[Funland] Một nền giáo dục khổ sai.

cổ cồn xanh

Xe điện
Biển số
OF-391301
Ngày cấp bằng
9/11/15
Số km
2,231
Động cơ
253,302 Mã lực
Mợ còn Lo cho đến khi Ốc con thành ... Ốc nhồi nhé, F1 nhà e năm nay thi lên 10 cg đang Xoắn hết cả lên đây :( . Cụ nào có F 1 sang năm thi 10 còn Khiếp đảm hơn nữa !
Kệ mẹ nó đi cụ. Em đây không ép, chả hoc công thì tư, không kỹ sư bác sỹ thì thợ hồ. Miễn là nó đừng có báo nợ cho em là được. Sau này lên miền ngược hoặc xuôi kiếm cô vợ măn mắn làm đàn cháu cho vui cửa nhà.
Trước khi trách nhà trường hay xã hội thì phụ huynh nên xem lại mình đi đã.
 

Ocxinh_85

Xe lăn
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
10,714
Động cơ
445,181 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ý của Ốc là vừa khổ vừa sai?!
Em có ghi rõ rồi mà :)
Em đọc bài này thấy hay nên cop về đây để các cụ cùng thảo luận...dù biết nó là là câu chuyện ko có hồi kết...
 

Idemitsu

Xe điện
Biển số
OF-151363
Ngày cấp bằng
2/8/12
Số km
2,242
Động cơ
375,548 Mã lực
Một nền giáo dục khổ sai

Đó là khái niệm không thể sai với những gì đang diễn ra được nêu bởi nhà báo Nguyễn Quốc Việt của Tuổi Trẻ: “Tôi có người bạn cũng đang đau đớn với chuyện học hành của con mình. Cháu đang học lớp 11 công lập với thực trạng sáng học, chiều học, tối học, và không thể nào rời khỏi bàn học trước 11 giờ đêm. Bạn tôi họp phụ huynh, hết sức bức xúc. Giáo viên chủ nhiệm trả lời nhẹ nhàng mà cay đắng: "Anh thông cảm, cháu không ráng học như vậy thì không theo kịp các bạn đâu". Bạn tôi nói lại: "Vậy đây là trường học hay là nơi hành hạ các cháu?". Cả phòng họp sững sờ. Giáo viên lảng qua chuyện khác. Một tuần sau, anh phải cho con chuyển trường, nhưng rồi tình trạng lại y như cũ. Anh tuyệt vọng đến mức đang định bán nhà cửa để cho con đi du học nước ngoài, thoát khỏi "trường học khổ sai" như anh nghĩ!
Nhưng đâu phải ai cũng có điều kiện như anh cho con ra nước ngoài. Còn hàng triệu học sinh và hàng triệu phụ huynh khác vẫn đang phải điên cuồng vật vã trong môi trường giáo dục khủng khiếp này.
Nhiều đêm nhìn con mò mẫm học tới nửa đêm về sáng mà thương con đến ứa nước mắt! Tôi đâu mong con mình mai này thành nhà bác học toán, hay giáo sư hóa. Tôi chỉ muốn tuổi thơ con được bình thường, được vui chơi, học hành, và mai sau lấy Nhân Nghĩa làm người tử tế bước vào đường đời.
Nhưng điều đó hình như không hề có trong nền giáo dục của những con số và con số, thành tích và thành tích này!
Một nền giáo dục khổ sai!”.

Trở lại câu chuyện một học sinh lớp 10 trường Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì không chịu nỗi áp lực học tập, ông Lê Trọng Tín (hiệu trưởng) cho biết trên thực tế việc học tập và kỷ luật của trường có nghiêm hơn so với một số trường khác, nhưng việc nghiêm này xuất phát từ nhiều phía trong đó có mong muốn của phụ huynh, muốn con có nề nếp và kết quả học tập tốt trong hoàn cảnh thi cử hiện nay. Còn phía nhà trường để đạt được điều này thì khối lượng kiến thức cũng phải nhiều hơn.
Theo ông Tín, hiện nay các em tuổi còn nhỏ, có thể chưa hiểu được ba mẹ và nhà trường lo cho mình, mà nghĩ rằng việc này nặng nề thành ra áp lực. Còn đại bộ phận học sinh từ trước đến nay đều sớm thích nghi với môi trường đào tạo nghiêm khắc tại trường thậm chí còn thấy thoải mái.
“Chúng tôi cũng thừa nhận nhà trường không kịp thời động viên học sinh. Học sinh đã cố gắng nhưng trường chưa phối hợp kịp thời với phụ huynh và trách nhiệm này thuộc về nhà trường khi chưa chăm sóc tới nơi từng em một" – ông Tín nói.
Ông Tín cho biết sau vụ việc này, trường sẽ sâu sát đến tâm sinh lý học sinh, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em.
Một cựu học sinh trường Nguyễn Khuyến nhớ lại : “Từng là học sinh của trường này từ năm lớp 6 đến năm lớp 10 chịu không nổi nên đành ra ngoài học bán công!!!Tuy trường này có rất nhiều điểm tốt dành riêng cho các bạn bất trị...nhưng quả là áp lực rất lớn từ quản nhiệm...giám thị...chủ nhiệm lớp...chỉ cần điểm thấp là về nội trú ăn roi ngay ...Mà mình đã từng thấy rất nhiều hsinh phải gọi là sức chịu đựng trâu bò mà còn chảy nước mắt thì đừng nói tới những hsinh bình thường sẽ như thế nào khi lỡ bị điểm thấp và ăn roi!Cái kinh khủng nhất ở đây là nếu bạn học giỏi trong top của trường thì bạn làm cái gì cũng được cho là đúng (ví dụ 2 học sinh đánh nhau là chuyện nghiêm cấm trong trường...nhưng khi xử thì sẽ xử thiên vị hẳn cho người có điểm cao hơn người còn lại hoặc còn hỏi ngược lại người điểm thấp rằng <<em phải làm gì ngta thì ngta mới đánh em chứ ?>> ).Bởi vậy áp lực rất kinh khủng...Mình còn nhớ như in những đêm chủ nhật vừa từ nhà vào trường là phải bù đầu lên lớp học thâu đêm để sáng t2 kiểm tra định kỳ những môn chính yếu!Và tất nhiên là những đêm đó tất cả các dãy lớp đều sáng đèn...!Ngày được đi ra khỏi trường ...cảm giác nó khó tả lắm...kiểu như <<đã đc đầu thai rồi đó>>!

Chúng ta đừng hòng một mạng người cho dù là học sinh chết trước mắt họ có thể làm trường Nguyễn Khuyến thay đổi.Tỉ lệ đậu đại học 100 % là thương hiệu nuôi cơm cho từng người trong ngôi trường này.
Con số 100 % này cũng là “lực hấp dẫn” để phụ huynh an tâm gửi con em mình vào học.Phụ huynh Nguyễn Dung nêu: “Cha mẹ gửi con vào đấy yên tâm lắm, thích lắm, tự hào lắm. Hàng tháng chỉ lo đóng tiền và nhận kết quả điểm số của con. Đâu biết chúng bị giam trong trường. Chật chội, ăn, học, dò bài...không biết gì ngoài xã hội. Thành một sản phẩm giáo dục méo mó lệch lạc.”

Một em học sinh lớp 10 trong độ tuổi tràn đầy sức sống với thật nhiều ước mơ và có thể đã có những rung động đầu đời với những cô gái cùng lứa tuổi phải bị dồn nén, thương tổn kinh khủng lắm mới chọn con đường tiêu cực nhất là tự tử.
Điều gì đã làm cho em phải chọn cái chết trong lúc nhựa sống đang căng tràn nhất ?Có vẻ như đây là áp lực học tập từ một ngôi trường cụ thể với chế độ giáo dục hà khắc và kỳ vọng quá lớn từ một gia đình?Nhưng nhìn rộng hơn đây là hiện tượng biến giáo dục thành khoa cử, biến trường học thành trung tâm luyện thi.

Một nền giáo dục mà không có cả nền tảng là triết lý giáo dục đã khiến cho giáo dục trường học quay cuồng trong triền miên các cuộc cải cách mà hầu hết các cuộc cải cách đó là …cải cách thi.

Nào cải cách thi tốt nghiệp, cải cách thi đại học, cải cách thi vào lớp 6, cải cách thi vào lớp 10.
Thi cử đã trở thành hoạt động trung tâm của giáo dục và trường học thực chất đã biến thành trung tâm luyện thi. Dạy thêm ngoài giờ, dạy phụ đạo, dạy thêm, dạy bồi dưỡng…cũng là để phục vụ thi.

Ai cũng thấy điều đó, nhất là những nạn nhân trực tiếp là học sinh, phụ huynh, người có liên quan là thầy cô…nhưng đừng hòng nền giáo dục của chúng ta thay đổi.

Cũng như đừng hòng chính chúng ta thay đổi.
Sẽ tiếp tục có chuyện tìm mọi cách gửi con vào trường 100%, một thứ tư duy kỳ lạ, ma quái như nghiện ma túy cho dù cánh cửa đại học đang rất mở rộng.

Sẽ tiếp tục ép con phải đi lên bằng con đường khoa bảng cho dù có nhiều con đường lập thân .
Truyền thông hay nói về những người thành công nhờ học các trường danh tiếng như là một thứ nguyên tắc.Truyền thông cố tình bỏ qua những người đi lên thành đạt và có cuộc sống viên mãn bằng những cách rất bình thường. Tuyệt đối hóa điểm số trường học hay sự thành công trong học hành là sự điên rồ mang tính xã hội.

Rốt cuộc chúng ta theo đuổi điều gì, chúng ta có thật sự hài lòng với chính mình không nếu chính bản thân chúng ta cũng đi lên bằng con đường khoa cử?Tôi e rằng không, khi mà tuổi ăn tuổi chơi phải vùi đầu vào những học kỳ khổ sai?Thiên đường tuổi trẻ không quay trở lại bao giờ! Tại sao chúng ta ép con em mình đi lại trên con đường đó?

Nền giáo dục khoa cử coi trọng điểm số hơn những nền tảng văn hóa, nhân cách đã sản sinh ra lớp tri thức như thế nào khi mà những thần đồng đất Việt như Phan Sào Nam trở thành ông chủ sòng bài lớn nhất thế giới, hay những cử nhân, tiến sĩ trở thành những viên chức tham nhũng vặt trong bộ máy công quyền mà ai cũng thấy.

I
Phải thay đổi ngay từ mỗi chúng ta, điều đó không dễ.
Phải thay đổi cơ bản về giáo dục quốc gia, điều đó càng quá khó.


(Hoàng Linh)


Ngồi chờ Ốc con học tiếng anh em đọc được trên facebook. Mang về hầu các cụ đọc ạ :)
Nó thành mô hình kinh doanh rồi mợ. Kiểu học hành khổ sai này thì mới làm tăng cầu đc. Các giáo viên hiểu điều đó, bộ giáo dục thì lại càng hiểu ;)) . Chỉ thương các cháu và các phụ huynh lăn lộn lo đưa con đi học, lo đóng học phí ...
 

le_petit

Xe điện
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
2,213
Động cơ
724,328 Mã lực
Lỗi của phụ huynh tất cả, có cung mới có cầu. Con tôi năm nay học 12, suốt 12 năm học, trừ 4 năm đầu tiên tôi cấm nó học thêm còn từ lớp 6 nó được quyền học thêm hay ko (vì lớp 6 trở đi chỉ học chính khoá 1 buổi) cấm hoàn toàn học thêm buổi tối, có thày nó học ít buổi rồi bỏ, có môn nó học thêm, môn ko, chẳng sao cả. Tôi luôn bảo con, thấy cần thì đi học thêm, ko thì thôi. Đến tuần này đăng ký thi ĐH tôi cũng ko can thiệp, nó thích thi đâu thì đăng ký.
Trong những năm học, có thày cô yêu nó hết mực, cũng có thày cô chưa yêu nó, nhưng tôi ko nhận thấy đối xử của thày cô xuất phát từ việc nó học thêm hay ko, dù nó học thêm rất ít.Học lực của nó 12 năm đều là giỏi và hạnh kiểm tốt với những nhận xét trong học bạ rất đẹp.
 

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
Vậy thì em, em sẽ chỉ cần con mình lên lớp thôi ạ. Nhất định ko tạo áp lực chạy theo thành tích con phải giỏi, giỏi toàn diện... :)
Có vẻ sai sai nhưng em thấy mấy đứa học càng nhiều sau này ra đời càng dở (hiển nhiên chỉ so sánh những đứa trí tuệ ngang nhau).
 

Ocxinh_85

Xe lăn
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
10,714
Động cơ
445,181 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có vẻ sai sai nhưng em thấy mấy đứa học càng nhiều sau này ra đời càng dở (hiển nhiên chỉ so sánh những đứa trí tuệ ngang nhau).
Và bọn học dốt sau này lại thường giàu phải không ạ. Hihi
 

Hagiangpro

Xe tải
Biển số
OF-52012
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
353
Động cơ
1,232,399 Mã lực
Nơi ở
Hà Giang Tỉnh
Em nghĩ do bố mẹ hết, lúc nào cũng mong con cái đạt này đạt kia, trong khi bố mẹ cũng chẳng bao giờ bằng bạn của bố mẹ :)
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
Lỗi của phụ huynh tất cả, có cung mới có cầu. Con tôi năm nay học 12, suốt 12 năm học, trừ 4 năm đầu tiên tôi cấm nó học thêm còn từ lớp 6 nó được quyền học thêm hay ko (vì lớp 6 trở đi chỉ học chính khoá 1 buổi) cấm hoàn toàn học thêm buổi tối, có thày nó học ít buổi rồi bỏ, có môn nó học thêm, môn ko, chẳng sao cả. Tôi luôn bảo con, thấy cần thì đi học thêm, ko thì thôi. Đến tuần này đăng ký thi ĐH tôi cũng ko can thiệp, nó thích thi đâu thì đăng ký.
Trong những năm học, có thày cô yêu nó hết mực, cũng có thày cô chưa yêu nó, nhưng tôi ko nhận thấy đối xử của thày cô xuất phát từ việc nó học thêm hay ko, dù nó học thêm rất ít.Học lực của nó 12 năm đều là giỏi và hạnh kiểm tốt với những nhận xét trong học bạ rất đẹp.
Em thì không nghiêm khắc được như cụ (cấm học thêm) nên em chọn phương án là cho con học trường tư (để không bị đì về việc không học thêm) còn kết quả như thế nào thì không ép. Cũng may tụi nhỏ không đến nỗi ở lại và quan trọng nhất là không bị áp lực chuyện học hành :))
 

KhanhPK

Xe tăng
Biển số
OF-176834
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
1,294
Động cơ
348,480 Mã lực
Nơi ở
Hồng Hà, Phúc Xá - HN
Đừng bao giờ ép các con làm điều mình không làm được như học cao chẳng hạn.
Hãy để các con có một tuổi thơ tốt đẹp
 

Phùng Hữu Cương

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-205687
Ngày cấp bằng
11/8/13
Số km
699
Động cơ
328,944 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà Nội
Một nền giáo dục khổ sai

Đó là khái niệm không thể sai với những gì đang diễn ra được nêu bởi nhà báo Nguyễn Quốc Việt của Tuổi Trẻ: “Tôi có người bạn cũng đang đau đớn với chuyện học hành của con mình. Cháu đang học lớp 11 công lập với thực trạng sáng học, chiều học, tối học, và không thể nào rời khỏi bàn học trước 11 giờ đêm. Bạn tôi họp phụ huynh, hết sức bức xúc. Giáo viên chủ nhiệm trả lời nhẹ nhàng mà cay đắng: "Anh thông cảm, cháu không ráng học như vậy thì không theo kịp các bạn đâu". Bạn tôi nói lại: "Vậy đây là trường học hay là nơi hành hạ các cháu?". Cả phòng họp sững sờ. Giáo viên lảng qua chuyện khác. Một tuần sau, anh phải cho con chuyển trường, nhưng rồi tình trạng lại y như cũ. Anh tuyệt vọng đến mức đang định bán nhà cửa để cho con đi du học nước ngoài, thoát khỏi "trường học khổ sai" như anh nghĩ!
Nhưng đâu phải ai cũng có điều kiện như anh cho con ra nước ngoài. Còn hàng triệu học sinh và hàng triệu phụ huynh khác vẫn đang phải điên cuồng vật vã trong môi trường giáo dục khủng khiếp này.
Nhiều đêm nhìn con mò mẫm học tới nửa đêm về sáng mà thương con đến ứa nước mắt! Tôi đâu mong con mình mai này thành nhà bác học toán, hay giáo sư hóa. Tôi chỉ muốn tuổi thơ con được bình thường, được vui chơi, học hành, và mai sau lấy Nhân Nghĩa làm người tử tế bước vào đường đời.
Nhưng điều đó hình như không hề có trong nền giáo dục của những con số và con số, thành tích và thành tích này!
Một nền giáo dục khổ sai!”.

Trở lại câu chuyện một học sinh lớp 10 trường Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì không chịu nỗi áp lực học tập, ông Lê Trọng Tín (hiệu trưởng) cho biết trên thực tế việc học tập và kỷ luật của trường có nghiêm hơn so với một số trường khác, nhưng việc nghiêm này xuất phát từ nhiều phía trong đó có mong muốn của phụ huynh, muốn con có nề nếp và kết quả học tập tốt trong hoàn cảnh thi cử hiện nay. Còn phía nhà trường để đạt được điều này thì khối lượng kiến thức cũng phải nhiều hơn.
Theo ông Tín, hiện nay các em tuổi còn nhỏ, có thể chưa hiểu được ba mẹ và nhà trường lo cho mình, mà nghĩ rằng việc này nặng nề thành ra áp lực. Còn đại bộ phận học sinh từ trước đến nay đều sớm thích nghi với môi trường đào tạo nghiêm khắc tại trường thậm chí còn thấy thoải mái.
“Chúng tôi cũng thừa nhận nhà trường không kịp thời động viên học sinh. Học sinh đã cố gắng nhưng trường chưa phối hợp kịp thời với phụ huynh và trách nhiệm này thuộc về nhà trường khi chưa chăm sóc tới nơi từng em một" – ông Tín nói.
Ông Tín cho biết sau vụ việc này, trường sẽ sâu sát đến tâm sinh lý học sinh, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em.
Một cựu học sinh trường Nguyễn Khuyến nhớ lại : “Từng là học sinh của trường này từ năm lớp 6 đến năm lớp 10 chịu không nổi nên đành ra ngoài học bán công!!!Tuy trường này có rất nhiều điểm tốt dành riêng cho các bạn bất trị...nhưng quả là áp lực rất lớn từ quản nhiệm...giám thị...chủ nhiệm lớp...chỉ cần điểm thấp là về nội trú ăn roi ngay ...Mà mình đã từng thấy rất nhiều hsinh phải gọi là sức chịu đựng trâu bò mà còn chảy nước mắt thì đừng nói tới những hsinh bình thường sẽ như thế nào khi lỡ bị điểm thấp và ăn roi!Cái kinh khủng nhất ở đây là nếu bạn học giỏi trong top của trường thì bạn làm cái gì cũng được cho là đúng (ví dụ 2 học sinh đánh nhau là chuyện nghiêm cấm trong trường...nhưng khi xử thì sẽ xử thiên vị hẳn cho người có điểm cao hơn người còn lại hoặc còn hỏi ngược lại người điểm thấp rằng <<em phải làm gì ngta thì ngta mới đánh em chứ ?>> ).Bởi vậy áp lực rất kinh khủng...Mình còn nhớ như in những đêm chủ nhật vừa từ nhà vào trường là phải bù đầu lên lớp học thâu đêm để sáng t2 kiểm tra định kỳ những môn chính yếu!Và tất nhiên là những đêm đó tất cả các dãy lớp đều sáng đèn...!Ngày được đi ra khỏi trường ...cảm giác nó khó tả lắm...kiểu như <<đã đc đầu thai rồi đó>>!

Chúng ta đừng hòng một mạng người cho dù là học sinh chết trước mắt họ có thể làm trường Nguyễn Khuyến thay đổi.Tỉ lệ đậu đại học 100 % là thương hiệu nuôi cơm cho từng người trong ngôi trường này.
Con số 100 % này cũng là “lực hấp dẫn” để phụ huynh an tâm gửi con em mình vào học.Phụ huynh Nguyễn Dung nêu: “Cha mẹ gửi con vào đấy yên tâm lắm, thích lắm, tự hào lắm. Hàng tháng chỉ lo đóng tiền và nhận kết quả điểm số của con. Đâu biết chúng bị giam trong trường. Chật chội, ăn, học, dò bài...không biết gì ngoài xã hội. Thành một sản phẩm giáo dục méo mó lệch lạc.”

Một em học sinh lớp 10 trong độ tuổi tràn đầy sức sống với thật nhiều ước mơ và có thể đã có những rung động đầu đời với những cô gái cùng lứa tuổi phải bị dồn nén, thương tổn kinh khủng lắm mới chọn con đường tiêu cực nhất là tự tử.
Điều gì đã làm cho em phải chọn cái chết trong lúc nhựa sống đang căng tràn nhất ?Có vẻ như đây là áp lực học tập từ một ngôi trường cụ thể với chế độ giáo dục hà khắc và kỳ vọng quá lớn từ một gia đình?Nhưng nhìn rộng hơn đây là hiện tượng biến giáo dục thành khoa cử, biến trường học thành trung tâm luyện thi.

Một nền giáo dục mà không có cả nền tảng là triết lý giáo dục đã khiến cho giáo dục trường học quay cuồng trong triền miên các cuộc cải cách mà hầu hết các cuộc cải cách đó là …cải cách thi.

Nào cải cách thi tốt nghiệp, cải cách thi đại học, cải cách thi vào lớp 6, cải cách thi vào lớp 10.
Thi cử đã trở thành hoạt động trung tâm của giáo dục và trường học thực chất đã biến thành trung tâm luyện thi. Dạy thêm ngoài giờ, dạy phụ đạo, dạy thêm, dạy bồi dưỡng…cũng là để phục vụ thi.

Ai cũng thấy điều đó, nhất là những nạn nhân trực tiếp là học sinh, phụ huynh, người có liên quan là thầy cô…nhưng đừng hòng nền giáo dục của chúng ta thay đổi.

Cũng như đừng hòng chính chúng ta thay đổi.
Sẽ tiếp tục có chuyện tìm mọi cách gửi con vào trường 100%, một thứ tư duy kỳ lạ, ma quái như nghiện ma túy cho dù cánh cửa đại học đang rất mở rộng.

Sẽ tiếp tục ép con phải đi lên bằng con đường khoa bảng cho dù có nhiều con đường lập thân .
Truyền thông hay nói về những người thành công nhờ học các trường danh tiếng như là một thứ nguyên tắc.Truyền thông cố tình bỏ qua những người đi lên thành đạt và có cuộc sống viên mãn bằng những cách rất bình thường. Tuyệt đối hóa điểm số trường học hay sự thành công trong học hành là sự điên rồ mang tính xã hội.

Rốt cuộc chúng ta theo đuổi điều gì, chúng ta có thật sự hài lòng với chính mình không nếu chính bản thân chúng ta cũng đi lên bằng con đường khoa cử?Tôi e rằng không, khi mà tuổi ăn tuổi chơi phải vùi đầu vào những học kỳ khổ sai?Thiên đường tuổi trẻ không quay trở lại bao giờ! Tại sao chúng ta ép con em mình đi lại trên con đường đó?

Nền giáo dục khoa cử coi trọng điểm số hơn những nền tảng văn hóa, nhân cách đã sản sinh ra lớp tri thức như thế nào khi mà những thần đồng đất Việt như Phan Sào Nam trở thành ông chủ sòng bài lớn nhất thế giới, hay những cử nhân, tiến sĩ trở thành những viên chức tham nhũng vặt trong bộ máy công quyền mà ai cũng thấy.

I
Phải thay đổi ngay từ mỗi chúng ta, điều đó không dễ.
Phải thay đổi cơ bản về giáo dục quốc gia, điều đó càng quá khó.


(Hoàng Linh)


Ngồi chờ Ốc con học tiếng anh em đọc được trên facebook. Mang về hầu các cụ đọc ạ :)
em hóng về đêm ngâm cứu ạ, tự nhiên mấu lấy vợ có con kkk
 

Ocxinh_85

Xe lăn
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
10,714
Động cơ
445,181 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy bài viết này rất hay. Các cụ mợ cứ bày tỏ quan điểm của mình đi ạ. Em cũng thích đọc còm về vấn đề này, nên em sẽ quất còm các cụ dần ạ :)
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Cha mẹ cũng có lỗi một phần, đặt kỳ vọng vào con lớn quá.
 

Hưng kiều

Xe buýt
Biển số
OF-395130
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
554
Động cơ
238,450 Mã lực
Tuổi
47
em kệ cmn chúng nó,bảo con em học thêm em éo cho học,đi học ở trường xong về cho chơi.bảo con cố mà tiếp thu trên lớp,đc bn thì đc,thiếu gì cách vào đời.học đc hay ko là do chúng nó chứ em éo chạy theo thành tích.dốt thì chấp nhận dốt,mà học dốt chắc gì ra đời đã dốt.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,395
Động cơ
335,682 Mã lực
Thực ra việc học chủ động mới giúp các con nắm vững kiến thức chứ còn đi học thêm nhiều về nhà không có thời gian ôn bài thì cũng vứt đi. Nhóc nhà em năm nay thi vào 10, em cũng nghe mọi người nói mỗi môn phải học 2 cô thì mới thi được. Em cho nó đi học thêm mỗi môn 1 cô thôi (3 môn). Thế quái nào mà càng học thêm càng kém. Em cho nghỉ học thêm hết và giao bài tập theo tuần cả 3 môn luôn. En cũng thỏa thuận với bạn í là lên cấp 3 tự học hết các môn, không có thêm nếm gì hết.
 

Ocxinh_85

Xe lăn
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
10,714
Động cơ
445,181 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,812
Động cơ
479,165 Mã lực
Tất cả đều do Cha Mẹ mà nên.
Nuôi và chăm Con chỉ nên cần phát triển bình thường, giữ Con được An Toàn đến khi Mình về hầu hạ các Cụ.
Lập gia thất yên ổn cho Con, không màng Cao sang.
Từng đấy thôi là Hạnh Phúc và Ý Nghĩa lắm rồi.
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
5,088
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Em thế hệ 7x, học cấp 3 toàn trốn học, học ĐH cũng thi thoảng trốn mà có thấy sao đâu. Giờ bọn trẻ học lắm mà toàn lơ ngo. Đến là khổ!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top