[Funland] Một buổi đi săn cà ra

aQu

Xe buýt
Biển số
OF-491401
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
523
Động cơ
194,631 Mã lực
Vâng, em chẳng hiểu tại sao nữa cụ ạ! Bài em viết, trải nghiệm của em, rất thực tế và tử tế mà lại xóa?
Món cua ra này ngon,nhưng ai bị dị ứng thì không ăn dc nhé.lần đầu em nghe thấy gọi là cà ra đấy cụ.!
 

_Mộc_

Xe tăng
Biển số
OF-378959
Ngày cấp bằng
22/8/15
Số km
1,133
Động cơ
255,830 Mã lực
Nơi ở
Rừng
Một vùng trời nước bao la. Núi xanh. Sông đỏ. Chiếc thuyền tôn bé nhỏ lướt đi trong gió phần phật, nắng dạt dào. “Tòm”. Sợi dây rà quăng xuống đáy đã bắt trúng vào bát quái (ngư cụ đánh cà ra) làm mấy người trên thuyền hối hả kéo...

Niềm vui của thợ săn:


Cà ra sông, cà ra đồng:
Cả thân hình ngư phủ nhoai ra căng như một sợi chão. Mặt người là là mặt sóng. Theo nhịp kéo gấp gáp cuối cùng cái bát quái cũng trồi lên để lộ ra những cái chân sắc nhọn của đám cà ra thò ra ngoài lưới. Từ càng, từ chân chúng nước nhỏ thành dòng cứ tong tong. Tay người lúc này phải thật khéo léo vừa gỡ lưới, vừa bắt sao cho tránh khỏi những cú cắp nát thịt bất thình lình của loài cua sông nổi tiếng là hung dữ này. Trương Văn Lập quê gốc ở xã Minh Hòa (Kinh Môn, Hải Dương) vốn thạo nghề trên sông nước. Trước đây, Lập từng là một thủy thủ viễn dương theo những chuyến tàu hàng vượt biển sang các nước. Sau chán cảnh nổi trôi của phận làm thuê, anh bàn với vợ về quê mua một chiếc thuyền nhỏ, sắm một ít ngư cụ ra sông Kinh Thầy đánh cà ra.



Cua ra, cà ra, cua lông hay cua sông đều là tên gọi khác nhau của một loài có thân hình giống như con ghẹ nhưng chỉ sống ở nước ngọt, đầu càng có một túm lông mềm, mịn như nhung. Khác với mọi loài ghẹ, cù kì hay cua khác đều có một càng rất to và một càng nhỏ, cà ra chỉ có hai chiếc càng nhỏ như nhau. Trọng lượng cua sông to nhất vào khoảng độ hai lạng. Hồi nhỏ, Lập từng cùng đám bạn quần cộc, đầu trần trốn ngủ trưa đi đào cà ra. Lúc ấy cà ra ở trong đồng nhiều vô kể, ở đìa Mặn, đìa Vàng chúng đào hang làm tổ hệt như cua. Cứ sáng ra, nhìn hang nào mụn mà nổi to bằng hạt đậu đen là hang cà ra còn mụn mà nổi to bằng hạt đậu tằm là hang cua đồng. Hang cà ra vừa sâu lại lắm ngách thoát hiểm. Đào bằng thuổng nhiều khi không thấu nên đám trẻ thường cho một nắm vôi vào. Xót thịt một chốc là cà ra phải bò ra. Có hang được đến trên mười con lốc nhốc.
Đó là cách bắt cà ra trong đồng còn trên sông hồi ấy hầu như không có ai chủ đích đi bắt cả. Với thân hình kềnh càng, bộ gọng sắc nhọn, bản tính hung dữ nên chúng thường xuyên làm rách lưới của ngư dân. Thêm vào đó giá bán cà ra khi xưa cũng rất rẻ, thậm chí có buổi chợ mời mọc mỏi mồm, gãy lưỡi cũng chẳng ai mua. Bởi thế, khi lưới dính cà ra dân vạn chỉ giữ lại vài con to để ăn rồi thả chúng lại xuống nước.
Cận cảnh cà ra (ảnh mạng)


Vài năm gần đây cà ra bỗng dưng thành đặc sản. Giá một cân cua sông từ 200.000 - 300.000 đồng nhưng không phải hễ xỉa tiền ra là kiếm được. Trong đồng thì nông dân vãi thuốc sâu, phân hóa học như mưa nên cà ra thành ra tuyệt tích đã đành còn dưới lòng sông ngư dân xiệc điện tràn lan khiến chúng cũng chẳng kịp sinh sôi. Thế là thành ra của hiếm! Cà ra lớn nhanh sau mỗi lần lột vỏ. Một năm tuổi vỏ của chúng đã lên nước đen xì. Người sành ăn cà ra thường chọn con màu vàng để có mình mẩy, đầy bụng gạch hay con màu đen để vừa già cua lại vừa ngọt thịt và đặc biệt tránh mua vào loại vỏ màu xanh trắng.
Thế trận bát quái:



Giống cua lông này bơi rất cừ, dưới nước nhanh nhẹn không khác gì loài cá. Hễ nghe thấy tiếng động là chúng mất hút nơi đáy sông. Bởi thế không bao giờ người ta có thể bắt được cà ra bằng tay ở sông mà phải dùng bẫy. Ban đầu là bẫy rọ, bẫy vợt với mồi nhử là một con cá chết. Cứ mỗi vợt, mỗi rọ chỉ bắt được một con cà ra. Kể từ khi bát quái - loại bẫy đan bằng lưới dài cả chục mét, được cố định trong một cái khung sắt cứng với hàng loạt cái hom ra đời, "cuộc cách mạng" đánh bắt thủy sản đã bắt đầu. Tôm, cua, cá nhìn thấy bát quái tưởng nhầm là chỗ trú ẩn liền tìm đến. Vào được mà ra thì không nổi. Một bát quái có thể bắt được mươi, mười lăm con cà ra cũng không phải là chuyện hiếm gặp.
Món cà ra hấp (ảnh báo Quảnh Ninh)



Cà ra ở Hồng Kông (Trung Quốc) được xem như một "hàn thử biểu" đặc biệt để đo độ yếu mạnh của nền kinh tế toàn cầu. Ở trung tâm tài chính, thương mại của cả thế giới này giá một con cà ra trong các nhà hàng sang trọng với ánh nến vàng vọt, tiếng nhạc bổng trầm có thể lên tới cả trăm đô la Mỹ. Người Hồng Kông đặc biệt chuộng cà ra bởi thịt chúng mềm mà thơm chứ không bị oi oi như thịt cua, thịt ghẹ. Người ta thống kê cứ mỗi lần kinh tế thế giới suy thoái thì doanh thu của cà ra ở Hồng Kông lại sụt giảm thê thảm theo.

Khúc sông này ngoài thuyền của anh Lập còn có thuyền anh Liễu, anh Hùng cũng hành nghề đánh bắt cà ra. Họ chia nhau mỗi người cát cứ một khoảnh. Anh Liễu bảo: “Cua tháng ba, cà ra tháng tám”. Cà ra chớm mùa vào tháng bảy, tháng tám âm lịch nhưng rộ nhất là khi đông ken tức tháng chín, tháng mười, rất béo và đầy thịt. Lúc đó cua sông vỡ tổ, không ở cố định trong hang mà rong chơi từng đàn.
Món cà ra nấu canh (ảnh báo Quảng Ninh)


Người ta gọi đó là mùa cua trôi. Chúng đi như trẩy hội, không bò nữa mà bơi lổm ngổm, bạ cái gì bậu vào cái đó. Từ sông Kinh Thầy cà ra bơi tới chỗ nước ngọt chạm vào nước lợ rồi lại ngược về.
Nhấc một cái bát quái lúc đó chẳng khác gì nhấc một tổ ong bò vẽ, đen đặc cà ra. Nhất là khi vào những ngày giữa con nước có buổi đánh được cả yến. Đầu mùa cà ra còn nhỏ, trọng lượng chỉ cỡ 2 con/lạng nhưng cuối mùa thịt dưới mai đầy lên nặng tới 2 lạng/con.
Cà ra thường làm hang ở chỗ nước sâu cả chục mét hay trong các kè đá. Lòng sông đục ngầu nên chỉ có giác quan thứ sáu của thợ săn mới đoán định được vệt chúng đi. 70 cái bát quái của anh Liễu được thả xuống xong xuôi. Cứ mươi cái lại buộc nối vào nhau bằng dây thành một trận đồ với những mỏ neo ghim giữ sao cho lưới phải thật căng, thật thẳng.
Đáy sông, lòng người có ai dò được? Thế mà dân đánh cà ra thuộc đáy sông không khác gì thuộc con đường đi ở làng mình. Bát quái phải được đặt trên một mặt phẳng như mặt sân. Nhấc cái nào lên có cà ra là đáy sông chỗ đó phẳng, cái nào không là đáy sông chỗ đó gập ghềnh khiến lưới bị kênh.
Chèo thuyền trên sông Kinh Thầy:




Khúc sông nào sâu nhưng nước không chảy mà chỉ vật loanh quanh là chỗ cà ra thích nằm nghỉ ngơi nhất. Loài cua này có tập tính đi ăn đêm nên bát quái phải thả từ trưa hôm trước đến sáng ngày hôm sau mới nhấc. Bát quái khi thả rất nhẹ nhàng nhưng lúc nhấc mới là công việc thực sự thử thách cơ bắp và sự dẻo dai của dân chài.
Trời ngả về chiều, mặt sông lóng lánh như được dát vàng, dát bạc. Đám lau ven bờ lòa xòa những chiếc lá trên mặt nước. Mặt lá lắm cái phù sa còn đọng lại thành từng ngấn. Thuyền chúng tôi quay mũi, ngược dòng. Lúc này bát quái đã được chất đầy khoang còn đám cà ra trong cái xô nhựa đang khua càng kêu lên rinh rích, “thổi cơm” trắng xóa bọt nơi khóe mồm. CSTĐ
Cụ (mợ) là phóng T viên mà bảo cái con trong ảnh là cái con bên Hồng Kong bán hơn trăm dollar thì em lạy cụ mợ, tìm hiểu kỹ hãy viết bài nhé, bị xoá là phải.
 

luongngoc

Xe tăng
Biển số
OF-378522
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
1,334
Động cơ
2,138,679 Mã lực
Con này gạch ăn ngon lắm
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,280 Mã lực
Tuổi
44
Cụ (mợ) là phóng T viên mà bảo cái con trong ảnh là cái con bên Hồng Kong bán hơn trăm dollar thì em lạy cụ mợ, tìm hiểu kỹ hãy viết bài nhé, bị xoá là phải.
Theo em hiểu, có thể không giống hệt nhau về kích cỡ, màu sắc vì sống ở những môi trường khác nhau nhưng chắc cũng cùng họ hàng rất gần gũi, ở ta cũng gọi là cua lông mà ở họ cũng là cua lông cụ ạ!
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/can-canh-loai-cua-long-hong-kong-cuc-dat-tien-trieu-hut-khach-viet-20181025064443065.htm
 

Trai nam dinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-569085
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
449
Động cơ
149,730 Mã lực
Theo em hiểu, có thể không giống hệt nhau về kích cỡ, màu sắc vì sống ở những môi trường khác nhau nhưng chắc cũng cùng họ hàng rất gần gũi, ở ta cũng gọi là cua lông mà ở họ cũng là cua lông cụ ạ!
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/can-canh-loai-cua-long-hong-kong-cuc-dat-tien-trieu-hut-khach-viet-20181025064443065.htm
Em thấy con ở hồng kong giống cua ra ở quê em hơn, vì em cũng biết cả con cua rạm, cua rốc, cáy... có thể nó cùng loài như cụ nói nhưng em nghĩ nó khác nhau
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
16,168
Động cơ
161,073 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Cua này về quê em cũng có. Nhưng giờ ít rồi.
 

tinhcuoi916

Xe tải
Biển số
OF-149003
Ngày cấp bằng
12/7/12
Số km
425
Động cơ
362,739 Mã lực
đọc bài báo lại thèm lẩu cua sông H2T bên bắc thăng long ...hihi :D
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
Một vùng trời nước bao la. Núi xanh. Sông đỏ. Chiếc thuyền tôn bé nhỏ lướt đi trong gió phần phật, nắng dạt dào. “Tòm”. Sợi dây rà quăng xuống đáy đã bắt trúng vào bát quái (ngư cụ đánh cà ra) làm mấy người trên thuyền hối hả kéo...

Niềm vui của thợ săn:


Cà ra sông, cà ra đồng:
Cả thân hình ngư phủ nhoai ra căng như một sợi chão. Mặt người là là mặt sóng. Theo nhịp kéo gấp gáp cuối cùng cái bát quái cũng trồi lên để lộ ra những cái chân sắc nhọn của đám cà ra thò ra ngoài lưới. Từ càng, từ chân chúng nước nhỏ thành dòng cứ tong tong. Tay người lúc này phải thật khéo léo vừa gỡ lưới, vừa bắt sao cho tránh khỏi những cú cắp nát thịt bất thình lình của loài cua sông nổi tiếng là hung dữ này. Trương Văn Lập quê gốc ở xã Minh Hòa (Kinh Môn, Hải Dương) vốn thạo nghề trên sông nước. Trước đây, Lập từng là một thủy thủ viễn dương theo những chuyến tàu hàng vượt biển sang các nước. Sau chán cảnh nổi trôi của phận làm thuê, anh bàn với vợ về quê mua một chiếc thuyền nhỏ, sắm một ít ngư cụ ra sông Kinh Thầy đánh cà ra.



Cua ra, cà ra, cua lông hay cua sông đều là tên gọi khác nhau của một loài có thân hình giống như con ghẹ nhưng chỉ sống ở nước ngọt, đầu càng có một túm lông mềm, mịn như nhung. Khác với mọi loài ghẹ, cù kì hay cua khác đều có một càng rất to và một càng nhỏ, cà ra chỉ có hai chiếc càng nhỏ như nhau. Trọng lượng cua sông to nhất vào khoảng độ hai lạng. Hồi nhỏ, Lập từng cùng đám bạn quần cộc, đầu trần trốn ngủ trưa đi đào cà ra. Lúc ấy cà ra ở trong đồng nhiều vô kể, ở đìa Mặn, đìa Vàng chúng đào hang làm tổ hệt như cua. Cứ sáng ra, nhìn hang nào mụn mà nổi to bằng hạt đậu đen là hang cà ra còn mụn mà nổi to bằng hạt đậu tằm là hang cua đồng. Hang cà ra vừa sâu lại lắm ngách thoát hiểm. Đào bằng thuổng nhiều khi không thấu nên đám trẻ thường cho một nắm vôi vào. Xót thịt một chốc là cà ra phải bò ra. Có hang được đến trên mười con lốc nhốc.
Đó là cách bắt cà ra trong đồng còn trên sông hồi ấy hầu như không có ai chủ đích đi bắt cả. Với thân hình kềnh càng, bộ gọng sắc nhọn, bản tính hung dữ nên chúng thường xuyên làm rách lưới của ngư dân. Thêm vào đó giá bán cà ra khi xưa cũng rất rẻ, thậm chí có buổi chợ mời mọc mỏi mồm, gãy lưỡi cũng chẳng ai mua. Bởi thế, khi lưới dính cà ra dân vạn chỉ giữ lại vài con to để ăn rồi thả chúng lại xuống nước.
Cận cảnh cà ra (ảnh mạng)


Vài năm gần đây cà ra bỗng dưng thành đặc sản. Giá một cân cua sông từ 200.000 - 300.000 đồng nhưng không phải hễ xỉa tiền ra là kiếm được. Trong đồng thì nông dân vãi thuốc sâu, phân hóa học như mưa nên cà ra thành ra tuyệt tích đã đành còn dưới lòng sông ngư dân xiệc điện tràn lan khiến chúng cũng chẳng kịp sinh sôi. Thế là thành ra của hiếm! Cà ra lớn nhanh sau mỗi lần lột vỏ. Một năm tuổi vỏ của chúng đã lên nước đen xì. Người sành ăn cà ra thường chọn con màu vàng để có mình mẩy, đầy bụng gạch hay con màu đen để vừa già cua lại vừa ngọt thịt và đặc biệt tránh mua vào loại vỏ màu xanh trắng.
Thế trận bát quái:



Giống cua lông này bơi rất cừ, dưới nước nhanh nhẹn không khác gì loài cá. Hễ nghe thấy tiếng động là chúng mất hút nơi đáy sông. Bởi thế không bao giờ người ta có thể bắt được cà ra bằng tay ở sông mà phải dùng bẫy. Ban đầu là bẫy rọ, bẫy vợt với mồi nhử là một con cá chết. Cứ mỗi vợt, mỗi rọ chỉ bắt được một con cà ra. Kể từ khi bát quái - loại bẫy đan bằng lưới dài cả chục mét, được cố định trong một cái khung sắt cứng với hàng loạt cái hom ra đời, "cuộc cách mạng" đánh bắt thủy sản đã bắt đầu. Tôm, cua, cá nhìn thấy bát quái tưởng nhầm là chỗ trú ẩn liền tìm đến. Vào được mà ra thì không nổi. Một bát quái có thể bắt được mươi, mười lăm con cà ra cũng không phải là chuyện hiếm gặp.
Món cà ra hấp (ảnh báo Quảnh Ninh)



Cà ra ở Hồng Kông (Trung Quốc) được xem như một "hàn thử biểu" đặc biệt để đo độ yếu mạnh của nền kinh tế toàn cầu. Ở trung tâm tài chính, thương mại của cả thế giới này giá một con cà ra trong các nhà hàng sang trọng với ánh nến vàng vọt, tiếng nhạc bổng trầm có thể lên tới cả trăm đô la Mỹ. Người Hồng Kông đặc biệt chuộng cà ra bởi thịt chúng mềm mà thơm chứ không bị oi oi như thịt cua, thịt ghẹ. Người ta thống kê cứ mỗi lần kinh tế thế giới suy thoái thì doanh thu của cà ra ở Hồng Kông lại sụt giảm thê thảm theo.

Khúc sông này ngoài thuyền của anh Lập còn có thuyền anh Liễu, anh Hùng cũng hành nghề đánh bắt cà ra. Họ chia nhau mỗi người cát cứ một khoảnh. Anh Liễu bảo: “Cua tháng ba, cà ra tháng tám”. Cà ra chớm mùa vào tháng bảy, tháng tám âm lịch nhưng rộ nhất là khi đông ken tức tháng chín, tháng mười, rất béo và đầy thịt. Lúc đó cua sông vỡ tổ, không ở cố định trong hang mà rong chơi từng đàn.
Món cà ra nấu canh (ảnh báo Quảng Ninh)


Người ta gọi đó là mùa cua trôi. Chúng đi như trẩy hội, không bò nữa mà bơi lổm ngổm, bạ cái gì bậu vào cái đó. Từ sông Kinh Thầy cà ra bơi tới chỗ nước ngọt chạm vào nước lợ rồi lại ngược về.
Nhấc một cái bát quái lúc đó chẳng khác gì nhấc một tổ ong bò vẽ, đen đặc cà ra. Nhất là khi vào những ngày giữa con nước có buổi đánh được cả yến. Đầu mùa cà ra còn nhỏ, trọng lượng chỉ cỡ 2 con/lạng nhưng cuối mùa thịt dưới mai đầy lên nặng tới 2 lạng/con.
Cà ra thường làm hang ở chỗ nước sâu cả chục mét hay trong các kè đá. Lòng sông đục ngầu nên chỉ có giác quan thứ sáu của thợ săn mới đoán định được vệt chúng đi. 70 cái bát quái của anh Liễu được thả xuống xong xuôi. Cứ mươi cái lại buộc nối vào nhau bằng dây thành một trận đồ với những mỏ neo ghim giữ sao cho lưới phải thật căng, thật thẳng.
Đáy sông, lòng người có ai dò được? Thế mà dân đánh cà ra thuộc đáy sông không khác gì thuộc con đường đi ở làng mình. Bát quái phải được đặt trên một mặt phẳng như mặt sân. Nhấc cái nào lên có cà ra là đáy sông chỗ đó phẳng, cái nào không là đáy sông chỗ đó gập ghềnh khiến lưới bị kênh.
Chèo thuyền trên sông Kinh Thầy:




Khúc sông nào sâu nhưng nước không chảy mà chỉ vật loanh quanh là chỗ cà ra thích nằm nghỉ ngơi nhất. Loài cua này có tập tính đi ăn đêm nên bát quái phải thả từ trưa hôm trước đến sáng ngày hôm sau mới nhấc. Bát quái khi thả rất nhẹ nhàng nhưng lúc nhấc mới là công việc thực sự thử thách cơ bắp và sự dẻo dai của dân chài.
Trời ngả về chiều, mặt sông lóng lánh như được dát vàng, dát bạc. Đám lau ven bờ lòa xòa những chiếc lá trên mặt nước. Mặt lá lắm cái phù sa còn đọng lại thành từng ngấn. Thuyền chúng tôi quay mũi, ngược dòng. Lúc này bát quái đã được chất đầy khoang còn đám cà ra trong cái xô nhựa đang khua càng kêu lên rinh rích, “thổi cơm” trắng xóa bọt nơi khóe mồm. CSTĐ
Thớt này hay, em hóng bài và ảnh của cụ
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,280 Mã lực
Tuổi
44
Em thấy con ở hồng kong giống cua ra ở quê em hơn, vì em cũng biết cả con cua rạm, cua rốc, cáy... có thể nó cùng loài như cụ nói nhưng em nghĩ nó khác nhau
Khổ cái là em cũng như nhiều người kể cả là buôn hàng thủy, hải sản chưa được ăn cua lông Hồng Kông, Thượng Hải nhưng thấy nó giống nên mới bảo vậy!:D Có thể nó là một loài nhưng có nhiều nhánh chẳng hạn!
 

Namtroc

Xe điện
Biển số
OF-646464
Ngày cấp bằng
4/5/19
Số km
3,112
Động cơ
169,871 Mã lực
Nơi ở
Trển
Em ăn món này rang rồi, tốn bia phết
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,834
Động cơ
652,352 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Đúng là cà ra rồi. Mà em thấy hội nhà giàu hay post ảnh ăn cua lông Hồng Kong gì đó những mấy trăm K/con giống hệt con cà ra này. Quê em T. Bình cũng có con này, e thích nhất là nấu riêu với bánh đa- mì gạo
 

Namtroc

Xe điện
Biển số
OF-646464
Ngày cấp bằng
4/5/19
Số km
3,112
Động cơ
169,871 Mã lực
Nơi ở
Trển
Thớt lập lại rồi mà cccm
 

thuhuong2

Xe tăng
Biển số
OF-366840
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
1,744
Động cơ
272,502 Mã lực
Cho cái clip thì giá trị và hấp dẫn gấp mấy cá bài dài ngoẵng này cụ ợ.
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,280 Mã lực
Tuổi
44

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
6,087
Động cơ
326,394 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cua lông cũng là một tên gọi của nó cụ ạ, chắc mod nhạy cảm quá ấy mà:D
Vâng đúng vậy
Món này e được ăn 1 lần ở tứ kỳ hd
Cùng quán rươi nhưng ko phải quán to bh mà là quán sâu trong làng
Muốn ăn phải đt đặt trước
 

Namvina

Xe tăng
Biển số
OF-521332
Ngày cấp bằng
13/7/17
Số km
1,029
Động cơ
186,010 Mã lực
Nơi ở
Đang ở chỗ này
Quê em gọi là con rạm, sống ở sông. Hồi còn niên thiếu, mỗi trưa hè, bọn bạn cùng lứa hay rủ ra sông mò con này rồi đốt lửa nướng ăn, bắt được nhiều thì đem về ram ăn với cơm rất vào.
Cà ra khác rạm cụ ơi. Cà ra to hơn rạm và có lông đen ở 2 càng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top