Cụ đã nghiên cứu cái này chưa:
CÁCH CHỮA BỆNH Á SỪNG
Bệnh này phải chữa "tổng tấn công" kết hợp nhiều cách, nhiều thuốc
Mọi người nên tránh tiêm thuốc tây: vì trong thuốc tiêm chữa da liễu bao giờ cũng có corticoid. Tiêm thì có tác dụng ngay tức thì nhưng rất nguy hiểm vì có corticoid là hoạt chất gây loãng xương, đau dạ dày, và nếu dùng tùy tiện sẽ gây bệnh lão hóa như hoàn cảnh của chị Phượng mà báo chí có đăng.
Về uống: Nên uống nước lá huyết dụ + đinh lăng. Tuy nhiên người nào huyết áp thấp thì cũng ko nên uống nhiều và không uống khi đói nhé.
Ngoài ra uống nhiều nước lọc, nước cam, chanh, sinh tố hoa quả tùy theo điều kiện.
Nên uống cả vitamin nữa, nhất là vitamin E, A, C.
Nếu có điều kiện thì nên uống thuốc Nam hoặc thuốc Bắc tiêu độc theo bài thuốc của các thầy cho. Thường là uống thuốc tiêu độc thì không bị béo đâu.
Về ăn: Khi bệnh nặng tránh ăn nhiều cua, ốc. Vì cua, ốc nhiều canxi và lạnh, làm cho bệnh nghiêm trọng thêm. Mọi người nên có thói quen ăn muối vừng. Làm nhạt thôi nhé. Ăn kèm muối vừng với các thức ăn khác. Rất ngon mà tốt cho sức khỏe.
Về xông:
Cách thứ nhất:
Lấy viên gạch già, nung thật nóng trên bếp. Sau đó lấy ra khỏi bếp để vào cái chậu nhôm hoặc miếng sắt. Rồi lấy lá ngải cứu, lá già màu tía là tốt để lên trên đồng thời đổ nước tiểu (nếu có nước tiểu trẻ con thì tốt vì nó không... khai và nước tiểu trẻ con trong dân gian chữa khá nhiều bệnh, ko có thì lấy nước tiểu của mình) đổ lên trên lá ngải cứu và gạch, đổ từ từ cho hơi ngải cứu và nước tiểu bốc lên rồi hơ tay hoặc chân. Cẩn thận kẻo bỏng. Sau khi xông nên để tự khô, đừng rửa tay hoặc cứ để như thế bôi thuốc đi ngủ là tốt nhất. Cách này sẽ gây phiền phức cho người xung quanh vì có mùi nước tiểu. Nhưng theo mình là có hiệu quả. Kiên trì làm sẽ biến chuyển.
Cách thứ hai: Nấu nước muối thật đậm đặc. Mức nước làm sao để ngâm tay hoặc chân. Còn muối cho vào đến khi nào muối không tan được nữa thì đạt yêu cầu. Đun sôi. Bắc xuống. Rồi hơ tay hoặc hơ chân. Hơi nóng bốc lên nghi ngút. Cẩn thận kẻo bỏng nhất là nhà có trẻ con. Xông đến khi nào nước còn ấm ấm thì cho chân hoặc tay vào ngâm. Nếu chân hoặc tay bị nứt thì xót lắm. Lúc đầu như có kim châm, dao cứa đấy. Nhưng cho vào một lúc thì hết. Đến khi nước nguội thì lấy khăn khô thấm lau tay, đừng rửa. Cứ để muối bám như thế ở trên tay. Cần thiết thì đi bao tay nilon vào. Ko nên buộc chun nhé, sẽ gây khó chịu.
Các cách ngâm tay đơn giản hơn: Ngâm lá lốt, lá trầu không, lá kinh giới,... chỉ làm cho bở da chết, bớt ngứa rồi bôi thuốc chứ về hiệu quả thì đối với bệnh nặng không ăn thua.
Cách tẩy da chết: Với chỗ da cứng ta phải tìm cách tẩy nó đi chứ nếu cứ để thế nó sẽ kéo căng làm cho tay cứng đờ, cong queo và những vết nứt không thể nào liền lại.
+ Cách tẩy là sau khi ngâm tay hoặc xông, khi mà tay vẫn còn ẩm thì bôi luôn lớp mỏng thuốc có tác dụng làm "bong vẩy, bạt sừng" vào chỗ da đóng dày. Trước đây bị nặng mình phải mua thuốc này, bây giờ nhẹ rồi, mình ko dùng nữa, thuốc quá hạn bỏ đi nên không nhớ tên. Thuốc này các bạn ra cổng viện Da liễu Trung ương, hỏi là có, giá không đắt lắm đâu. Chỉ cần hỏi thuốc làm "bong vẩy bạt sừng" là người bán biết ngay. Mọi người đừng tẩy da theo cách dùng kem mỹ phẩm tẩy da chết. Dùng kem mỹ phẩm lại làm cho bệnh nặng thêm đấy.
Sau khi bôi thuốc bong vẩy bạt sừng thì khoảng vài tiếng sau, lớp da cứng sẽ bong ra. Hoặc là mọi người lại ngâm nước muối âm ấm mà kỳ nó ra hoặc là dùng cái bấm móng tay có lưỡi sắc, mỏng, nhẹ nhàng cậy lớp da chết bị bong đó đi, có khi kéo được cả một mảng. Mình đã có lúc rất thích thú với công việc này. Nhưng phải cẩn thận kẻo kéo cả những lớp da non sẽ gây đau.
+ Nếu tay bị nứt, khó lành vì phần da cứng ở xung quanh vết nứt đóng lại, kéo vết thương hở ra. Các mẹ bôi thuốc bong vẩy bạt sừng vào, rồi quấn cái băng eugo vào, để khoảng một vài tiếng mở ra. Lấy bấm móng tay, lựa mà cắt, kéo nó ra. Lúc này cái phần bờ cứng ấy mềm rồi, ko đau đâu. Có những vết thương to, phải làm mấy lần nó mới liền.
Về kiêng:
Bệnh này khi nặng thì nên kiêng cua ốc. Còn khi nhẹ thì ăn bình thường. Bây giờ mình ăn vô tư rồi.
Tất nhiên là kiêng dùng hóa mỹ phẩm, nhất là xà phòng giặt, thuốc tẩy, nước vệ sinh bồn cầu, nước rửa bát,...Nếu phải làm thì các mẹ nên đi găng tay. Tốt nhất là mua găng tay cao su loại tốt. Trước khi đi găng tay cao su thì đi một đôi găng tay nilon mỏng. Vì để tay tiếp xúc trực tiếp với cao su lâu cũng gây dị ứng. Về mùa hanh này còn phải hạn chế tiếp xúc với nước. Tốt nhất là tạo thói quen đi lồng 2 găng tay nilon +cao su khi làm việc nhà.
Kiêng đánh móng chân, móng tay nếu bị bệnh.
Kiêng để bám bụi bẩn: Không vì kiêng nước, kiêng xà phòng mà hạn chế rửa tay nhé. Lúc tay bẩn, bám bụi thì nên rửa. Nếu ko rửa thì sẽ bị nứt nẻ ngay. Lúc nặng mình vẫn vệ sinh tay bằng sữa rửa mặt hoặc sữa tắm của em bé (không gây kích ứng lắm đâu). Rồi sau đó lau khô và bôi kem dưỡng da. Mình dùng kem dưỡng da Aveeno của Canada thấy rất hợp.
Về tập: Lúc nào rảnh rỗi mà tay ko bị đau, nhất là sau khi vừa ngâm tay xong, da mềm thì tranh thủ tập tay bằng cách: nắm chặt tay thành nấm đấm rồi lại xòe ra, cứ như thế cho máu lưu thông ở tay. Chân cũng vậy, tìm cách tập cho máu lưu thông đến các đầu ngón chân để nuôi da.