- Biển số
- OF-15573
- Ngày cấp bằng
- 28/4/08
- Số km
- 29
- Động cơ
- 512,290 Mã lực
Nấn ná mãi , thế rồi cũng quyết định lên đường ngược Bắc Cạn một chuyến . Nhất là từ khi nghe tin ông bạn gìa vong niên- bác Lâm sách ở Bạch Thông đã mất. Muốn lên đó một chuyến - vừa kết hợp ghé thăm gia đình bác Lâm để chia buồn, vừa tiện thể ghé thăm anh bạn đang công tác tại huyện đội Ba Bể.
Lên đường , đúng vào thời gian mà cơn lũ quét tràn qua Bắc Cạn, làm chết hơn chục mạng người. Vừa mới tuần trước thôi, đài báo đưa tin, nghe mà sốt cả ruột. Đi bằng xe máy thôi, cứ nhênh nhang, mệt đâu nghỉ đó. Hành trang mang theo lần này có cả ngàn viên thuốc tiêu hoá và kháng sinh. Định bụng sẽ mang tặng bà con vùng lũ quét đi qua.
Xuất phát ở Hà Nội lúc 6h sang- nhằm hướng Thái Nguyên. Ra tới ngoại ô, cảm giác khoan khoái lạ thường , vẫn vậy, như mọi lần đi xa. Ngồi trên xe , nghe gió rít bên tai, loáng loáng hai bên đường là những cánh đồng lúa thì con gái xanh đến nhức mắt.
Tới thành phố Thái Nguyên đã gần 10 h trưa. Nghỉ chút uống miếng nước, thôi, có lẽ chạy thẳng lên Bắc Cạn ăn luôn thể. Từ đây lên Bắc Cạn còn quãng hơn trăm cây số nữa…
Cách đây hơn 20 năm , ngày tôi còn đóng quân ở Bạch Thông - Bắc Cạn. Dạo đó , đơn vị tôi đóng sâu trong bản Ruồn . Thị xã khi đó chỉ lèo tèo vài nóc nhà , heo hút và buồn trơ. Cả phố núi lưa thưa quãng hai chục nóc nhà gianh. Đi năm phút đã hết đưòng. Nhà bác Lâm sách ở cuối con đưòng đó. Ông vốn là trai Hà Nội , thoát ly đi làm công nhân lâm nghiệp , rổi ở lại hẳn Bạch Thông lấy vợ và lập nghiệp. Gọi là ông Lâm sách vì : nhà ông là nơi tập kết sách báo phân phối từ dưới xuôi lên. Để ở nhà ông , rồi sau đó ông chuyển xuống xã, xuống bản.Trong căn nhà lụp xụp của ông Lâm. Sách để chồng chất khắp nơi, từng bó, từng chồng . Cả sách giáo khoa nữa. có những chồng sách giáo khoa, khi đến tay ông chờ chuyện cho các cháu, nhưng lấm bê bét phân lợn. Ấy là do các bác tài. muốn tranh thủ cải thiện nên đã nhét thêm chú ỉn Móng Cái vào thùng xe tải, mang lên trên này bán , kiếm chút lời.
Trên giá sách của gia đình tôi ở Hà Nội, bao năm qua tôi vẫn giữ cuốn sách do ông Lâm tặng ngày ấy : Cuốn “ Những câu Mac trả lời con gái” . Ông bà Lâm có hai người con, bà bị bệnh nên đi sớm. Mình ông nuôi con ăn học. Anh con trai đầu , đi làm ăn xa. Còn lại một chị con gái xinh xắn ở với ông. Chị tên Thoa, đâu hơn tôi 5,6 tuổi gì đó. Mỗi khi cánh lính trẻ chúng tôi từ đơn vị ra nhà ông Lâm chơi, chị Thoa hay xấu hổ chạy xuống bếp ngồi , không dám tiếp. Từ nhà trên ngó xuống, chỉ thường thấy mảnh vá trên vai áo chị , và khuôn mặt thanh tú nhìn nghiêng hồng lên bởi ngọn lừa từ bếp…
Còn cách Bắc Cạn khoảng 50 cây số. Bụng bắt đầu thấy đói. Vừa đi vừa nhìn quanh xem có cái quán ăn nào , chợt thấy cái quán nhỏ treo biển : “ Cơm phở bình dân- các thức” Rẽ vào , thấy một ông chạy ra, dáng đồ chừng là chủ quán “ Hết rồi , chẳng còn gì ăn được đâu, hôm nay nghỉ không bán hàng mà “ Đã toan quay xe đi tiếp, bỗng ông chủ gọi “ Này chú gì ơi, thôi thì đã qua đây, tiện nhà đang chuẩn bị ăn cơm, nếu chú không chê thì mời ở lại ăn cùng gia đình cho vui “ Nhìn ra đường thấy nắng gay gắt, vả lại bụng cũng đang cồn cào. Tặc lưỡi vậy Theo chân ông chủ vào nhà, hơi khớp bởi thấy có đến 7,8 bác đàn ông đang ngồi quay xung quanh mâm cơm, mâm đặt ngay dưới chiếu rải dưói nền nhà. Sau màn chào hỏi giới thiệu, tôi ngồi xuống nhập mâm. Thì ra các vị đây đều là an hem họ hang với nhau. “ Chẳng giấu gì anh, bà cụ chúng tôi , năm nay đã gần 80. Cụn vừa mổ ruốt thừa, hiện đang nằm ở bệnh viện huyện. Anh em chúng tôi xuống đây, trước là thăm cụ, sau là tụ tập đánh chén , hàn huyên, mấy khi gặp nhau .”
Chạy một hơi đã tới Bắc Cạn. Bach Thông đây rồi. Ôi chao, thay đổi quá, chẳng còn nhận ra bong dáng cái phố núi đìu hiu năm nào. Đưòng chạy qua thị xã rộng thêng thang. Hai bên đưòng là san sát những ngôi nhà to hai tầng, ba tầng , những nhà hang ăn uống, nhà nghỉ, quán karaoke mọc như nấm…Sau một hồi hỏi thăm , cuối cùng cũng tìm đwocj nhà của ông Lâm sách, một ngôi nhà rộng, to bề thế nằm ngay mặt đường. Một ngưòi phụ nữ đang đứng ở cổng nhà. Chị Thoa đấy ! sau bao năm tôi vẫn nhận ra chị ngay, dù chị đã thay đổi nhiều so với năm ấy.
- Chị chẳng nhớ chú nào đâu. Hồi đó, các chú bộ đội hay ra nhà chơi, nhưng chị có bao giờ dám ngồi cùng đâu. Vậy mà đã ngót 20 năm rồi nhỉ.
Vợ chông chị cũng thuộc diện khá giả so với những ngưòi ở đây, ở thị xã này. Kiếm đựoc tièn và con cái cũng đã trưỏng thành . …Ngồi với chị Thoa chuyện trò một hồi. Cũng tới lúc lên đường rồi. . Tôi xin phép chị vào thắp nhang cho ông Lâm. Trên ban thờ, cái ảnh ông như nheo mắt hóm hỉnh hỏi tôi : “ chú mày đấy à ? “ Vâng , hhôm nay cháu lên thăm bác , thắp nén nhang cho bác . Chắc bác cũng vui vì nay con cháu bác đã phương trưởng cả rồi bác nhỉ. Mất công lên được đây. Thấy cảnh , thấy người thay đổi nhiều quá. Mà chưa lên đựoc thì còn là áy náy.
Chia tay chị Thoa, trục chỉ hướng Ba Bể. Bây giờ còn một việc nữa là ghé thăm ông bạn đang công tác tại ban chỉ huy quân sự huyện Ba Bể. Trời chiều mà vẫn cái nắng on gong. Đi xa mới thấy cái xe máy cồ cộ này đựoc việc. Càng chạy , máy nó càng lì lợm ra, ngon trớn. Quãng đưòng khúc này, vắng ngơ vắng ngắt. Lâu lâu mới tháy có chiếc xe ô tô chạy ngựoc lại hướng về xuôi. Chợt thấy bên đường một đám phạm nhân mặc áo tù kẻ sọc đang lao động . Họ đang dung cuốc xẻng dào vét những bùn đất đọng ở rãnh tiêu nước bên tà luy dương . Chắc do hậu quả của đợt lũ quét vừa rồi. Đã đi qua, nghĩ thế nào lại vòng xe trở lại. Hai chục chú phạm nhân và hai anh CA áp giải, một già và một trẻ măng.
- Chào các anh, tôi ở Hà Nội lên. Ở đây có anh nào ở Hà Nội không ? Có muốn gửi thư , nhắn nhe gì về nhà không ?
- Có chúng em đây ạ !
Hai cách tay xăm trổ chằng chịt cùng giơ lên. Nhìn hai khuôn mặt của hai ông mãnh xưng là “ chúng em “ mà hết hồn.
- Anh là nhà báo hay sao mà đeo máy ảnh lỉnh kỉnh thế ? Giờ anh đi đâu vậy ?
Tôi bước tới chỗ hai anh CA đang ngồi trong bóng râm : “ Tôi muốn mời an hem điếu thuốc lá đựoc chứ ? “
Cả bọn reo ồ lên một lựot. Tôi moi trong ba lo ra cây thuốc Vina. Xé lấy 4 gói cho họ.
Tôi ngỏ ý muốn mời hai anh CA cùng đừng vào với những phạm nhân để chụp kiểu ảnh. Ngần ngừ một chút, rồi chỉ có anh trẻ măng đứng vào , còn anh già thì vẫn không tỏ thái độ gì, vẫn ngồi im một chỗ, tay đặt lên khẩu sung AK. Một hai , ba ! chụp nào, 20 anh tù mặc áo kẻ sọc, một anh CA mặc cảnh phục, vị chi là 21 nụ cưòi trắng loá trong nắng chiều .
Lại lên đưòng! Lên tới Ba Bể, đã thấy cái lạnh ơn ớn của vùng núi thấm thấm vào người . Tìm được tới huyện đội Ba Bể, hỏi thăm trung tá Uyên. Được trực ban trả lời :
Trời đã sập tối, khi rẽ vào con đưòng lên Pác Nậm, sương xuống mù mịt , chẳng còn nhìn thấy đâu là đưòng. Cho xe bò từng chút một. Đường mới mưa, trơn như đổ mỡ . Ác nhất là đổ đèo và lên dốc lien tục. Đánh vật với tay lái. Con la già ấm ức vì chạy quá sức. Mỗi khi bóp côn, vào số , tăng ga, nó lại hộc lên một tiếng như chửi mình. Qua một bản nhỏ bên đưòng, nhìn kiểu nhà sán, đoán là xóm người Tày, cửa đóng kín mín ko một ánh đèn hắt ra.
Rửa mặt mũi chân tay cho hết bụi đưòng, thay quần áo khô. Xuống nhà ngồi giao lưu với các anh. Chẳng có gì nhiều, có cân chè và thuốc lá mang cho các anh gọi là. …Chuyện vui râm ran. Rượu ngô, lạc rang..Khi biết ngày trước tôi cũng là lính thong tin vô tuyến điện. Càng vui. Anh Diên tâm sự : “ Chúng mình ở đây vất lắm. Phải làm đủ việc, có khi phải đảm đương việc của công an, bảo đảm an ninh . Có khi lại phải chia nhau tăng cường dạy học xoá mù chữ. Tham gia tuyên truyền vận động bà con dân tộc thực hiện các chính sách của nhà nước. Phải thường xuyên xuống xã , ăn ngủ ở đó với dân, bám dân. Cứ một tổ ba người, mang theo đài vô tuyến lien lạc. Đi cả tháng mới về. Đồng bào ở vùng này, đủ các dân tộc, nào Mông, nào Tày , Hà nhì…mình muốn vận động bà con thực hiện chính sách của nhà nước, muốn tuyên truyên dân đừng có phá cây rừng, đừng trồng cái thuốc phiện…thì phải nói đựoc tiếng nói của họ, họ mới nghe. Muốn vậy phải học tiếng dân tộc thôi, chẳng có cách nào khác đâu. …”
Tôi được các anh bố trí cho ngủ ở phòng của Uyên, Uyên là một trong trong hai chỉ huy phó của đơn vị. Đã qua môi trường lính nên chẳng bỡ ngỡ gì. Đồ đạc trong phòng Uyên cũng giản dị như tất cả những ngưòi lính khác . Cái hòm gỗ đầu giường nằm thay cho bàn viết. Những đồ dung cá nhân đựoc xếp gọn gang ngăn nắp. Đặt lưng xuống giường , cơn buồn ngủ kéo đến ngay , chợt thấy từng đám hơi trắng luồn qua cửa sổ vào phòng. Anh Diên đi qua ngó vào , cười : “ Mây đấy ông ạ, trên này cao lắm . buổi tối ngủ, mây bay vào phòng là chuyện thường ngày”
Sáng, còn đang ngon giấc , chợt tỉnh vì có ai nắm bàn chân kéo giật : “ Dậy tập thể dục với anh em cho vui “
Lại còn thế nữa, quá lắm. Mắt nhăm mắt mở chạy ra sân , đứng ngay vào cuối hang khởi động. Thế mới biét cái nếp lính nó nhiễm lâu thật. 18 thế võ đối kháng. Chơi luôn, cũng quật nhau đen đét xuống dất. Được khen là đánh dẻo, phổng mũi.
Ăn sang một tô mỳ tôm. Đợi 8 giờ tới phiên lien lạc với các chốt bằng vô tuyến. Đúng nghề của mình. Xin phép anh Diên được trực tiếp thao tác. Đeo cái tổ hợp PCR 125 lên tai thấy hồi hộp lạ. Lạo xạo, ù ù xoèn xoẹt một lúc khá lâu . “ Sông Hàn , sông Hàn đây song Hương , nghe tốt, trả lời ? “ Lại lạo xạo chán rồi một giọng rè cất lên : “ Sông Hương , sông Hương đây song Hàn nghe sông Hương tốt, trả lời ? “
Gần 10h sang. Tôi tạm biệt các anh để lên đưòng xuôi về. Chào nhau kiểu lính tráng, nghĩa là phát mạnh vào vai nhau đau điếng người. Bát tay nhau , bóp đau đến ứa nước mắt. Thôi chào các anh nhé , hẹn gặp lại Pác Nậm…Chuyến ra , trời sang nên cảm giác đường cũng dễ đi hơn. Phong cảnh hai bên đưòng đẹp tuyệt vời. Những vũng lầy đêm qua đã se khô nên cũng đỡ trơn trượt. Đi qua mấy cô gái đang gùi củi lên dốc . Ngứa miệng buông một câu tiếng Tày trêu các cô “ Páng kha cái coọc “ ( chân to như cái cột ) ngoái lại phía sau thấy ba cô gái dúi vào lưng nhau cười rũ.
Trên đưòng về, muốn ghé qua xã Nam Cường , là xã vẫn đang ngập trắng xoá trong nước lũ . Nhưng hỏi không có thuyền ra lại đành thôi vậy. Ghé vào trung tâm y tế Bắc Cạn. Gửi lại số thuốc mang theo. Nhờ các anh chị chuyển cho bà con nơi bị lũ đi qua. Gọi là có một chút ủng hộ bà con đang gặp nạn thiên tai.
Chạy thẳng một mạch , không dừng ở đâu.
5h chiều về tới Hà Nội- Kết thúc một chuyến NGƯỢC RỪNG.
Lê Nguyên Khôi.
Lên đường , đúng vào thời gian mà cơn lũ quét tràn qua Bắc Cạn, làm chết hơn chục mạng người. Vừa mới tuần trước thôi, đài báo đưa tin, nghe mà sốt cả ruột. Đi bằng xe máy thôi, cứ nhênh nhang, mệt đâu nghỉ đó. Hành trang mang theo lần này có cả ngàn viên thuốc tiêu hoá và kháng sinh. Định bụng sẽ mang tặng bà con vùng lũ quét đi qua.
Xuất phát ở Hà Nội lúc 6h sang- nhằm hướng Thái Nguyên. Ra tới ngoại ô, cảm giác khoan khoái lạ thường , vẫn vậy, như mọi lần đi xa. Ngồi trên xe , nghe gió rít bên tai, loáng loáng hai bên đường là những cánh đồng lúa thì con gái xanh đến nhức mắt.
Tới thành phố Thái Nguyên đã gần 10 h trưa. Nghỉ chút uống miếng nước, thôi, có lẽ chạy thẳng lên Bắc Cạn ăn luôn thể. Từ đây lên Bắc Cạn còn quãng hơn trăm cây số nữa…
Cách đây hơn 20 năm , ngày tôi còn đóng quân ở Bạch Thông - Bắc Cạn. Dạo đó , đơn vị tôi đóng sâu trong bản Ruồn . Thị xã khi đó chỉ lèo tèo vài nóc nhà , heo hút và buồn trơ. Cả phố núi lưa thưa quãng hai chục nóc nhà gianh. Đi năm phút đã hết đưòng. Nhà bác Lâm sách ở cuối con đưòng đó. Ông vốn là trai Hà Nội , thoát ly đi làm công nhân lâm nghiệp , rổi ở lại hẳn Bạch Thông lấy vợ và lập nghiệp. Gọi là ông Lâm sách vì : nhà ông là nơi tập kết sách báo phân phối từ dưới xuôi lên. Để ở nhà ông , rồi sau đó ông chuyển xuống xã, xuống bản.Trong căn nhà lụp xụp của ông Lâm. Sách để chồng chất khắp nơi, từng bó, từng chồng . Cả sách giáo khoa nữa. có những chồng sách giáo khoa, khi đến tay ông chờ chuyện cho các cháu, nhưng lấm bê bét phân lợn. Ấy là do các bác tài. muốn tranh thủ cải thiện nên đã nhét thêm chú ỉn Móng Cái vào thùng xe tải, mang lên trên này bán , kiếm chút lời.
Trên giá sách của gia đình tôi ở Hà Nội, bao năm qua tôi vẫn giữ cuốn sách do ông Lâm tặng ngày ấy : Cuốn “ Những câu Mac trả lời con gái” . Ông bà Lâm có hai người con, bà bị bệnh nên đi sớm. Mình ông nuôi con ăn học. Anh con trai đầu , đi làm ăn xa. Còn lại một chị con gái xinh xắn ở với ông. Chị tên Thoa, đâu hơn tôi 5,6 tuổi gì đó. Mỗi khi cánh lính trẻ chúng tôi từ đơn vị ra nhà ông Lâm chơi, chị Thoa hay xấu hổ chạy xuống bếp ngồi , không dám tiếp. Từ nhà trên ngó xuống, chỉ thường thấy mảnh vá trên vai áo chị , và khuôn mặt thanh tú nhìn nghiêng hồng lên bởi ngọn lừa từ bếp…
Còn cách Bắc Cạn khoảng 50 cây số. Bụng bắt đầu thấy đói. Vừa đi vừa nhìn quanh xem có cái quán ăn nào , chợt thấy cái quán nhỏ treo biển : “ Cơm phở bình dân- các thức” Rẽ vào , thấy một ông chạy ra, dáng đồ chừng là chủ quán “ Hết rồi , chẳng còn gì ăn được đâu, hôm nay nghỉ không bán hàng mà “ Đã toan quay xe đi tiếp, bỗng ông chủ gọi “ Này chú gì ơi, thôi thì đã qua đây, tiện nhà đang chuẩn bị ăn cơm, nếu chú không chê thì mời ở lại ăn cùng gia đình cho vui “ Nhìn ra đường thấy nắng gay gắt, vả lại bụng cũng đang cồn cào. Tặc lưỡi vậy Theo chân ông chủ vào nhà, hơi khớp bởi thấy có đến 7,8 bác đàn ông đang ngồi quay xung quanh mâm cơm, mâm đặt ngay dưới chiếu rải dưói nền nhà. Sau màn chào hỏi giới thiệu, tôi ngồi xuống nhập mâm. Thì ra các vị đây đều là an hem họ hang với nhau. “ Chẳng giấu gì anh, bà cụ chúng tôi , năm nay đã gần 80. Cụn vừa mổ ruốt thừa, hiện đang nằm ở bệnh viện huyện. Anh em chúng tôi xuống đây, trước là thăm cụ, sau là tụ tập đánh chén , hàn huyên, mấy khi gặp nhau .”
- Đây là món cá nấu với lá đắng hái trên rừng, chú ăn thử xem có ngon hơn canh cá dưới xuôi không nhé. Mà hôm nay gặp nhau, chú phải uống rõ say mới được nhá.
- Thôi ạ, cái món tửu ấy em yêu lắm. Em không dám từ chối, nhưng chỉ xin uống với mỗi bác một cốc thôi.
Chạy một hơi đã tới Bắc Cạn. Bach Thông đây rồi. Ôi chao, thay đổi quá, chẳng còn nhận ra bong dáng cái phố núi đìu hiu năm nào. Đưòng chạy qua thị xã rộng thêng thang. Hai bên đưòng là san sát những ngôi nhà to hai tầng, ba tầng , những nhà hang ăn uống, nhà nghỉ, quán karaoke mọc như nấm…Sau một hồi hỏi thăm , cuối cùng cũng tìm đwocj nhà của ông Lâm sách, một ngôi nhà rộng, to bề thế nằm ngay mặt đường. Một ngưòi phụ nữ đang đứng ở cổng nhà. Chị Thoa đấy ! sau bao năm tôi vẫn nhận ra chị ngay, dù chị đã thay đổi nhiều so với năm ấy.
- Chị chẳng nhớ chú nào đâu. Hồi đó, các chú bộ đội hay ra nhà chơi, nhưng chị có bao giờ dám ngồi cùng đâu. Vậy mà đã ngót 20 năm rồi nhỉ.
Vợ chông chị cũng thuộc diện khá giả so với những ngưòi ở đây, ở thị xã này. Kiếm đựoc tièn và con cái cũng đã trưỏng thành . …Ngồi với chị Thoa chuyện trò một hồi. Cũng tới lúc lên đường rồi. . Tôi xin phép chị vào thắp nhang cho ông Lâm. Trên ban thờ, cái ảnh ông như nheo mắt hóm hỉnh hỏi tôi : “ chú mày đấy à ? “ Vâng , hhôm nay cháu lên thăm bác , thắp nén nhang cho bác . Chắc bác cũng vui vì nay con cháu bác đã phương trưởng cả rồi bác nhỉ. Mất công lên được đây. Thấy cảnh , thấy người thay đổi nhiều quá. Mà chưa lên đựoc thì còn là áy náy.
Chia tay chị Thoa, trục chỉ hướng Ba Bể. Bây giờ còn một việc nữa là ghé thăm ông bạn đang công tác tại ban chỉ huy quân sự huyện Ba Bể. Trời chiều mà vẫn cái nắng on gong. Đi xa mới thấy cái xe máy cồ cộ này đựoc việc. Càng chạy , máy nó càng lì lợm ra, ngon trớn. Quãng đưòng khúc này, vắng ngơ vắng ngắt. Lâu lâu mới tháy có chiếc xe ô tô chạy ngựoc lại hướng về xuôi. Chợt thấy bên đường một đám phạm nhân mặc áo tù kẻ sọc đang lao động . Họ đang dung cuốc xẻng dào vét những bùn đất đọng ở rãnh tiêu nước bên tà luy dương . Chắc do hậu quả của đợt lũ quét vừa rồi. Đã đi qua, nghĩ thế nào lại vòng xe trở lại. Hai chục chú phạm nhân và hai anh CA áp giải, một già và một trẻ măng.
- Chào các anh, tôi ở Hà Nội lên. Ở đây có anh nào ở Hà Nội không ? Có muốn gửi thư , nhắn nhe gì về nhà không ?
- Có chúng em đây ạ !
Hai cách tay xăm trổ chằng chịt cùng giơ lên. Nhìn hai khuôn mặt của hai ông mãnh xưng là “ chúng em “ mà hết hồn.
- Anh là nhà báo hay sao mà đeo máy ảnh lỉnh kỉnh thế ? Giờ anh đi đâu vậy ?
Tôi bước tới chỗ hai anh CA đang ngồi trong bóng râm : “ Tôi muốn mời an hem điếu thuốc lá đựoc chứ ? “
- Vâng, anh cứ tự nhiên.
Cả bọn reo ồ lên một lựot. Tôi moi trong ba lo ra cây thuốc Vina. Xé lấy 4 gói cho họ.
- Đây là thuốc lá mang đi làm quà cho bạn bộ đội trên này đấy nhá.
Tôi ngỏ ý muốn mời hai anh CA cùng đừng vào với những phạm nhân để chụp kiểu ảnh. Ngần ngừ một chút, rồi chỉ có anh trẻ măng đứng vào , còn anh già thì vẫn không tỏ thái độ gì, vẫn ngồi im một chỗ, tay đặt lên khẩu sung AK. Một hai , ba ! chụp nào, 20 anh tù mặc áo kẻ sọc, một anh CA mặc cảnh phục, vị chi là 21 nụ cưòi trắng loá trong nắng chiều .
- Thôi chào anh em nhé. Cố gắng ở lại cải tạo tốt nhé.
Lại lên đưòng! Lên tới Ba Bể, đã thấy cái lạnh ơn ớn của vùng núi thấm thấm vào người . Tìm được tới huyện đội Ba Bể, hỏi thăm trung tá Uyên. Được trực ban trả lời :
- Trung tá Uyên đã chuyển công tác lên ban chỉ huy quân sự huyện Pác Nậm rồi.
- Pác Nậm cách đây 60 cây số. đưòng lên đó dốc cao lắm. Mấy hôm rồi, trời mưa , không khéo mấy cái ngầm ngập nước không đi được đâu. Tốt nhất nghỉ lại Ba Bể, mai hãy vào.
Trời đã sập tối, khi rẽ vào con đưòng lên Pác Nậm, sương xuống mù mịt , chẳng còn nhìn thấy đâu là đưòng. Cho xe bò từng chút một. Đường mới mưa, trơn như đổ mỡ . Ác nhất là đổ đèo và lên dốc lien tục. Đánh vật với tay lái. Con la già ấm ức vì chạy quá sức. Mỗi khi bóp côn, vào số , tăng ga, nó lại hộc lên một tiếng như chửi mình. Qua một bản nhỏ bên đưòng, nhìn kiểu nhà sán, đoán là xóm người Tày, cửa đóng kín mín ko một ánh đèn hắt ra.
- Có ai ở nhà không ? cho hỏi thăm với ?
- Cho hỏi thăm đưòng lên Pác Nậm còn bao xa ?
- Pác Nậm à ? Xa đấy, khó đi đấy .
- Cho hỏi Pác Nậm còn bao xa ?
- Còn 10 cây số nữa, xe mày qua ngầm đựoc thôi. Cài số 1 mà đi. Đừng có lao ra ngoài cọc tiêu là xuống vực đấy
- Anh Uyên đi công tác rồi anh ạ. Xuống xã từ hôm qua.
Rửa mặt mũi chân tay cho hết bụi đưòng, thay quần áo khô. Xuống nhà ngồi giao lưu với các anh. Chẳng có gì nhiều, có cân chè và thuốc lá mang cho các anh gọi là. …Chuyện vui râm ran. Rượu ngô, lạc rang..Khi biết ngày trước tôi cũng là lính thong tin vô tuyến điện. Càng vui. Anh Diên tâm sự : “ Chúng mình ở đây vất lắm. Phải làm đủ việc, có khi phải đảm đương việc của công an, bảo đảm an ninh . Có khi lại phải chia nhau tăng cường dạy học xoá mù chữ. Tham gia tuyên truyền vận động bà con dân tộc thực hiện các chính sách của nhà nước. Phải thường xuyên xuống xã , ăn ngủ ở đó với dân, bám dân. Cứ một tổ ba người, mang theo đài vô tuyến lien lạc. Đi cả tháng mới về. Đồng bào ở vùng này, đủ các dân tộc, nào Mông, nào Tày , Hà nhì…mình muốn vận động bà con thực hiện chính sách của nhà nước, muốn tuyên truyên dân đừng có phá cây rừng, đừng trồng cái thuốc phiện…thì phải nói đựoc tiếng nói của họ, họ mới nghe. Muốn vậy phải học tiếng dân tộc thôi, chẳng có cách nào khác đâu. …”
Tôi được các anh bố trí cho ngủ ở phòng của Uyên, Uyên là một trong trong hai chỉ huy phó của đơn vị. Đã qua môi trường lính nên chẳng bỡ ngỡ gì. Đồ đạc trong phòng Uyên cũng giản dị như tất cả những ngưòi lính khác . Cái hòm gỗ đầu giường nằm thay cho bàn viết. Những đồ dung cá nhân đựoc xếp gọn gang ngăn nắp. Đặt lưng xuống giường , cơn buồn ngủ kéo đến ngay , chợt thấy từng đám hơi trắng luồn qua cửa sổ vào phòng. Anh Diên đi qua ngó vào , cười : “ Mây đấy ông ạ, trên này cao lắm . buổi tối ngủ, mây bay vào phòng là chuyện thường ngày”
Sáng, còn đang ngon giấc , chợt tỉnh vì có ai nắm bàn chân kéo giật : “ Dậy tập thể dục với anh em cho vui “
Lại còn thế nữa, quá lắm. Mắt nhăm mắt mở chạy ra sân , đứng ngay vào cuối hang khởi động. Thế mới biét cái nếp lính nó nhiễm lâu thật. 18 thế võ đối kháng. Chơi luôn, cũng quật nhau đen đét xuống dất. Được khen là đánh dẻo, phổng mũi.
Ăn sang một tô mỳ tôm. Đợi 8 giờ tới phiên lien lạc với các chốt bằng vô tuyến. Đúng nghề của mình. Xin phép anh Diên được trực tiếp thao tác. Đeo cái tổ hợp PCR 125 lên tai thấy hồi hộp lạ. Lạo xạo, ù ù xoèn xoẹt một lúc khá lâu . “ Sông Hàn , sông Hàn đây song Hương , nghe tốt, trả lời ? “ Lại lạo xạo chán rồi một giọng rè cất lên : “ Sông Hương , sông Hương đây song Hàn nghe sông Hương tốt, trả lời ? “
- Sông Hàn , song Hàn, đây Khôi Hà Nội đang lên Móng Cái , anh Uyên có đó không ?
- Thằng Uyên nó đang nghe đấy, nói chuyện thoải mái đi , khỏi cần Hàn Hương cho mệt ông ơi - anh Diên đứng sau cười nói vậy.
- Ồ , thằng Khôi lên đấy à ? đợi tao ra, đợi tao ra nhé , hê hê…
- Vậy anh ra đây mất bao lâu ?
- Bây giờ tao cắt rừng đi bộ ra, chắc khoảng 8h tối là về tới đơn vị.
- Úi giời, vậy thôi khỏi ra đi. Em lại xuôi thôi. Dịp khác anh em mình gặp nhau. Anh cứ yên tâm công tác .
Gần 10h sang. Tôi tạm biệt các anh để lên đưòng xuôi về. Chào nhau kiểu lính tráng, nghĩa là phát mạnh vào vai nhau đau điếng người. Bát tay nhau , bóp đau đến ứa nước mắt. Thôi chào các anh nhé , hẹn gặp lại Pác Nậm…Chuyến ra , trời sang nên cảm giác đường cũng dễ đi hơn. Phong cảnh hai bên đưòng đẹp tuyệt vời. Những vũng lầy đêm qua đã se khô nên cũng đỡ trơn trượt. Đi qua mấy cô gái đang gùi củi lên dốc . Ngứa miệng buông một câu tiếng Tày trêu các cô “ Páng kha cái coọc “ ( chân to như cái cột ) ngoái lại phía sau thấy ba cô gái dúi vào lưng nhau cười rũ.
Trên đưòng về, muốn ghé qua xã Nam Cường , là xã vẫn đang ngập trắng xoá trong nước lũ . Nhưng hỏi không có thuyền ra lại đành thôi vậy. Ghé vào trung tâm y tế Bắc Cạn. Gửi lại số thuốc mang theo. Nhờ các anh chị chuyển cho bà con nơi bị lũ đi qua. Gọi là có một chút ủng hộ bà con đang gặp nạn thiên tai.
Chạy thẳng một mạch , không dừng ở đâu.
5h chiều về tới Hà Nội- Kết thúc một chuyến NGƯỢC RỪNG.
Lê Nguyên Khôi.