Đồng hồ thiên văn trên quảng trường con gà.
Chiếc đồng hồ đang được trùng tu.
Rất tiếc chuyến này em đến Praha gặp đúng dịp rất nhiều công trình nổi tiếng đang sửa chữa, lại còn gặp trời mưa nên ít nhiều bị hạn chế trong công cuộc khám phá thủ đô nước bạn.
Đồng hồ trên Toà thị chính TP trên quảng trường cổ Praha đã có từ năm 1402, nhưng đến tận năm 1410 thì đã được ông thợ đồng hồ người Kadaň tên là Mikuláš chế tạo thành Tháp đồng hồ theo đồ án của nhà Thiên văn Ondřej.
Tháp đồng hồ cổ đã trải qua nhiều lần sửa chữa, trùng tu. Đá trang trí của Tháp là sản phẩm của lò đá Petr Parléř, hoạt động ở Séc đến năm 1420. Nửa cuối thế kỷ 16, Tháp đồng hồ đã được ông Jan Táborský, người vùng núi Klokot sửa lại và hoàn thiện.
Năm 1866, ông Josef Mánes đã cho lắp Mặt lịch có các hình tượng trưng của vòng 12 con giáp ( zvěrokruh), Mặt trăng và Biểu tượng của thành cổ Praha. Cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, trong cuộc khởi nghĩa Praha thì Tháp đồng hồ đã bị phá hủy nặng nề và sau đó đã phải sửa chữa, phục hồi toàn bộ.
Nổi bật nhất trên Tháp là Bảng số thiên văn và dưới đó là Mặt lịch. Trên mặt Bảng số thiên văn, theo chỉ dẫn của các dụng cụ đo các sao, có thể xem được thời gian, các chu kỳ thiên văn, vị trí của Mặt trời và tại thời điểm đó cùng với chùm sao nào trong vòng 12 con giáp, vị trí của Mặt trăng nằm trên hay dưới đường chân trời, chu kỳ và vị thế của Mặt trăng đối với Mặt trời.
Từ Mặt lịch có thể biết được hiện đang là tháng nào, ngày bao nhiêu và ngày lễ tôn giáo. Phía trên bảng số thiên văn có hai ô cửa sổ, có nhìn thấy các vị tông đồ đi qua. Trên mặt tường Tháp chuông có trang trí ở bên cạnh là tượng, tượng bán thân các thiên thần nằm giữa hai cửa sổ các vị Tông đồ và con Gà bằng vàng biết gáy đứng trên cửa sổ.
Đây là đồng hồ thiên văn cổ thứ ba và cổ nhất vẫn còn hoạt động trên thế giới.
Nguồn tin: Novinky/Secviet