[CCCĐ] Montréal-thủ phủ tỉnh Quebec- Paris trong lòng Canada

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43

Quebec- Je me souviens!

Đã sắp tròn một năm em đến với thành phố-đảo Montréal này nên cũng muốn chia sẻ những điều được trải nghiệm nơi đây với mọi người.
Canada- xứ lạnh tình nồng dường như vẫn là một nơi thật xa để đi du lịch từ Việt Nam, lại thêm việc xin visa cũng không phải dễ lắm nhưng số lượng người định cư đang ngày một tăng lên. Vì vậy em nghĩ đến việc nên có một topic để chia sẻ về cuộc sống, con người và nhất là chuyện du học-định cư tại đất nước hình lá phong này.
Vì em có tiếng Pháp nên lựa chọn đến với Quebec là một lợi thế so với nhiều bạn biết tiếng Anh. Sơ lược tình hình của em để các cụ/mợ dễ hình dung:

2013 bắt đầu tìm hiểu về định cư Canada, nhưng còn nhát nên không dám thuê luật sư Quebec có văn phòng tại Hà nội.

2016 thi tiếng anh Ielts general để đủ điều kiện nộp hồ sơ định cư Quebec nhưng cả hai lần đều không chen chân được vì nộp online- mỗi lần họ chỉ nhận 5000 hồ sơ mà mỗi người thì phải mở nhiều máy để tăng thêm cơ hội- Vậy mà cũng rủi ro lắm do những sự thay đổi về luật- bởi vì sau khi hồ sơ được Quebec nhận thì quá trình xét cũng phải rơi vào 4-5 năm. Vừa rồi Quebec đã quyết định hủy 18000 hồ sơ diện skilled worker- nên nếu em có nộp được thì chắc cũng rơi vào nhóm bị hủy.

Cuối năm 2016, cả nhà em có visa du lịch Canada- hai vợ chồng được 10 năm, còn 2 đứa con được 5 năm- theo hạn của hộ chiếu.
Hè 2017, ba mẹ con em làm một chuyến du lịch Canada, tại thành phố Calgary thuộc tỉnh Alberta. Ăn chơi 2 tháng 6 và 7 với chi phí trọn gói là khoảng 90 triệu VND.

Đầu năm 2018, em tự làm hồ sơ du học cao học ngành toán ứng dụng- em nộp hồ sơ cho 4 trường- mỗi trường được 2 lựa chọn và em nhận được thư chấp nhận của cả 4 trường. Em chọn trường đại học Montreal- mà sau này em viết tắt là UdeM vì thứ hạng cao, cũng là suy nghĩ đã học thì phải chọn trường trung tâm, rank cao cho nó oách, dù học phí cũng đau ví lắm ạ, gần gấp đôi so với đại học Laval ở thành phố bên cạnh.

Tháng 8 năm 2018, ba mẹ con em bay đến Montréal. Theo tư vấn của một số bạn làm về định cư thì em bay bằng visa du học nên chỉ cần mua vé 1 chiều, hai con bay bằng visa du lịch nên phải mua khứ hồi. Cái này cần chú ý bởi nếu không có vé khứ hồi thì hai cu sẽ không được bay hoặc phải mua tại chỗ rất đắt. Trước khi bay thì em đã khám sức khỏe cho hai đứa tại Hồng Ngọc- nơi chuyên khám sức khỏe du học-định cư đấy ạ. Khi đến cửa khẩu tại sân bay Montréal thì em lấy giấy study permit trước rồi đến khu khác để lấy visitor visa cho hai đứa con là hoàn thành thủ tục.

Chú ý phân biệt:
+ Visa du lịch hay visa du học dán trong hộ chiếu chỉ là cái để mình có thể ra-vào Canada.
+ Giấy tờ study permit, work permit hay visitor record mới là giấy tờ để hợp pháp hóa tình trạng của mình trong đất nước Canada- tiếng Hán là nhân quyền pháp. Bởi có nhiều bạn không rõ nên khi đến cửa khẩu là quên không lấy những giấy tờ này thì sẽ phức tạp về sau.
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
VÉ MÁY BAY- thay đổi ghê lắm!

Tháng 3 năm 2017 em đặt vé Hà Nội- Vancouver bay Southern Air China, rồi bay Vancouver- Calgary bằng nội địa Canada khứ hồi (bay đầu tháng 6 và về cuối tháng 7) và được cái giá 54 triệu cho ba mẹ con.

Cuối tháng 6 năm 2018 em nhận được visa du học nên mới dám đặt vé. Nhà hoàn cảnh nên cũng chỉ dám bay China, lần này transit tại Thượng Hải- kiểm tra đồ cũng gắt lắm, lôi hết cả tông đơ lẫn ít nước hoa, kem dưỡng da của em ra tất tật. Rồi bay thẳng đến Montreal. Vậy mà vé một chiều đã là hơn 23 triệu cho mỗi người.

Tháng 7-8 là cao điểm vì du học sinh và khách du lịch bay nhiều nhưng phải chấp nhận vì còn phụ thuộc vào visa nữa. Nếu bạn du học sinh nào xin được visa sớm thì nên bay sớm. Thứ nhất là tránh được thời gian vé đắt, thứ hai là có thời gian để làm quen với cuộc sống và cái quan trọng nhất là có đủ thời gian để làm quen với việc học- cái này rất quan trọng được rút ra từ kinh nghiệm- chưa đến nỗi thấm xương máu của em.

Hình chụp lúc xếp hàng lên máy bay bay từ Thượng Hải đến Montré


al.
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
HỌC PHÍ DU HỌC- nỗi lo không chỉ của bố mẹ

Em đăng ký chương trình cao học toán- ngành toán ứng dụng- em được lựa chọn 4 chuyên ngành hẹp và ngành em đang học là Actuary- nôm na dịch là chuyên viên định giá bảo hiểm.

Học phí được tính theo từng kỳ- có phần cứng và phần mềm. Ví dụ học phí kỳ mùa thu 2018 của em là khoảng 9250 CAD thì phần cứng là 7127 CAD, còn lại là phần mềm- mọi chi phí như bảo hiểm, phí bản quyền, phí dịch vụ, phí tham gia hoạt động thể thao..... Nhưng học kỳ mùa đông 2019 vừa rồi thì thấy khoảng 9500 do bảo hiểm mùa đông tăng cao- chắc là do đạp tuyết nên rủi ro ngã, gãy chân tay cao hơn...

Chương trình cao học được quy định tối thiểu 3 kỳ và tối đa 6 kỳ. Những kỳ phải học các môn học theo chương trình- từ 2 môn trở lên mỗi học kỳ thì học phí tính như trên, còn nếu học kỳ viết luận văn hay đi thực tập, viết báo cáo thì học phí khoảng 500 CAD. Vậy nên thông thường trong giấy nhập học nhà trường sẽ ghi rõ học phí 1 năm-3 kỳ là gần 30.000 CAD- cho trường UdeM của em.

Như vậy nếu bạn nào cày tốt thì có thể gói các môn học trong 2 kỳ và kỳ thứ 3 thì ngồi viết luận văn là cũng tiết kiệm được khá khá tiền học phí.

TIẾN SĨ: Em có học cùng mấy bạn làm tiến sĩ- đến từ các nước châu Phi. Hầu như các bạn làm tiến sĩ đều xin được học bổng của khoa, của thầy. Bởi thông thường các bạn ấy phải mất 4-5 năm nên nếu tự túc sẽ rất khó cho việc tập trung nghiên cứu. Nghe các bạn ấy kể thầy cho 1000 CAD và khoa cho 1000 CAD mỗi tháng- nhưng các bạn ấy phải trả một phần học phí- khoảng hơn 2000 CAD mỗi học kỳ học môn sau khi đã được miễn trừ phần cứng học phí. Nói chung với học bổng như vậy thì các bạn ấy sống khỏe nếu độc thân, cần làm thêm nếu mang theo vợ con.

Em cũng U50 rồi nên xin được học cao học là em thấy tốt lắm rồi, không dám ho he xin gì nữa, bởi cũng nghe nói
xin học bổng ở Canada khó lắm.
Ấy thế mà, thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Trước khi em bay sang đây thì khoa gửi email bảo chúng tao cấp bổ sung học bổng nên mày được cái học bổng loại C- miễn phần cứng trong học phí. Nghĩa là mỗi kỳ em chỉ phải đóng khoảng hơn 2000 CAD thôi. Và học bổng miễn giảm học phí này có giá trị trong 3 kỳ. Nhiều lúc em nghĩ cũng thấy may thật. Nhà đang hoàn cảnh, cũng định gói ghém cả nhà cả cửa để đi làm cách mạng, ấy thế mà lại có học bổng-tuy chả đáng bao nhiêu so với các cụ nghĩ nhưng với em thế là tốt lắm lắm rồi ạ.


 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH- mà không phải ăn hành!

1. Đầu tiên là vụ ở cửa khẩu- lấy study permit cho mình và visitor record cho hai con.
+ Trước ngày bay thì trong email có thư của trường hỗ trợ du học sinh thủ tục tại cửa khẩu- em đăng ký luôn- sao lại không chứ- online mà, có mất cái gì đâu.
+ Xuống sân bay Montreal, ba mẹ con đang kéo 3 cái vali xách tay lại thêm 3 cái balo cùng cái cặp laptop của em ngán ngẩm nhìn đoàn người dài lê thê xếp hàng làm thủ tục. Uầy, nhìn ngay thấy bàn đón tiếp du học sinh, em lại gần, chìa điện thoại có cái email xác nhận, thế là tụi ấy mở ngay dây để ba mẹ con em đi thẳng đến cái chỗ khai báo hải quan tự động. 3 phút xong cho cả ba mẹ con, nhẹ nhàng tiến đến chỗ lấy study permit. Họ có sẵn rồi, chỉ xem hộ chiếu-visa của mình rồi hỏi vài câu là xong. Rồi em cũng tranh thủ hỏi luôn tao mang theo 2 đứa con và muốn xin visitor record cho chúng và được chỉ đi vào khu bên cạnh.
+ Đưa hộ chiếu+ giấy khám sức khỏe của hai con và đợi 15 phút là xong. Bình thường thì con sẽ có visitor visa bằng hạn với study permit hoặc work permit của mẹ/bố nhưng nếu hộ chiếu của con hết hạn trước thời gian đó thì họ chỉ cấp đến hết hạn hộ chiếu. Sau đó là mình phải gia hạn visitor visa sau khi xin hộ chiếu mới. Vậy nên các bố mẹ chú ý có thể xin cấp đổi hộ chiếu của con tại Việt Nam, đừng để sang đây mới làm thì tốn kém- em sẽ kể lể sau chuyện này ạ.
+ Xong giấy tờ thì đến mục lấy hành lý. Mỗi vé của China thì được 2 kiện hành lý ký gửi- 23kg cho mỗi kiện cùng hành lý xách tay nữa. Nếu dùng vali thì sẽ ra băng chuyền nhận, còn nếu đóng thùng carton thì có thể nó sẽ nằm ở khu khác- chỗ của hành lý quá khổ, đặc biệt. Nhà em đóng 5 thùng carton+ 1 vali to ký gửi mà không thấy cả 5 thùng đâu. Em hì hục chạy đi xếp hàng báo mất hành lý. Đến lúc báo thì tụi nó bảo hành lý của mày xuống sân bay rồi, quay lại tìm đi. Hóa ra là nó nằm ở khu đặc biệt đó- chắc vì trông mấy cái thùng đó thiếu tính chuyên nghiệp.

2. Những giấy tờ cơ bản: Các cụ có thể không tin trong vòng 1 ngày em đã hoàn thành xong hết các thủ tục.
+ Chiều tối rời sân bay là em về thẳng chỗ thuê nhà luôn.
+ Đưa con ra ngoài ăn tạm fastfood rồi cho chúng về nghỉ còn em xuống làm việc với chủ nhà luôn.
+ Xem, thảo luận, ký hợp đồng, trả tiền nhà tháng đầu, hỏi chủ nhà về nơi ký hợp đồng Internet, điện, điện thoại, rồi nhờ luôn chủ nhà dùng thẻ credit của họ mua giúp bếp và tủ lạnh- 3 ngày sau giao hàng.
+ Nhờ wifi của chủ nhà em đăng ký và hoàn thiện luôn hợp đồng điện với Hydro Quebec- online luôn đêm ấy.
+ Sáng hôm sau, em chạy ra quầy tạp hóa góc đường mua thẻ bus 10 lượt cho ba mẹ con và 9h ba mẹ con em xuống tàu điện ngầm-metro đến cơ quan chính phủ để làm thủ tục xin số an sinh xã hội- gọi tắt là số SIN- trong vòng 30 phút cả đợi và làm thủ tục.
+ Em đưa con về nhà nghỉ ngơi rồi chạy sang bên đường đối diện có cái chi nhánh Desjardin để làm thủ tục mở tài khoản ngân hàng, bỏ tiền vào đó cho nó yên tâm- mất khoảng 40 phút do nhân viên già lóng ngóng- đã thế lại thích buôn chuyện nên khi biết em sang học toán là bà ấy ngạc nhiên lắm, tự nhận ngày xưa tao học kém toán lắm.
+ Cho hai đứa ăn trưa xong rồi dặn ở nhà, em bắt metro đến chỗ Ebox- đăng ký hợp đồng Internet- chi nhánh của nó ở thành phố bên cạnh Montreal- hẹn 5 ngày nữa sẽ có nhân viên đến lắp đặt.
+ Trên đường về nhà thì em lại tạt té vào Fido để đăng ký mua sim-thẻ điện thoại.

Và cho đến 16h ngày hôm ấy thì em đã gần như hoàn thiện xong tất cả những thủ tục cần thiết cho cuộc sống mới: số SIN, internet, điện, điện thoại và tài khoản ngân hàng.
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,733
Động cơ
3,565,976 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Úi zời, lại một thớt hay về Canada đây rồi.
Đọc thớt của người làm về toán mà chóng hết cả mặt.
Mợ giải quyết vấn đề nhanh và hay thật.
Chúc mợ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.:-bd
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Úi zời, lại một thớt hay về Canada đây rồi.
Đọc thớt của người làm về toán mà chóng hết cả mặt.
Mợ giải quyết vấn đề nhanh và hay thật.
Chúc mợ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.:-bd
Vâng, cảm ơn cụ, em dạo này cũng đỡ bận hơn chút nên sẽ dành thời gian chia sẻ. Nếu cụ có chóng mặt thì thông cảm giúp em nhé.
Em sẽ chia sẻ những gì đã trải qua, lâu lâu nhớ lại chứ lâu quá cũng quên tiệt.
Thớt này về Quebec, cụ thể là về Montreal và những nơi em đã đi trên đất Canada. Chắc sẽ có nhiều thông tin kiểu cơm áo gạo tiền rất chi tiết cho những người đang và sẽ sang đây du lịch cũng như định cư!
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
7,366
Động cơ
377,998 Mã lực
thớt hay, e hóng
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
PLAN cho các con

Sau đây em trình bày phương án mà em đã chọn cho mình và các con:

+ Đầu tiên em cũng định đi học nhưng lại tham lam là được cùng đi cả nhà, bên tư vấn bảo rủi ro cao lắm, phải chia ra làm 3 đợt: em xin đi học trước, sau đó xin cho chồng và 1 con, rồi sau đó xin nốt visa cho con còn lại. Và đúng là đã có nhiều trường hợp bị từ chối, ví dụ chồng xin được visa du học rồi nhưng khi xin open work permit cho vợ và visitor visa cho con thì bị từ chối cả hai mẹ con do họ nghi ngờ mục đích không trở về. Đoạn này hồi đầu em cũng thắc mắc lắm vì Canada có chương trình cho du học sinh ở lại định cư nhưng khi xin đi học thì luôn phải rất rõ ràng chứng minh được là sau khi học xong mình sẽ quay về nước. Mãi sau này em mới hiểu rằng thì là việc nào phải ra việc ấy. Và khi phải chia sẻ thành 3 đợt như vậy là em nản, ơ hay, nhỡ đến đứa con thứ 2 xin mà nhân viên giở chứng không đồng ý thì con em ở VN một mình à? Em chả dại.

+ Nhưng thật may mắn là nhà em xin được visa du lịch cho cả nhà và ba mẹ con em đã vi vu một chuyến hẳn 2 tháng. Sau chuyến này là em quyết nghiêng về chuyện đi học vì những lý do sau:
* Tuổi đã U50 nên không thích hợp với chương trình định cư Entry Express của liên bang. Tiếng Anh cũng có được 8.0 đâu nên không đua được.
* Khi em ở Calgary có giao lưu nhiều và thấy bật lên 2 điểm với di dân: khi đi xin việc họ luôn yêu cầu bằng cấp Canada và kinh nghiệm làm việc tại Canada- mà hai điều này đều là bất khả thi với những người mới đến- dù đã có thẻ xanh nhé!
* Khi em được học master thì hai con em được học miễn phí đến hết bậc phổ thông. Như vậy xin đi học thì em sẽ: chủ động được việc sang Canada chứ đợi chương trình định cư Quebec tay nghề cao cũng phải 4-5 năm và con em nó đã lớn mất rồi, hai con em được du học miễn phí và sau 2 năm là em đã có cái mà nó yêu cầu- đó là bằng cấp Canada. Cụ nào có nhiều con, con lại đang mẫu giáo hay tiểu học thì còn lãi nhiều lắm ạ. Dù chỉ là du học sinh nhưng nếu con cụ ở đây 18 tháng là xin được tiền trợ cấp- mỗi đứa cũng được 500-700 mỗi tháng tùy theo tuổi. Nhiều gia đình còn sống nhờ tiền đường-sữa của mấy đứa con đấy nhé!

+ Và để thực hiện được kế hoạch đó thì em đã làm như sau:
* Xin học cho mình: xin CAQ- giấy phép ở tỉnh Quebec, xin visa du học liên bang- cái này em nộp online. Chỉ xin mình em thôi nhé, không có đề cập đưa con hay chồng sang đâu. Viết thư giải trình thì nhất nhất nói xin đi học để về phát triển, đón đầu......
* Sau khi có visa du học cho mình rồi thì em đưa hai con đi khám sức khỏe- mỗi đứa hết 149USD như một du học sinh ấy.
* Mua vé máy bay cho chúng là khứ hồi nhé, không là bên VN không cho bay đâu, mua lượt về xa ra để về VN vào hè hoặc sang đến nơi thì xin hủy vé.
* Đến cửa khẩu nhớ xin record visa cho con để còn mang cái đó đi xin học và đó là giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của con ở Canada chứ visa chỉ có giá trị ra-vào Canada thôi.
* Vào trang web của sở giáo dục đặt lịch hẹn, dẫn con đến, làm thủ tục chưa đến 15 phút là xong, họ sẽ bố trí trường gần nhà- như nhà em là trường cách nhà 1,5km- hai đứa đi bộ hoặc đạp xe đều okie, mùa đông thì em cho đi bus cho đỡ đạp tuyết nhiều.

P.S: Còn một điều quan trọng nhất của cái plan này là riêng ở tỉnh Quebec, du học sinh học xong cao đẳng nghề 3 năm, đại học, cao học, hoặc tiến sĩ tại trường nói tiếng Pháp là sau khi nhận bằng là được đăng ký nhận thẻ xanh luôn- không cần có việc làm nhé!


ở đây

Đây là điểm check-out khỏi metro để ngoi lên mặt đất-bến này có tên là Université de Montréal.
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Mợ học toán có khác, mọi thứ sắp xếp rất trình tự! Đánh dấu bài mợ để đọc thêm hiểu biết
Vâng, cũng gần được 1 năm rồi nên em cũng sắp xếp cho các cụ tiện theo dõi ạ.
 

hotboy2k7

Xe buýt
Biển số
OF-475032
Ngày cấp bằng
5/12/16
Số km
507
Động cơ
197,181 Mã lực
Tuổi
37
Cụ/mợ đưa cả gia đình sang đây ợ. Em rất mê Quebec mùa giáng sinh, nhất là con phố cổ Petit Champlain :x
 

transporter3

Xe điện
Biển số
OF-58956
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
2,819
Động cơ
468,090 Mã lực
Rất hữu ích! F1 đang chuyên P sang học ở đây cũng ổn! Tks thớt!
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Cụ/mợ đưa cả gia đình sang đây ợ. Em rất mê Quebec mùa giáng sinh, nhất là con phố cổ Petit Champlain :x
Dạ, cả nhà em đều có điều kiện cần để sang nhưng hiện nay chỉ có ba mẹ con em ở Montreal còn xã nhà em vẫn ở nhà cày bừa làm kinh tế.
Cảm ơn cụ đã hỏi thăm.
Vâng, em sẽ post ảnh ở khu Montreal cổ và thành phố Quebec nữa- nơi mà họ chỉ nói tiếng Pháp chứ không song ngữ hoặc đa ngữ như Montreal.
 

Ka_nhep

Xe điện
Biển số
OF-114528
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
2,009
Động cơ
403,142 Mã lực
Nơi ở
Hàng Bạc Hà Nội
Mong mợ có nhiều time để up bài chăm lo cho thớt hay.
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Rất hữu ích! F1 đang chuyên P sang học ở đây cũng ổn! Tks thớt!
Cảm ơn bác, đúng là du học- định cư với những người có tiếng Pháp rất thuận lợi ở Quebec. Bởi họ đang cố gắng giữ tiếng Pháp nên chính sách định cư với những người có tiếng Pháp là rất thoáng. Nhưng để sống tốt ở Montreal thì luôn cần song ngữ Anh-Pháp.
Trẻ em từ mẫu giáo bên này đã học song ngữ rồi.
Em cũng đưa những thông tin mình biết để những bạn có tiếng Pháp có thêm một lựa chọn tốt!
 
  • Vodka
Reactions: HnA

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Thế nào là nhà 3 1/2 hay 5 1/2

Đây là nhà em thuê- một mẫu nhà khá phổ biến ở đây. Tên gọi là nhà Duplex, gồm có 1 tầng hầm- tiếng Pháp gọi là sous-sol nhưng không hoàn toàn chìm dưới đất đâu, cũng có cửa sổ cao 50-80cm trên mặt đất. Có nhà dùng tầng này để làm kho nhưng đa phần là cải tạo để ở hoặc cho thuê. Phía trên mặt đất sẽ có hai tầng, mỗi tầng sẽ là một căn hộ độc lập và có số nhà riêng biệt, có thể là nhà 3 1/2 hoặc 4 1/2, 5 1/2. Đây là cách gọi riêng ở Canada-nhà 3 1/2 là có 1 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng bếp và 1/2 là nhà vệ sinh+phòng tắm. Nhà 4 1/2 hay 5 1/2 thì số lượng phòng ngủ tăng thêm thôi. Diện tích mỗi phòng cũng tùy từng nhà to nhỏ.

Có nhà duplex và cả triplex nữa, có thể chung cửa ra vào hoặc họ làm cầu thang lộ thiên để có lối đi độc lập. Ngoài ra còn có kiểu condo, studio....
Thuê nhà thì có nhiều hình thức, du học sinh thì hay thuê theo phòng- từ 400-hơn 600 mỗi phòng- Một căn hộ có 3 phòng ngủ thì sẽ cho 3 sinh viên thuê-sử dụng chung phòng khách và bếp. Kiểu thuê này thì chủ đã có những trang bị cơ bản, người thuê phải trả tiền điện, net..hoặc được bao luôn trong giá thuê nhà.

Còn nhà em thuê là thuê nguyên 1 căn hộ ở tầng trên- chủ nhà sống ở tầng dưới. Thuê kiểu này thì không có đồ mà em phải tự sắm và cũng tự thực hiện hợp đồng điện, net. Nhà em thuê cũng không rộng lắm nhưng thiết kế hợp lý, các phòng đều có cửa sổ kính 2 lớp- và 1 lớp lưới ở giữa, trước và sau đều có ban công rất tiện để hóng gió hay cà phê....Mỗi phòng đều có sưởi dành cho mùa đông.

đê
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
CHƯƠNG TRÌNH HỌC cho con cái của di dân, du học sinh

Vì đây là tỉnh nói tiếng Pháp nên hầu như các trường công đều là trường Pháp, cũng có khu tiếng Anh thì trường công sẽ học tiếng Anh nhưng vẫn phải đảm bảo 40% các môn được dạy-học bằng tiếng Pháp.

Vậy nên chọn trường Anh hay Pháp? Câu trả lời là trường Pháp vì lý do sau đây:
+ Hầu như những người đưa con sang đây học đều có ý định lâu dài chứ không phải đi 1-2 năm rồi về. Vì vậy khi mới sang có thể lựa chọn trường nhưng đến khi có thẻ xanh thì bắt buộc phải học trường Pháp. Vậy nên đa phần được khuyên hãy học trường Pháp ngay từ đầu.
+ Tiếng Pháp nhìn chung khó học hơn tiếng Anh nên nhiều người thấy rằng nếu con học trường Pháp, học tiếng Pháp được thì chắc chắn sẽ học được tiếng Anh và thực tế cho thấy học sinh từ trường Pháp đều đạt được trình độ song ngữ.

Nếu con chưa biết gì tiếng Pháp thì học kiểu gì?

+ Canada có hẳn một Bộ Di trú chuyên trách mảng di dân nên họ chuẩn bị rất tốt. Với các tỉnh khác cũng luôn có lớp ESL cho du học sinh hoặc con cái của những người di dân chưa đạt được trình độ tiếng Anh theo đúng yêu cầu về độ tuổi. Quebec cũng có lớp như vậy gọi là Classe d'accueil. Học sinh sẽ được kiểm tra trình độ tiếng Pháp và phân vào các lớp Accueil khác nhau theo đúng tuổi của con. Nội dung học ở các lớp này là tiếng Pháp, toán, thể dục và mỹ thuật. Trong đó tập trung nhiều tiếng Pháp và toán. Và môn tiếng Pháp không chỉ đơn giản là học ngôn ngữ mà khá toàn diện với rất nhiều hoạt động ngoại khóa, tham quan, xem phim, du lịch 1-4 ngày....Mỗi năm có 3 kỳ kiểm tra và khi con đã đạt trình độ theo yêu cầu của tiếng Pháp và toán thì con sẽ được chuyển sang lớp thường- classe regulière đúng với tuổi của con nhé!

Quá trình với con em:

+ Đặt lịch hẹn gặp bằng website và email.
+ Đúng ngày đó em dẫn con lên, sau 15 phút là có địa chỉ trường, giấy hẹn gặp mặt tại trường.
+ Ngày hẹn gặp sẽ kiểm tra tiếng Pháp của con và dặn dò mua đồng phục.
+ Bắt đầu học- sách học nhà trường trang bị, mình sẽ mua vở, đồ dùng học cho con.
+ Hầu như tuần nào con nhà em cũng có buổi ngoại khóa như đi tham quan chợ, bảo tàng, tham quan đồi Mont Royal- kiểu trekking nhẹ nhàng...Năm học vừa qua con em cũng được tham gia 2 trại do Tim Hortons tài trợ 100%- đi Toronto 4 ngày với đủ các hoạt động. Mà lần nào cũng phải em ký đồng ý cho đi mới được đi, em ký đồng ý cho chụp ảnh con em thì mới được chụp nhé! Oai ghê ấy!
+ Mỗi học sinh có 1 tài khoản trong hệ thống của sở giáo dục- viết tắt là CSDM, trong đó có nhiều nguồn học.

Vậy con đang học ở Việt Nam như thế mà sang đây chỉ học có 4 môn như vậy thì có sao không?

Theo kinh nghiệm của em thì không, ít nhất là con em đang rất hào hứng với cách học, với bạn bè và những hoạt động ở đây. Chúng đang enjoy cuộc sống mới. Em nghĩ là chúng cũng cần có thời gian để hòa nhập cuộc sống mới, làm quen cách giáo dục mới. Bởi chúng không hề bị chậm so với bạn bè ở Việt Nam, thậm chí là còn nhanh ra trường có việc làm hơn. Em sẽ phân tích ở post sau nhé!




Ảnh cưới của hai bạn trẻ vào mùa thu trên đồi Mont Royal. Em bắn trộm vài kiểu!
Rất thích cách chụp ảnh cưới tự nhiên của các bạn bên này!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top