Vincity ở Gia Lâm Đan Phương giá 20T/m2 đâu có gây áp lực làm Vinhome Liễu Giai 90T/m2, hay Vinhome Mễ trì 50T/m2, hay Park Hills 35T/m2 giảm giá ?
Đầy đủ tiện ích vẫn có thể chỉ là khu đô thị ma không có người. Vấn đề quan trọng nhất là tạo ra nhiều việc làm mới, xung quanh các KĐT mới, thì các CĐT BĐS không thế làm được. Bao giờ hình thành được 1,000 công ty với 50,000 việc làm mới bao quanh mỗi khu đô thị mới giá rẻ, thì lúc đó giá nhà ở vùng lõi sẽ giảm.
Cụ phán chuẩn đấy! Tiền của lương lậu đổ hết vào BĐS, chỉ béo đội chủ ĐT.
Nói thẳng thắn, buôn bán BĐS trong 1 nền KT chủ yếu là túi trái bỏ túi phải, tiền người Việt bỏ vào túi người Việt, không kéo được tiền nước ngoài vào, mấy khi lấy được tiền của "thằng Tây" (cách nói của mấy sếp FPT)
Thậm chí lại còn "nôn ra" cho nước ngoài, khi đa số các dự án nhãn cao cấp tí là đều khoe "vệ sinh Hansgrohe", "bếp Bosch", sàn gỗ Đức, "kính Low-E". Thép, xi măng thì có khi toàn made in China.
Người Việt kiếm tiền bục mặt ra mua nhà, gỡ lại bao nhiêu phần trăm trong những dự án BĐS?
Thứ sáu, 10/3/2017
Người Nhật giàu vì làm công nghiệp, Việt Nam giàu nhờ bất động sản
Thực tế này lý giải một phần nguyên nhân khiến công nghiệp Việt Nam "mãi không lớn", còn nền kinh tế nguy cơ vào thời kỳ "hậu công nghiệp" dù GDP mới bằng 1/10 những nước như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Thực tế nêu trên được Giáo sư Trần Văn Thọ - Đại học Waseda (Nhật Bản) chia sẻ tại hội thảo "Chính sách công nghiệp quốc gia tới năm 2025, tầm nhìn 2035" do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 10/3.
Trong lịch sử, nước Anh với đầu máy hơi nước được xem là thế hệ nước công nghiệp hóa đầu tiên. Kế đến là Mỹ. Nhật Bản xếp ở thế hệ công nghiệp hóa thứ 3. Thế hệ thứ 4 được biết tới là Hàn Quốc, Singapore. Thế hệ gần đây nhất là những nước như Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc. Do phát triển chậm hơn, Việt Nam được xếp ở thế hệ công nghiệp hóa thứ 6.
Cho rằng Việt Nam đang được xếp vào thế hệ nước công nghiệp hoá thứ 6 song lại chưa tận dụng được lợi thế của người đi sau, Giáo sư Thọ cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm nội lực của nền kinh tế xuất là năng lực quản trị Nhà nước, chính sách chậm cải thiện, không được thực thi đầy đủ...
Ở những quốc gia đã phát triển công nghiệp thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc..., thời kỳ hậu công nghiệp hóa chỉ đến khi thu nhập bình quân (GDP tính theo đầu người) đạt ngưỡng 30.000 USD. Trong khi đó, hiện Việt Nam có mức GDP bình quân 3.000 USD song đã ngấp nghé rơi vào nhóm "hậu công nghiệp hoá đến sớm". Đường đi của dòng vốn trong nền kinh tế vì thế sẽ bị ảnh hưởng, thay vì "chảy" vào lĩnh vực sản xuất thì lại được rót vào bất động sản, thương mại...
Dẫn chứng kinh nghiệm của Nhật Bản, ông Thọ cho hay 8/10 người giàu tại đây thành công nhờ đầu tư vào sản xuất công nghiệp, chứ không chỉ dựa vào bất động sản. "Tiếc rằng ở Việt Nam, xu hướng này lại đang diễn ra ngược lại. Bất động sản luôn nằm trong những lĩnh vực thu hút nhiều nhất nguồn lực đầu tư trong, ngoài nước gần chục năm qua", vị chuyên gia này nhận xét.
Là nước đi sau nhưng Việt Nam lại ít tận dụng được lợi thế trong quá trình công nghiệp hóa. Ảnh minh họa:
AFP
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), kinh doanh bất động sản thu hút 297,4 triệu USD, chiếm 21,2% tổng vốn FDI tháng 1/2017) và bằng khoảng 25% con số của cả năm 2016.
“Nếu chỉ có bất động sản, thương mại không thôi thì Việt Nam không thể có ngành công nghiệp thành công như mong muốn”, ông Thọ nói và cho rằng với một quốc gia sắp đạt ngưỡng 100 triệu dân thì không còn cách nào khác, Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hoá theo chiều rộng và chiều sâu để cưỡng lại quá trình hậu công nghiệp hoá đang tới quá sớm.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/nguoi-nhat-giau-vi-lam-cong-nghiep-viet-nam-giau-nho-bat-dong-san-3553530.html