Tại thời điểm này em đang lênh đênh trên phà ở sông Hàm Luông cụ ạ!Cháu đi công tác giờ mới về. Mợ đi đến đâu rồi?
Tại thời điểm này em đang lênh đênh trên phà ở sông Hàm Luông cụ ạ!Cháu đi công tác giờ mới về. Mợ đi đến đâu rồi?
Không hẳn đâu cụ. Em cũng có biết gì đâu. Nhưng thích thì cứ liều đi thôi ạ!Đi thạo rồi mới đi được 1 mình thế này
em hóng chuyen đi của cụ chủ. Chúc cụ chủ có chuyến đi may mắn vui vẻ ạTrong diễn đàn CCCĐ em thấy đã có rất nhiều bài về Châu Âu, nên nếu nói về thông tin, cụ/mợ nào mà cần, vào đây tham khảo thì chắc là không có thiếu gì hết. Vì thế trong bài này em tuyệt đối không dám nói là chia sẻ thông tin kẻo lại “múa rìu qua mắt thợ” mà chỉ muốn kể lại những trải nghiệm nho nhỏ của em, hy vọng cụ/mợ nào đang lèng tèng như em sẽ thấy Châu Âu không còn quá xa vời nữa.
Đi Châu Âu không phải là một ý định ngẫu hứng như những chuyến đi khác, bởi dự định này lúc nào cũng tồn tại trong tâm trí em, chỉ chờ đến ngày gom góp được chút tiền còm là lên đường thôi.
Đầu tiên là visa. Em thuê dịch vụ nên chả có gì nhiều để kể trừ chuyện giấy tờ thì em phải tự làm hết, rồi tự lên đó nộp nên em nghĩ nếu có lần sau chắc em sẽ thử tự làm không thuê dịch vụ nữa.
Ở đây có một chi tiết mà em phải trả một cái giá cực đắt (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) cho sự chủ quan và thiếu hiểu biết của mình (em muốn chia sẻ vì không biết có ai bị như em không).
Visa của em có thời hạn từ 20/7 đến 8/8 với thời gian lưu trú là 20 ngày. Thông thường xin visa các nước khác thì người ta hay cho mình thời hạn visa dài hơn thời hạn lưu trú, nên em ít quan tâm đến thời hạn visa mà chỉ quan tâm đến thời hạn lưu trú. Chính vì vậy, em đã hỏi đi hỏi lại bên dịch vụ là nếu muốn ở 20 ngày, em phải nhập cảnh đúng 20/7 và rời đi vào 8/8 hay nhập cảnh bất kỳ ngày nào trong thời hạn trên rồi ở đủ 20 ngày là được. Bên dịch vụ trả lời “chắc như đinh đóng cột” là chị chỉ cần vào Châu Âu trước ngày 8/8, sau đó ở đủ 20 ngày rồi về, nghĩa là xuất cảnh sau ngày 8/8 không vấn đề gì cả. Thế nên thay bằng xuất cảnh ngày 20/7 thì đến ngày 22/7 em mới đi và 23/7 mới chính thức đặt chân lên Châu Âu. Và cái giá em phải trả như thế nào thì cuối chuyến đi em sẽ kể cho các bác nghe sau.
Về phần chi phí, cái gì book online và thanh toán được bằng thẻ visa là em đều thanh toán hết luôn từ nhà để đề phòng nhỡ mà bị trộm nó khoắng sạch ví thì đỡ phải ra công viên ngủ vì em thấy bảo Châu Âu trộm cắp như ranh . Chuyện móc túi thì em có tận 3 lần trải nghiệm cơ ạ, em sẽ chia sẻ với các bác ở trong bài sau.
Lên lịch trình cũng khá đau đầu vì Châu Âu bao gồm nhiều nước, đi nước nào bỏ nước nào là cả một vấn đề khi mà em không có tí ti kinh nghiệm gì. Sau khi tham khảo tất cả bạn bè, họ hàng các kiểu thì thấy đa phần mọi người chọn đi Bắc Âu, Tây Âu là chính, đi Nam Âu và Đông Âu có vẻ ít người đi hơn và thông tin cũng ít hơn chút, nên “cân đo đong đếm” chán chê xong em quyết định tập trung vào khu vực Nam Âu.
Đây là bản lịch trình ban đầu của em, bao gồm luôn cả phương tiện di chuyển giữa các thành phố.
Đây có lẽ là công trình điên rồ về quy môKhông đặt vé online trước, nên kết quả là đến nơi được nghe thông báo vé trong ngày đã bán hết dù lúc đó mới chỉ 10 rưỡi sáng. Lúc đó em mới biết vé thăm quan nhà thờ này chỉ bán online . Cũng không thể dời sang ngày mai vì em đã đặt vé đi Madrid tối đó rồi. Tiếc vô cùng luôn vì mục đích chính của em đến đây là vì cái nhà thờ này.
Đành bảo Fanny chụp cho mấy kiểu phía ngoài (mà trình độ chụp ảnh của cô nàng này thì tệ ngang với em).
La Sagrada Família là một kiệt tác kiến trúc của Antoni Gaudí, kiến trúc sư vĩ đại bậc nhất người Catalan và là một trong danh sách 12 bảo vật của Tây Ban Nha.
Đến nay người ta vẫn chưa biết Antoni Gaudí là thiên tài hay là một kẻ điên rồ, nhưng có một sự thật không thể phủ nhận là công trình của ông đã vượt qua tất cả những công trình mang tính biểu tượng khác ở Tây Ban Nha về mọi mặt mặc dù nó còn đang dang dở chưa được hoàn thiện
Ban đầu, một tổ chức tôn giáo đã thuê kiến trúc sư của giáo phận là Francisco de Paula del Villar để xây dựng những gì được lên kế hoạch ban đầu như một nhà thờ tân Gothic điển hình. Nhưng khi Villar từ chức một năm sau khi bắt đầu xây dựng, dự án được chuyển cho Gaudí. Khi ấy Gaudí không phải là một người Công giáo nhưng ông ngày càng trở nên sùng đạo khi làm việc ở La Sagrada Família. Ông đã nói rằng đây là “Món quà ông dành tặng cho Chúa”.
Công trình được linh mục Urquinaona đã đặt viên đá nền móng đầu tiên vào ngày 19/3/1882.
Nói chung, La Sagrada Família là biểu tượng cho cuộc đời của Chúa Jesus. Có rất nhiều biểu tượng trong mỗi cấu trúc của La Sagrada Família, tạo ra một hình ảnh trực quan về niềm tin Cơ đốc giáo. Gaudí đã thiết kế ba mặt tiền mang tính biểu tượng cho nhà thờ là Vinh quang (Glory), Chúa giáng sinh (Nativity) và Đam mê (Passion), lần lượt hướng về phía nam, đông và tây.
Khi Gaudí đột ngột qua đời ở tuổi 73, do bị xe điện đâm trên một con phố đông đúc ở Barcelona vào năm 1926, ông đã cống hiến cho La Sagrada Família cả thảy 43 năm. Kể từ khi thành lập, công trình hoàn toàn dựa vào sự đóng góp của tư nhân và đã có nhiều lần bị đình trệ do thiếu kinh phí.
Các thế hệ thợ thủ công và kiến trúc sư nối gót Gaudi đã dựa vào các bản vẽ và mô hình thạch cao còn lại để thúc đẩy dự án, tuân thủ tầm nhìn của Gaudí một cách chặt chẽ nhất có thể.
Ngày nay, các kiến trúc sư và thợ thủ công có thể sử dụng các phần mềm như Rhinoceros, Cadds5, Catia và CAM để hiểu các hình học phức tạp và hình dung toàn bộ tòa nhà và nhờ áp dụng các công nghệ xây dựng và thiết kế kỹ thuật số hiện đại, tiến độ thi công công trình đã được đẩy nhanh hơn.
Một điều đáng nói ở đây là La Sagrada Família không có giấy phép xây dựng kể từ khi nó được khởi công cho tới gần đây. Vào ngày 18 tháng 10 năm 2018, sau 3 năm thương lượng, chính quyền thành phố Barcelona và những người phụ trách Vương cung Thánh đường La Sagrada Família mới đạt được thỏa thuận về giấy phép xây dựng chính thức. Vậy là nhà thờ dở dang này cuối cùng đã có được giấy phép xây dựng sau 137 năm.
Vài thế hệ người dân ở Barcelona đã chứng kiến sự thay đổi của nhà thờ kể từ khi nó hiện diện ở đó cho đến nay.
Quan trọng hơn cả là chính phủ Tây Ban Nha đã tuyên bố, kiệt tác này sẽ được hoàn thành vào năm 2026, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Gaudí.
Nhà thờ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện với các giàn giáo dày đặc và công trường ngổn ngang vật liệu. Hàng ngày du khách cứ việc tham quan, còn những người công nhân thì vẫn mải mê làm công việc của họ.
Chưa bao giờ bay châu Âu qua Nga, trừ phi transit thôiGiờ bay từ Việt nam đi châu Âu chắc phải bay vòng tránh nhỉ. Trước em nhớ hay bay qua lãnh thổ Nga.
Ngay gần Trevi cách mấy trăm m có cái Spanish Steps cũng nên điNgười ta nói rằng nếu muốn chuyến đi đến Rome được coi là hoàn hảo thì du khách sẽ phải ghé thăm Đài phun nước Trevi (Fontana di Trevi) vốn được mệnh danh là một trong những đài phun nước đẹp nhất thế giới.
Đài phun nước nằm ở quảng trường Piazza di Trevi ngay tại nơi giao nhau của 3 con phố nên nó mới có cái tên là Fontana di Trevi (“tre vie” nghĩa là “ba con phố”).
Mặc dù trời mưa nhưng có vẻ chẳng ảnh hưởng gì, xung quanh đài phun nước này hình như chẳng bao giờ vắng vẻ. Như mọi điểm du lịch khác của Rome, ở đây cũng phải chen chân vào để chụp ảnh, mà phải chụp thật nhanh để còn nhường chỗ cho người khác. Sau khi chụp xong thì đứng ra xa xa một chút rồi mới bắt đầu từ từ ngắm vẻ đẹp của đài phun nước sau.
Đẹp mê hồn mợ ơi, chắc phải thăm vài ngày mới tạm hết được khu này.Bức phù điêu Vua Louis XIV và những tác phẩm trang trí trong The War room.
Sảnh gương (Hall of Mirrors) nằm ở trung tâm lâu đài, giữa khu vực của nhà vua và nữ hoàng, chiếm toàn bộ cạnh đáy tòa nhà hình chữ U, một mặt quay hướng ra khu vườn chính ở phía sau.
Một đầu Sảnh Gương là Phòng Chiến tranh (The War Room) và đầu còn lại là Phòng Hòa bình (The Peace Room).
Phòng ngủ của Vua (The King’s Chamber) ở trung tâm của lâu đài. Đây cũng là nơi mà Nhà vua băng hà.
Cám ơn bác! Em đi cách đây mấy năm rồi ạ!em hóng chuyen đi của cụ chủ. Chúc cụ chủ có chuyến đi may mắn vui vẻ ạ
Châu Âu rông quá, cụ hỏi vậy thì cũng hơi khó trả lời. Theo quan điểm của em nếu muốn chi phí thấp thì đi Nam Âu như em, nhiều tiền hơn thì đi Bắc Âu. Và 8~9 ngày thì chỉ nên đi thăm 1~2 nước chứ đi 5~6 nước như các tour họ làm thì k đủ để ngắm hay cảm nhận gì đâu ạ.Đi châu Âu mà chỉ 8-9 ngày thì nên đi chỗ nào cc nhỉ?
Có nhiều say mê tìm hiểu thì họ dành cả tuần luôn ấy ạĐẹp mê hồn mợ ơi, chắc phải thăm vài ngày mới tạm hết được khu này.
Có, em có đi ạ!Ngay gần Trevi cách mấy trăm m có cái Spanish Steps cũng nên đi
Đúng đấy cụ, thiên tài bao giờ cũng hơi điên một tíĐây có lẽ là công trình điên rồ về quy mô
Cụ chủ thớt cho em hỏi 8 tiếng quá cảnh ở sân bay IST có đủ ra ngoài làm 1 vòng tour nhanh không nhỉ, do em chưa ở sân bay IST bao giờĐúng đấy cụ, thiên tài bao giờ cũng hơi điên một tí
Tùy theo cụ xuống sân bay lúc mấy giờ. Từ sân bay IST cụ bắt taxi ra thẳng quảng trường Hippodrome (chắc mất 30+ phút), bắt đầu đi thăm Blue Mosque, Hagia Sophia, Topkapi trong vòng 8h là thoải mái, nếu dư nhiều thời gian thì có thể đi thăm Grand Bazaar - kiểu chợ giời ( nhưng nhớ mặc cả và mấy thứ kẹo, quả sấy, mứt thì vào siêu thị mua rẻ hơn ). 8h thì em nghĩ cụ ko đủ thời gian để qua thăm khu bên bờ Tây là tháp Galata, phố đi bộ, quảng trường Taksim và đặc biệt là cung điện Dolmabahce - cung điện mới của Ottoman ( em thích cái này hơn Topkapi).Cụ chủ thớt cho em hỏi 8 tiếng quá cảnh ở sân bay IST có đủ ra ngoài làm 1 vòng tour nhanh không nhỉ, do em chưa ở sân bay IST bao giờ
Bác có Visa vào Schengen thì có vào Istanbul thăm thú 1 đêm được không nhỉ?Tùy theo cụ xuống sân bay lúc mấy giờ. Từ sân bay IST cụ bắt taxi ra thẳng quảng trường Hippodrome (chắc mất 30+ phút), bắt đầu đi thăm Blue Mosque, Hagia Sophia, Topkapi trong vòng 8h là thoải mái, nếu dư nhiều thời gian thì có thể đi thăm Grand Bazaar - kiểu chợ giời ( nhưng nhớ mặc cả và mấy thứ kẹo, quả sấy, mứt thì vào siêu thị mua rẻ hơn ). 8h thì em nghĩ cụ ko đủ thời gian để qua thăm khu bên bờ Tây là tháp Galata, phố đi bộ, quảng trường Taksim và đặc biệt là cung điện Dolmabahce - cung điện mới của Ottoman ( em thích cái này hơn Topkapi).
Ảnh em chụp từ bờ tây sang bờ đông.