Ảnh thời xưa (chắc tầm năm 89-90 gì đấy) phải có đi kèm với chú thích thì thế hệ trẻ sau này hiểu rõ hơn.
Tại sao lại gọi là bom bia? Đơn giản chỉ vì cái téc đựng bia bằng nhôm thời xưa có hình thù giống như đầu quả bom nên gọi là bom bia. Khác với can bình chứa bia hơi HN bây giờ là hình khối tròn,có tay xách bên trên với dung tích chỉ 50 lít. Bom bia ngày trước ko có quai xách, chỉ có 2 nẹp bo cao su để nv lăn vào. Dung tích của bom bia trước là 100 lít, nếu ko lăn được vào thì các quán vẫn lấy chiếc lốp xe đạp luồn vào rồi dùng đòn khênh vào trong. Nắp đậy của bom bia ngày xưa gần giống nắp phi xăng hoặc hoá chất, muốn mở phải có tay vam, mỗi lần mở thì bọt phun phì phì tràn đầy ra ngoài, bọt này hứng vào vại, cho ra 1 thứ bia mà dân gian hay gọi là bia cắt tiết.
Cách ủ ướp bia lạnh thời xưa tuy thủ công nhưng lại ra chất lượng bia rất tuyệt hảo. Độ lạnh chỉ man mát ko lạnh ngắt như ủ tủ lạnh thời bây giờ, nó ko làm cho vỡ men nên lượng bọt khi ra ngoài có tuổi thọ rất lâu, thậm chí bú hết rồi mà bọt vẫn bám thành nhiều ngấn trên thành cốc. Kiểu ủ thủ công ngày xưa chỉ đơn giản là ủ bằng bao tải gai, xếp mấy cây đá vào, có nơi còn ủ bằng vỏ trấu.
Vại bia thời xưa to hơn hẳn bây giờ, cầm rất đầm tay, dung tích chứa đc phải 400mml về sau cứ giảm dần giảm đần chỉ còn 300mml,thậm chí còn ko đc.
Tấm ảnh cậu quạt chả, rất tiếc tác giả chụp gần nên ko rõ phố nào. Đối với a thì khuôn mặt này cực quen. Hồi đi lính a chơi cùng 1 cậu e nhà ở Thanh Hà đầu Ô quan Chưởng. Cậu này ra quân lấy vợ sớm và suốt ngày ngồi quạt chả cho bà già bán hàng. Để hôm nào gặp lại a hỏi xem có phải hắn ko.
Thời điểm bia hơi 1600 đ/vại nếu ko lầm thì thuộc về những năm 92-93.