[Funland] Môn Phái Gì đây các cụ :)

BIBI111

Xe tải
Biển số
OF-86576
Ngày cấp bằng
25/2/11
Số km
254
Động cơ
411,050 Mã lực
Đánh nhau với đội này chỉ cần dắt theo 1 em gái xinh ngon là dc; khi đánh thì tụt mẹ quần em kia ra là đội này hết phép thuật :D
Em không biết ông này này đời 8x hay 9x; không biết thì đừng phán lung tung. Em 7x đời đầu, hồi cuối cấp 2 đi xem các anh tập quyền thề, môn võ này đúng là kiêng kỵ khá nhiều, mấy ông anh toàn rủ đi xem tập vào buổi tối thôi, e thấy cách xin quyền và cách đánh y như trong clip; nhìn các bác ấy tập mà khiếp, không biết đau là gì, rơi cả xuống hố mà vẫn đánh loạn cào cào. Kết thúc thấy các bác vuốt mặt thổi phù phù lại trở lại bình thường.
 

domaithuong

Xe hơi
Biển số
OF-194233
Ngày cấp bằng
16/5/13
Số km
151
Động cơ
328,770 Mã lực
Các cụ học được môn phái này thì đi xe máy không cần mũ bảo hiểm...đi ô tô ko cần thắt dây an toàn.hì:D
 

ledaithanh2009

Xe đạp
Biển số
OF-350231
Ngày cấp bằng
11/1/15
Số km
10
Động cơ
267,250 Mã lực
Các cụ xem clip có để ý sau khi các môn sinh xin quyền - chắp tay lên trên đầu - rồi xuất quyền, các động tác chân và tay đều tương tự nhau, thậm chí là giống nhau không?
Đó là do khi tập quyền, các môn sinh này đều nhìn quyền của nhau khi tập nên bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Nếu tập một mình, hoặc người tập cấp thấp không nhìn quyền của người cấp cao hơn thì khi ra quyền sẽ rất khác nhau.
cậu tập lâu chưa, hiện đang ở đâu vây? như cậu bây giờ có lẽ đang ở giai đoạn biết của giữa đỏ. chúc mừng cậu!
 

ledaithanh2009

Xe đạp
Biển số
OF-350231
Ngày cấp bằng
11/1/15
Số km
10
Động cơ
267,250 Mã lực
Trong OF có cụ nào ở Nam Định biết những năm tầm 1985 - 1992 có phong trào học Quyền thề. Em cũng theo học được vài năm sau đó xin không học nữa, chuyển sang học Thiếu Lâm của Cụ Khánh ở Cầu Gia.
Lý do không học tiếp vì kiêng một số thứ khi lên trình độ cao hơn, và lý do khác là có một cậu em nhớ tên là Nam, cũng học Quyền thề tầm 5-6 năm gì đó mà khi va chạm đánh nhau chưa xin Quyền đã bị 1 thanh niên cầm bơm xe đạp vụt giữa mặt chết ngay. (chuyện này có thật 100%, cụ nào ở Nam Định những năm 90-91 gì đó chắc biết).
Còn các chuyện khác đồn đại quanh việc đó thì vô cùng lắm, nhưng võ học không phải là để so tài cao thấp, mỗi môn phái đều có triết lý riêng để truyền bá những tư tưởng của họ qua võ thuật.
Hà Nội hình như vẫn có chỗ dạy đấy ạ, có cụ nào thích học để em dò hỏi xem sao, vì lâu lắm không quan tâm đến, bây giờ mới được các cụ nhắc lại.
nếu cậu luyện được qua 3t thì đâu có bài viết này.
 

ledaithanh2009

Xe đạp
Biển số
OF-350231
Ngày cấp bằng
11/1/15
Số km
10
Động cơ
267,250 Mã lực
cụ này nói e mới nghĩ ra và nhớ lại câu chuyện có thật 100% của em hồi e còn học lớp 10 ở quê e (vùng Kinh Bắc), chuyện là thế này.

1. Chuyện của em:
- Năm lên lớp 10 e bị 1 cái mụn nhọt rất to ở trên má bên trái dưới cái cằm, nó mưng mủ bằng cái đồng xu (5 xu ngày xưa ý). Em có ông anh con ông bác ruột cũng tham gia cái môn phái này ( môn Quyền Thế) được mấy tháng. Vì hàng ngày k có tg tập, ông ý luyện tập vào buổi tối từ 8h-11h đêm. Ông ý kể trc khi luyện phải thắp hương, khấn và niệm chú, sau đó cởi trần, lại niện chú rồi tập, gió cứ bay phần phật. Ông ý kể đúng như các cụ chém là kiềng khem đủ thứ......
- Còn về việc chữa bệnh là có thật, chuyện của em luôn, đó là cái mụn to như đồng xu trên má dưới cái cằm ý. Ông ý đã chữa cho em. Vào một buổi tối e đến nhờ chữa mụn mủ. Ông ý mời e vào nhà đợi ở phòng khách, sau đó ông ý vào trong buồng thờ thắp hương khoảng 15p ( 1 hoặc 2 bó rất to), sau đó mời e vào trong buồng có bàn thờ, nói nằm xuống rồi ông ý rút 1 bó hương trên bát hương thờ xuống , cúng vái, rồi đọc nẩm nhẩm thần chú cái gì e cũng không rõ, rồi thổi phùi phùi vào cái bó hương cho khói hương và tàn hương bay vào cái mụn của e ở trên mặt. Lúc đó e thấy rất nóng và rát, vì mụn đã gây cho e tê rát trên da mặt, lại còn thêm tàn hương và khói hương nữa. Ông ý đọc thần chú xong lại thổi phù phù vào bó hương cho hơi nóng và tàn hương bay vào cái mụn trên mặt em. Ông ý cứ làm như thế khoảng 10p, sau bảo e về, sau 5 này sẽ khỏi....,
+ Sau 5 ngày cái mụn của e chín vàng to như quả trứng gà so trên mặt, em đau quá phải sang nhờ ông bác y tá trích bằng dao, bây giờ trên mặt e vẫn còn cái vết sẹo dài tầm 2,5cm.

2. Chuyện của 1 người hơn e vài tuổi trong làng có tham gia môn phái " Quyền thề":
+ e nghe a e trong làng nói a này tên là " Kình" tham gia môn này đc 5 năm rồi, và đã lên đai " Đen". Anh này ăn uống rất kiêng khem, kê cả "kiêng ăn xôi bốc 5 quân", kiêng không lấy vợ...., kiêng đủ như các cụ chém...
+ Hằng đêm ra bờ mương luyện tập lên gối, đấm đá làm cho các cây xà cừ (40-50 tuổi) trợt vỏ, tróc da, em nghe mà khiếp vía.

+ Có 1 lần đám thanh niên hơn chục người làng bên sang tán gái làng em, đám thanh niên trong làng bất lực, cuối cùng mời đc thầy " Kình" tham chiến, 1 mình thầy oánh 1 trận với hơn chục thanh niên tơi bời, đứa thì sưng mày, chảy máy mũi,,...mặt mũi sưng vù.....,

+ Cũng vào một đêm tin hung ập về, thầy " Kình" đã bị chết và ai đó đã khiêng về bỏ tại đầu làng mà không rõ nguyên nhân.

+ Tất cả dân làng bàng hoàng và tiếc thay cho thầy "một người võ nghệ cao cường như thế, môn phái " Quyền thề " đạt tận đai Đen mà còn như này".
+ Kể từ đó đến nay trong làng không còn một ai tham gia môn võ huyền bí này nữa.
+ Hết.

Trên đây là 2 câu chuyện thật 100% của em về môn phái " Quyền Thề" này ạ

E chỉ kể chuyện của e k có dụng ý gì, viết hơi lủng củng mong các cụ thông cảm
cố gắng thay đổi cách hành văn đi. cách viết này của cậu giống kiểu bắt trước bọn báo chí quá. chủ yếu viết bài giết hại nông dân gây bất ổn kinh tế đất nước(nói láo quá nhiều). mình tô đỏ một chut vì đó là những phần nói tào lao kiểu nhà báo.
 
Chỉnh sửa cuối:

AnhDuc74

Xe tải
Biển số
OF-188097
Ngày cấp bằng
3/4/13
Số km
308
Động cơ
334,210 Mã lực
Mình thấy môn này rộ lên hồi thập kỷ 90 của thế kỷ trước,nhưng dạo gần đây không thấy nữa. Môn phái này hơi ma đạo
 

nguyenlongthe

Xe tăng
Biển số
OF-302560
Ngày cấp bằng
23/12/13
Số km
1,856
Động cơ
304,134 Mã lực
Mình thấy môn này rộ lên hồi thập kỷ 90 của thế kỷ trước,nhưng dạo gần đây không thấy nữa. Môn phái này hơi ma đạo
Mang tính hơi huyền bí chứ không ma đạo.Tại sao không thấy nữa vì môn này ngoài Võ thuật còn có thể chữa bệnh và phải tuân thủ:luôn làm việc Thiện,càng làm được nhiều việc tốt bao nhiêu thì võ thuật tăng tiến bấy nhiêu.Nhưng nếu làm trái sẽ phải gánh hậu quả khôn lường vv.
Các cụ muốn tìm hiểu nên đọc:Đi tìm cao thủ võ Việt sẽ thấy nhiều điều tưởng như chỉ trong chuyện Chưởng mới có:

http://www.click49.net/forum/threads/vo-viet-nam-huyen-thoai-va-giai-thoai-ve-nhung-thien-ha-de-nhat-cao-thu-part-2.18984/
Phần VIII- Võ bùa "tái xuất giang hồ"

Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, làng võ Việt xôn xao bởi sự xuất hiện của một phái võ kỳ lạ, gọi là "võ bùa" hay "thần quyền". Người theo môn võ ấy không cần luyện tập quyền cước mà chỉ cần thổi hương, uống bùa, gọi thần chú là có sức mạnh muôn người khôn địch...

Bởi cách thức có phần thần bí đó mà nhiều môn phái khác đã tìm các lò dạy võ bùa để tìm hiểu thực hư, phân tài cao thấp. Sự "truy sát" ấy, cùng nhiều lý do khác nữa nên chỉ ít thời gian sau, võ bùa phải lui vào ẩn dật.
Gần đây, trước sự nở rộ trở lại của phong trào học võ, lại có lời đồn võ bùa đang "tái xuất giang hồ". Chúng tôi đã đi tìm hiểu thực hư xung quanh môn võ này.

Cao nhân ẩn tích

Sau màn ra mắt vào những năm 80 của thế kỷ trước, võ bùa bỗng dưng mất hút một cách khó hiểu trên "chốn giang hồ". Không ai biết đệ tử của võ bùa ở đâu, hiện đang sống như thế nào, còn lao tâm khổ tứ tập luyện hay không?

Gần đây, một lần lang thang trên mạng, tôi tình cờ đọc được thông tin của một môn sinh "chánh phái" nói rằng, trước đây có hai cao thủ phái Thất Sơn đem võ bùa về dạy ở Hà Nội và chính họ là những sư phụ đầu tiên của môn phái ở đất Kinh kỳ. Thông tin trên mơ hồ, chỉ nói người thứ nhất tên Thành, làng võ vẫn gọi là Thành "vuông", người thứ hai tên là Chín, giang hồ gọi là Chín "cụt".

Liên hệ với một số cao thủ võ lâm ngoài Bắc thì được biết, Thành "vuông" tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, từng sống ở khu vực Ô Chợ Dừa (Hà Nội), giờ đã qua Nga lập nghiệp. Người thứ hai là Chín "cụt", tên đầy đủ là Ngô Xuân Chín, là thương binh, hiện không biết phiêu dạt phương nào.
Thông tin trên làm tôi nhớ lại lần trò chuyện với võ sư Chu Há, Chủ nhiệm võ đường Hồng Gia. Võ sư Há cho biết, thủa trước, Chín "cụt" có tham gia một số phong trào thể thao của người khuyết tật và ngay từ buổi đầu tiên ấy, Chín cùng đệ tử đã từng dùng võ bùa để giành huy chương vàng một hội khỏe năm 1986.
Nhờ manh mối này, tôi vội tìm đến ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam. Từ số điện thoại ông Phiệt cho, tôi đã tìm được "cao nhân" ẩn tích bấy lâu nay - ông Chín.

Phận duyên tiền định

Vợ chồng ông Xuân Chín hiện đang sống ở một khu đô thị yên ả trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội). Trò chuyện, Xuân Chín bảo, Thất Sơn thần quyền với ông như có duyên trời định.
Thời trai trẻ, Chín là lính trinh sát đóng quân ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khi còn ở quê nhà, bởi hiếu động nên Chín từng theo đám trai làng lăn lộn học quyền cước của mấy võ sư vườn, cũng lận lưng dăm ba miếng phòng thân. Bởi thế, khi hay tin trong trung đoàn có một đồng đội thường diễu quyền, phóng cước sau khi xong xuôi việc nhà binh, Chín muốn tìm đến xem "mặt mũi" thế nào và nhân thể thử tài luôn để phân cao thấp.

Sau nhiều lần hò hẹn, "thằng cha" đó cũng nhận lời thách đấu. Thế nhưng sau 2 lần "tỉ thí", Chín đều thua không kịp vuốt mặt. Chín đấm, đá cật lực mà cứ như đánh vào bị bông, đối thủ chẳng hề đổi thay sắc mặt. Đánh nhiều đuối sức, chùn tay, nên đành phải xin thua.

Từ sau trận quyết đấu đó, hai người trở thành bạn. Lúc này Chín mới biết người kia theo học Thần quyền của phái Thất Sơn, từ một sư phụ ở quê nhà, xã Văn Khúc, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ. Những câu chuyện mà người bạn kể về môn phái lạ lùng đã khiến Chín mê mệt. Anh ước ao có ngày được về quê bạn bái vị sư phụ ấy làm thầy.

Và rồi cái ngày anh mong mỏi ấy cũng đến. Được sự giới thiệu, ngay đêm hôm ấy, anh đã được diện kiến kỳ nhân. Người ấy là danh sư Nguyễn Văn Lộc, một nông dân chân chất, cũng chỉ hơn anh cỡ trên chục tuổi.

Thế nhưng hôm ấy, ý nguyện, mơ ước của anh đã không thành. Dù đã cố nài nỉ hết nước hết cái nhưng vị danh sư ấy vẫn không chịu thu nạp Chín làm đệ tử. Tuy mưu sự không thành nhưng anh vẫn không thôi hi vọng của mình.

Chừng tháng sau, anh lại tay nải từ Cao Bằng tìm về Phú Thọ. Lần này, thứ mà anh nhận được vẫn chỉ là những cái lắc đầu. Thế rồi, một lần (năm 1981), lúc đi làm nhiệm vụ, anh bị thương phải cắt bỏ hoàn toàn chân phải. Khi vết thương liền da, nhớ miền quê Văn Khúc và ông thầy võ... khó tính, anh lại lóc cóc tìm về.

Đi cùng anh lần này có cả Thành "vuông", một chàng trai Hà Nội, nghe tiếng vị sư phụ kỳ lạ mà háo hức muốn được tỏ tường. Gặp mặt, vị danh sư nói thẳng thừng: "Anh lành lặn tôi còn không nhận, huống chi nay đã là người tàn phế! Anh không học võ được đâu!". Câu nói đó đã làm ruột gan Chín quặn thắt. "Đau" hơn khi bạn đồng hành với anh, Thành "vuông", lại được sư phụ thu nạp.
Uất ức, trước khi ra về anh... thề: "Sư phụ nhận tôi thì 6 tháng tôi xuống một lần! Không nhận thì tháng nào tôi cũng xuống!". Tháng sau, một mình, anh xuống thật. Lần này, thấy anh lóc cóc chống nạng vượt quãng đường hơn 15 cây số, vị danh sư đã động lòng trắc ẩn. Ông đã đồng ý truyền võ cho anh nhưng với điều kiện chờ ngày tốt, về Bắc Giang ông mới dạy.

Võ phái kỳ lạ

"Ngày tốt" ấy là ngày 9/10/1984. Đã hẹn trước, anh Chín có mặt tại nhà một người quen của sư phụ ở làng Mỹ Độ, sát thị xã Bắc Giang. Đến được ít phút thì sư phụ anh cũng xuất hiện. Ngay chiều hôm ấy, anh đã thành người của phái Thất Sơn. Cũng ngay ngày hôm ấy, anh mới tường tận về môn phái của mình.
Theo lời thầy Lộc thì "thủ phủ" của Thất Sơn thần quyền nằm ở Huế, do tông sư Nguyễn Văn Cảo nắm quyền chưởng môn. Sáng tổ Nguyễn Văn Cảo học thần quyền từ một vị cao tăng người Ấn Độ. Cao tăng lưu lạc sang Việt Nam từ khi nào thì đến giờ vẫn không ai biết rõ. Tới Việt Nam, ông chọn vùng Bảy Núi (An Giang) làm chốn tu hành. (Có lẽ bởi bậc thánh nhân tu luyện nơi non thiêng này nên thầy Cảo đã đặt tên môn phái của mình là Thất Sơn).

Dựa trên những căn bản mà vị tu sĩ lạ lùng ấy truyền dạy, thầy Cảo đã truyền dạy thần quyền cho nhiều người khác. Thần quyền học nhanh, do vậy chỉ trong thời gian ngắn, ở Huế đã có rất nhiều người trở thành môn đồ của võ phái này.

Khi nhập môn, môn đồ của môn phái phải đứng trước ban thờ thề đủ 9 điều (Càng học cao thì số lời thề càng tăng thêm và cao nhất là 16 điều). Sau đó, mỗi người sẽ được sư phụ mình phát cho hai lá bùa hộ thân, một vuông, một dài. Trên những lá bùa ấy có vẽ hình đạo sĩ ngồi thiền và những "thông số", "mật mã" riêng của môn phái.

Trước khi truyền thụ những câu thần chú, bí kíp võ công của môn phái thì hai lá bùa ấy được đem đốt, lấy tro hoà vào nước cho người mới nhập môn... uống cạn. Thần chú của môn phái thì có rất nhiều, gồm chú gồng, chú xin quyền, chú chữa thương... Đã được truyền thần chú thì môn sinh cứ tự mình gọi chú mà xin sức mạnh, mà tập quyền cước.

Tuy thế, trước khi tập, người luyện thần quyền phải được sư phụ mình khai thông tất cả các huyệt đạo trên cơ thể. Việc ấy, các sư phụ của Thất Sơn thường làm bằng cách dùng nắm nhang đang nghi ngút khói thổi vào huyệt đạo của đệ tử. Với môn sinh là nam giới thì dùng 7 nén nhang thổi 7 lần vào mỗi huyệt đạo. Môn sinh là nữ thì dùng 9 nén, thổi đúng 9 lần.
[​IMG]


Thần chú vào... võ công ra

Anh Chín kể, hôm ấy, xong nghi thức nhập môn, sư phụ Lộc đã kéo anh ra sân và chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông đã truyền thụ xong xuôi cho anh lời chú xin quyền.
Theo lời của sư phụ Lộc, lời chú ấy anh không được phép tiết lộ cho bất kỳ ai nếu chưa được phép của những người đứng đầu môn phái. Truyền chú xong, sư phụ anh bảo, cứ nhẩm theo câu chú ấy mà luyện. Chú "nhập" đến đâu thì công phu tự khắc... ra đến đó.

Thấy thầy dạy mình quá nhanh, anh hết sức ngạc nhiên. Cứ nghĩ, có lẽ bởi gượng ép khi thu nạp nên thầy Lộc mới dạy anh một cách sơ sài đến vậy. Sau này, khi trình độ bản thân được nâng cao, anh mới biết, với anh cuộc truyền thụ kỹ năng cơ bản của môn phái như vậy là quá lâu.
Thường thì khi truyền chú cho đệ tử khác, thầy Lộc chỉ làm trong thời gian vỏn vẹn 15 phút là xong. Anh cũng vậy, khi được phép dạy đệ tử, anh cũng chỉ mất ngần ấy thời gian là đã... hết bài. Còn học như thế nào, luyện như thế nào, trình độ đạt đến đâu là cơ duyên của mỗi người chứ thày không chỉ bảo được.

Ngay chiều hôm ấy, thầy Lộc đã kéo anh ra khoảng sân rộng, bắt đầu luyện tập quyền pháp. Trước khi tập, thầy lấy nắm nhang nghi ngút khói thổi vào tất cả những huyệt đạo trên cơ thể anh. Làm xong, thầy bảo anh nhẩm đọc chú để... gọi võ về. Thật ngạc nhiên, khi vừa đọc chú xong, anh bỗng thấy mình lâng lâng như người say rượu. Lúc thì thấy tay mình nhẹ bẫng, lúc thì thấy nặng như đang khuân cả khối sắt trăm cân.

Chín kể, khi đã "nhập đồng", cứ thấy nhẹ bên tay nào là "chưởng" đánh ra tay ấy. Trạng thái không kiểm soát ấy đã khiến anh lúc thì lăn lộn trên đất, lúc thì nhảy tưng tưng trên không, lao đầu vào tường, vào bụi gai cũng không hề hay biết.

Tỉ thí tranh tài

Hết nghỉ phép, Xuân Chín về nơi an dưỡng. Vì đang chờ chế độ nên anh có nhiều cơ hội để luyện tập môn võ mà mình vừa được học. Cứ đêm đến, anh lại một mình chống nạng lên quả đồi ở gần đó luyện tập. Sáu tháng sau, anh quay lại Văn Khúc để thầy Lộc kiểm tra "trình độ".
Sau bữa cơm chiều, thầy Lộc bảo ông sẽ không trực tiếp kiểm tra mà nhờ thầy "cao tay" hơn thẩm định. Vị ấy tên Cư, ở bến phà Tình Cương, cách nhà thầy Lộc chừng 25 cây số. Thần quyền ở Văn Khúc chính là do ông Cư mang từ trong Huế ra truyền dạy.

Tối hôm đó, hai thầy trò đã đèo nhau đến nhà ông Cư. Biết Chín muốn thử trình độ của mình, ông Cư đã gọi hai đệ tử to như hộ pháp đến. Trước khi đánh, ông Cư giới thiệu, hai đệ tử của ông được gọi là những “cây đấu” của Thất Sơn. Những ai muốn "khẳng định thương hiệu" của riêng mình thì đều phải đánh với hai "cây đấu" ấy.

Ngay phút khởi động, một “cây đấu” đã táng thẳng vào mặt Chín cú "thôi sơn" khiến anh nổ đom đóm mắt. Nhưng ngay sau cú đánh ấy, anh thấy mình tự dưng lùi ra, quay hẳn lưng vào đối thủ. Chẳng cần để mắt động tác khó hiểu của anh, người tấn công lại ngay lập tức lao vào. Thế nhưng, vừa vào gần đến nơi thì bỗng nhiên tay phải Chín vung ra một cú đòn cực mạnh. Một tiếng “bốp” chát chúa vang lên, “cây đấu” ấy bị đánh văng ra góc sân và nằm bất động.

Thấy đệ tử mình bị hạ nhanh một cách khó hiểu, ông Cư vội vàng chạy đến xem thực hư thế nào. Cậu học trò cưng nằm im, mồm miệng be bét máu. Phần thắng đã thuộc về Chín.
Sắp xếp công việc, ít lâu sau, anh Chín lại theo thầy Lộc vào Huế để nhờ tông sư môn phái kiểm tra trình độ thật sự của mình. Chưởng môn phái Nguyễn Văn Cảo (phường Phú Cát) đã đón hai thầy trò anh rất thân tình.

Hôm ấy, nhà thầy Cảo có một đệ tử học Thần quyền được 10 năm, từ Quảng Bình vào thăm. Thầy Cảo bảo Chín đấu với người này. Kịch bản của trận đấu ở Phú Thọ đã được lặp lại. Vào trận, ngay màn dạo đầu, Chín dính đòn tới tấp. Thế nhưng, trong lúc nguy nan, tự nhiên anh thấy chân mình mềm oặt. Xoay lưng lại đối thủ, anh quỳ xuống như người bị trúng đòn chí mạng. Đối thủ thấy vậy thừa thắng lao lên...

Nhưng, như có phép tiên, dù chỉ còn mỗi chân trái mà anh vẫn bật vút lên, lộn trên không một vòng rồi tung cú "thiết cước" vào thẳng bụng đối thủ. Cú đá ấy đã làm vị kia văng ra, thầy Cảo ngay lập tức cho dừng trận đấu. Sau trận đấu đó, bởi quá khâm phục sự tiến bộ kỳ lạ của anh, thầy Cảo đã cân nhắc để anh được thăng đai vượt cấp.
Thế nhưng, điều đó chưa từng có tiền lệ trong môn phái nên thầy đành để anh ở đai đỏ xuất sư. Người đeo đai đó thì đã có thể làm thầy, truyền thụ võ công cho những môn sinh khác. Sáu tháng sau, vào lại Huế, lần này chưởng môn Nguyễn Văn Cảo đích thân ra chợ mua chỉ về se đai tím cho anh.

Dựng nghiệp bất thành

Rời quân ngũ, anh Chín về quê sinh sống, thỉnh thoảng ra Hà Nội gặp gỡ bạn bè. Những năm ấy, phong trào chấn hưng võ thuật cổ truyền ở thủ đô đang ở cao trào, thấy Thất Sơn thần quyền của mình chưa có một tên tuổi trong làng võ Việt, anh và một số người bạn đã quyết tâm gây dựng môn phái.

Để khẳng định sức mạnh của Thần quyền, Hội khoẻ Phù Đổng năm 1986 được tổ chức ở Hà Nội, các bạn anh đã tiến cử anh tham gia. Chuẩn bị cho sự kiện này Chín đã lặn lội lên Cao Bằng, tìm cậu bé mà trước đây anh đã ngẫu hứng truyền thụ võ công, đưa về Hà Nội cùng mình biểu diễn. Cậu bé ấy tên Điệp, khi ấy vừa tròn 6 tuổi.

Tại sân vận động Hàng Đẫy, với tiết mục thần quyền của mình, hai thầy trò một tàn phế, một tóc còn để chỏm đã dinh về hai tấm huy chương vàng trước sự trầm trồ, thán phục của mọi người.
Sau màn ra mắt, được sự "chỉ đường mách lối" của cố võ sư Đỗ Hoá, anh cùng các bạn đã tìm đến một chức sắc ở Hội Võ thuật cổ truyền Hà Nội nhằm đưa môn phái "phát dương quang đại". Thế nhưng, nhiều người cho rằng Thất Sơn thần quyền là tà thuật, mê tín dị đoan nên mong ước của anh đã không thể thành hiện thực.

Dựng phái không thành, anh em tan rã mỗi người một nơi, Xuân Chín đâm nản. Tuy thế, sau này, tham gia phong trào thể thao người khuyết tật, anh vẫn đem thần quyền đi biểu diễn ở khắp nơi.
Năm 2004, tại một cuộc liên hoan võ thuật tại Hàn Quốc, anh đã được ban tổ chức trao tặng huy chương vàng cho tiết mục thần quyền độc đáo của mình. Càng hạnh phúc hơn khi ngay sau đó, hình ảnh của anh, một người cụt chân đang thăng hoa cùng quyền thuật đã được ban tổ chức in lên lịch lưu niệm tặng các vận động viên tham gia.

Cũng từ dạo ấy, bởi cuộc mưu sinh anh đã thôi không tham gia phong trào thể thao nữa. Thần quyền anh cũng ít tập hơn và cũng không truyền dạy bí kíp võ công này cho bất kỳ ai...

Lời thề của phái Thất Sơn

Một lòng hiếu thảo với cha mẹ; Không phản môn phái; Không phản thầy; Không phản bạn; Coi bạn như anh em ruột thịt; Không cưỡng bức kẻ yếu; Không làm điều gian ác; Không ham mê tửu sắc; Không nản chí khi luyện tập; Không thoái lui lúc nguy hiểm; Luôn bảo vệ kẻ yếu; Nhịn kẻ mất lòng ta; Thi hành nghiêm chỉnh những lời thầy dạy; Ôn hoà trong tình bạn; Không tự cao tự đắc; Cứu người trong lúc nguy nan...
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-349339
Ngày cấp bằng
4/1/15
Số km
1,491
Động cơ
278,010 Mã lực
Nơi ở
Phố ả đào
Thất sơn thần quyền, hay còn gọi nôm là Quyền Thần. Học món này phải kiêng khem nghiêm ngặt lắm
 

Bèo Tây

Xe máy
Biển số
OF-347447
Ngày cấp bằng
19/12/14
Số km
90
Động cơ
270,040 Mã lực
Môn phái này có chính có tà, khi thành cao thủ đánh nhau có khi chỉ cần vuốt mặt nhẩm chú rất nhanh chứ không phải chắp tay lên đọc đủ bài như môn sinh lúc tập nhé!
Việc kiêng kỹ và tập luyện thì đúng là kiên trì thật... nên khó có nhiều người theo được. Ví dụ như ngày nào cũng phải tập thì mới nhanh lên đai, trời lạnh như hôm nay mà phải cởi trần đứng ra tập thì cũng ngại thật :). Chính vì thế mà ít người theo được. Có người học đến xuất sư rồi thì cũng chỉ bỏ đấy thôi...
Theo em nghe được thì: Kiêng thịt Trâu, Chó, Cá chép, ba ba.. kiêng dưới dây phơi phơi quần lót phụ nữ, đai tập phải không nên đút túi quần, kô mang vào phòng wc...
Lời thề lúc nhập môn toàn yêu cầu con người hướng thiện thôi nhé!
Kể cả cụ đã học võ công có quyền thuật hẳn hoi nhưng khi theo môn phái này khi cụ đọc chú xong thì chân tay nặng trịch, vung chân tay theo thế tự dọ. Có nhiều cái rất huyền bí, ví dụ: Lúc mới tập người nặng trịch múa quyền không cẩn thận ngã, nhưng ngã thì lung tung... có khi ngã mặt sắp đập vào chậu cây cảnh hay viên gạch nhưng như có người đỡ ấy có khi không sao, có khi lại ngã lệch 1 tí....
Nói chung là huyền bí thật, nhưng phải nói tập cái này thì công lực mạnh thật. Ví dụ: nếu người có võ công múa quyền thì phát ra tiếng gió chủ yếu do quần áo, nhưng quyền thề cởi trần mặc quần đùi cũng phát ra tiếng gió rất trầm (lực quá mạnh). Nói về chữa cầm máu thì đúng là tuyệt vời....
Ke ke, e chỉ biết sơ bộ vậy thôi vì em cũng mới chỉ là được xem tập, và cá nhân em ngày trước học Bình Định, Vĩnh Xuân gọi là tập tẹ đánh với ông quyền thề ông ấy đá mấy cú đầu còn đỡ được nhưng tím hết cả cánh tay, có 1 cú cả cái chân ông ấy bạt vào mặt em rách hết toàn bộ phần trong miệng nát bét, răng lủng liểng mà ông ấy chạy vào nhà dân gần đấy lấy bó hương ra thổi cái cầm máu ngay, tối về ăn cơm không còn đau mấy nữa, sau vài hôm thì khỏi nhưng mặt vẫn tím 1 vùng, chân tay tím mãi mới hết.
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,874
Động cơ
1,706,775 Mã lực
Võ này ngày bé có mấy thằng bạn cũng rủ nhưng nhìn bùn cười em eo' học :P
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Môn phái này có chính có tà, khi thành cao thủ đánh nhau có khi chỉ cần vuốt mặt nhẩm chú rất nhanh chứ không phải chắp tay lên đọc đủ bài như môn sinh lúc tập nhé!
----------tập tẹ đánh với ông quyền thề ông ấy đá mấy cú đầu còn đỡ được nhưng tím hết cả cánh tay, có 1 cú cả cái chân ông ấy bạt vào mặt em rách hết toàn bộ phần trong miệng nát bét, răng lủng liểng mà ông ấy chạy vào nhà dân gần đấy lấy bó hương ra thổi cái cầm máu ngay, tối về ăn cơm không còn đau mấy nữa, sau vài hôm thì khỏi nhưng mặt vẫn tím 1 vùng, chân tay tím mãi mới hết.
Thế không nói sớm, em thấy bảo viện răng hàm mặt đang khuyết chân bác sĩ bó hàm, được cụ này vào thổi mấy phát mất răng ăn cơm được ngay thì quá phát tài.
Em đoán cụ ấy tên là TOÀN LỢI ;))
 

Bèo Tây

Xe máy
Biển số
OF-347447
Ngày cấp bằng
19/12/14
Số km
90
Động cơ
270,040 Mã lực
Thế không nói sớm, em thấy bảo viện răng hàm mặt đang khuyết chân bác sĩ bó hàm, được cụ này vào thổi mấy phát mất răng ăn cơm được ngay thì quá phát tài.
Em đoán cụ ấy tên là TOÀN LỢI ;))
Tin hay không thì tùy... có cái y học phương tây là điểm mạnh, nhưng riêng vụ cầm máu ở mức độ em bị thì em thấy hiệu nghiệm.
"Đừng yêu xin đừng nói lời cay đắng" Kiến thức là vô hạn, nhưng nhân sinh quan thì có hạn thôi cụ ạ.
 

Bèo Tây

Xe máy
Biển số
OF-347447
Ngày cấp bằng
19/12/14
Số km
90
Động cơ
270,040 Mã lực
Video này có vẻ thực tế và sinh động này :)
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=0qZg0qXYybs[/YOUTUBE]
 

sóc vẹt

Xe hơi
Biển số
OF-345571
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
152
Động cơ
271,773 Mã lực
Cháu lại tửong môn phái này là môn phái túc cầu giáo:-))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top