Em cũng tranh thủ khoe một cái (l) Cá nhân em cũng rất hay hoài nghi về chữ NHẪN của con người. Ví như đọc Phùng Quán, em thấy cũng hơi nghi ngờ về một cuộc đời đầy những khổ nạn nhưng cuối đời dường như ông chẳng oán hận ai. Em cũng không tin đời có nhiều người như thế nhưng với Tướng quân :77:
Ai còn nhớ chuyện Tây Bắc, ĐBP thì vào thêm cho xôm. Em thì nhớ rằng cụ cho kéo pháo vào định "đánh nhanh, thắng nhanh" nhưng sau khi xét binh luợc không thể chắc thắng, MÌNH CỤ quyết phải kéo pháo ra - các bạn chuyên gia Tàu không tham gia việc này.
Một quyết định không đơn giản nếu biết rằng các cụ xưa đã đào hàng trăm km đường để kéo pháo vào Điện Biên chỉ bằng xẻng, cuốc, xà beng. Và nguồn lương thực vận chuyển bằng quang gánh dưới xuôi phục vụ bộ đội ĐIện Biên chỉ còn lại 8% khi tới nơi! - do người gánh cũng phải ăn dọc đường nên hết cả :102:
Một bản lĩnh kinh người!
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237ntn3n4nnn31n343tq83a3q3m3237n2n
Mời các bác đọc chương này, đây là một chương mà em thán phục Đại Tướng vô cùng.
Em trích dẫn một đoạn nhé.
"
.......
Không khí sở chỉ huy rất nhộn nhịp. Cán bộ tham mưu tấp nập chuẩn bị bản đồ, sa bàn. Tôi gặp lại các anh Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chinh trị, anh Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, những người đã đi trước một tháng. Trong cuộc hội ý Đảng uỷ Mặt trận, đúng như lời anh Thái, ý kiến những là: cần đánh ngay trong lúc địch chưa tăng thêm quân và củng cố công sự, có khả năng giành chiến thắng trong vài ngày đêm. Dự kiến với tinh thần "mở đường thắng lợi" của bộ đội và dân công như hiện nay, khoảng năm ngày nữa, có thể làm xong đường đưa pháo vào trận địa. Tôi gặp một số cán bộ tìm hiểu thêm tình hình. Ai nấy đều tỏ ra hân hoan với chủ trương đánh nhanh chóng nhanh. Mọi người cho rằng nếu không đánh sớm, địch tăng cường công sự, tập đoàn cứ điểm sẽ trở nên quá mạnh, và cũng lo chiến dịch kéo dài, sẽ khó giải quyết vấn đề tiếp tế trên tuyến đường từ hậu phương ra mặt trận quá xa, địch còn đánh phá quyết liệt hơn.
Tôi thấy cần gặp Trưởng đoàn Cố vấn quân sự của bạn, hy vọng sẽ có sự đồng tình: lựa chọn phương án ,,đánh nhanh chóng nhanh" là quá mạo hiểm. Tôi hỏi đồng chí nghĩ gì về ý kiến của bộ phận chuẩn bị chiến trường. Đồng chí Vi Quốc Thanh nói đã gặp đồng chí Mai Gia Sinh và những chuyên gia cùng đi với cán bộ Việt Nam. Các chuyên gia và các đồng chí Việt Nam đều nhất trí là cần đánh sớm, có nhiều khả năng giành chiến thắng.
Tôi trình bày những suy nghĩ của mình, với so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, không thể huy động toàn bộ sức mạnh của ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm trong thời gian một vài ngày. Đồng chí Vi cân nhắt rồi nói: "Nếu không đánh sớm, nay mai địch tăng thêm quân và củng cố công sự thì cuối cùng, sẽ không còn điều kiện công kích quân địch".
Tôi vẫn cho rằng đánh nhanh không thể giành thắng lợi nhưng chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ phương án các đồng chí đi trước đã lựa chọn. Cũng không còn thời gian báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị, tôi đồng ý triệu tập hội nghị triển khai kế hoạch chiến đấu. Tôi nói với đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, chánh văn phòng của Bộ, sự cân nhắc của mình, dặn theo dõi tình hình, nghiên cứu, suy nghĩ thêm, và chỉ được trao đổi riêng với mình về vấn đề này. Tôi chỉ thị cho đồng chí Cao Pha, cục phó Cục 2, điều tra thật cẩn thận những vị trí trên cánh đồng hướng tây, nơi được coi là sơ hở ta sẽ dùng mũi chọc sâu đánh vào, và yêu cầu phải báo cáo hàng ngày những hiện tượng như tăng quân, củng cố công sự của địch..... "
"....
Khi phổ biến quyết tâm chiến đấu, để chuẩn bị phần nào tư tưởng cho cán bộ, tôi nói: "Hiện nay, địch chưa có triệu chứng thay đổi lớn. Chúng ta cần ra sức nắm vững địch tình, để một khi địch có thay đổi thì kịp thời xử trí".
Trước mỗi trận đánh, tôi thường khuyến khích cán bộ nói hết khó khăn, để củng bàn cách khấc phục.
Nhưng lần này, các đơn vị đều hăng hái nhận nhiệm vụ. Chỉ có những người hỏi cho rõ hơn, không một ai thắc mắc gì. Sau này, tôi mới biết có những đồng chí chỉ huy cảm thấy nhiệm vụ quá nặng, lo phải đột phá liên tiếp, trận đánh kéo dài, không giải quyết được thương binh và tiếp tế đạn dược. Nhưng trước không khí hào hùng trao nhiệm vụ, không ai dám nói những băn khoăn của mình.......
"
"....
Khi đi thăm đường kéo pháo, tôi cảm thấy băn khoăn Con đường kéo pháo khá dài, nằm trên địa hình hiểm trở, nhiều dốc cao, vực sâu. Tôi thấy rất khó đưa pháo vào trận địa đúng thời gian dự kiến. Và việc tiếp đạn khi chiến đấu sẽ rất khó khăn.
Sau bảy đêm, pháo vẫn chưa tới vị trí quy định. Thời gian nổ súng dự định ngày 20 tháng 1 năm 1954, phải lui lại năm ngày. Chúng ta chưa lường hết trở ngại khi dùng sức người kéo những khối thép nặng hai tấn, qua những dốc cao 30, 40 độ, có chỗ lên tới 60 độ, lại bị máy bay và pháo địch cản trở. Trong những ngày qua, có những cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh để cứu pháo khỏi lăn xuống vực sâu. Trước đó, xe chỉ chuyển pháo tới cửa rừng Nà Nham, đề phòng vào gần hơn địch phát hiện tiếng động cơ. Bộ chỉ huy chiến dịch buộc phải có một quyết định mới: cho 351 dùng xe Ô tô đưa pháo vào khu vực Nà Ten, Nà Hy để giảm khoảng ba đêm kéo pháo bằng tay.
Từ hội nghị Thẩm Púa tới khi đưa pháo vào trận địa đối với tôi là một thời gian rất dài. Nhiều đêm thao thức. Suy tinh, cân nhắc rất nhiều lần, vẫn chỉ tìm thấy rất ít yếu tố thắng lợi. Tôi căn dặn các phái viên đi nậm tình hình, thấy bất cứ điều gì đáng chú ý đều phải báo cáo kịp thời. Mọi người đều phản ánh tinh thần chuẩn bị chiến đấu rất cao của cán bộ, chiến sĩ. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn nói với tôi trong quá trình chiến đấu, sẽ phải đột phá liên tụm ba lần mới vào được tung thâm. Nhưng đây chỉ là sự tính toán công việc phải làm. Đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ, đảm nhiệm mũi chọc sâu, hoàn toàn giữ im lặng. Sang ngày thứ chín, hai ngày trước khi nổ súng, đồng chí Phạm Kiệt, cục phó Cục Bảo vệ, theo dõi việc kéo pháo ở phía tây, đề nghị gặp tôi qua điện thoại. Anh Kiệt nhận xét: "Pháo của ta đều đặt trên trận địa dã chiến, địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo, hoặc máy bay đánh phá sẽ khó tránh tổn thất. Một số pháo vẫn chưa kéo được tới trận địa". Đây là người đầu tiên, và cũng là duy nhất, phát hiện khó khăn.
Theo quy định, đồng chí Cao Pha, cục phó Cục 2, phản ánh tình hình địch với Chỉ huy trưởng chiến dịch hàng ngày, khi có những hiện tượng đột xuất như địch tăng quân, rút quân thì phải báo cáo ngay. Tin tức thu được từ ba nguồn: các đơn vị đang bao vây, trinh sát của Bộ, tin của địch thu qua vô tuyến điện. Tôi được biết ở Mường Thanh, quân địch đã có thêm nhiều xe tăng và trên bốn chục khẩu pháo 105 và 155 ly. ở nhiều cứ điểm, địch đã xây dựng công sự kiên cố. Tôi đặc biệt chú ý hệ thống công sự phụ, những hàng rào dây thép gai và bãi mìn địch không ngừng mở rộng mỗi ngày, có nơi đã rộng tới hơn 100 mét, thậm chí 200 mét! Ngày 24, Cục 2 báo cáo, trong ngày địch vừa tăng cường cho Điện Biên Phủ thêm một tiểu đoàn, đưa lực lượng lên tới 10 tiểu đoàn (thực tế lúc đó địch đã có 12 tiểu đoàn).
Nhũng cứ điểm phía tây, nơi mũi chinh đại đoàn 308 sẽ đột phá, tuy không mạnh như một số cao điểm, nhưng nằm trên cánh đồng trống, bộ đội không có địa hình ẩn náu, địch dễ sử dụng xe tăng, pháo binh, máy bay và lực lượng phản kích đối phó. Đồng chí Hiếu nhận xét: “Công tác tư tưởng mới nhấc nhiều tới quyết tâm mà ít bàn cách khoc phục những khó khăn trong trận đánh".
Gần ngày nổ súng, cơ quan tác chiến báo cáo: trung đoàn trưởng Hoàng Cầm ở 312, đề nghị trả lại bớt pháo, vì được trao quá nhiều pháo ? Đây là hiện tượng cần chú ý. Chưa bao giờ một đơn vị đột kích lại từ chối pháo phối thuộc!........"
"......
Tôi cảm thấy như cả tháng đã trôi qua. Nhưng tính lại từ khi trao nhiệm vụ chiến đấu tới đó, chỉ mới có mười một ngày. Mỗi ngày, tôi càng nhận thấy rõ là không thể đánh nhanh được. Lời Bác dặn trước lúc lên đường và nghị quyết Trung ương hồi đầu năm lại văng vẳng bên tai: "chỉ được thắng không được bại, vì bại thì hết vốn”. Đêm ngày 25 tháng 1 năm 1954, tôi không sao chợp mắt. ĐẦU đau nhức. Đồng chí Thùy, y sĩ, buột lên trán tôi một nậm ngải cứù.
Tôi đã hiểu vì sao mọi người đều lựa chọn phương án đánh nhanh ? Vấn đề tiếp tế khó khăn chỉ là một lý do. Chúng ta không phải hoàn toàn không có cách khắc phục khó khăn này. Lý do chính là e thời gian chuẩn bị kéo dài, địch sẽ tăng thêm quân, tập đoàn cứ điểm ngày càng mạnh, sẽ làm ta mất cơ hội tiêu diệt địch ! Nhiều người cho rằng sự xuất hiện lần đầu của lựu pháo và cao xạ sẽ làm quân địch choáng váng. Nhưng chúng ta chỉ có vài ngàn viên đạn ? Đặc biệt, mọi người đều tin vào khí thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần. Nhưng sức mạnh tinh thần cũng có những giới hạn. Không phải chỉ với sức mạnh tinh thần cao mà lúc nào cũng chiến thắng quân địch ? Chúng ta cũng không thể giành chiến thắng với bất kể giá nào, vì phải giữ gìn vốn liếng cho cuộc chiến đấu lâu dài.
Khi nghe anh Thái nói lần đầu ở Tuần Giáo về khả năng đánh nhanh thang nhanh, tôi đã cảm thấy làm như vậy là mạo hiểm. Từ đó đến nay, tình hình địch đã thay đổi nhiễu. Chúng đã củng cố công sự phòng ngự, không còn là trận địa dã chiến. Bộ đội sẽ phải tiến hành một trận công kiên vào một tập đoàn cứ điểm phòng ngự vững chắc chưa từng có.
Ba khó khăn hiện lên rất rõ.
Thứ nhất: - Bộ đội chủ lực ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là tiểu đoàn địch tăng cường, có công sự vững chắc ở Nghĩa Lộ. ở Nà Sản, chúng ta mới đánh vào vị trí tiểu đoàn, dưới tiểu đoàn, công sự dã chiến nằm trong tập đoàn cứ điểm, vẫn có những trận không thành công, bộ đội thương vong nhiều.
Thứ hai: - Trận này tuỷ ta không có máy bay, xe tăng, nhưng đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với quy mô lớn lần đầu, mà lại chưa qua diễn tập. Vừa qua, có trung đoàn trưởng xin trả lại pháo vì không biết phối hợp thế nào !
Thứ ba: - Bộ đội ta từ trước tới nay mới chỉ quen tác chiến ban đêm, ở những địa hình dễ ẩn náu. Chủ lực ta chưa có kinh nghiệm công kiên ban ngày trên trận địa bằng phang, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng. Trận đánh sẽ diễn ra trên một cánh đồng dài 15 kilômét và rộng 6 - 7 kilômét...Tất cả mọi khó khăn đó đều chưa được bàn bạc kỹ và tìm cách khắc phục. Nhưng giải quyết ra sao ? Pháo binh đã vào vị trí, các đại đoàn đều có mặt ở tuyến xuất phát xung phong. Quyết định hoãn trận đánh một lần nữa sẽ tác động tới tinh thần bộ đội như thế nào...?
Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khoc dù bộ đội có thắc mắc. Phải chuyển từ phương án "đánh nhanh thắng nhanh sang "đánh chắc tiến nhắc". Thời gian chuẩn bị sẽ kéo dài. Ngoài công tác chuẩn bị đánh địch ở Điện Biên Phủ, bộ đội ta cần có những hoạt động tạo nên bất ngờ mới cho địch. Tôi nghĩ trước mắt sẽ điều ngay một cánh quân sang Thượng Lào thu hút quân địch về hướng này, có thể quét sạch hành lang Điện Biên Phủ - Luông Phabăng chúng mới lập ở lưu vực sông Nậm Hu.
Và cần nhắc Liên khu 5 triển khai nhanh chiến dịch ở Tây Nguyên...Phải họp ngay Đảng ủy Mặt trận... Suốt đêm tôi chỉ mong trời chóng sáng.
.... "