- Biển số
- OF-341217
- Ngày cấp bằng
- 3/11/14
- Số km
- 167
- Động cơ
- 275,243 Mã lực
https://www.bbc.com/vietnamese/sport-46124600
Các cụ thấy sao
Các cụ thấy sao
Em chả tìm thấy chút chất xám nào trong này các cụ ạ.HLV Park không hề nâng tầm bóng đá Việt Nam
Long BaGửi tới BBC từ Hà Nội
- 7 tháng 11 2018
- Chia sẻ trên Facebook
- Chia sẻ trên Messenger
- Chia sẻ trên Twitter
- Chia sẻ trên Email
- Chia sẻ
Bản quyền hình ảnhEPA
Image captionHLV Park Hang Seo
Trong năm 2018 HLV Park Hang Seo đã giúp Việt Nam đạt được một số thành tích khiến cho người hâm mộ nghĩ rằng bóng đá nước nhà đã ở một đẳng cấp khác. Điều này đúng hay sai?
Nhờ cảm xúc
Giải đấu mang lại cơn sốt bóng đá ở Việt Nam đầu năm nay là giải U23 châu Á. Thực chất người Việt không coi trọng giải này, bằng chứng là trước trận Tứ kết, không nhiều người quan tâm đến nó. Nếu là một giải thật sự quan trọng thì người ta phải chú ý ngay từ đầu, là World Cup chẳng hạn, hay AFF Cup cho dễ hình dung, chưa biết thắng thua, các trận có đội nhà đều được tất cả mọi người theo dõi.
Thực tế là ngay từ vòng bảng Việt Nam đã có một trận thắng nhưng có gây nên cơn sốt nào đâu, ngay cả khi lần đầu tiên lọt vào tứ kết cũng chưa gây sốt. Cơn sốt chỉ xuất hiện sau cuộc lội ngược dòng trước Iraq, đặc biệt là nhờ 2 bàn thắng cảm xúc của Hà Đức Chinh và Phan Văn Đức
Đội U19 do HLV Hoàng Anh Tuấn trước đây từng lọt vào tới cả vòng chung kết U20 Thế giới năm 2017, các cấp độ của đội tuyển quốc gia chưa từng đạt được thành tích này - tức là được tham dự giải đấu tầm thế giới, vậy mà có cơn sốt nào đâu. Đơn giản là vì trong cả quá trình thi đấu, đội bóng ấy không có trận đấu nào có thể gọi là cảm xúc để đọng lại một ấn tượng sâu sắc.
Bàn thắng của Phan Văn Đức và Hà Đức Chinh có thể làm cả những người điềm tĩnh nhất cũng không thể kìm nén được, điều đấy là có thật. Và khi sung sướng, người ta được quyền ăn mừng, nhưng lấy đó để ăn mừng cho một trận thắng thì được, chứ nói nền bóng đá Việt Nam đã sang trang thì lại là một chuyện khác.
Chỉ là bóng đá trẻ
Bóng đá trẻ vẫn chỉ là bóng đá trẻ. Nói về sự thành công của bóng đá trẻ, thành công nhất phải kể đến lứa U19 mà Hoàng Anh Gia Lai là nòng cốt. Lứa bao gồm những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường này từng thắng U19 Úc đến 5-1 bằng lối đá tấn công - tức là thắng bằng đẳng cấp thực sự. Khi đó Công Phượng có thể một mình dắt bóng qua nhiều cầu thủ Úc, nhưng chỉ vài năm sau, ở cấp độ U23, Công Phượng không thể làm được việc tương tự với dù chỉ một cầu thủ Úc. Nếu đến cấp độ đội tuyển quốc gia, sự khác biệt còn lớn hơn nữa.
Chúng ta không phải là không biết đến điều này, bằng chứng là sự ít quan tâm đến giải đấu như đã nói ở trên, chẳng qua là cố lờ đi đấy thôi.
Nhờ điểm thích hợp
Bản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionU23 ăn mừng sau trận thắng Qatar
Ông Park Hang Seo đến Việt Nam rất đúng thời điểm, đó là khi đội bóng chơi tấn công của HLV Hữu Thắng vừa mới thất bại về thành tích, chính vì thế người ta sẵn sàng chấp nhận một lối đá thực dụng để có thành tích thay vì đẹp mắt.
HLV người Nhật Miura không được như thế, ông này đến vào đúng lúc lứa U19 của Hoàng Anh Gia Lai đang nổi như cồn với lối ban bật đẹp mắt nên người hâm mộ Việt không chịu nổi lối phòng ngự của ông dù thực tế là thành tích đội của ông không tồi.
Một lý do nữa khiến HLV Miura thất bại là ông không thể gạt bỏ cảm tình cá nhân dẫn đến việc loại các cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai khiến đội bóng mất tính đa dạng và mất đi cảm tình của người hâm mộ.
Park Hang Seo là người Hàn Quốc - nơi các đội bóng chơi thục dụng thiên về sức mạnh, triết lý này cũng không khác mấy so với ông Miura, nhưng ông Park lại là người mà bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai đưa về, nên dù muốn hay không thì cũng phải gọi những cầu thủ của Hoàng Anh Gia Lai lên tuyển. Nếu ở vị trí và thời điểm của ông Miura (tức là không phải người của bầu Đức), rất có thể HLV người Hàn Quốc sẽ chuộng những cầu thủ có thể lực tốt để chơi bóng như kiểu Hàn. Cũng có nghĩa đội hình của ông Park chưa hẳn đến từ ưa thích chiến thuật của ông, mà đến từ thời điểm, từ vị trí mà từ đó ông bắt đầu làm việc ở Việt Nam.
Ông Park được khen ngợi nhiều nhất ở việc thay người, gần như ai vào sân chơi cũng hay dù trước đấy chỉ là những cầu thủ vô danh. Việc có được những phương án để thay thế là điều bất kỳ HLV nào cũng muốn, nhưng không phải ai cũng có được. Ví dụ tiền vệ Phan Văn Đức - phát hiện mới từ giải U23 châu Á, nếu nói HLV Hữu Thắng là người có tư tưởng cục bộ địa phương thì chẳng có lý do gì mà ông không trọng dụng Phan Văn Đức - một người Nghệ An, nhưng thời điểm Hữu Thắng còn làm HLV thì cầu thủ trẻ này còn chưa được phát hiện. Khác biệt ở đây là tính thời điểm.
Bóng đá VN: Ngái ngủ với giấc mơ kê vàng
Bóng đá VN: HLV Park Hang-seo ra mắt mờ nhạt?
Thế hệ Quang Hải cần chuẩn bị cho World Cup 2026?
Cách chiến thắng
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHLV Nhật Bản chia tay Tuyển Việt Nam hồi 2016 sau một thời gian cầm quân.
Ông Miura bị chỉ trích rất nhiều vì lối chơi bóng dài, bóng bổng trong khi cầu thủ Việt Nam nhỏ con, "đá như thế khác gì biếu bóng cho đối thủ". Chỉ trích ấy là đúng, nhưng vấn đề là ông Park Hang Seo cũng dùng nhiều lối chơi ấy. Rất nhiều bán thắng của Việt Nam đến từ những pha bóng bổng mà về lý thuyết là gần như không có khả năng thành công trước những đối thủ cao to.
Cả 3 bàn trong trận đấu kỳ diệu nhất của U23 Việt Nam trước Iraq thực chất đều xuất phát từ bóng bổng. Bàn thắng cảm xúc của Phan Văn Đức là từ tình huống tạt bóng đơn giản vào trong mà thủ môn Irag bất ngờ bắt hụt bóng, bàn ghi bằng đầu của Hà Đức Chinh sau đó cũng từ pha đá phạt góc của Xuân Trường, bàn đầu tiên của Công Phượng cũng thế.
Cả giải U23 châu Á, VN ghi được 8 bàn thì có đến 4 bàn đến từ tình huống bóng bổng - tức là một nửa số bàn thắng, một tỷ suất quá khủng khiếp đối với một đội bóng nhỏ con. Điều này rất khó để lặp lại trong một giải đấu khác.
Những sai lầm không bị trả giá
Cũng như những đội bóng khác, hay cũng như đội Việt Nam ở những thời điểm khác, U23 Việt Nam cũng mắc nhiều sai lầm, tiêu biểu trong số đó là pha chọn điểm rơi không chính xác của thủ môn Bùi Tiến Dũng ở trận cuối cùng của vòng bảng gặp Syria, chỉ cần pha bóng đó dẫn đến bàn thua, Việt Nam đã bị loại và Bùi Tiến Dũng đã trở thành tội đồ chứ không phải người hùng sau giải đấu.
Bản quyền hình ảnhALAMY
Image captionSidikov Javokhir (Uzbekistan) và Nguyễn Tiến Dụng trong một pha tranh bóng tại trận chung kết U23 hôm 27/1/2018
Sự khác biệt về đội bóng của ông Park là những sai lầm của các cầu thủ không những không phải trả giá mà ngược lại: đối thủ mắc sai lầm rất nhiều. Điều này ngược lại với Hữu Thắng: Ở Sea Games 2017, Việt Nam đá khá tốt, nhưng bị loại chủ yếu vì sai lầm của thủ môn Phí Minh Long. Trước đó là trận bán kết lượt về trên sân nhà với Indonesia ở AFF Cup 2016, Việt Nam cũng chơi không tồi, nhưng sai lầm của Đình Đồng cùng thẻ đỏ quá nặng tay của trọng tài đối với thủ môn Nguyên Mạnh đã phá đi tất cả.
Hữu Thắng tất nhiên có sai lầm, nhưng đội của ông này không được hưởng lợi từ sai lầm của đối thủ, đối thủ của ông này không bỏ lỡ những cơ hội khó tin như U23 Syria đã bỏ lỡ trong trận cuối cùng của vòng bảng U23 châu Á trước Việt Nam của Park Hang Seo.
Đội của Hữu Thắng làm gì hưởng nấy, các bàn thắng phần lớn đều từ những pha phối hợp, dàn xếp rõ ràng. U23 của Park Hang Seo ghi được 8 bàn thì có đến 5 bàn từ các pha bóng lập bập của đối phương rồi bất ngờ bóng đến chân cầu thủ Việt Nam. Nếu nói rằng may mắn chỉ đến với những đội biết tạo ra nhiều cơ hội thì càng không đúng trong trường hợp này, đội của ông Park tạo được rất ít cơ hội.
Không thể gọi là đẳng cấp
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCổ động viên ở TP HCM theo dõi trận chung kết U23 hôm 27/1 trên màn hình cỡ lớn
Đội bóng nào thì cũng chỉ có chu kỳ thành công nhất định, thành công rồi cũng sẽ thất bại, nhưng sự khác biệt ở chỗ thời kỳ thành công ấy kéo dài bao lâu. Leicester vô địch giải ngoại hạng Anh một mùa, nhưng điều đó không thể khiến họ trở thành đội bóng lớn. Việt Nam có thể đánh bại Thái Lan 1 lần trong 10 năm, điều này cũng không thể khiến Việt Nam trở thành đội bóng đẳng cấp hơn Thái Lan.
Sự khác biệt còn đến ở lối chơi. Lối phòng ngự phản công thực dụng của Leicester có thể giúp họ thành công một lần, hay Hy Lạp vô địch Euro 2004 cũng thế, nhưng khó có lần thứ hai. Việt Nam vào chung kết U23 châu Á bằng lối chơi còn thực dụng hơn thế, phòng ngự chờ đợi thời cơ hơn thế, và tất nhiên còn khó để lặp lại hơn thế.
Sự tẻ nhạt nhàm chán trong lối chơi ở đội bóng của ông Park không kém gì Miura, có khi còn hơn. Trận tranh hạng Ba tại ASIAD với U.A.E mới đây có thể làm ngủ gật ngay kể cả đối với người không bao giờ ngủ trưa.
Lối chơi tấn công hay kiểm soát bóng không đảm bảo chiến thắng trong một giải đấu hay một trận đấu cụ thể, nhưng lối chơi ấy bền hơn qua nhiều năm, đảm bảo kết quả tương đối đồng đều trong một thời gian dài, và đấy mới là cách chơi của một đội bóng lớn, của một đội đẳng cấp.
Ở đây không nói Việt Nam phải chơi tấn công trước các đội bóng lớn. Yếu thì phải chơi theo cách của đội yếu. Chiến thắng trước đội mạnh hơn làm chúng ta sung sướng, điều ấy không có gì sai, nhưng không thể gắn nó với đẳng cấp.
Chất lượng cầu thủ Việt Nam hiện nay không hề được nâng cao, giải Vô địch quốc gia có chất lượng thấp đến mức ngay người Việt cũng không quan tâm ai là đội vô địch, và vì thế không thể đòi hỏi đội tuyển quốc gia phải có lối đá chất lượng được.
Park Hang Seo là HLV nước ngoài của một đội tuyển quốc gia, nhiệm vụ của ông là đưa đội bóng ấy đến chiến thắng, và ông ấy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ông Park không phải chịu trách nhiệm cho sự phát triển của một nền bóng đá, không thể làm thay nhiệm vụ của Liên đoàn bóng đá ở quốc gia đó được.
Bóng đá Việt Nam cứ 10 năm lại có ngày hội bóng đá 1 lần, đó là các năm 1998, 2008, lần này là 2018. AFF Cup hôm nay sẽ được khai mạc và năm 2018 vẫn chưa kết thúc, biết đâu bằng lối chơi phòng ngự chúng ta sẽ lại vô địch thêm một lần nữa, nhưng dù thế cũng đừng nghĩ rằng đó là sự nâng tầm của bóng đá Việt Nam.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả
Chia sẻ tin này Về mục Chia sẻ
Vậy cụ thử chỉ ra phần ko xám đó đi nàoEm chả tìm thấy chút chất xám nào trong này các cụ ạ.
Cụ không nhìn ra thì em cũng chịu, chả chỉ đượcVậy cụ thử chỉ ra phần ko xám đó đi nào
Thế mới cần các cụ phản biện chứBài viết chủ quan vãi ra ấy, toàn nhận xét 1 chiều
Miura bị hoang tưởng thì có, người ta phải đi từng bước mới nâng tầm được.Thì em với một số Cụ cũng đã nói là lối đá của ông Park và Miura là giống nhau mà.
Ông Park son hơn là có dàn cầu thủ chất hơn và được ủng hộ hơn.
Cái khác là ông Miura đã nói từ đầu là muốn đưa BĐVN vươn cao hơn chứ không phải AFF cup hay Seagame.