Thưa các cụ !
Số đông người Việt ta vốn có tính rào trước đón sau, muốn nói việc A thì lòng vòng sang việc B, loanh quanh một lúc rồi mới lòi ý chính ra....
Nhất là những người ở miền Bắc, thấy đẹp 1 thì khen lên 10, thấy xấu thì không dám góp ý sợ đụng chạm, mếch lòng... Người Nam tiếp xúc nhiều khi không thể hiểu nổi và họ đưa ra 1 câu nhận xét: - Nói zậy nhưng hổng phải zậy !!!
Thể hiện rõ nhất trong các cuộc họp, góp ý hay thậm chí cả trên bàn tiệc đều thường sử dụng đoạn văn sáo rỗng thế này:
- Thực lòng tôi không muốn nói, nhưng.....
- Em chẳng muốn làm thế đâu, nhưng....
Những câu trên nghe có vẻ rất đạo đức, chân thành, nhưng bản chất bên trong là sáo rỗng. Anh tát vào mặt người ta một phát rồi còn giả đò bảo
- TÔI KHÔNG MUỐN TÁT ĐÂU - NHƯNG....
Vậy đầu Anh ko bảo được tay à ? Việc này khác hẳn với việc LỰA LỜI MÀ NÓI CHO VỪA LÒNG NHAU của một số cụ sẽ dẫn chứng ở dưới đây.
Anh muốn góp ý, muốn xử lý tại sao không nhìn thẳng vào vấn đề mà nói:
- Ý kiến tôi thế này, anh chị thấy sao ??
Lại cứ phải lòng vòng rào đón kiểu đạo đức giả như thế ? Thiết nghĩ, nếu miệng và bụng còn đưa đẩy nhau thì khó mà thực lòng sống với nhau lâu được ạ.