lần, thậm chí phải điều trị thử, hoặc dùng thuốc, hóa chất test để loại trừ dần.
Giống như khi ta mang cái xe đến xưởng sửa chữa, chỉ 1 tiếng kêu nhỏ ở khoang máy có thể có nhiều nguyên nhân, phải tháo, thay thử, thậm chí nhiều lần mới biết chính xác tiếng kêu ở đâu). Người bệnh như vậy rất khó điều trị, không những tự hại mình mà nhiều khi ảnh hưởng cả uy tín của thầy thuốc.
7.Người bệnh muốn giản hóa việc khám bệnh:
Họ nghĩ rằng chỉ cần khám lâm sàng là đủ, không cần xét nghiệm hay thăm dò. Điều này đặc biệt hay xảy ra với các bệnh nhân đã khám nhiều ở các cơ sở đông y, và in đậm việc thần thánh hóa các “thần y” chỉ sờ tay vào mạch, thậm chí qua sợi dây mà đoán bệnh. Nhiều khi bệnh nhân muốn chỉ khám bằng cách gọi điện, hay đến với thầy thuốc lại không chấp nhận kể bệnh, muốn “thử tài” thầy thuốc bằng cách chỉ giơ tay cho xem mạch. Như vậy khác nào việc đến với ông thầy thuốc có 10 phần kiến thức nhưng lại yêu cầu chỉ khám cho tôi bằng 2 phần kiến thức của ông? Thật phí hoài.
Việc khám bệnh bằng các phương pháp cổ truyền (vọng – văn - vấn - thiết) đã được chứng minh là có cơ sở khoa học, và được y tế thế giới công nhận, tại các nước phát triển nhất vẫn có những phòng khám chỉ sử dụng các phương pháp này. tuy nhiên đây là phương pháp chủ quan, hoàn toàn phụ thuộc khả năng của thầy thuốc, vì vậy nó cũng bị ảnh hưởng bởi trạng thái sức khỏe, tâm lý của thầy thuốc. Điều này đưa đến những rủi ro, ta vẫn hay gọi là “tai nạn nghề nghiệp”.
Có người lại nói: tôi lấy thuốc chỗ ông lang A, bà mế B đâu có cần khám mà vẫn khỏi?
Xin trả lời thế này: ông lang bà mế thường là không được học, không hoặc có rất ít kiến thức y khoa, bảo họ khám thì như đánh đố, họ thường có một hoặc vài bài thuốc được truyền từ đời trước. Hễ bệnh nhân hoặc người lấy hộ đến nói “bị bệnh A” là đưa thuốc cho uống. (không phải tất cả các ông lang bà mế đều làm vậy, nhưng là đa số). Vì thế mới có chuyện anh uống thuốc đó khỏi, mà tôi uống không khỏi. Và cũng vì thế có câu “không hợp thuốc”. Xin thưa không phải không hợp, mà là không đúng bệnh.
...
Còn tiếp.
Chỉnh sửa cuối: