Nơi đó là thôn ĐÁ BÀN , xã Mỹ Băng thuộc Yên Sơn - Tuyên Quang
Nơi đó là nơi E đã sống 10 năm tuổi thơ đầy xúc động-Nơi tạo nên một phần lớn nhân cách và tâm hồn mình-Nơi mà sau vài chục năm mình vẫn còn nhớ như in trong đầu từng lối đi ngọn cỏ của vùng quê dù không phải nơi sinh ra mình
Nơi đây vẫn còn những người bạn tuổi ấu thơ của mình đang sinh sống
Nơi mà mình luôn mong ước một lần trở lại
Thôn Đá Bàn thì toàn dân tộc DAO ( QUẦN TRẮNG ) Còn Xã Mỹ bằng người kinh thì đa số là dân Hà tây , Nam hà.... lên khai hoang
Nơi này Bác Hồ đã tưng hoạt động những năm kháng chiến và có căn cứ địa cách mạng của chính phủ Lào anh em gọi là khu di tích lịch sử RỪNG TRE
Tuy nhiên e đã hỏi nhiều người và ngay cả mọi người sống ở Tuyên quang cũng rất ít người biết đến và từ bé E cũng chưa thấy tài liệu hay sách vở nào nói đến 2 nơi này Ngoài các tài liệu báo chí của Tuyên quang mà em tìm được
Trích dẫn Các tài liệu của Tuyên Quang :
http://www.tuyenquang.gov.vn/web/guest/xa-hoi;jsessionid=C74D2FD52CDBD1E5F69B9816F8FF1C32?p_p_id=62_INSTANCE_R4It&p_p_lifecycle=0&p_p_state=maximized&p_p_mode=view&_62_INSTANCE_R4It_struts_action=%2Fjournal_articles%2Fview&_62_INSTANCE_R4It_groupId=16&_62_INSTANCE_R4It_articleId=116409&_62_INSTANCE_R4It_version=1.0
Thủ tướng Bouasone Bouphavanh thăm Khu di tích lịch sử cách mạng Lào tại
thôn Làng Ngòi và thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang,
nơi đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Lào yêu nước Itsala (tháng 8 năm 1950),
và cũng là nơi đồng chí Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư **** Nhân dân cách mạng Lào
và Hoàng thân Souphanouvong, Chủ tịch Chính phủ kháng chiến Lào đã từng ở và làm việc
để lãnh đạo phong trào cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào. (Ảnh: Quang Đán – TTXVN)
Đại biểu Lào thăm Đá bàn
Thủ tướng lào thăm đá bàn :
http://tintuc.xalo.vn/00-642752873/Thu_tuong_CHDCND_Lao_Buaxon_Bupphavan_tiep_tuc_chuyen_tham_huu_nghi_chinh_thuc_Viet_Nam.html
Khu này cách Thành phố Tuyên quang > 20 Km , Cách nhà máy thủy điện Thác bà > 10 Km Nằm sát ranh giới giữa tỉnh Tuyên quang và tỉnh Yên Bái
Một bài viết của một bạn về đá bàn :
Mùa thu trở lại Đá Bàn
Đăng ngày: 21:08 29-08-2009 Thư mục: Tổng hợp
Chẳng bao xa mà bấy lâu ao ước một lần đến Đá Bàn, hôm nay mới thực hiện được. Nhân ngày lễ 19/8, được nghỉ việc công sở, tôi rủ Ma Tuyên, một sỹ quan an ninh, công tác tại phòng Công tác Chính trị, Công an Tuyên Quang, vào khu vực Đá Bàn chơi. Địa danh lịch sử này thuộc xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn. Thực lòng tôi muốn tìm đến nơi xuất xứ bức ảnh bác Hồ chụp với gia đình người Dao Quần Trắng ở đây.
Phóng xe máy trên con đường xưa, bao cảnh lạ quen ập vào mắt chúng tôi. Chiến thắng Điện Biên đã đi qua hơn nửa thế kỷ. Diện mạo của một miền quê cách mạng đã đổi khác. Cuộc sống mới phơi phới dâng trào.
Gần đến trung tâm xã Mỹ Bằng, theo tấm biền chỉ đường, chúng tôi rẽ phải đi vào khu di tích lịch sử Đá Bàn. Hai người trên chiếc xe Jupiter, leo dốc, vượt đèo như ngồi trên lưng ngựa. Trận mưa lũ cách đó 10 ngày làm con đường trồi lên đá lớn, đá nhỏ. Suối nước trở thành suối cát. Nhiều gia đình ở thôn Đá Bàn 1 có ruộng lúa, ao cá bị cát, đá vùi lấp, mất trắng. Những khối đá lớn từ trên núi, bị lũ cuốn đi xa cả cây số. Hàng ngàn cây keo 3 tuổi của các hộ gia đình, lũ xoáy bốc đi từ gốc rễ. Những cây keo bị đá sỏi bóc sạch lớp vỏ.
Hai thôn Đá Bàn 1 và Đá Bàn 2 đang khắc phục hậu quả của trận lũ khủng khiếp này. Một số gia đình tranh thủ có cát, huy động cả nhà đi lấy để xây nhà, xây sân hoặc công trình vệ sinh. Chúng tôi gặp một cô gái, hỏi thăm. Không ngờ đó là Tướng Thị Thanh, sinh năm 1983, con gái thứ sáu anh Tướng Văn Nguyên, một người có trong bức ảnh chụp với Bác Hồ. Thanh dẫn chúng tôi đến nhà ông Tướng Văn Giảng.
Căn nhà sàn của gia đình ông Tướng Văn Giảng
Trên căn nhà sàn rộng rãi, lát gỗ thoáng mát, ông Giảng kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện. Ông nói đây chính là ngôi nhà làm nền cho bức ảnh chụp bác Hồ với gia đình bên ngoại tôi. Ngôi nhà vẫn được giữ nguyên hiện trạng, trừ mái lợp và một vài chi tiết. Năm 1958 ông Giảng mới về làm con rể ông Tướng Văn Trang, nhưng vẫn được bố vợ kể chuyện bác Hồ về thăm và chụp ảnh. Bác Hồ hơn bố vợ ông Giảng 9 tuổi. Hai người thường gọi nhau là cụ. Trong câu chuyện, bác Hồ chỉ có một mong ước người Dao ở thôn Đá Bàn, được ấm no, hạnh phúc, vươn lên sánh cùng các dân tộc khác, đóng góp sức người, sức của cho cách mạng mau chóng thành công.
Ông Trang thường kể cho con cháu và mọi người dân trong thôn về đạo đức và tấm lòng thương dân, kính trọng người già, yêu quý em nhỏ của bác Hồ. Ông dặn lại con cháu, gìn giữ nếp nhà, kỷ vật gắn với ảnh bác Hồ chụp với người Dao. Tình cảm của Bác luôn được người Dao thôn Đá Bàn thờ phụng. Năm 1962 ông Trang mất, khi đó 63 tuổi.
Cầm bức ảnh được phóng cỡ lớn, treo trang trọng trên vách xuống, ông Giảng chỉ cho tôi từng người một. Ông cho biết, 12 người trong ảnh nay chỉ còn lại 3 người. Bà Tướng Thị Kim, 75 tuổi, người ngồi hàng đầu, hiện sống tại làng Trẩu xã Thắng Quân- Yên Sơn. Anh Tướng Văn Nguyên, 62 tuổi, người đứng thứ nhất, hàng thứ hai. Chị Tướng Thị Viền, 59 tuổi, người được bế ở hàng cuối.
Chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyên và em gái anh là Viền hiện trú ở thôn Đá Bàn 2. Cuộc sống của họ giống như bao người dân ở đây, còn nhiều vất vả, lo toan. Nhưng họ tự hào có được niềm ân huệ riêng của bác Hồ. Lúc ấy họ còn thơ bé, chưa đủ nhận thức. Ngày nay, mỗi khi nhìn bức ảnh, họ lại thầm ghi nhớ ơn Bác, Người đem lại cuộc sống no ấm cho bà con. Không riêng gì gia đình dòng họ Tướng ở thôn Đá Bàn, mà cả đồng bào Dao đều tự hào có hình ảnh bác Hồ ở bên cạnh dân tộc mình.
Trò chuyện với gia đình ông Tướng Văn Nguyên
Chúng tôi không thể bỏ qua một di tích lịch sử của nước bạn Lào. Dựng xe máy ở mé rừng, chúng tôi băng qua con suối cát, sỏi và ngổn ngang đá lớn, nhỏ sang chân núi. Đây là sườn phía tây của núi Là. Khu di tích của Lào có một cảnh đẹp mê hồn làm chúng tôi choáng ngợp. Bên phải là những khối đá, mặt phẳng, dựng đứng như bức tường. Bên trái là dòng nước mát trong, chảy tràn trên phiến đá bàn thoai thoải, màu trắng sáng. Trung tâm khoảng đất rộng là tấm bia đá ốp viền đỏ, dưới chân bia có hoa văn họa tiết của dân tộc Lào. Khu di tích nhìn thẳng xuống suối Đá Bàn. Những cây xanh buông rủ, rợp bóng trên nền cỏ xanh. Văn bia ghi:
Nơi đây, từ cuối năm 1950 đến cuối năm 1951 Hoàng Thân Suphanuvông Thủ tướng chính phủ Lào, Chủ tịch Mặt trận Lào tự do ( Neo Lào itxala) và các đồng chí cán bộ cách mạng Lào đã ở và làm việc.
Cũng tại đây, tháng 12/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, làm việc với các đồng chí lãnh đạo Chính phủ kháng chiến Lào và thăm đồng bào địa phương. (Bên dưới viết bằng chữ Lào).
Bên Văn bia lịch sử
Tôi bảo Tuyên, giá mang cơm nắm muối vừng, ngả ra phiến đá kia ngồi ăn, rồi uống nước suối thì thật tuyệt. Nắng hè qua đây sao mà dịu mát. Gió núi về đây như cũng trùng trình, mơn man. Tôi ước có thêm cây hoa chăm pa (hoa đại) thì gió sẽ thơm biết mấy. Cả hai chúng tôi ngẩn ngơ không muốn rời. Mỗi người một suy nghĩ. Tôi nghĩ về con đường đã đưa dân tộc Lào đến với Việt Nam , gắn kết keo sơn. Con đường ấy đã nâng bước chân lãnh tụ hai nước đi tìm độc lập tự do cho đất nước mình. Còn Tuyên lại nghĩ về việc mở mang, nâng cấp cơ sở hạ tầng; Xây dựng khu du lịch lịch sử- sinh thái; Thiết kế hệ thống cáp treo, mở tuyến du lịch mạo hiểm để thu hút du khách…
Hai chúng tôi đến nhà trưởng thôn Lê Văn Tám, để tìm hiểu thêm cuộc sống của đồng bào Dao ở Đá Bàn hôm nay. Thôn Đá Bàn 1 hiện có 124 hộ bằng 634 khẩu, đều là dân tộc Dao Quần Trắng. Theo số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm, thôn còn 56 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 45,16%. Bình quân thu nhập đầu người: 245.000 đồng/tháng. Số hộ khá chiếm trên 20%. Số còn lại mức sống trung bình. Thu nhập chính của các hộ là từ chăn nuôi trâu bò, dê, lợn, cá và cấy lúa, trồng cây lâm nghiệp…Nếu không gặp thiên tai, đời sống của đồng bào đỡ khó khăn hơn.
Năm 2000, Đá Bàn trải qua một trận lũ khủng khiếp. Tháng 8/2008 lại lặp lại. Anh Tám cho biết, đến nay, thôn mới tạm thống kê thiệt hại của bà con. Tổng số diện tích ruộng, ao bị thiệt hại là 10.634 m2. Trong đó 3.070 m2 mất trắng, 7.564 mét vuông còn khôi phục được. Số hộ thiệt hại là 27. Gia đình thiệt hại nặng nhất là Lý Văn Bốn, 710 m2, Lý Thị Đặn, 680 m2 lúa đã cấy; Lê Hải Thanh, 1.080 m2 ao thả cá bị cát vùi lấp hoàn toàn. Các gia đình khác như Nguyễn Công Sơn, Lê Văn Lý…cũng bị cát vùi lấp ao, nước lũ cuốn trôi hàng nghìn cây keo…
Theo kế hoạch, hai thôn Đá Bàn 1 và Đá Bàn 2 đến năm 2010 mới có điện lưới. Hiện nay, một nửa số hộ thôn Đá Bàn 2 đang dùng điện của Yên Bình, Yên Bái. Một số mắc điện của đơn vị quân đội. Thôn Đá Bàn 1 có 16 hộ mua điện của xã Bạch Hà-Yên Bái, khoảng 10% lắp thủy điện nhỏ. Một số hộ mua máy phát điện nhỏ, từ khi giá xăng lên cao, cũng tạm dừng.
Tại nhà trưởng thôn, chúng tôi gặp anh Đặng Khôi, cán bộ Kiểm lâm huyện cũng đang thống kê thiệt hại về cây lâm nghiệp và nhắc nhở bà con bảo vệ rừng. Ngước lên sườn tây của núi Là, những vệt đỏ kéo từ trên núi xuống, dấu tích của trận mưa lũ như những vết thương cào xước núi. Thiệt hại từ hai trận lũ lớn đã là bài học cho bà con về công tác bảo vệ rừng.
Cánh rừng Đá Bàn sau trận lũ
Chia tay trưởng thôn Lê Văn Tám, chúng tôi không khỏi băn khoăn. Vẫn còn nhiều khó khăn trong cuộc sống bà con ở đây. Thời tiết, khí hậu, rồi sâu bệnh... Hình ảnh những bà con đang bới cát, cứu từng nhành lúa bị vùi dập. Chưa hết, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu lại xuất hiện. Chị Lý Thị Chiêm, đeo bình đi phun thuốc, gặp khách qua, phàn nàn: sâu nhiều quá, lúa vừa bị cát sỏi phá lại bị sâu, rầy…
Người dân thôn đá Bàn đang vượt lên mọi thử thách. Cơ chế thị trường đang dạy họ cách làm ăn mới. Nhiều gia đình làm giàu từ trồng rừng và chăn nuôi. Những mái ngói yên bình dưới bóng cọ. Con cháu dòng họ Tướng, ngày một sinh sôi, khá giả. Những gì mà bà con đang có, vẫn như trong mơ. 75% gia đình có xe máy. Nhiều người dân đã sử dụng điện thoại di động. Những ngôi nhà xây mới ngày một nhiều…Cùng với hướng đi chung, Đá Bàn sẽ mở mang phát triển du lịch lịch sử- sinh thái, tạo thêm thu nhập cho người Dao ở vùng quê cách mạng này.
Lê Na
E nợ các bức ảnh về nơi này để hầu các cụ
Các cụ đã ai đến khu này chưa ạ !!!
Nơi đó là nơi E đã sống 10 năm tuổi thơ đầy xúc động-Nơi tạo nên một phần lớn nhân cách và tâm hồn mình-Nơi mà sau vài chục năm mình vẫn còn nhớ như in trong đầu từng lối đi ngọn cỏ của vùng quê dù không phải nơi sinh ra mình
Nơi đây vẫn còn những người bạn tuổi ấu thơ của mình đang sinh sống
Nơi mà mình luôn mong ước một lần trở lại
Thôn Đá Bàn thì toàn dân tộc DAO ( QUẦN TRẮNG ) Còn Xã Mỹ bằng người kinh thì đa số là dân Hà tây , Nam hà.... lên khai hoang
Nơi này Bác Hồ đã tưng hoạt động những năm kháng chiến và có căn cứ địa cách mạng của chính phủ Lào anh em gọi là khu di tích lịch sử RỪNG TRE
Tuy nhiên e đã hỏi nhiều người và ngay cả mọi người sống ở Tuyên quang cũng rất ít người biết đến và từ bé E cũng chưa thấy tài liệu hay sách vở nào nói đến 2 nơi này Ngoài các tài liệu báo chí của Tuyên quang mà em tìm được
Trích dẫn Các tài liệu của Tuyên Quang :
http://www.tuyenquang.gov.vn/web/guest/xa-hoi;jsessionid=C74D2FD52CDBD1E5F69B9816F8FF1C32?p_p_id=62_INSTANCE_R4It&p_p_lifecycle=0&p_p_state=maximized&p_p_mode=view&_62_INSTANCE_R4It_struts_action=%2Fjournal_articles%2Fview&_62_INSTANCE_R4It_groupId=16&_62_INSTANCE_R4It_articleId=116409&_62_INSTANCE_R4It_version=1.0
Thủ tướng Bouasone Bouphavanh thăm Khu di tích lịch sử cách mạng Lào tại
thôn Làng Ngòi và thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang,
nơi đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Lào yêu nước Itsala (tháng 8 năm 1950),
và cũng là nơi đồng chí Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư **** Nhân dân cách mạng Lào
và Hoàng thân Souphanouvong, Chủ tịch Chính phủ kháng chiến Lào đã từng ở và làm việc
để lãnh đạo phong trào cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào. (Ảnh: Quang Đán – TTXVN)
Đại biểu Lào thăm Đá bàn
Thủ tướng lào thăm đá bàn :
http://tintuc.xalo.vn/00-642752873/Thu_tuong_CHDCND_Lao_Buaxon_Bupphavan_tiep_tuc_chuyen_tham_huu_nghi_chinh_thuc_Viet_Nam.html
Khu này cách Thành phố Tuyên quang > 20 Km , Cách nhà máy thủy điện Thác bà > 10 Km Nằm sát ranh giới giữa tỉnh Tuyên quang và tỉnh Yên Bái
Một bài viết của một bạn về đá bàn :
Mùa thu trở lại Đá Bàn
Đăng ngày: 21:08 29-08-2009 Thư mục: Tổng hợp
Chẳng bao xa mà bấy lâu ao ước một lần đến Đá Bàn, hôm nay mới thực hiện được. Nhân ngày lễ 19/8, được nghỉ việc công sở, tôi rủ Ma Tuyên, một sỹ quan an ninh, công tác tại phòng Công tác Chính trị, Công an Tuyên Quang, vào khu vực Đá Bàn chơi. Địa danh lịch sử này thuộc xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn. Thực lòng tôi muốn tìm đến nơi xuất xứ bức ảnh bác Hồ chụp với gia đình người Dao Quần Trắng ở đây.
Phóng xe máy trên con đường xưa, bao cảnh lạ quen ập vào mắt chúng tôi. Chiến thắng Điện Biên đã đi qua hơn nửa thế kỷ. Diện mạo của một miền quê cách mạng đã đổi khác. Cuộc sống mới phơi phới dâng trào.
Gần đến trung tâm xã Mỹ Bằng, theo tấm biền chỉ đường, chúng tôi rẽ phải đi vào khu di tích lịch sử Đá Bàn. Hai người trên chiếc xe Jupiter, leo dốc, vượt đèo như ngồi trên lưng ngựa. Trận mưa lũ cách đó 10 ngày làm con đường trồi lên đá lớn, đá nhỏ. Suối nước trở thành suối cát. Nhiều gia đình ở thôn Đá Bàn 1 có ruộng lúa, ao cá bị cát, đá vùi lấp, mất trắng. Những khối đá lớn từ trên núi, bị lũ cuốn đi xa cả cây số. Hàng ngàn cây keo 3 tuổi của các hộ gia đình, lũ xoáy bốc đi từ gốc rễ. Những cây keo bị đá sỏi bóc sạch lớp vỏ.
Hai thôn Đá Bàn 1 và Đá Bàn 2 đang khắc phục hậu quả của trận lũ khủng khiếp này. Một số gia đình tranh thủ có cát, huy động cả nhà đi lấy để xây nhà, xây sân hoặc công trình vệ sinh. Chúng tôi gặp một cô gái, hỏi thăm. Không ngờ đó là Tướng Thị Thanh, sinh năm 1983, con gái thứ sáu anh Tướng Văn Nguyên, một người có trong bức ảnh chụp với Bác Hồ. Thanh dẫn chúng tôi đến nhà ông Tướng Văn Giảng.
Căn nhà sàn của gia đình ông Tướng Văn Giảng
Trên căn nhà sàn rộng rãi, lát gỗ thoáng mát, ông Giảng kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện. Ông nói đây chính là ngôi nhà làm nền cho bức ảnh chụp bác Hồ với gia đình bên ngoại tôi. Ngôi nhà vẫn được giữ nguyên hiện trạng, trừ mái lợp và một vài chi tiết. Năm 1958 ông Giảng mới về làm con rể ông Tướng Văn Trang, nhưng vẫn được bố vợ kể chuyện bác Hồ về thăm và chụp ảnh. Bác Hồ hơn bố vợ ông Giảng 9 tuổi. Hai người thường gọi nhau là cụ. Trong câu chuyện, bác Hồ chỉ có một mong ước người Dao ở thôn Đá Bàn, được ấm no, hạnh phúc, vươn lên sánh cùng các dân tộc khác, đóng góp sức người, sức của cho cách mạng mau chóng thành công.
Ông Trang thường kể cho con cháu và mọi người dân trong thôn về đạo đức và tấm lòng thương dân, kính trọng người già, yêu quý em nhỏ của bác Hồ. Ông dặn lại con cháu, gìn giữ nếp nhà, kỷ vật gắn với ảnh bác Hồ chụp với người Dao. Tình cảm của Bác luôn được người Dao thôn Đá Bàn thờ phụng. Năm 1962 ông Trang mất, khi đó 63 tuổi.
Cầm bức ảnh được phóng cỡ lớn, treo trang trọng trên vách xuống, ông Giảng chỉ cho tôi từng người một. Ông cho biết, 12 người trong ảnh nay chỉ còn lại 3 người. Bà Tướng Thị Kim, 75 tuổi, người ngồi hàng đầu, hiện sống tại làng Trẩu xã Thắng Quân- Yên Sơn. Anh Tướng Văn Nguyên, 62 tuổi, người đứng thứ nhất, hàng thứ hai. Chị Tướng Thị Viền, 59 tuổi, người được bế ở hàng cuối.
Chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyên và em gái anh là Viền hiện trú ở thôn Đá Bàn 2. Cuộc sống của họ giống như bao người dân ở đây, còn nhiều vất vả, lo toan. Nhưng họ tự hào có được niềm ân huệ riêng của bác Hồ. Lúc ấy họ còn thơ bé, chưa đủ nhận thức. Ngày nay, mỗi khi nhìn bức ảnh, họ lại thầm ghi nhớ ơn Bác, Người đem lại cuộc sống no ấm cho bà con. Không riêng gì gia đình dòng họ Tướng ở thôn Đá Bàn, mà cả đồng bào Dao đều tự hào có hình ảnh bác Hồ ở bên cạnh dân tộc mình.
Trò chuyện với gia đình ông Tướng Văn Nguyên
Chúng tôi không thể bỏ qua một di tích lịch sử của nước bạn Lào. Dựng xe máy ở mé rừng, chúng tôi băng qua con suối cát, sỏi và ngổn ngang đá lớn, nhỏ sang chân núi. Đây là sườn phía tây của núi Là. Khu di tích của Lào có một cảnh đẹp mê hồn làm chúng tôi choáng ngợp. Bên phải là những khối đá, mặt phẳng, dựng đứng như bức tường. Bên trái là dòng nước mát trong, chảy tràn trên phiến đá bàn thoai thoải, màu trắng sáng. Trung tâm khoảng đất rộng là tấm bia đá ốp viền đỏ, dưới chân bia có hoa văn họa tiết của dân tộc Lào. Khu di tích nhìn thẳng xuống suối Đá Bàn. Những cây xanh buông rủ, rợp bóng trên nền cỏ xanh. Văn bia ghi:
Nơi đây, từ cuối năm 1950 đến cuối năm 1951 Hoàng Thân Suphanuvông Thủ tướng chính phủ Lào, Chủ tịch Mặt trận Lào tự do ( Neo Lào itxala) và các đồng chí cán bộ cách mạng Lào đã ở và làm việc.
Cũng tại đây, tháng 12/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, làm việc với các đồng chí lãnh đạo Chính phủ kháng chiến Lào và thăm đồng bào địa phương. (Bên dưới viết bằng chữ Lào).
Bên Văn bia lịch sử
Tôi bảo Tuyên, giá mang cơm nắm muối vừng, ngả ra phiến đá kia ngồi ăn, rồi uống nước suối thì thật tuyệt. Nắng hè qua đây sao mà dịu mát. Gió núi về đây như cũng trùng trình, mơn man. Tôi ước có thêm cây hoa chăm pa (hoa đại) thì gió sẽ thơm biết mấy. Cả hai chúng tôi ngẩn ngơ không muốn rời. Mỗi người một suy nghĩ. Tôi nghĩ về con đường đã đưa dân tộc Lào đến với Việt Nam , gắn kết keo sơn. Con đường ấy đã nâng bước chân lãnh tụ hai nước đi tìm độc lập tự do cho đất nước mình. Còn Tuyên lại nghĩ về việc mở mang, nâng cấp cơ sở hạ tầng; Xây dựng khu du lịch lịch sử- sinh thái; Thiết kế hệ thống cáp treo, mở tuyến du lịch mạo hiểm để thu hút du khách…
Hai chúng tôi đến nhà trưởng thôn Lê Văn Tám, để tìm hiểu thêm cuộc sống của đồng bào Dao ở Đá Bàn hôm nay. Thôn Đá Bàn 1 hiện có 124 hộ bằng 634 khẩu, đều là dân tộc Dao Quần Trắng. Theo số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm, thôn còn 56 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 45,16%. Bình quân thu nhập đầu người: 245.000 đồng/tháng. Số hộ khá chiếm trên 20%. Số còn lại mức sống trung bình. Thu nhập chính của các hộ là từ chăn nuôi trâu bò, dê, lợn, cá và cấy lúa, trồng cây lâm nghiệp…Nếu không gặp thiên tai, đời sống của đồng bào đỡ khó khăn hơn.
Năm 2000, Đá Bàn trải qua một trận lũ khủng khiếp. Tháng 8/2008 lại lặp lại. Anh Tám cho biết, đến nay, thôn mới tạm thống kê thiệt hại của bà con. Tổng số diện tích ruộng, ao bị thiệt hại là 10.634 m2. Trong đó 3.070 m2 mất trắng, 7.564 mét vuông còn khôi phục được. Số hộ thiệt hại là 27. Gia đình thiệt hại nặng nhất là Lý Văn Bốn, 710 m2, Lý Thị Đặn, 680 m2 lúa đã cấy; Lê Hải Thanh, 1.080 m2 ao thả cá bị cát vùi lấp hoàn toàn. Các gia đình khác như Nguyễn Công Sơn, Lê Văn Lý…cũng bị cát vùi lấp ao, nước lũ cuốn trôi hàng nghìn cây keo…
Theo kế hoạch, hai thôn Đá Bàn 1 và Đá Bàn 2 đến năm 2010 mới có điện lưới. Hiện nay, một nửa số hộ thôn Đá Bàn 2 đang dùng điện của Yên Bình, Yên Bái. Một số mắc điện của đơn vị quân đội. Thôn Đá Bàn 1 có 16 hộ mua điện của xã Bạch Hà-Yên Bái, khoảng 10% lắp thủy điện nhỏ. Một số hộ mua máy phát điện nhỏ, từ khi giá xăng lên cao, cũng tạm dừng.
Tại nhà trưởng thôn, chúng tôi gặp anh Đặng Khôi, cán bộ Kiểm lâm huyện cũng đang thống kê thiệt hại về cây lâm nghiệp và nhắc nhở bà con bảo vệ rừng. Ngước lên sườn tây của núi Là, những vệt đỏ kéo từ trên núi xuống, dấu tích của trận mưa lũ như những vết thương cào xước núi. Thiệt hại từ hai trận lũ lớn đã là bài học cho bà con về công tác bảo vệ rừng.
Cánh rừng Đá Bàn sau trận lũ
Chia tay trưởng thôn Lê Văn Tám, chúng tôi không khỏi băn khoăn. Vẫn còn nhiều khó khăn trong cuộc sống bà con ở đây. Thời tiết, khí hậu, rồi sâu bệnh... Hình ảnh những bà con đang bới cát, cứu từng nhành lúa bị vùi dập. Chưa hết, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu lại xuất hiện. Chị Lý Thị Chiêm, đeo bình đi phun thuốc, gặp khách qua, phàn nàn: sâu nhiều quá, lúa vừa bị cát sỏi phá lại bị sâu, rầy…
Người dân thôn đá Bàn đang vượt lên mọi thử thách. Cơ chế thị trường đang dạy họ cách làm ăn mới. Nhiều gia đình làm giàu từ trồng rừng và chăn nuôi. Những mái ngói yên bình dưới bóng cọ. Con cháu dòng họ Tướng, ngày một sinh sôi, khá giả. Những gì mà bà con đang có, vẫn như trong mơ. 75% gia đình có xe máy. Nhiều người dân đã sử dụng điện thoại di động. Những ngôi nhà xây mới ngày một nhiều…Cùng với hướng đi chung, Đá Bàn sẽ mở mang phát triển du lịch lịch sử- sinh thái, tạo thêm thu nhập cho người Dao ở vùng quê cách mạng này.
Lê Na
E nợ các bức ảnh về nơi này để hầu các cụ
Các cụ đã ai đến khu này chưa ạ !!!
Chỉnh sửa cuối: