Không biết sợ và cứ thả ra lao ra đường và chậm nói là dấu hiệu cần được can thiệp đấy cụ ạ. Theo quan điểm của em các bé chậm phát triển cần sống cùng bố mẹ và bố mẹ là người can thiệp chính đến con mình sau khi tham khảo học hỏi từ các bác sĩ, giáo viên. Rất nhiều các trò chơi với con: chơi đùa, múa hát, xé giấy, xâu hạt, nặn đất, đi chơi công viên, massge nói chuyện… thời điểm 2-3 tuổi đc coi là thời điểm kim cương để dạy các bé
Ai cũng mong con mình phát triển bình thường nhất nhưng cũng vì thế nhiều bố mẹ bỏ qua giai đoạn can thiệp tốt nhất cho con mình.
Ý kiến của em là một người mẹ đã từng gặp nhiều bác sĩ, giáo sư, cô giáo để can thiệp cho con mình. Từ một bạn đi khám chậm phát triển, dấu hiệu tự kỉ, thậm chí có bác sĩ kết luận tự kỉ nặng, chỉ 30% có thể can thiệp thành công, vợ chồng em đã thuê một cô giáo giáo dục đặc biệt đến nhà 3 buổi 1 tuần, mỗi buổi 2 tiếng và bản thân bố mẹ đã phải kiên trì nỗ lực rất rất nhiều. Giờ trộm vía con nhà em vào lớp 10 rồi, học hành ổn, mỗi tội trong giao tiếp vẫn có chút cứng nhắc e ngại không được như thằng em.
Lời khuyên của em đối với cụ thớt vẫn là bố mẹ hãy giành nhiều thời gian để nghiên cứu và can thiệp cho con mình một cách kiên trì nhất.
Nhớ lại thời gian đêm khóc ngày đi làm, chiều tối chơi với con của em đúng là sống bằng nghị lực.
Em còn viết nhật ký mà giờ em giấu biến đi rồi, đọc lại vẫn rơi nước mắt