- Có thể đối với cụ là khó hiểu nhưng câu này xin thưa không hề nhàm và nhảm như cụ nghĩ đâu ạ, lý do thì như em đã phân tích ở còm trên.Cụ nói không sai, mặc dù vẫn có chửi thề. Nhưng do cụ đã mất công type, em xin giả nhời như thế này:
- Cái câu “Tiên học lễ, hậu học văn” treo đầy ở các trường phổ thông khó hiểu và không có mấy học sinh hiểu được nó mặc dù nhìn phát nhàm và nhảm.
- Cái hủ tục bắt trẻ con mời rồi làm đủ thứ trước trong và sau bữa ăn không phải là truyền thống tốt đẹp của 54 dân tộc anh em Việt Nam. Nó chỉ là hủ tục của một nhóm người, nguyên do đã được giải thích ở chủ đề trước.
- Với người lớn, đã đẻ ra trẻ em là phải có trách nhiệm nuôi nó khôn lớn, không thì đưa vào trại trẻ mồ côi sẽ có người khác nuôi cho, sao phải bắt đứa trẻ xin, rồi mời mình thì mới được ăn. Được ăn uống hít thở ị đái là quyền đương nhiên của trẻ em, không phải mời ai cả. Tất nhiên với đứa trẻ theo đạo thì nó phải tạ ơn Chúa, hay Thánh Ala, đức Phật... Nhưng bố mẹ ông bà, người lớn hơn không phải là Thánh, là Đức Phật, cũng là người như nó thôi.
- Con nhà cụ, cụ dạy thế nào nó cũng phải nghe. Nhưng con nhà em em không dạy thế. Vì trẻ con với bộ não mỏng manh yếu đuối, dễ bị ám thị và tổn thương trước việc bị gây áp lực tinh thần từ bé như thế. Mà khốn nạn ở đây là áp lực cho một nhu cầu cơ bản để được sống: Nhu cầu ăn.
- Hủ tục là gì? Là những tục lệ đi ngược lại với văn minh! Dạy dỗ trẻ con biết kính trên nhường dưới, biết lễ phép không phải là hủ tục!
Xin ví dụ thêm về hủ tục trong bữa ăn của người Việt:
+ Phụ nữ phải ăn riêng 1 mâm ở dưới bếp - cái chỗ không được "đẹp" bằng nhà trên - nơi mà đàn ông ăn: Như thế là bất bình đẳng, là phân biệt nam nữ.
- Như đã nói, ở đây là dạy cho trẻ con biết mời người lớn ăn cơm đấy là lễ phép, ngược lại thì bây giờ người lớn cũng mời trẻ con ăn cơm chứ không phải là ai "bắt" ai phải mời ai. Không phải việc dạy cho trẻ con lễ phép thì là tước đi cái quyền được ăn của chúng. Sự thật là người lớn nấu cơm cho trẻ con ăn chứ không bố thí cho chúng, ở nhà ai, ở đâu bình thường cũng đều vậy nên không thể nói như cụ được.
- Con nhà em em thấy nó rất ngoan, bộ não của nó rất mong manh nhưng không hề bị áp lực gì cả. Ăn cơm nó mời em một cách bình thường, em đi về muộn mẹ nó gắp cho nó miếng giò nó bảo để phần cho bố chứ không ăn hết vì nó cần phải ăn. Ý em là giáo dục nó có nhiều cách, ở đây cụ mặc định dạy trẻ em mời cơm là "bắt ép" thì đương nhiên hệ quả là "tổn thương" - nhưng đấy là do cụ dạy, còn không hiểu sao em dạy con em rất bình thường, hay tại cả em và nó đều không nghĩ đấy là bắt ép???
Còn cụ nói đúng: Người lớn phải có trách nhiệm nuôi nó khôn lớn. Tức là không đơn giản chỉ là nuôi cho nó lớn - tức là cho ăn - mà còn phải dạy dỗ cho nó khôn ngoan - tức là dạy nó từ cái nhỏ nhất là phải ăn như thế nào cho lễ phép.
Giờ cụ "dạy" con cụ đi hỏi về chào, nó bảo thế là "bắt ép" con, bố/mẹ làm con bị "tổn thương" vì nhu cầu của con là phải đi ra ngoài để đi học, suốt ngày ra hỏi về chào nhức cả đầu. Cụ chịu nó à?
Cụ phải phân tích dạy dỗ cho nó biết thế nào là tốt, là xấu, là sai là đúng chứ???
Giờ nó lúc nào cũng lấy quyền con người ra rồi phủi hết mọi thứ thì nó có cá nhân, ích kỷ quá không? Thậm chí lúc đấy có khi cụ lại chả nói rằng như thế là con hư, con láo.
Chỉnh sửa cuối: