Thời Lý, vùng đệm phòng thủ bảo vệ TL có chiều sâu lên đến trăm dặm, Bắc ra tới Bắc Ninh, Tây Nam ra tới Ba Vì, Nam ra tới Hà Nam ngay nay. Phần lớn do dân số ngày đó đã tăng trưởng rất nhanh vì 2 lẽ: trình độ nông nghiệp phát triển mạnh & tăng dân số cơ học. Tất cả đều có 1 đáp số chung: tù binh Chăm Pa.
Công cuộc Bình Chiêm khởi phát từ nhà Tiền Lý, vào năm 544, với các thắng lợi chống Chăm xâm lấn mặt Nam của Tả Thừa tướng Phạm Tu. Tới thời Lê Hoàn thì đã đạt đến 1 đỉnh cao mới vào năm 982, khi Lê Hoàn là người đầu tiên dẫn quân Nam Chinh, gom bắt được rất nhiều binh lính cũng như dân và thợ giỏi. Sau này, Lê Hoàn lấy 1 bà vợ Chiêm và cho người con của bà này kế ngôi, vua Lê Long Đĩnh - Lê Ngọa Triều, là 1 bằng chứng ko thể rõ ràng hơn khẳng định tầm quan trọng rất lớn của số dân Chăm có mặt tại Đại Cồ Việt lúc đó.
Thật vậy, sau khi đánh lui quân Tống năm 981, dân số của Đại Cồ Việt tầm 3 triệu nhân khẩu, tới thời Lý Thái Tông (1054) là gần 3.8 triệu. Nếu để ý rằng dân số thời Ngô-ĐInh (3,5 triệu), Lý-Trần-Hồ gần như là không tăng (4 triệu), thì có thể thấy 800 nghìn nhân khẩu tăng thêm vào đầu thời nhà Lý này là tăng cơ học, và trong đó quân dân bị Chăm Pa bi bắt ra ĐCV chiếm ít nhất một nửa, tức trên 40 vạn. 40 vạn dân quân Chăm Pa này được nhà Lý bố trí về 3 "đồn điền" quy mô lớn xung quanh TL, để vừa là trang trại sản xuất lương thực cho cả nước, vừa là các tiền đồn ngăn chặn giặc ngoại bang xâm lấn, bao gồm: phía Bắc - dọc sông Cầu (Bắc Ninh), phía Tây - dọc sông Đáy (Đắc Sở, Thạch Thất, Hoài Đức, Ba Vì), phía Nam - dọc sông Hồng (Yên Sở, Ninh Sở; Hà Nam). Các con sông này đều có thể thuận tiện đi tới TL hoặc đi ra biển. Từ đó,
chức năng phòng thủ của thành Đại La đã thay đổi hoàn toàn theo hướng giảm dần, và do đó, rất hợp lý khi tên và quy mô của nó sẽ dần dần thay đổi liên tục theo thời gian.
Nhà Lý sát nhập Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh vào Đại Việt (vua Chiêm Chế Củ bị bắt, dâng vua Lý Thánh Tông để chuộc, năm 1069).
(Còn nữa ...)
~~~
P/s: nói thêm 1 chút về sự thâm nhập văn hóa Chăm vào Đại (Cồ) Việt thời Đinh-Tiền Lê-Lý:
-Ngoài việc tăng trưởng về quy mô, giống lúa Chiêm Hè thực sự giúp đẩy mạnh sản lượng lương thực của Đại Việt, cho phép dân có gạo ăn quanh năm với giống lúa Chiêm Hè, do đó, thay đổi hoàn toàn cơ cấu lương thực của dân Đại Việt (ko phải ăn khoai sắn độn mùa hè).
-Khi Lý Công Uẩn truất ngôi nhà Tiền Lê, bà vợ người Chăm của Lê Hoàn (Mẹ vua Lê Long Đĩnh) dẫn con cháu họ Lê chạy trốn ra vùng "đồn điền" Bắc Ninh. Bà được cho là đã truyền dạy cho dân ở đây lối hát Quan họ, và được xem là bà tổ của lối hát này. Trống cơm, xoài là các vật thể, loại quả của người Chăm mang theo ra ĐCV, và trở thành các vật tiêu biểu của đất Bắc Ninh. (
Và có thể nhà Lý rất cảnh giác với những người mang họ Lê ở vùng này, như Thái Sư Lê Văn Thịnh thời Lý Nhân Tông???)
-Lối hát chèo của vùng Ninh Bình xuất hiện dưới thời vua Đinh, nhiều khả năng cũng do các nghệ nhân người Chăm lưu lạc tại ĐCV.
-Vùng Cổ Nhuế-Hà Nội được cho là khu vực cho nghệ nhân người Chăm sinh sống để phục vụ kinh thành TL.
Mời cccm
comiki,
buicongchuc,
taplai2012 & all vào ném đá ạ!