- Biển số
- OF-22
- Ngày cấp bằng
- 22/5/06
- Số km
- 7,660
- Động cơ
- 645,323 Mã lực
Hiện tại vì chưa có đất chém gió nên em chém vào đây. Từ lúc nghe thấy Việt Nam tổ chức F1 em rất hào hứng, nhân rảnh rỗi em cập nhật 1 số thông tin F1 vào đây để các cụ các mợ chém cho vui.
Formula 1 hay gọi tắt là F1 là 1 giải đua có truyền thống lâu đời và một trong những sự thú vị của giải đấy là các cải tiến kỹ thuật theo hướng nhanh hơn, xem thú vị hơn, hiện đại hơn, an toàn hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Để kể lại lịch sử các cải tiến của Formula 1 thì phải liệt kê rất dài. Trong bài này, em chỉ tóm tắt sơ cấu tạo của một chiếc xe đua Formula 1 năm 2018 ở các đội đua hàng đầu như Mercedes, Ferrari hay Redbull.
·Chiều dài tổng : khoảng từ 5,1 đến 5,4 Mét
·Rộng : 2 mét
·Cao : 950 cm
·Trục cơ sở : từ 3.2 đến 3.7 mét
·Nặng khoảng 730kg đã bao gồm người lái và chưa tính xăng
·Dung tích bình xăng: khoảng 165 lít và chỉ được phép bơm 105kg tương đương 142 lít cho mỗi chặng đua.
·Hệ thống lái sử dụng thước lái có trợ lực
·Hộp số bán tự động tuần tự 8 số sử dụng điện – thuỷ lực để sang số
·Bộ côn bao gồm nhiều lá carbon, có thể cắt côn bằng cần điều khiển sau vô lăng
·Phanh sử dụng 6 piston cho mỗi phanh
·Hệ thống treo sử dụng càng A carbon, giảm sóc nhôm hợp kim có lò xo và thanh chống lật.
·Vành, mâm. Hợp kim nhôm hoặc hợp kim ma giê
·Lốp trước và sau đều dùng Pirelli – Trước : 305/670-R13 và sau : 405/670-R13
·Đai an toàn 6 điểm
Khung gầm:
·Cấu tạo hoàn toàn từ 1 khối hộp từ sợi carbon và composite dạng tổ ong The monocoque – đây là khối hộp tạo ra cabin cho tài xế ngồi trong, hệ thống treo, máy và bốn bánh cũng được gắn lên khung dạng hộp này.
·Càng A và hệ thống treo hầu hết được chế tạo từ carbon kết hợp với nhôm hợp kim.
Máy:
Với định nghĩa mới thì máy không được gọi là động cơ (engine) nữa mà sẽ gọi chung là cục năng lượng (power unit). Lý do là máy của F1 hiện tại là động cơ Hybrid có cả động cơ đốt trong kèm động cơ điện. Năng lượng đến từ 3 nguồn chính là xăng, nhiệt từ ống xả chuyển ra điện MGU-H và năng lượng từ phanh sau chuyển ra điện MGU-K.
MGU-K: Motor Generator Units – Kinetic
MGU-H: Motor Generator Units – Heat
ES: Energy Store
ERS : Energy Recovery System
Sơ bộ cấu hình máy như sau :
·Động cơ V6 turbo đơn kết hợp động cơ điện
·Xy lanh xếp lệch góc 90o
·Dung tích : 1600cc
·Số lượng súp páp: 24 valves, 4 súp páp trên 1 xy lanh
·Xăng sử dụng : Ron 98 – 105 không chì +5.75 cồn
·Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp
·Mức tiêu thụ xăng tối đa không quá 100kg trên 1 giờ.
·Hệ thống nạp là turbo
·Công xuất cực đại là 850 sức ngựa từ máy + 160 sức ngựa từ động cơ điện (634kW + 119kW) ở vòng tua 18.000 rpm
·Mômen xoắn tối đa ở khoảng 400 – 500 Nm (295 – 369 lbft)
·Vòng tua tối đa bị hạn chế ở 15.000 rpm
·Tốc độ tối đa được hạn chế ở 360km/h (224mph)
·Làm mát chỉ được sử dụng 1 bơm nước
·Thu hồi nhiệt năng tối đa từ bộ MGU-K: 2 Megajoule trên 1 vòng
·Xử dụng nhiệt năng tối đa từ bộ MGU-K: 4 Megajoule trên 1 vòng
·Tốc độ quay max của MGU-K : 50.000 rpm
·Năng lượng cao nhất của bộ MGU-K: 120kW
·Thu hồi nhiệt năng tối đa của bộ MGU-H: không giới hạn
·Tốc độ quay của bộ MGU-H: không giới hạn thường là trên 100.000 rpm
Tóm lại, với tất cả những cải tiến trên thì năm 2018 đã được chứng kiến chặng đua với tốc độ trung bình cao nhất trong lịch sử khi chạy qualify là 263.587km/h (163.785 mph) ở đường đua Monza – Italian Grand Prix 2018 bởi tay lái Kimi Räikkönen.
Tài liệu tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Formula_One_car
https://www.formula1.com/en/championship/inside-f1/rules-regs/2018-season-changes.html
Formula 1 hay gọi tắt là F1 là 1 giải đua có truyền thống lâu đời và một trong những sự thú vị của giải đấy là các cải tiến kỹ thuật theo hướng nhanh hơn, xem thú vị hơn, hiện đại hơn, an toàn hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Để kể lại lịch sử các cải tiến của Formula 1 thì phải liệt kê rất dài. Trong bài này, em chỉ tóm tắt sơ cấu tạo của một chiếc xe đua Formula 1 năm 2018 ở các đội đua hàng đầu như Mercedes, Ferrari hay Redbull.
·Chiều dài tổng : khoảng từ 5,1 đến 5,4 Mét
·Rộng : 2 mét
·Cao : 950 cm
·Trục cơ sở : từ 3.2 đến 3.7 mét
·Nặng khoảng 730kg đã bao gồm người lái và chưa tính xăng
·Dung tích bình xăng: khoảng 165 lít và chỉ được phép bơm 105kg tương đương 142 lít cho mỗi chặng đua.
·Hệ thống lái sử dụng thước lái có trợ lực
·Hộp số bán tự động tuần tự 8 số sử dụng điện – thuỷ lực để sang số
·Bộ côn bao gồm nhiều lá carbon, có thể cắt côn bằng cần điều khiển sau vô lăng
·Phanh sử dụng 6 piston cho mỗi phanh
·Hệ thống treo sử dụng càng A carbon, giảm sóc nhôm hợp kim có lò xo và thanh chống lật.
·Vành, mâm. Hợp kim nhôm hoặc hợp kim ma giê
·Lốp trước và sau đều dùng Pirelli – Trước : 305/670-R13 và sau : 405/670-R13
·Đai an toàn 6 điểm
Khung gầm:
·Cấu tạo hoàn toàn từ 1 khối hộp từ sợi carbon và composite dạng tổ ong The monocoque – đây là khối hộp tạo ra cabin cho tài xế ngồi trong, hệ thống treo, máy và bốn bánh cũng được gắn lên khung dạng hộp này.
·Càng A và hệ thống treo hầu hết được chế tạo từ carbon kết hợp với nhôm hợp kim.
Máy:
Với định nghĩa mới thì máy không được gọi là động cơ (engine) nữa mà sẽ gọi chung là cục năng lượng (power unit). Lý do là máy của F1 hiện tại là động cơ Hybrid có cả động cơ đốt trong kèm động cơ điện. Năng lượng đến từ 3 nguồn chính là xăng, nhiệt từ ống xả chuyển ra điện MGU-H và năng lượng từ phanh sau chuyển ra điện MGU-K.
MGU-K: Motor Generator Units – Kinetic
MGU-H: Motor Generator Units – Heat
ES: Energy Store
ERS : Energy Recovery System
Sơ bộ cấu hình máy như sau :
·Động cơ V6 turbo đơn kết hợp động cơ điện
·Xy lanh xếp lệch góc 90o
·Dung tích : 1600cc
·Số lượng súp páp: 24 valves, 4 súp páp trên 1 xy lanh
·Xăng sử dụng : Ron 98 – 105 không chì +5.75 cồn
·Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp
·Mức tiêu thụ xăng tối đa không quá 100kg trên 1 giờ.
·Hệ thống nạp là turbo
·Công xuất cực đại là 850 sức ngựa từ máy + 160 sức ngựa từ động cơ điện (634kW + 119kW) ở vòng tua 18.000 rpm
·Mômen xoắn tối đa ở khoảng 400 – 500 Nm (295 – 369 lbft)
·Vòng tua tối đa bị hạn chế ở 15.000 rpm
·Tốc độ tối đa được hạn chế ở 360km/h (224mph)
·Làm mát chỉ được sử dụng 1 bơm nước
·Thu hồi nhiệt năng tối đa từ bộ MGU-K: 2 Megajoule trên 1 vòng
·Xử dụng nhiệt năng tối đa từ bộ MGU-K: 4 Megajoule trên 1 vòng
·Tốc độ quay max của MGU-K : 50.000 rpm
·Năng lượng cao nhất của bộ MGU-K: 120kW
·Thu hồi nhiệt năng tối đa của bộ MGU-H: không giới hạn
·Tốc độ quay của bộ MGU-H: không giới hạn thường là trên 100.000 rpm
Tóm lại, với tất cả những cải tiến trên thì năm 2018 đã được chứng kiến chặng đua với tốc độ trung bình cao nhất trong lịch sử khi chạy qualify là 263.587km/h (163.785 mph) ở đường đua Monza – Italian Grand Prix 2018 bởi tay lái Kimi Räikkönen.
Tài liệu tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Formula_One_car
https://www.formula1.com/en/championship/inside-f1/rules-regs/2018-season-changes.html