[CCCĐ] Một mình ở Tân Cương

XuanDanAqua

Xe đạp
Biển số
OF-719407
Ngày cấp bằng
8/3/20
Số km
16
Động cơ
78,930 Mã lực
Tuổi
34
Hay quá cụ ạ, cám ơn cụ đã chia sẻ
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,190 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Oh, cái này đã có cụ nào nói với em một lần rồi mà em quên mất 😚.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,428
Động cơ
82,791 Mã lực
Môi trường và ý thức của người TQ là ổn. Các khu du lịch và nhiều phố của họ rất sạch, không kiểu lem nhem.
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,953
Động cơ
490,989 Mã lực
Lầu Trống được gọi là “chị em” với Lầu Chuông, hai khối kiến trúc này nằm chênh chếch nhau qua Quảng trường Chuông và Trống.
IMG_20180508_164934.jpg

Lầu Trống được xây dựng vào năm thứ 13 Minh Hồng Vũ (năm 1380) dưới thời nhà Minh (sớm hơn Lầu Chuông 4 năm) và được cải tạo hai lần vào năm 1699 và 1740 dưới thời nhà Thanh (1644-1911).
Lầu Trống cao 34m, dài 52,6m và rộng 38m. Điểm đặc biệt của Lầu Trống là người xưa đã xây dựng nó mà không dùng đến bất kỳ một chiếc đinh sắt nào.
Ở Trung Quốc cổ đại, đặc biệt là từ triều đại nhà Nguyên (1271-1368), trống được sử dụng để báo hiệu thời gian trôi đi và đôi khi được sử dụng như một báo động trong các tình huống khẩn cấp. Tất nhiên thì hiện nay thì người ta không còn cần dùng Lầu Trống để đếm thời gian nữa mà mở cửa cho du khách tham quan.
Vào năm 1996, một chiếc trống mới cao 1,8m, đường kính 2,83m, bằng da bò nguyên miếng cao cấp, bụng trống có đường kính 3,43m, nặng 1,5 tấn đã được đặt tại nơi này, nó được coi là chiếc trống lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay.
IMG_20180508_165148.jpg

Có 28 chiếc trống lớn nhỏ được treo ở xung quanh Lầu Trống, trong đó mặt Nam và Bắc treo 24 chiếc trống, bề mặt trống có ghi 24 tiết khí truyền thống do người Trung Quốc tạo ra để hướng dẫn sản xuất nông nghiệp.
IMG_20180508_165240.jpg

Ví dụ như chiếc trống này là tiết Lập Xuân
IMG_20180508_165401.jpg

Bốn chiếc còn lại treo ở mặt Đông và Tây của Lầu Trống.
IMG_20180508_165043.jpg
Em đang đọc thớt của mợ lấy kinh nghiệm hè sang năm đi. Lần này thì biết mặt mợ rồi, ko phải đoán nữa :)
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,953
Động cơ
490,989 Mã lực
TƯỜNG THÀNH TÂY AN (西安明城墙) là bức tường thành lớn nhất thế giới cao 12m, chu vi 13,7km. Thành có bốn cửa tương ứng 4 hướng là cửa Đông (Vĩnh Lạc Môn - 长乐门) , cửa Tây (An Định Môn - 安定门), cửa Nam (Vĩnh Ninh Môn - 永宁门) và cửa Bắc (An Viễn Môn - 安远门). Đến thời Trung Hoa Dân Quốc nhiều cổng mới đã được mở để thuận tiện cho việc đi vào thành cổ như cửa Hàm Quang Môn (含光门), Văn Xương Môn (文昌门), Hòa Bình Môn (和平门) và Thượng Đức Môn (尚德门). Các cửa đều có bậc thang để leo lên mặt thành.
Cổng Nam là cổng chính và được nhiều người lựa chọn để lên mặt thành nên cũng là nơi bán vé.
IMG_20180508_173846.jpg

Ngoài ra cụ mợ nào không thích đi bộ như em thì có thể đi xe bus, có rất nhiều tuyến 6, 11, .... và xuống bến Cổng Nam (南门) hoặc đi tàu điện ngầm Line 2 (màu đỏ) xuống ga Vĩnh Ninh Môn (永宁门) là thấy ngay (em đánh dấu trong hình đấy ạ).
metro tai an.jpg


Vé vào cửa 54 tệ (hoặc có thể mua combo 100 tệ để xem Tường thành Tây An và Bảo tàng Tây An Bắc Lâm)
IMG_20180508_174303.jpg

Đi qua cổng thành
IMG_20180508_174404.jpg
IMG_20180508_174420.jpg

Không giống Vạn Lý Trường Thành ở Bắc Kinh, mặt tường thành Tây An rộng tới 15m lát gạch phẳng lì. Với chu vi lớn như thế nên nếu muốn đi tham quan hết một vòng du khách có thể lựa chọn đi xe điện hoặc thú vị hơn là cưỡi xe đạp.
IMG_20180508_174612.jpg

Phía ngoài thành mái ngói xám nhấp nhô của những ngôi nhà rất giống với Thành cổ Lệ Giang ở Vân Nam
IMG_20180508_175026.jpg

IMG_20180508_175424.jpg
IMG_20180508_184225.jpg

Lúc này trời bắt đầu mưa phùn nên khá âm u
IMG_20180508_175349.jpg
IMG_20180508_174855.jpg

Xe đạp cho thuê giá 45 tệ 3 tiếng (đặt cọc 200 tệ). Bốn cổng Đông, Tây, Nam, Bắc đều có điểm cho thuê xe đạp. Có thể thuê xe và trả xe ở bất kỳ cổng nào trước 8h tối nhưng sau 8h tối thì tất cả phải mang xe về cổng Nam để trả.
Với thời gian khoảng ba tiếng là đủ cho một người đạp tốc độ bình thường đi hết được một vòng tính cả thời gian dừng lại chụp ảnh check in linh tinh (ở đây wifi được phủ sóng khắp toàn bộ khu tường thành).
IMG_20180508_180327.jpg

Em đạp một vòng mất đúng hai tiếng do dừng lại chụp ảnh không nhiều. Lâu không vận động, đạp xe xong gần 14km cảm tưởng như hai chân không còn thuộc về mình nữa. Đạp xe trên mặt thành không chỉ là hoạt động yêu thích của du khách mà bản thân người dân ở đây cũng rất thích. Vừa đạp xe vừa có thể ngắm toàn cảnh thành phố bên ngoài bức tường thành cổ kính, cảm giác như đang đi ngược dòng lịch sử vậy.
IMG_20180508_185050.jpg

Do hôm nay là thứ ba, lại sau thời gian nghỉ lễ nên số người đến tham quan thành không nhiều, thậm chí còn khá vắng nên tha hồ chụp ảnh và phóng xe thoải mái. Tuy nhiên đến tầm 6h tối thì trời bắt đầu khá lạnh, chưa kể còn kèm theo mưa nhỏ. Chưa vào hè nên trời khá âm u khiến ảnh chụp tối sầm sì.
IMG_20180508_194813.jpg

Cuộc sống hiện đại sau lớp tường thành hàng nghìn năm tuổi
IMG_20180508_183802.jpg
IMG_20180508_183810.jpg

Bến xe Tây An nằm gần cổng Bắc
IMG_20180508_184954.jpg
Họ có cho thuê xe mà có ghế cho trẻ em ngồi sau ko mợ?
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,953
Động cơ
490,989 Mã lực
DAY 3 (09/05/2018): TÂY AN
Phòng trọ của em ở khách sạn có 8 giường, mình em là người châu Á da vàng, 7 giường còn lại là các cô cậu người Châu Âu còn rất trẻ. Ở chung với các bạn thanh niên Tây được cái là thoải mái, việc ai nấy làm, không soi mói như kiểu mấy người Châu Á. Nhưng như thế không có nghĩa là họ lạnh lùng. Các bạn ấy rất thân thiện, thích làm quen, tuy gọi là tôn trọng không gian riêng tư của người khác nhưng ra vào là gặp nhau là chào hỏi vui vẻ. Điều em thấy ấn tượng là các bạn trẻ ấy có thể đi chơi rất khuya, nhưng nếu họ ở trong phòng thì mỗi người cầm một cuốn sách lặng lẽ đọc, không có chuyện goi điện ồn ào, không xem phim trên điện thoại, không ôm điện thoại buôn dưa, đại loại không bao giờ làm ảnh hưởng đến người khác. Chứ ở chung với mấy bạn Châu Á, tối đến em chỉ thấy duy nhất một cảnh ai cũng cắm đầu vào smartphone quên hết trời đất. Đều là là tuổi trẻ, nhưng các bạn thanh niên Tây phong cách rất khác, rất đáng để học tập và suy nghĩ.
Buổi trưa em mới lững thững ra bến xe bus cách khách sạn tầm 5-10 phút đi bộ (cái khách sạn này vị trí rất "đắc địa", đầu phố là ga tàu điện ngầm, cuối phố là bến xe bus, đi đâu cũng tiện).
Trời hôm nay không nắng nhưng sáng sủa, không u ám như hôm trước, lại mát mẻ, nhiệt độ chỉ 22 độ. Rất may là em chọn thời điểm này để đi Tây An, vì dự báo thời tiết chỉ sau đó 2 tuần nhiệt độ sẽ tăng lên 39 độ.
Từ khách sạn của em nếu muốn đi Bảo tàng Binh mã dõng Tần Thủy Hoàng (秦始皇兵马俑博物馆) có thể bắt chuyến xe bus tuyến 528 hoặc 611 (giá vé 1 lượt là 2 tệ) để đến ga Tây An. Xe bus ở Trung Quốc không có phụ xe, muốn đi bắt buộc phải chuẩn bị sẵn tiền lẻ 2 tệ và bỏ vào cái hộp ở đầu xe chứ lái xe họ không hơi đâu thu tiền và trả lại tiền lẻ cho mình. Có lần em đi xe bus ở Bắc Kinh không có 2 tệ, thế là em cứ phải đứng cạnh cái hộp tiền ấy chờ xem có ai lên sau có tiền lẻ đổi cho mình để đút vào hộp. Mà có phải một lúc đâu, phải đứng vài bến may ra mới gặp được người để đổi tiền bởi vì bên Trung Quốc đi xe bây giờ là họ dùng thẻ từ hết, mấy ai dùng tiền mặt đâu. Có lần cần xuống mà vẫn chưa đổi được tiền em đành đút luôn cả tờ tiền chẵn vào vì chẳng còn cách nào khác.
IMG_20180509_110029.jpg

Sau khi xuống xe thì đi bộ sang Quảng trường Đông gần đó
IMG_20180509_111148.jpg

Lên xe 306 màu trắng. Lên xe mới phải mua vé. Giá vé 7 tệ (rẻ giật mình!). Xe này chạy thẳng đến Bảo tàng Binh mã dõng Tần Thủy Hoàng luôn. Một ngày có rất nhiều chuyến, khởi hành liên tục. Tuyến xe bus này cũng chạy qua Hoa Thanh Trì (là suối tắm nước nóng của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi ngày xưa), nên cụ/mợ nào muốn xem địa điểm này thì vẫn đi xe này nhé!
IMG_20180509_111408.jpg

Vé xe 7 tệ
IMG_20180509_114039.jpg
Ơ thế xe bus ko trả được bằng thẻ hay ví điện tử à mợ?
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,953
Động cơ
490,989 Mã lực
DAY 5 (12/05/2018): TẢN MẠN URUMQI

Điều đầu tiên em thấy thú vị nhất ở Tân Cương đó chính là thời gian. Nếu không sang đây có lẽ sẽ không ai để ý. Việc những nước có diện tích lớn như Nga, Mỹ hay Canada sử dụng nhiều múi giờ trên lãnh thổ của họ mọi người sẽ thấy rất bình thường vì họ sẽ đi ngủ khi mặt trời lặn và thức dậy khi mặt trời mọc, có chăng chỉ là mọi người ở nơi khác đến sẽ cần ít thời gian để thích nghi mà thôi. Nhưng ở Trung Quốc hay cụ thể là Tân Cương thì không như thế.

Trải dài xuyên lục địa châu Á, Trung Quốc là quốc gia rộng thứ ba trên thế giới. Từ biên giới phía Tây giáp Pakistan tới điểm cực đông giáp biển, lãnh thổ Trung Quốc có bề ngang hơn 4.800 km, còn rộng hơn so với Mỹ (từ bờ Tây sang bờ Đông của nước Mỹ mới chỉ có 4.671km). Theo quy ước múi giờ 15 độ trên thế giới, Trung Quốc có tổng cộng 5 múi giờ khác nhau và Trung Quốc từng áp dụng quy ước này trong nhiều năm.

Tuy nhiên vào năm 1949, Mao Trạch Đông đã "gom" mọi múi giờ của Trung Quốc vào làm một vì nỗ lực thống nhất đất nước sau nhiều năm nội chiến. Kể từ đó tới nay thì quốc gia này chỉ có một múi giờ, gọi là giờ Bắc Kinh, hay GMT +8.

Chính sách này tạo ra không ít điều vô lý trong cuộc sống thường nhật của người dân ở những tỉnh miền tây xa xôi của Trung Quốc, nơi mặt trời lặn lúc nửa đêm vào mùa hè và mọc khi đồng hồ điểm 10h sáng vào mùa đông, điển hình như ở Tân Cương.

Về lý thuyết chênh lệch múi giờ giữa giờ Tân Cương và giờ Bắc Kinh là 2 giờ. Ví dụ ở Bắc Kinh là 17h thì ở Tân Cương mới là 15h. Nhưng trên thực tế những điểm ở xa hơn về phía Tây Nam của Trung Quốc như Kashgar thì chênh lệch sẽ là 5 tiếng. Vì thế mới dẫn đến chuyện “北京时间起床, 新疆时间睡觉” (Thời gian Bắc Kinh thức dậy, thời gian Tân Cương đi ngủ) tức là ở Tân Cương mọi người còn đang yên giấc ngủ say thì ở Bắc Kinh dân tình đã bắt đầu đi làm.

Giờ làm việc ở Tân Cương theo giờ Bắc kinh như sau: sáng làm việc từ 9h-9h30, nghỉ từ 1h-1h30 và chiều làm việc từ 4h-7h30. Mùa đông thì thời gian trên điều chỉnh chậm thêm nửa tiếng. Hãy hình dung như thế này, người Tân Cương sẽ thấy 7h sáng dậy và ăn trưa vào lúc 12h là quá sớm, vì bình thường họ sẽ bình minh vào lúc 8~9h sáng, ăn trưa lúc 14~15h (muộn hơn khoảng 2 tiếng).

Tuy vậy người bản xứ Tân Cương vẫn thích dùng thời gian của riêng họ. Ở đây sử dụng song song hai biểu thời gian, một của Bắc Kinh và một của Tân Cương. Giờ Bắc Kinh thì sử dụng chung trong công việc hành chính, chính thống của chính quyền và cho người Hán ở Tân Cương, còn giờ Tân Cương chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác sử dụng trong phạm vi hẹp, kiểu như chỉ dùng nội bộ trong các dịp lễ dân gian. Để tránh nhầm lẫn, thì trong nhiều văn bản, hay thông báo người ta sẽ ghi rõ cả hai loại thời gian là giờ Bắc Kinh và giờ Tân Cương.

Ở Tân Cương 9-10h sáng mới là giờ cao điểm tắc đường vì đây mới là lúc dân tình đi làm. Vì thế nếu không vội đi đâu làm gì thì cứ thủng thẳng mà ngủ đến 10h hãy ra phố đón bình minh.

Khu tự trị Tân Cương (gọi tắt là Tân Cương) có diện tích 1.664.900km2, chiếm 1/6 diện tích lãnh thổ Trung Quốc, đường biên giới trên đất liền dài 5.600km và tiếp giáp với 8 quốc gia. Tân Cương cũng là một trong 5 khu tự trị của Trung Quốc (4 khu còn lại là: Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, Khu tự trị Nội Mông Cổ và Khu tự trị Tây Tạng.

Bình thường khi em ở Trung Quốc nếu không tự nhận là người Việt thì hầu như không ai biết em là người nước ngoài cả, nhưng ở Tân Cương này thì em thấy rất lạ lẫm vì đi trên phố không phải là những khuôn mặt quen thuộc của người Hán như ở các thành phố khác, từ cách ăn vận, dáng vẻ, ngôn ngữ hoàn toàn không giống như đang ở trên đất Trung Quốc. Trung Quốc có tổng cộng 56 dân tộc thì ở Tân Cương có đến 47 dân tộc cùng chung sống, bao gồm: Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), Hán, Kazakhstan (Kazak), Hồi, Mông Cổ, Kyrgyz, Xibe, Tajik, Uzbek, Mãn, Daur, Tatar, Nga, …. Trong đó người Duy Ngô Nhĩ chiếm hơn 45%, người Hán chiếm 41% còn lại là những dân tộc thiểu số khác.

Con gái Tân Cương vốn nổi tiếng là đẹp nhưng nói thế không hoàn toàn chính xác mà phải nói là con gái dân tộc nào ở Tân Cương. Ví dụ như người đẹp Địch Lệ Nhiệt Ba (迪丽热巴), Cổ Lực Na Trát (古力娜扎) là người Duy Ngô Nhĩ, Đồng Lệ Á là người Xibe, Nhiệt Y Trát là người Kazakh, ... ở Tân Cương. Nhìn chung thì em lại thấy các cô gái ở đây không xinh lắm, nhiều dân tộc ở đây quá nên em cũng chịu chả phân biệt được ai là Hồi, ai là Kazak…. Ở Urumqi sẽ không mấy khi nghe thấy tiếng Hán phổ thông trừ phi mình nói chuyện với họ, còn chủ yếu chỉ nghe thấy tiếng Duy Ngô Nhĩ, cứ xì xà xì xồ, ban đầu em còn tưởng là tiếng Nga vì phát âm giống cực kỳ.

Hôm qua trên xe bus đi Fukang em ngồi cạnh một cô gái người Hồi, thấy cô gái ấy chỉ chụp một cái lưới mỏng lên búi tóc chứ không có khăn che toàn bộ đầu. Em hỏi thì cô gái nói ở đây không cho phép chùm khăn che kín, theo suy đoán chủ quan của em thì chắc vì lý do an ninh, sợ giấu gì trong khăn trùm đầu hay sao ấy chứ không thì đến phong tục tập quán của người ta sao cũng bị can thiệp chứ. Em thì thấy người ở đây rất hiền lành, họ đi lại nói năng cứ nhỏ nhẹ sợ sệt sao đó, thường người Trung Quốc hay ăn to nói lớn, họ mà túm được mình để buôn chuyện thì có khi dứt không ra. Thế nhưng ở đây khi em gợi chuyện thì thấy họ nói không được tự nhiên và thoải mái, và âm thanh cũng nhỏ nhẹ nữa. Hay do ch.quyền làm quá lên nhỉ, em cũng chả hiểu lắm.

Ở Urumqi đi đâu cũng bị kiểm tra an ninh. Vào chợ, vào công viên, vào bến xe, vào trường đại học đều phải xuất trình CMT và hành lý phải qua máy quét. Ô tô cảnh sát, cơ động hiện diện ở khắp nơi. Ở Bazaar nhiều cửa hàng bảo vệ mặc áo giáp chống đạn, trong công viên thì cảnh sát đi tuần cầm dùi cui và tấm chắn khiến em thấy buồn cười nhiều hơn là sợ. Thú thật lý do em không thấy sợ là vì họ tưởng em là người Hán, không ai nhận ra em là người nước ngoài cả, trừ phi em trình hộ chiếu. Vì thế có nhiều chốt kiểm tra, họ không kiểm tra người Hán, nên em cứ thế đi qua thôi, còn tất cả người không phải người Hán đều phải dừng lại trình xuất trình giấy tờ.

Mạng internet ở Tân Cương bị hạn chế, ở đây không có 4G và 3G. Lúc đầu em không biết điều này vì tối đầu tiên đến nhà trọ thì dùng wifi vào được facebook nhưng rất chậm (tất nhiên là sang Trung Quốc thì phải xài qua vpn), còn ra ngoài thì em không thấy có 3G lại cứ nghĩ chắc do điện thoại mình có vấn đề. Đến tối hôm qua sau khi ở Fukang về thì ngay đến facebook cũng bị “tèo”. Em lại cứ mắng cu cậu chủ nhà là wifi nhà mày rởm hay mày ki bo tắt wifi không cho tao dùng. Nó giải thích là ở đây mạng bị hạn chế em lại không tin. Em bảo thế mày dùng facebook chạy ầm ầm đó thôi, nó giải thích phải vượt tường lửa gì đó với máy chủ ở tận nước ngoài (đại loại em lowtech cũng không có rành mấy cái vụ này) chỉ biết là đang yên đang lành thì không vào google và face được.
Lúc lang thang ngoài phố em thấy có một cửa hàng viễn thông, vào hỏi thì nhân viên ở đây bảo là Tân Cương chỉ có sóng 2G thôi, sóng 3G chập chờn lắm không dùng được. Thế thì khổ thật, khác gì Triều Tiên đâu. Sếp em thì gọi điện chửi um lên, việc đang nhiều lại bỏ đi chơi mà lại chơi ở cái chỗ đếch có sóng điện thoại cho ra hồn.

Không giống như hình dung của em về một tỉnh thành ở xa xôi giáp biên giới nghèo nàn lạc hậu như kiểu Cao Bằng, Hà Giang nhà mình, Urumqi là một thành phố hiện đại xen lẫn cổ kính, đông dân và rất phát triển. Lúc em ở đó thì tàu điện ngầm đã làm xong và tới 25/10/2018 tức là 5 tháng sau khi em về Việt Nam thì tuyến đầu tiên đã được khai thông ở Urumqi. Còn lúc ấy thì Urumqi có các phương tiện chính là BRT, bus và taxi.

Bắt đầu lang thang từ nhà ra phố. Lúc này là tầm 9-10h đó. Tức là mới chuẩn bị đến giờ đi làm của dân ở đây thôi.
IMG_20180512_113730.jpg
IMG_20180512_113755.jpg
IMG_20180512_113911.jpg

Ghé vào một cửa hàng bán bánh rán bên đường
IMG_20180512_114029.jpg

Mua một cái ăn thử, có nhân thịt bên trong. Không có mùi gì lạ, ăn được.
IMG_20180512_114137.jpg

IMG_20180512_123151.jpg

Chỗ này là khu phố dân tộc Tân Cương (新疆民街)
IMG_20180512_202513.jpg

Có cái barie chốt chặn kiểm tra an ninh và có chú cảnh sát đang đi qua
IMG_20180512_202516.jpg


Ở Urumqi thời điểm này chưa làm xong tàu điện ngầm, mọi người đi lại chủ yếu bằng xe con (trông khá cổ lỗ sỹ), xe bus và BRT. Xe màu xanh trong hình là BRT.
IMG_20180512_123213.jpg

Xe bus Urumqi
IMG_20180512_123215.jpg
IMG_20180512_123336.jpg

Người phụ nữ này thì em không biết là người dân tộc nào.
IMG_20180512_123444.jpg

Người đàn ông người Duy Ngô Nhĩ với cái mũ đội đầu đặc trưng
IMG_20180512_123526.jpg
IMG_20180512_124350.jpg

IMG_20180512_124451.jpg

Ghé vào một cửa hàng viễn thông để khiếu nại tại sao điện thoại của tao ở Việt Nam đang 4G ngon lành mà sang đây lúc thì 2G lúc 3G là sao. Thì được mấy cô nhân viên ở đây giải thích là Tân Cương không có 4G, chỉ có 3G thôi và nếu mày thấy tín hiệu yếu là vì mạng ở đây nó thế.
IMG_20180512_125113.jpg
IMG_20180512_130552.jpg

Mấy cô nhân viên ở đây chắc toàn người Duy Ngô Nhĩ, da trắng, tóc vàng, mũi cao nhưng cả 3 cô đều xấu mù.
IMG_20180512_131640.jpg

IMG_20180512_203821.jpg
IMG_20180512_204246.jpg
IMG_20180512_204451.jpg
IMG_20180512_142955.jpg
IMG_20180512_143107.jpg
IMG_20180512_143432.jpg
IMG_20180512_143630.jpg
IMG_20180512_145913.jpg
Đọc bài của mợ vỡ ra được nhiều điều quá. Cảm ơn các thông tin bổ ích của mợ. Nhà em cũng đang định đi Tân Cương, có đứa em họ đang học bên TQ, rủ nó đi cùng chứ tự đi chắc tèo vì ko biết tiềng, an ninh lại thắt chặt thế này lớ ngớ họ lại bắt giam thì toi :(
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,190 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,953
Động cơ
490,989 Mã lực
Ngắm những họa tiết trên cửa và mặt tiền nhà của người Duy Ngô nhĩ đẹp quá. Tiếc cho một dân tộc bị thống trị. Cảm tưởng khu này không phát triển, thế kỉ 21 mà cứ như 19 nhưng cũng nhờ thế mà các kiến trúc được giữ nguyên.
Em đồng quan điểm với cụ về vấn đề này. Em thấy cái vụ cai trị người Duy Ngô Nhĩ và đồng hóa Hán thấy nó quá vô đạo đức và tàn bạo.
 
Chỉnh sửa cuối:

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,190 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Ơ thế xe bus ko trả được bằng thẻ hay ví điện tử à mợ?
Người bản xứ thì họ có vé tháng là thẻ từ, lên xe quẹt qua máy quét. Nhưng em là khách du lịch, không có vé tháng nên lúc nào cũng phải chuẩn bị tiền lẻ.
À nói thêm là em không xài ví điện tử ạ. Đi TQ em toàn xài tiền mặt.
 

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,463
Động cơ
359,245 Mã lực
Em đồng quan điểm với cụ về vấn đề này. Em thấy cái vụ cai trị người Duy Ngỗ Nhĩ và đồng hóa Hán thấy nó quá vô đạo đức và tàn bạo.
Cụ là đang đồng cảm vì ng Việt nam ta có ngàn năm bị bắc thuộc và hán hoá.
 

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,463
Động cơ
359,245 Mã lực
Người bản xứ thì họ có vé tháng là thẻ từ, lên xe quẹt qua máy quét. Nhưng em là khách du lịch, không có vé tháng nên lúc nào cũng phải chuẩn bị tiền lẻ.
Mợ thì kinh dồi, ko dùng app, không dùng we chat, chỉ dùng tiền mặt và điện thoại cùi 😅 Nhưng có lẽ vì thế mợ không bị lệ thuộc vào điện thoại và fresh.
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,313
Động cơ
172,190 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Mợ thì kinh dồi, ko dùng app, không dùng we chat, chỉ dùng tiền mặt và điện thoại cùi 😅 Nhưng có lẽ vì thế mợ không bị lệ thuộc vào điện thoại và fresh.
Em có dùng wechat nhé vì phải trao đổi công việc với bên TQ nhưng chỉ để chat, không sử dụng các chức năng khác 😄😄😄
 

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,463
Động cơ
359,245 Mã lực
Em có dùng wechat nhé vì phải trao đổi công việc với bên TQ nhưng chỉ để chat, không sử dụng các chức năng khác 😄😄😄
Mợ công nhận rất có bản sắc và nhất quán. Em ạ mợ. Mà sao láu rồi ko thấy chuyến đi mới của mợ?
 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,953
Động cơ
490,989 Mã lực
Em 2 hôm nay cày hết bài của mợ đọng lại một từ ....phê. Em thích kiểu đi du lịch mà được gần gũi với người địa phương, được két bạn với những người bạn mới. Nhà em con còn nhỏ, đi đâu cũng phải tha lôi cả nhà nên ít có điều kiện đi được như mợ.
 

LittleShrimp

Xe máy
Biển số
OF-397754
Ngày cấp bằng
21/12/15
Số km
70
Động cơ
233,118 Mã lực
Tuổi
33
Ngưỡng mộ mợ. Có thể mợ không muốn dùng điện thoại nhiều nhuqng hi vọng mợ update lên cái điện thoại này camera đẹp tý, bọn em xem ké cho sướng :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top