- Biển số
- OF-9679
- Ngày cấp bằng
- 16/9/07
- Số km
- 2,000
- Động cơ
- 550,960 Mã lực
sao tự dưng nó ngơ người ra rồi bị thằng kia đấm liên tiếp thế nhỉ
Cái đấy nó chỉ biểu diễn trên PHIM ẢNH thôi!, Kungfu mà không có thằng kéo dây thì có mà bay vào mắt!Em chả thấy bóng dáng đòn thế của Thiếu Lâm đâu. Đánh kiểu này mất vẻ đẹp của các đòn mềm dẻo phương Đông nhỉ !
Ăn quả vào mẹt máu ko lên đc não thế là đơ CPU luôn cụ ạsao tự dưng nó ngơ người ra rồi bị thằng kia đấm liên tiếp thế nhỉ
Chắc thằng này cài Win98 đến giai đoạn cao trào bị treo máy cụ ạsao tự dưng nó ngơ người ra rồi bị thằng kia đấm liên tiếp thế nhỉ
Cũng dễ hiểu thôi,nếu người khác ăn cú móc đó thì đo ván luôn.sao tự dưng nó ngơ người ra rồi bị thằng kia đấm liên tiếp thế nhỉ
Chắc ko có em cụ ạ.hồi đó em còn chưa học cấp 3.em học thầy hải đệ tử thầy dũng mắt cụ a.cụ học sư phụ nào thế?Hị hị vậy là chúng miềng cùng nhánh khác sư phụ roài, để tối em lục lại mấy cái ảnh cũ post lên xem có cụ ko nhé
Anh Hải đứng lớp Tăng Bạt Hổ . Em là đệ tử anh Trung dạy ở Cột Cờ sau chuyển lên Quần Ngựa ạChắc ko có em cụ ạ.hồi đó em còn chưa học cấp 3.em học thầy hải đệ tử thầy dũng mắt cụ a.cụ học sư phụ nào thế?
Thượng đài nó có luật của nó chứ cụ. Cả 2 trận thằng Yi Long thua đều thua người cùng hạng cân với nó đấy chứ có phải khác hạng cân đâu.Lại UFC
Tính thực dụng của võ cổ truyền (bao gồm nhưng không hạn chế) cả đao kiếm đấy cụ ạ
P/s: Đã thượng đài thì ông 120 kg kiểu gì chả ăn ông 60 kg hả cụ. Cụ còn xanh lắm ạ
Quên ko hỏi cụ có cần xem ông 220kg thua ông 81kg ko?Lại UFC
Tính thực dụng của võ cổ truyền (bao gồm nhưng không hạn chế) cả đao kiếm đấy cụ ạ
P/s: Đã thượng đài thì ông 120 kg kiểu gì chả ăn ông 60 kg hả cụ. Cụ còn xanh lắm ạ
Bài này xuất hiện đầu tiên trên OF, do OFer viết nhưng mấy thớt đấy đã bị xóa nên bây giờ lưu lạc sang các diễn đàn khác. Phí thật.Làm lại cho một số cụ thích võ vẽ nhé........
Năm 1923, Trung Quốc Quốc Dân **** thành lập Học viện Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc nhằm đào tạo lớp lãnh đạo của **** và tạo ra một lực lượng quân sự hiện đại. Tháng Giêng năm 1923, Tàu thành lập liên minh chiến lược với Liên bang Xô Viết và các học viện sử dụng phương pháp của Liên Xô như thiết lập kỷ luật ****, truyền bá chính trị và đào tạo cán bộ quân sự....
Năm 1923 Tiến sĩ Sun Yat-Sen, lãnh đạo của Quốc dân đảng cho biết "Vì chúng tôi muốn tìm hiểu nghệ thuật quân sự của Liên Xô nên tôi đã đề nghị Liên Xô gửi những cố vấn quân sự sang học viện Hoàng Phố để giảng dạy "
Các cố vấn Liên Xô đã tới Trung Quốc vào năm 1924, để hỗ trợ đào tạo. Đại tá Borodin, trưởng đoàn cố vấn được phong ngay làm trưởng khoa đào tạo. Và dĩ nhiên, trong giáo trình thì cận chiến tay không là ko thể thiếu.
Thế nhưng, môn võ Sambo với những kỹ thuật cận chiến được đại tá Borodin mang sang lại vấp phải thái độ thờ ơ của những học viên Trung Quốc.
Họ rõ ràng cũng có lý khi nói rằng: Trung quốc đã có nền võ học lâu đời và cao siêu. Các môn võ khác chỉ là những bản sao mờ nhạt và cái môn Rambo kia cũng chỉ là ánh đom đóm so với đèn măng xông Thiếu Lâm Tự.
Đại tá Borodin không tỏ ra tức giận. Trái lại, ngài đánh cuộc với toàn thể học viên rằng: ko ai có thể hạ được võ sĩ Sambo tên I. Vasilevich - hiện đang là sĩ quan cận vệ của ngài - trong những trận đấu đối kháng tay không cả.
Tinh thần đại hung Hán bị xúc phạm. Những trận thư hùng ngay sau đó liên tục diễn ra giữa học viên trường quân sự Hoàng Phố và I. Vasilevich. Tuy nhiên kết quả thì thật đáng buồn.
Những võ sinh Trung quốc không ai chịu nổi hai hiệp cho dù đều xuất thân từ những lò võ danh tiếng và đã trải qua quá trình luyện công phu từ nhỏ.
Ấm ức làm lu mờ nhận thức. Họ cho rằng sự thảm bại của bản thân là do công phu tu tập chưa đến nơi chốn, và đương nhiên, kết quả cuộc đấu không thể phản ánh đúng thực lực môn phái của họ.
Chuyện thách đấu chẳng mấy chốc lan tới tai Khâm thủ trưởng. Vốn là đệ tử chân truyền của Hồng Gia quyền, ngài mang trong mình dòng máu Trung Hoa anh hùng, đương nhiên là rất hiếu chiến. Sự thất bại của các môn sinh làm ngài thấy mất mặt. Một cuộc họp cấp tốc toàn thể học viên được ngài triệu tập. Mệnh lệnh ban ra rất ngắn ngủi:
Ngay lập tức! Lên đường! Dùng mọi mối quen biết của mình mời những võ sĩ giỏi nhất về đây! Không thể để nền võ học ngàn năm Tủng Kủa lả bị khinh rẻ như thế được!
Hai tháng sau, các học viên lần lượt trở về với những cao thủ của môn phái mà họ đang theo học. Vậy mà, kết quả cũng ko khác gì.
Chả có cao thủ nào chịu nổi những cú đấm vũ bão của tay Sambo, I. Vasilevich kia ...
Tình hình thực tế đó gây hoang mang và bất an tột độ cho toàn bộ học viên học viện quân sự Hoàng Phố. Đột nhiên tất cả đều nhận ra rằng nền võ học ngàn năm chói lọi của mình bỗng dưng chả dùng được cái quái gì để đánh với tay mũi lõ kia cả.
Đương nhiên, có những người phải chịu trách nhiệm nhiều hơn những người khác. Và Khâm thủ trưởng cũng đã ko còn cách nào ngoài việc đặt vấn đề với đội ngũ cố vấn Liên Xô.
Ông triệu tập ngài Borodin và sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai người mà đã được lưu trong quân sử của học viện quân sự Hoàng Phố.
Câu chuyện được bắt đầu với lịch sử chiến tranh của Xô Viết:
Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), lực lượng Nga đã thiệt hại nặng nề trong những trận đánh với Nhật Bản. Theo kết quả báo cáo của quân ủy trung ương thì những tổn thất ghê gớm này đến từ những trận đánh giáp lá cà. Lưỡi gươm samurai và kỹ năng chiến đấu tay không của người Nhật làm quân Nga sợ vãi ***.
Sau những tổn thất này, một số tướng lĩnh chỉ huy của Nga đã phải đánh giá lại phương pháp luyện tập cho binh sĩ. Đồng thời nghiên cứu phương pháp huấn luyện của người Nhật và rút ra cho riêng mình những bài học bổ ích. Phương án huấn luyện kỹ thuật mới này được đệ trình lên **** cộng sản và quân ủy trung ương, rồi chính thức được phê duyệt là một dự án tuyệt mật với bí danh S.A.M.B.O.
Đến năm 1917, dự án này hoàn thiện và được thống nhất thực hiện trong toàn bộ học viện quân sự Xô Viết - đặt dưới sự lãnh đạo và kiểm tra của **** cộng sản liên bang Xô Viết. Đây là một dự án hoàn chỉnh và kết quả của dự án này chính là môn võ Sambo dành cho quân đội hiện nay.
Những võ sư trong dự án nhận ra rằng môn Sambo có thể biến đổi để tạo ra một môn thể thao đối kháng an toàn, cho nên Sambo đã được thực hành một cách thường xuyên và liên tục trong giai đoạn huấn luyện. Quá trình thi đấu Sambo thể thao đã trở thành một phần thiết yếu của chương trình huấn luyện.
- Chúng tôi không cần võ thể thao. Chúng tôi cần võ để giết người. Khâm thủ trưởng cắt lời. Đại tá Borodin nói:
- Thưa Khâm thủ trưởng. Sự biến đổi để SAMBO trở thành môn thể thao có lý do riêng của nó và tôi xin trình bày ngay sau đây :
Môn võ cổ truyền của ngài rất phức tạp và phải nói thẳng ra là hết sức vô dụng. Trong chiến đấu thực tế mọi phương pháp cận chiến phải căn cứ vào tình hình CÓ THẬT. Các chiến binh phải có những vũ khí của mình để tấn công hay phòng thủ. Nếu là đánh nhau tay không thì vũ khí ở đây chính là những kỹ thuật đấm đá. Sự phức tạp của môn võ cổ truyền Trung Hoa chính là yếu điểm vì tính chất rối rắm đó đã làm tăng thời gian luyện tập những thứ không cần thiết, lẽ đương nhiên là do vậy mà bỏ qua những thứ rất quan trọng. Một trong những thứ rất quan trọng đó chính là khả năng ứng biến.
Thời gian luyện các bài múa may vô ích làm người tập bị chết cứng vào chiêu thức, phá hủy sự phản ứng linh hoạt trong chiến đấu thực sự.
Liệu người ta có sử dụng được những kỹ thuật này đối với một đối thủ cũng có kiến thức, kỹ thuật, khả năng phản công, và tự phát động đòn tấn công lại ko? Để làm được điều này, đòi hỏi ko chỉ phải hoàn thiện kỹ thuật, mà phải phát triển được cả cảm giác về không gian và phạm vi trong giao đấu, phải biết nhìn thấy những kẽ hở, hay tạo được kẽ hở để tấn công, rồi phản ứng lại nó bằng các phương thức khác nhau.
Hơn hết, liệu một người có thể có cả điều kiện về thể chất lẫn tinh thần để tiến hành cuộc đấu như vậy ko? Ai có thể có cả sức mạnh, khả năng chịu đựng, lẫn tính linh hoạt và quyết đoán đây? Họ sẽ sụp đổ dưới sự vội vã căng thẳng, bị tê liệt phản xạ và quên toẹt hết những gì được học. Đó là điều chắc chắn đã xảy ra với rất, rất nhiều người tập võ.
Chúng ta cần phải nhớ rằng, nếu chưa từng bị đánh thẳng tay và ném bẹp dí xuống sàn, thì chả ai biết sẽ phải phản ứng thế nào trong những trường hợp thế cả.
Đó cũng là ví dụ, vì sao mà một võ sĩ quyền Anh đã bị tẩn quá nhiều nên ko còn bị đông cứng khi một quả đấm bay tới. Một đô vật đã bị ném xuống đất quá nhiều nên đã trở nên quen thuộc với điều đó.
Tất cả những yếu tố riêng lẻ kia đều phải được phối hợp, trao đổi và đấu luyện với đối thủ, những người cũng có khả năng tấn công và phòng thủ tương tự. Người tập cũng phải làm quen với việc phải giao đấu trong những trường hợp đầy áp lực, bị nhiều người cùng chứng kiến và trong một thời gian dài, liên tục. Họ sẽ được hưởng lợi từ kinh nghiệm thu được qua thi đấu, điều này đồng nghĩa với việc sự thích ứng trong môn thể thao lại cũng chính là những gì đúng trong phương pháp chiến đấu và tự vệ. Vì vậy, các môn thể thao chiến đấu cho phép người tập phát triển những phẩm chất của một chiến binh, bao gồm cả thái độ tinh thần thích hợp và - " sự tàn bạo ".
Cuộc nói chuyện trên đã làm mở mắt ngài Khâm thủ trưởng, mở mắt rất nhiều Huấn Luyện Viên cũng như các Võ sư danh tiếng. Đồng thời nó cũng giáng một đòn chí mạng đập tan mọi sự huyễn hoặc ảo tưởng đối với các võ phái Trung Hoa.
Đó cũng chính là lý do mà ngay lập tức, ko chậm trễ, dưới sự cố vấn của Liên Xô, TQ đã nỗ lực để tạo ra một phương pháp tương tự Sambo đào tạo lực lượng quân sự trong cận chiến. Và đối với Trung Quốc - lúc đó còn thua kém nhiều mặt về công nghiệp, quân sự và các công nghệ chiến tranh, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong chiến đấu duy nhất chính là nền tảng võ học lâu đời - cái đã bị chứng minh một cách đau đớn rằng: nó ko thực tế, việc cấp bách phải có phương pháp mới thậm chí còn nghiêm trọng và quan trọng hơn rất nhiều .
Sau chục năm nghiên cứu, dự án này đã hoàn thiện với phần đầu tiên là Tán Thủ dành cho quân đội , được đưa vào chương trình huấn luyện từ năm 1934. Việc cải tiến những kĩ thuật nguy hiểm trong Tán Thủ quân đội để biến nó thành một môn thể thao thì mãi đến 30 năm sau mới hoàn thành. Và theo như các cấp lãnh đạo và đội ngũ nghiên cứu trong dự án này công bố, họ đã tạo nên San Shou từ những gì tinh túy nhất dựa trên nền tảng võ cổ truyền.
Nhưng có thật Tán Thủ là những gì tinh túy nhất của võ học ngàn năm Tủng Kủa lả ko?
Thử nghiên cứu kết quả báo cáo tuyệt mật của dự án này xem sao đã.
Sau cuộc nói chuyện với đại tá Borodin. Khâm thủ trưởng ngay lập tức bắt tay vào tiến trình xây dựng những kỹ thuật chiến đấu dành cho quân đội. Dự án này được biết đến với cái tên SD22.
Tháng 10 năm 1928. Dưới sự chỉ đạo của quân ủy trung ương Tung Kủa.
Hàng trăm võ sư, võ sĩ trên khắp Trung Quốc được mời đến Nam Kinh. Lôi đài được thiết lập nhằm tìm ra những người có kỹ thuật chiến đấu tốt nhất từ mọi môn phái. Giang tướng quân (Zhang Zhi Jiang) được chỉ định làm trưởng ban tổ chức. Cuộc thư hùng đẫm máu nhất trong lịch sử lôi đài Trung Quốc với hàng trăm võ sĩ bị thương nặng và vài người đã tử vong. 12 người còn trụ vững được mời về học viện võ thuật Nam Kinh để bắt tay vào việc soạn thảo ra những kỹ thuật đầu tiên của Tán thủ. Trong số 12 người này nổi bật nhất là năm võ sư được biết đến với ngoại hiệu Giang Nam ngũ hổ. Năm nhân vật này được Kim Dung lấy cảm hứng để xây dựng nên hình tượng võ lâm ngũ bá sau này. Họ là:
Zhang Gu Ru (1893-1952) Cao đồ của Thiếu lâm bắc phái.
Wan Lai Sheng (1903-1995) Cao đồ của Thiếu lâm bắc phái.
Fu Zhensong (1881-1953) cao đồ của Bát cực quyền.
Wang Shao Zhou cao đồ của Thiếu lâm bắc phái.
Li Xian Wu: Nội gia quyền.
Năm vị này được nghiên cứu toàn bộ tài liệu của dự án Sambo do Nga cung cấp. Tài liệu này đã có đầy đủ những nghiên cứu của các khoa học gia người Nga về vật lý, giải phẫu và tâm lý ứng dụng trong chiến đấu. Tài liệu này mổ xẻ toàn bộ kỹ thuật của người Nhật Bản với môn Karate, người Tây phương với môn Boxing, người Thái lan với môn MoayThai và người Mông Cổ với môn vật, người Pháp với môn Savate, thậm chí cả những môn hóc hiểm được cho là của Thành Cát Tư Hãn truyền lại cho dân bản địa quanh bờ sông Đa núyp. Những môn võ này được soi rọi dưới góc nhìn khoa học và tất cả các số liệu trong tài liệu đó đều là những tư liệu quí giá cho Giang nam Ngũ hổ bắt tay vào dự án xây dựng nên bộ môn Tán thủ dành cho quân đội.
Không có môn võ Trung Quốc nào được nghiên cứu cả. Điều đó làm Giang nam Ngũ hổ không khỏi thất vọng, nhưng thực tế đó là không thể chối cãi. Năm vị này đã vò đầu bứt tai để biến đổi về kỹ thuật cho phù hợp với vóc dáng nhỏ con của người Trung Quốc. Họ đưa thêm tuyệt kỹ cầm nã của Thiếu lâm vào cho thêm phần sinh động.
Còn phần chính thì vẫn giữ nguyên.
Vâng, đó là lịch sử và đó là sự thật về Tán thủ. Không còn tấn pháp, khinh công, khí khọt gì nữa. Không còn múa may kình lực, chỉ trảo ỳ xoẹt nữa, nội công nội keo gì nữa.
Người Trung Quốc đã được người Nga mở mắt về võ thuật. Nhưng ngoài mồm thì họ nói sao:
Tán thủ là tinh hoa của võ cổ truyền dân tộc.
Có mà tinh hoa cổ truyền cái cục c*ứt ấy các cụ nhể. He he he......
Hình như chứ ko chắc chắn à cụ? Ko biết loại dạy cho đặc công như nào như loại dạy phổ cập ở các TT TDTT chắc chắn ko ăn nổi boxing phổ cập, BJJ phổ cậpCụ hơi nhầm 1 chút rồi , hình như đặc công nhà mình tập ViệtVoDao chứ không tập Thiếu Lâm hoặc Karate . VietVoDao là võ thực chiến đấy cụ , tập trương trình thể thao không cẩn thận rễ gẫy cổ tử vong lắm chứ chưa nói đến trương trình quân sự . Những ai hay đánh nhau ngoài đường phải công nhận là VietVoDao rất thực tế trên chiến trường hay trên đường phố
mềm dẻo chỉ lên fim thôi cụ ơi. đánh nhau thật thì cao thủ nó cũng huỳnh huỵch thế đấy cụ ạ. ngày xưa e cũng giỏi võ lắm mà tooàn bị mấy thằng to to nó oánh chạy de kènNgọa Hổ tàng Long thui ạ...người giỏi có người giỏi hơn và Thiện địch nữa ạ
em không hiểu kụ lắm: tại sao thằng khựa, kụ gọi là anh,. còn mấy chú lính SWAT nghề nghiệp tử tế, không vô văn hóa kiểu thằng khựa này, thì kụ goị thằng?Hôm nay đọc phải bài này mà buồn cười quá các cụ ạ.
Đại khái Yi Long là ngôi sao mới nổi của võ lâm Trung Hoa xuất từ Thiểu Lâm. Anh này sau khi vô địch trong nước trở thành võ lâm minh chủ thì đi khắp thế giới thách đấu (như kiểu độc cô cầu bại). Anh đã từng đả bại các nhà vô địch Muay Thái và Taekwondo Hàn nên càng tự tin võ thuật Trung Hoa không có nước nào sánh kịp.
Lần này anh mang chuông đi đánh US. Lần thách đấu thứ nhất gặp 1 thằng SWAT, nó knock out cho trong 3 phút. Cay quá về Thiếu Lâm đóng cửa tu luyện 1 năm sau quay lại thách đấu. Cái thằng SWAT lần trước nó chả thèm nhận mà cử 1 thằng đệ của nó ra tái đấu. Kết quả anh cũng lại bị knock out, được cái lâu hơn một tí.
Kể ra võ lâm Trung Hoa chắc là chiến tranh nên thất truyền hầu hết. Chứ như ngày xưa chỉ cần cho mấy cụ già kiểu Đông Tà Hoàng Dược Sư hay Cửu Chỉ Thần Cái Hồng Thất Công ra cách không đánh một chưởng thì 1 chú SWAT chứ 10 chú SWAT cũng ra đi.
Cụ nào hứng thú thì vào xem video thực chiến nhé.
http://hn.24h.com.vn/the-thao/thieu-lam-thua-dau-don-tren-dat-my-c101a573140.html