Về cái chuyện mời nhau khi ăn, theo em thì nên nhìn nhận nó nhẹ nhàng thế này:
- Đó là một hành động, giống như nhiều hành động khác thể hiện một "nghi thức giao tiếp với tập thể/đối tượng xung quanh"
Chúng ta có rất nhiều giao tiếp như vậy, ví dụ chào nhau khi gặp mặt, hỏi thăm nhau khi thấy ai đó bị ốm đau, chạm cốc khi uống bia rượu, ngả mũ khi thấy đám tang đi qua... Tùy theo các nền văn hóa, một cộng đồng có thể có rất nhiều hoặc là rất ít các nghi thức như vậy.
Việc thiếu một trong các nghi thức đó cũng không nhất thiết sẽ dẫn đến việc thiếu đi một tính cách/nhân cách tốt. Ví dụ nếu có một cộng đồng nào đó không có thói quen chào nhau thì chưa hẳn đó toàn là người ích kỷ, không biết quan tâm đến người khác. Mời cơm cũng vậy, nếu không có thói quen đó không nhất thiết sẽ trở thành... người xấu. Cho nên đánh với tát cũng không cần thiết
Nhưng quan điểm của em là nên mời. Vì sao vậy?
Vì tính cách hình thành từ thói quen, thói quen vun đắp từ hành động. Thiếu một lời mời cũng không mất đi sự quan tâm đến người khác, nhưng thêm một lời mời thì nhất định là có thêm một chút quan tâm. Lời mời nhau ăn khi vào bữa cũng như lời chào nhau khi con thấy bố mẹ về nhà vậy. Một chút quan tâm và thể hiện sự quan tâm đấy. Thế thôi. Đối với em nó là một hành động đẹp. Cái đẹp thì chẳng bao giờ thừa.
Các cụ nói là nhà các cụ, thậm chí vùng miền các cụ không mời nhau ăn có làm sao đâu? Em cũng hoàn toàn đồng ý. Chẳng làm sao cả.
Cũng như bọn Nhật nó có nghệ thuật cắm hoa Ikebana, Việt ta chả hoa hoét gì cũng không chết ai. Nhưng nếu có thì rõ ràng nền văn hóa Việt sẽ đẹp hơn một chút.
Còn có những cụ lại cực đoạn đến mức bảo mời là hành hạ trẻ em rồi là ăn là quyền cơ bản nên ăn không phải mời ai... thì chịu rồi, một là cụ đang đùa, hai là cụ có tư duy thật sự khác biệt
Nói thế thì rửa tay trước khi ăn còn hành hạ trẻ em kinh hơn nữa vì mời 1 câu mất có khoảng 10 giây chứ rửa cái tay mất cả phút đồng hồ.