Đề xuất xe máy phải bật đèn cả ngày, không được vượt đèn xanh khi ùn tắc, xe máy cũng phải kiểm định khí thải như ô tô là các điểm mới trong Dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi) nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong thời gian qua.
Dự thảo luật GTĐB 2020 đã có bản 2:
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1539&LanID=1824&TabIndex=1
Em có vài góp ý sau:
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 3. Giải thích từ ngữ:
16. Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm dải phân cách cố định và dải phân cách di động.
Góp ý điều chỉnh: Giải phân cách là
công trình đường bộ để phân chia dọc mặt đường thành hai phần đường riêng biệt.
Không nên định nghĩa rườm rà và khó hiểu khi định nghĩa lặp lại ở khoản 7 Điều 16. Tạo điều kiện linh hoạt sử dụng dải phân cách để phân chia đường cùng chiều thành đường dành riêng cho loại phương tiện nào đó, ví dụ xe buýt BRT... hoặc khi cần tổ chức phân nhiều luồng giao thông trên cùng một mặt đường rộng, không nhất thiết cố định một kiểu đường đôi duy nhất.
19. Làn trong cùng là làn đường giáp với tim đường hoặc dải phân cách giữa (trong trường hợp là đường đôi, đường hai chiều), giáp với lề đường hoặc vỉa hè phía bên trái (trong trường hợp là đường một chiều) theo chiều đi của đường.
Góp ý điều chỉnh: Thêm định nghĩa đường đôi:
Đường đôi là đường được phân chia theo chiều dọc thành hai phần đường và hai chiều xe chạy riêng biệt bằng dải phân cách.
46. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
Góp ý điều chỉnh: Bỏ khái niệm
người sử dụng phương tiện tham gia giao thông, vì
người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cũng chính là
người sử dụng.
50. Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền.
Góp ý điều chỉnh: Thêm định nghĩa
người được chở: Người được chở là người được chở trên phương tiện nhưng không phải là hành khách, người điều khiển phương tiện, lái xe, phụ xe.
Để phù hợp với khái niệm tại khoản 2 Điều 10.
72. Xe gắn máy là phương tiện có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ được thiết kế, chế tạo để hoạt động trên đường bộ, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3. Nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất định mức liên tục lớn nhất của động cơ không lớn hơn 4 kW. Xe gắn máy bao gồm xe đạp gắn động cơ đốt trong và xe đạp gắn động cơ điện, không bao gồm xe đạp điện nêu tại khoản 57 Điều này.
Góp ý điều chỉnh: Xe gắn máy là phương tiện có
từ hai bánh đến bốn bánh (cơ cấu tay lái điều khiển hướng di chuyển không phải dạng vô lăng) chạy bằng động cơ được thiết kế,...
Đưa ra khái niệm này để phù hợp thực tế cho loại xe kiểu ATV và tạo khung pháp lý cho sự phát triển thiết kế tương lai của công nghệ xe gắn máy.
73. Xe mô tô là phương tiện có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ được thiết kế, chế tạo để hoạt động trên đường bộ và không bao gồm xe gắn máy. Đối với xe ba bánh thì khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.
Góp ý điều chỉnh: Xe mô tô là phương tiện có
từ hai bánh đến bốn bánh (cơ cấu tay lái điều khiển hướng di chuyển không phải dạng vô lăng) chạy bằng động cơ được thiết kế,...
Đưa ra khái niệm này để phù hợp thực tế cho loại xe kiểu ATV và tạo khung pháp lý cho sự phát triển thiết kế tương lai của công nghệ xe mô tô.
75. Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ là phương tiện có hai trục, ít nhất bốn bánh xe chạy bằng động cơ được thiết kế, chế tạo để hoạt động trên đường bộ trong phạm vi hạn chế, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một khung xe. Xe sử dụng động cơ xăng, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 15 kW, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg.
Góp ý điều chỉnh: Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ là phương tiện có hai trục, ít nhất bốn bánh xe chạy bằng động cơ được thiết kế, chế tạo để hoạt động trên đường bộ trong phạm vi hạn chế, có kết cấu để chở hàng, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg.
Để phù hợp và thống nhất với điều 74, đồng thời không bắt buộc phải sử dụng động cơ xăng mà còn mở rộng với động cơ điện là xu hướng thân thiện môi trường hiện nay.
Chương II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 10. Quy tắc chung
6. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải chú ý không để phương tiện của mình làm ảnh hưởng cho những người tham gia giao thông khác như gây ra tiếng ồn, làm bụi, khói mà thực tế có thể tránh được.
Góp ý điều chỉnh: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải chú ý không để phương tiện của mình làm ảnh hưởng cho những người tham gia giao thông khác như gây ra tiếng ồn,
ánh sáng làm chói lóa mắt, làm bụi, khói mà thực tế có thể tránh được.
Điều 13. Tín hiệu đèn giao thông
2. Tín hiệu đỏ là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi, nếu đèn tín hiệu đặt ở giữa hoặc phía bên kia của nút giao thì không được đi vào nút giao, phải dừng lại trước vạch cho người đi bộ (nếu có).
Góp ý điều chỉnh: Tín hiệu đỏ là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi, nếu đèn tín hiệu đặt ở giữa của nút giao thì không được đi vào nút giao, phải dừng lại trước vạch cho người đi bộ (nếu có).
Nên bỏ quy định “
phía bên kia của nút giao”, đèn tín hiệu phụ cho đèn tín hiệu chính chỉ giúp quan sát rõ hơn chứ không thay thế cho đèn tín hiệu chính, nếu các tuyến giao nhau không thẳng hàng hoặc tại nơi có nhiều nhánh như ngã năm, sáu... sẽ gây nhầm lẫn về báo hiệu, không an toàn giao thông.
Điều 18. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe
1. Nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ:
e) Khi muốn giảm tốc độ một mức đáng kể, người điều khiển phương tiện phải bảo đảm việc giảm tốc độ không gây nguy hiểm, đồng thời phải báo hiệu rõ ràng cho người điều khiển phương tiện khác biết;
Góp ý điều chỉnh: Đây là quy định khó hiểu và không thực tế, vì không có cách nào xác định chính xác giảm tốc độ “một mức đáng kể” (rất trừu tượng chung chung) là bao nhiêu và không có cách nào khác để báo hiệu cho xe phía sau biết nếu đèn báo phanh phía sau không hoạt động.
Điều 19. Sử dụng làn đường
2. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. Các xe trên các làn khác nhau có thể di chuyển với tốc độ khác nhau nhưng phải tuân thủ về tốc độ và loại phương tiện trên từng làn.
Góp ý điều chỉnh: Cần bổ sung quy định đối với đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên, phương tiện di chuyển chậm hơn không được chạy làn bên trái (làn trong cùng) và phải nhường đường khi có xe ở làn bên trái xin vượt.
Để phù hợp và thống nhất với quy tắc chung quy định tại khoản 1.
5. Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó.
Góp ý điều chỉnh: Trên làn đường dành riêng cho phương tiện giao thông thô sơ, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới không được đi vào làn đường đó.
Hiện nay quy định sử dụng làn đường theo từng loại phương tiện giao thông cơ giới chưa chặt chẽ về báo hiệu và áp dụng trên thực tế, gây bối rối và mất tập trung của người điều khiển phương tiện, mâu thuẫn quy tắc chung tại khoản 1, quy tắc sử dụng làn đường và không hiệu quả trong giao thông.
Điều 20. Vượt xe
2. Trên đường trong khu vực đông dân cư có từ hai làn xe trở lên trên một chiều xe chạy và trên đường ngoài khu vực đông dân cư có từ ba làn xe trở lên trên một chiều xe chạy, khi xe ở một làn chạy nhanh hơn xe làn khác thì không được coi là vượt xe.
Góp ý điều chỉnh: Quy định ngoài khu đông dân cư bất hợp lý, vì vậy nên bỏ quy định trong và ngoài khu đông dân cư, chỉ cần điều kiện một chiều xe chạy có từ hai làn xe
cơ giới trở lên
Điều 23. Tránh xe đi ngược chiều
3. Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.
Góp ý điều chỉnh: Nên chuyển quy định này sang Điều 27 quy định về sử dụng đèn để không bị rời rạc trùng lặp nội dung.
Điều 28. Sử dụng tín hiệu còi của phương tiện
4. Không được sử dụng còi hơi trong thành phố, khu dân cư hoặc gần bệnh viện, trường học.
Góp ý điều chỉnh:
Không được sử dụng còi hơi trừ trường hợp trên đường cao tốc hoặc phương tiện đường sắt.
Đối với đường quốc lộ, đường tỉnh, huyện... là giao thông hỗn hợp có cả xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ, âm lượng của còi hơi thường quá ngưỡng cho phép của cơ quan y tế và gây tổn thương thính lực, thậm chí dẫn tới bị điếc, gây giật mình nguy hiểm đến việc điều khiển phương tiện. Còi hơi không chỉ gây ra ô nhiễm tiếng ồn mà còn nguy hiểm tương đương vũ khí với an toàn sức khỏe con người.
Điều 35. Giao thông trên đường cao tốc
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
đ) Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường;
Góp ý điều chỉnh: Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu;
Cần bỏ quy định tốc độ bằng sơn kẻ trên mặt đường cao tốc, vì báo hiệu dễ bị ảnh hưởng yếu tố thời tiết, bụi bẩn... nhanh xuống cấp và biến màu, không đảm bảo tầm nhìn ở tốc độ cao.
4. Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo, xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ và người đi bộ không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Góp ý điều chỉnh: Cần bổ sung xe mô tô có công suất từ 53hp hoặc 40kw trở lên và có tốc độ thiết kế từ 150km/giờ trở lên được phép đi vào cao tốc để an toàn, tiết kiệm và giảm ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả giao thông.
Điều 36. Giao thông trong hầm đường bộ
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;
Góp ý điều chỉnh: Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu
trong trường hợp hầm đường bộ không có đủ hệ thống đèn chiếu sáng;
Vì nhiều xe đã có hệ thống đèn tự động bật sáng khi hầm tối, nhưng khi hệ thống đèn hầm đủ sáng hoặc quá sáng thì đèn xe tự tắt (trừ đèn định vị).
Điều 39. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy
Góp ý điều chỉnh: Nên bỏ khoản 4 và bổ sung vào khoản 3 để điều chỉnh đúng đối tượng như sau:
c) Sử dụng ô (dù)
hoặc chở người sử dụng ô (dù), sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh
hoặc chở người mang, vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên,
giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; chở người bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
Điều 91. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu để tham gia giao thông đường bộ.
1. Xe ô tô phải được thiết kế, kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu theo quy định sau đây:
i) Có còi với âm lượng đúng quy định;
Góp ý điều chỉnh: Có còi với âm lượng không vượt quá 80 dB (decibel)
Điều 92. Cấp, thu hồi giấy đăng ký xe và biển số xe cơ giới; ký hiệu phân biệt nước đăng ký
2. Giấy đăng ký xe được biết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, có ít nhất những nội dung sau:
i) Thời hạn sử dụng của giấy đăng ký.
Góp ý điều chỉnh: Thời hạn sử dụng của giấy đăng ký (đối với ô tô chở hàng, ô tô khách, ô tô cải tạo chuyển đổi công năng).
Để phù hợp với quy định niên hạn sử dụng tại điều 94.
Điều 139. Hoạt động vận tải khách bằng xe 4 bánh có gắn động cơ
1. Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ dùng để chở người là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có kết cấu để chở người, hai trục, ít nhất bốn bánh xe, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 30 km/h, số chỗ ngồi tối đa không quá 15 chỗ (kể cả chỗ ngồi của người lái).
2. Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ đảm bảo theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT về: kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe sản xuất, lắp ráp; kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe nhập khẩu;kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế.
Góp ý điều chỉnh: Đưa về giải thích từ ngữ tại Điều 3, tránh trùng lặp.