- Biển số
- OF-204473
- Ngày cấp bằng
- 1/8/13
- Số km
- 64
- Động cơ
- 320,540 Mã lực
Nỗi nhớ Trường Sa
Tạm gác lại bao công việc đang dang dở, bộn bề, tôi có dịp đến Trường Sa. Khi ánh bình minh như sà xuống sát mặt biển, sắc màu trời, nước quyện vào nhau cũng là lúc con tàu bắt đầu cập bến.
Đứng trước biển cả mênh mông, tôi bỗng cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé. Những lúc biển động sóng gầm, thiên tai dội xuống. Giữa biển khơi trùng sóng, con người lại tìm đến một niềm an ủi, một tia hi vọng nào đó mong trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa và trở về đất liền với khoang thuyền đầy ắp cá tôm. Niềm hi vọng ấy chỉ biết trông chờ vào các vị thần linh của biển cả, vào sự đoàn kết, ý chí một lòng của những con người nơi đây. Dọc bờ biển đất nước, vùng trung du hay trên những hòn đảo giữa biển khơi, nơi đâu có cư dân Việt Nam sinh sống, nơi đó có sự hiện hữu của những ngôi chùa, mái đình…
Trường Sa hiện ra trước mắt tôi khác hẳn với những gì trong suy nghĩ. Những cụm đảo thật bình yên với bao cuộc sống thường nhật. Diện mạo của Trường Sa đang ngày càng được đổi mới khang trang, kiên cố hơn, cây xanh tỏa tràn bóng mát. Nhiều công trình đa chức năng phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng và tạo điều kiện sinh hoạt cho quân, dân trên đảo. Bằng sự nỗ lực của con người, những ngôi chùa, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các công trình văn hóa khác được xây dựng kiên cố, khang trang. Đó như là một minh chứng rằng: Làng quê Việt Nam đã có mặt ở Trường Sa... Những ngôi chùa được xây dựng trên những khu đất riêng, thanh tịnh, giao hòa với trời đất thiên nhiên. Từng hòn gạch có in dấu Quốc huy xây nên những ngôi chùa đã mang nặng nỗi niềm tình cảm của đất liền gửi ra Trường Sa. Góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Khi tiếng chuông chùa ngân vang như mang một thông điệp hướng thiện và bình yên, đáp ứng đời sống tâm linh và thể hiện khát vọng cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của quân, dân nơi tiền tiêu Tổ quốc.
Đại đức Thích Thanh Việt (chùa Phúc Hải- Nam Định) động viên cán bộ, chiến sỹ trên đảo.
Mỗi ngày trôi qua, người dân trên đảo lại vào chùa thỉnh hồi chuông, thắp nén nhang và tịnh tâm khấn vái. Cầu mong đức Phật phù hộ độ trì cho Quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc. Chùa ở trên đảo tuy chưa có nhiều hoa thơm, trái ngọt dâng lên đức Phật từ bi, nhưng có nhiều những tấm lòng thành kính hướng về cửa Phật. Những ngư dân đánh bắt hải sản trên ngư trường ở Trường Sa cũng thường ghé thuyền vào đảo, thắp nén tâm hương cầu mong có sức khỏe dẻo dai, mỗi chuyến ra khơi đều may mắn, thuận buồm xuôi gió và tôm cá đầy khoang. Những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đều hướng mặt tiền ra biển lớn, luôn mở rộng cửa đón luồng gió mới quê hương. Trường Sa hôm nay đã có điện thắp sáng từ năng lượng mặt trời và sức gió, có bệnh viện với những phòng mổ đạt tiêu chuẩn, có trường học cho các em thơ cắp sách tới trường và có cả những nhà tu hành xuất gia thực hành Phật pháp, càng làm cho những ngôi chùa ấm áp, gần gũi và linh thiêng.
Trường Sa! hai tiếng thiêng liêng ấy luôn gợi cho chúng ta đầy cảm xúc, là những nỗi nhớ, niềm thương, lòng tin yêu và sự khâm phục… Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng mong được đặt chân đến đó một lần, được hãnh diện ngắm khoảng trời Tổ quốc mênh mông. Đang thả bước dưới những tán bàng vuông, tôi chợt nghe câu hát văng vẳng đâu đây: “Trường Sa một lần tôi đến/ Mênh mông biển mặn thầm thì/Người lính ngày đêm giữ đảo/Khoảng trời riêng là một bản tình ca...”. Nhớ đêm Trường Sa... đó không chỉ đơn thuần là lời trong bài hát đầy cảm xúc, nỗi nhớ ấy còn được thể hiện rất chân thành từ trái tim của những người con đất mẹ, của cả những người lính đang công tác trên quần đảo Trường Sa.
Lê Phúc
Tạm gác lại bao công việc đang dang dở, bộn bề, tôi có dịp đến Trường Sa. Khi ánh bình minh như sà xuống sát mặt biển, sắc màu trời, nước quyện vào nhau cũng là lúc con tàu bắt đầu cập bến.
Đứng trước biển cả mênh mông, tôi bỗng cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé. Những lúc biển động sóng gầm, thiên tai dội xuống. Giữa biển khơi trùng sóng, con người lại tìm đến một niềm an ủi, một tia hi vọng nào đó mong trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa và trở về đất liền với khoang thuyền đầy ắp cá tôm. Niềm hi vọng ấy chỉ biết trông chờ vào các vị thần linh của biển cả, vào sự đoàn kết, ý chí một lòng của những con người nơi đây. Dọc bờ biển đất nước, vùng trung du hay trên những hòn đảo giữa biển khơi, nơi đâu có cư dân Việt Nam sinh sống, nơi đó có sự hiện hữu của những ngôi chùa, mái đình…
Trường Sa hiện ra trước mắt tôi khác hẳn với những gì trong suy nghĩ. Những cụm đảo thật bình yên với bao cuộc sống thường nhật. Diện mạo của Trường Sa đang ngày càng được đổi mới khang trang, kiên cố hơn, cây xanh tỏa tràn bóng mát. Nhiều công trình đa chức năng phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng và tạo điều kiện sinh hoạt cho quân, dân trên đảo. Bằng sự nỗ lực của con người, những ngôi chùa, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các công trình văn hóa khác được xây dựng kiên cố, khang trang. Đó như là một minh chứng rằng: Làng quê Việt Nam đã có mặt ở Trường Sa... Những ngôi chùa được xây dựng trên những khu đất riêng, thanh tịnh, giao hòa với trời đất thiên nhiên. Từng hòn gạch có in dấu Quốc huy xây nên những ngôi chùa đã mang nặng nỗi niềm tình cảm của đất liền gửi ra Trường Sa. Góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Khi tiếng chuông chùa ngân vang như mang một thông điệp hướng thiện và bình yên, đáp ứng đời sống tâm linh và thể hiện khát vọng cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của quân, dân nơi tiền tiêu Tổ quốc.
Đại đức Thích Thanh Việt (chùa Phúc Hải- Nam Định) động viên cán bộ, chiến sỹ trên đảo.
Mỗi ngày trôi qua, người dân trên đảo lại vào chùa thỉnh hồi chuông, thắp nén nhang và tịnh tâm khấn vái. Cầu mong đức Phật phù hộ độ trì cho Quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc. Chùa ở trên đảo tuy chưa có nhiều hoa thơm, trái ngọt dâng lên đức Phật từ bi, nhưng có nhiều những tấm lòng thành kính hướng về cửa Phật. Những ngư dân đánh bắt hải sản trên ngư trường ở Trường Sa cũng thường ghé thuyền vào đảo, thắp nén tâm hương cầu mong có sức khỏe dẻo dai, mỗi chuyến ra khơi đều may mắn, thuận buồm xuôi gió và tôm cá đầy khoang. Những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đều hướng mặt tiền ra biển lớn, luôn mở rộng cửa đón luồng gió mới quê hương. Trường Sa hôm nay đã có điện thắp sáng từ năng lượng mặt trời và sức gió, có bệnh viện với những phòng mổ đạt tiêu chuẩn, có trường học cho các em thơ cắp sách tới trường và có cả những nhà tu hành xuất gia thực hành Phật pháp, càng làm cho những ngôi chùa ấm áp, gần gũi và linh thiêng.
Trường Sa! hai tiếng thiêng liêng ấy luôn gợi cho chúng ta đầy cảm xúc, là những nỗi nhớ, niềm thương, lòng tin yêu và sự khâm phục… Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng mong được đặt chân đến đó một lần, được hãnh diện ngắm khoảng trời Tổ quốc mênh mông. Đang thả bước dưới những tán bàng vuông, tôi chợt nghe câu hát văng vẳng đâu đây: “Trường Sa một lần tôi đến/ Mênh mông biển mặn thầm thì/Người lính ngày đêm giữ đảo/Khoảng trời riêng là một bản tình ca...”. Nhớ đêm Trường Sa... đó không chỉ đơn thuần là lời trong bài hát đầy cảm xúc, nỗi nhớ ấy còn được thể hiện rất chân thành từ trái tim của những người con đất mẹ, của cả những người lính đang công tác trên quần đảo Trường Sa.
Lê Phúc