[Funland] Mỗi người một câu chuyện cười hài hước

Trạng thái
Thớt đang đóng

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Theo VNSL, trong vòng 2 năm 863-865, Giao Châu (GC) có 2 lần thay máu: lần 1: 5 vạn quân Nam Chiếu (NC) do dân Mường Mán dẫn đường đã làm cỏ 15 vạn thường dân GC; 2 năm sau: 2 vạn quân Đường do Cao Biền (CB) cầm đầu tiến sang GC "dọn sạch" 5 vạn dân-quân NC.

Sau đó, CB cho cải tạo thủy lợi & đắp thành Đại La (cái lưới chụp lớn) để bảo vệ dân làm nông bên trong - kiểu như ô phòng không ngày nay, tức thành Đại La có thể tự túc về lương thực bởi số ruộng và nông dân bên trong. Vợ của Cao Biền thì cho lập làng La Khê, Hà Đông, bên ngoài thành, để làm nghề dệt vải.


(Thời Bắc thuộc lần 3, Nam Chiếu là 1 thế lực rất lớn ở Tây Bắc)

150 năm sau, tới thời Lý dời đô ra Thăng Long thì tuyến phòng thủ của Thăng Long đã được đẩy ra xa hàng trăm dặm, tới Bắc Ninh-Ba Vì-Hà Nam ngày nay; Do đó, chức năng của La Thành đã khác hoàn toàn, nó không còn thiên về bảo vệ nông dân khỏi giặc cướp nữa, đó cũng là 1 sở cứ để cái tên La Thành được đổi bằng 1 cái tên khác, và Thăng Long đã được lựa chọn...

(Còn nữa)

La Thành thời xưa quây hết cả hồ Tây.
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,805
Động cơ
627,883 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Vũ điệu mùa Xuân

Screenshot_2023-01-13-20-45-52-75_40deb401b9ffe8e1df2f1cc5ba480b12.jpg
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,338
Động cơ
342,534 Mã lực
Xơi cá thì họ về làm sao.
Bắt Grab-Dadieu cụ nhé. Mình xin cam kết phục vụ xuyên Tết, giá cả ổn định. :-bd
Mợ comiki đã sử dụng DV của mình thường xuyên trong ~ trận bóng có M.U đá. luôn đc đánh 5❤
Số ĐT alo trực tiếp nếu app lỗi: 0...9...0...3....5....0....thấy....4....5....0....về.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Tại sao đến thời Lý thì khả năng phòng thủ tầm xa của Thăng Long đã được nới rộng ra đến như vậy?

E chờ câu trả lời của cccm để vodka ạ taplai2012, buicongchuc, comiki :">

Gợi ý: có liên quan đến thời kỳ của bộ film đã sử đình đám do không có ma nào đến xem mấy tháng trước: "Huyền sử vua Đinh"!

Theo VNSL, trong vòng 2 năm 863-865, Giao Châu (GC) có 2 lần thay máu: lần 1: 5 vạn quân Nam Chiếu (NC) do dân Mường Mán dẫn đường đã làm cỏ 15 vạn thường dân GC; 2 năm sau: 2 vạn quân Đường do Cao Biền (CB) cầm đầu tiến sang GC "dọn sạch" 5 vạn dân-quân NC.

Sau đó, CB cho cải tạo thủy lợi & đắp thành Đại La (cái lưới chụp lớn) để bảo vệ dân làm nông bên trong - kiểu như ô phòng không ngày nay, tức thành Đại La có thể tự túc về lương thực bởi số ruộng và nông dân bên trong. Vợ của Cao Biền thì cho lập làng La Khê, Hà Đông, bên ngoài thành, để làm nghề dệt vải.

150 năm sau, tới thời Lý dời đô ra Thăng Long thì tuyến phòng thủ của Thăng Long đã được đẩy ra xa hàng trăm dặm, tới Bắc Ninh-Ba Vì-Hà Nam ngày nay; chức năng của La Thành đã khác hoàn toàn, đó cũng là 1 sở cứ để cái tên La Thành được đổi bằng 1 cái tên khác, và Thăng Long đã được lựa chọn...

(Còn nữa)
 
Chỉnh sửa cuối:

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,438
Động cơ
513,278 Mã lực
Tại sao đến thời Lý thì khả năng phòng thủ tầm xa của Thăng Long đã được nới rộng ra đến như vậy?

E chờ câu trả lời của cccm để vodka ạ taplai2012, buicongchuc, comiki :">

Gợi ý: có liên quan đến thời kỳ của bộ film đã sử đình đám do không có ma nào đến xem mấy tháng trước: "Huyền sử vua Đinh"!
Em nghĩ ngày xưa sông lớn bao quanh Thăng Long nhiều. Nên người xưa đắp đê dựng lũy lưỡng tiện...
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,604
Động cơ
547,357 Mã lực
HÀ NỘI ĐÃ TỪNG CÓ RẤT NHIỀU TÊN PHỐ BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ HÀNG
*****
Viet Cuong Sarraut khảo cứu và biên tập

Trước khi có mặt của người Pháp ở Hà Nội, từ ngoài cửa Đông thành Hà Nội hắt sang phía Đông ra sát sông Hồng và phía Bắc hồ Hoàn Kiếm từ Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng hắt lên Hàng Đậu là khu phố cổ đã có từ trước, là nơi tập trung nhiều thương nhân và thợ thủ công sinh sống. Đặc điểm chung của khu phố này là đường hẹp, ngang dọc như bàn cờ, nhà cửa thấp chủ yếu là một tầng vừa là nơi ở vừa là nơi sản xuất và bán các mặt hàng.Tên phố thường được đặt liên quan đến mặt hàng sản xuất hoặc kinh doanh của con phố. Ban đầu biển tên phố chỉ là một mảnh ván đơn sơ ghi tên một mặt hàng nào đó, gắn ở đầu phố, chứ chưa là biển bằng kim loại sơn đẹp đẽ như ngày nay. Đó là các phố mà tên gọi mở đầu bằng chữ HÀNG.

I - CÁC PHỐ HÀNG TRONG KHU PHỐ CỔ

1. Hàng Áo: Cuối kt 19 là phố Hàng Thuốc, nay thuộc phố Thuốc Bắc
2. Hàng Bạc: Có thời gian mang tên Phố Những người đổi tiền, nay là phố Hàng Bạc
3. Hàng Bát: Có thời gian mang tên phố Đông Hà, phố Jean Dupuis, dân gian gọi là phố Mới, nay là phố Hàng Chiếu
4. Hàng Bát Đàn: Nay là phố Bát Đàn
5. Hàng Bát Sứ: Có thời gian là phố Hàng Chén, nay là phố Bát Sứ
6. Hàng Bè
7. Hàng Bồ
8. Hàng Bông Hài: Nay thuộc phố Hàng Bông, đoạn từ Hàng Gai đến Hàng Mành
9. Hàng Bông Đệm: Nay thuộc phố Hàng Bông, đoạn từ Hàng Mành đến Hàng Da
10. Hàng Bông Cây Đa Cửa Quyền (có người gọi là Cô Quyền): Nay thuộc phố Hàng Bông, đoạn từ Hàng Da đến Ngõ Hội Vũ
11. Hàng Bông Lờ: Có thời gian là Hàng Lam, nay thuộc phố Hàng Bông, đoạn từ Ngõ Hội Vũ đến Cửa Nam
12. Hàng Bừa: Có thời gian là phố Hàng Các Thợ Rèn, nay thuộc phố Lò Rèn
13. Hàng Buồm
14. Hàng Bút: Có thời gian gọi là phố Hàng Mụn, nay là phố Hàng Bút
15. Hàng Bút(xưa): Có thời gian là phố Hàng Thuốc, nay thuộc đoạn cuối phố Thuốc Bắc
16. Hàng Cá
17. Hàng Cân
18. Hàng Cau: Nay thuộc đầu phố Hàng Bè, cuối phố Hàng Mắm
19. Hàng Chai: Có thời gian là Ngõ Ngang, nay là phố Hàng Chai.
20. Hàng Chén: Nay thuộc phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ
21. Hàng Chiếu
22. Hàng Chiếu Cói: Nay là phố Ô Quan Chưởng
23. Hàng Chĩnh
24. Hàng Cót: Có thời gian là phố Takou, nay là phố Hàng Cót
25. Hàng Cuốc: Có thời gian là phố Hàng Các Thợ Rèn, nay thuộc phố Lò Rèn
26. Hàng Da
27. Hàng Dép: Nay thuộc phố Hàng Bồ
28. Hàng Đàn: Nay là đoạn giữa của phố Hàng Quạt
29. Hàng Đào
30. Hàng Đậu
31. Hàng Điếu
32. Hàng Đồng
33. Hàng Đường
34. Hàng Gà: Có thời gian là phố Thiên Tân, nay là phố Hàng Gà
35. Hàng Gạch: Nay là phố Ngõ Gạch
36. Hàng Gai
37. Hàng Gạo: Nay là phố Đồng Xuân
38. Hàng Giầy
39. Hàng Gương: Nay là đoạn phố Hàng Gai giáp phố Tố Tịch
40. Hàng Hòm
41. Hàng Khóa: Có thời gian là phố Hàng Sắt, phố Hàng Thuốc, nay là đoạn đầu phố Thuốc Bắc
42. Hàng Khoai
43 Hàng Khoai Tây: Nay là phố Đào Duy Từ
44. Hàng Lam: Có thời gian là phố Người Quảng Đông phố Việt Đông, nay là phố Hàng Ngang
45. Hàng Lược: Có thời gian là phố Sông Tô Lịch, nay là phố Hàng Lược
46. Hàng Mã trên: Nay là phố Hàng Mã
47. Hàng Mã dưới: Có thời gian là phố Quân Cờ Đen, nay thuộc phố Mã Mây
48. Hàng Mã Vĩ: Nay thuộc phố Hàng Quạt, đoạn giáp phố Hàng Nón
49. Hàng Mâm: Nay là phố Hàng Đồng và đoạn cuối của phố Hàng Mã
50. Hàng Mây: Nhập với phố Hàng Mã dưới, nay thuộc phố Mã Mây
51. Hàng Mắm
52. Hàng Màn: Có thời gian là phố Tán Thuật, nay là dẫy Lẻ phố Hàng Giầy
53. Hàng Mành
54. Hàng Mụn: Nay là phố Hàng Bút
55. Hàng Muối
56 Hàng Nâu: Thời Pháp thuộc là phố Clémenceau, nay là phố Trần Nhật Duật (đoạn từ Hàng Đậu đến Ô Quan Chưởng)
57. Hàng Nồi: Nay là đoạn cuối phố Hàng Bồ
58. Hàng Nón
59. Hàng Phèn: Có thời gian là phố Chợ Cũ, nay là phố Hàng Phèn
60. Hàng Quạt: Xưa kia là 3 phố Hàng Quạt, Hàng Đàn, Hàng Mã Vĩ nhập lại thành phố Hàng Quạt
61. Hàng Rươi
62. Hàng Sơn: Nay là phố Chả Cá
63. Hàng The: Nay thuộc đoạn cuối phố Hàng Đào
64. Hàng Thiếc
65. Hàng Thợ Rèn: Nay là phố Lò Rèn
66. Hàng Thùng
67. Hàng Thuốc: Nay thuộc đoạn giữa phố Thuốc Bắc
68. Hàng Tiện: Nay thuộc phố Hàng Gai
69. Hàng Tre
70. Hàng Trứng: Nay thuộc đoạn đầu phố Hàng Mắm
71. Hàng Vải Nâu: Nay là phố Hàng Vải
72. Hàng Vải Thâm: Có thời gian là phố Hàng Thuốc, nay là đoạn cuối phố Thuốc Bắc.

II - CÁC PHỐ HÀNG NGOÀI KHU PHỐ CỔ

1. Hàng Bài: Thời Pháp là phố Đồng Khánh, nay là phố Hàng Bài
2- Hàng Bông Thợ nhuộm: Có thời gian là phố Các hàng Thợ Nhuộm, nay là phố Thợ Nhuộm
3- Hàng Bột: Có thời gian là Đường đi Hà Đông, phố Seour Antoine (phố bà sơ Ăng- toan), phố Hàng Bột, nay là phố Tôn Đức Thắng.
4. Hàng Bún
5. Hàng Cháo
6. Hàng Chuối
7. Hàng Cỏ: nay là đoạn cuối phố Trần Hưng Đạo
8. Hàng Cơm: Có thời gian là đường Sinh Từ, nay là phố Nguyễn Khuyến
9. Hàng Dầu: Có thời gian là phố Hồ, nay là phố Hàng Dầu
10. Hàng Đẫy: Có thời gian là phố Phan Chu Trinh, nay là phố Nguyễn Thái Học
11. Hàng Đũa: Nay là phố Ngô Sĩ Liên
12. Hàng Gà (dốc Hàng Gà-Chợ Hôm): Nay thuộc đoạn đầu của phố Huế, từ Lê Văn Hưu đến Ngõ Huế
13. Hàng Giò: Đoạn đầu của phố Gia Long, nay thuộc phố Bà Triệu, đoạn từ Hàng Khay đến Trần Hưng Đạo
14. Hàng Kèn(dốc): Đoạn cuối của phố Gia Long, nay thuộc phố Bà Triệu, đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Nguyễn Du
15. Hàng Kèn (phố): Nay là đoạn cuối của phố Quang Trung.
16. Hàng Lọng (hay còn gọi là Hàng Tàn), nay là đầu phố Lê Duẩn, đoạn từ phố Điện Biên Phủ đến phố Khâm Thiên.
17. Hàng Sũ: Nay là phố Lò Sũ
18 Hàng Than
19. Hàng Thêu: Nay là đoạn cuối phố Hàng Trống
20. Hàng Thợ Khảm: Thời Pháp, thuộc là phố Paul Bert, nay là phố Hàng Khay
21. Hàng Tranh: Nay là đoạn giữa phố Hàng Trống
22. Hàng Trống: Nay là đoạn đầu phố Hàng Trống
23. Hàng Vôi ngoài: Nay là phố Hàng Vôi
24. Hàng Vôi trong: Nay là phố Lý Thái Tổ

III - CÁC NGÕ HÀNG TRONG KHU PHỐ CỔ

1. Hàng Bông: Có thời gian là ngõ Hàng Bông Lờ, phố Cấm Chỉ, nay là ngõ Hàng Bông.
2. Hàng Chỉ
3. Hàng Đậu
4. Hàng Hương
5. Hàng Khoai I
6 Hàng Khoai II

IV - CÁC NGÕ HÀNG NGOÀI KHU PHỐ CỔ

1. Hàng Bột
2. Hàng Bún
3. Hàng Cháo
4. Hàng Chuối I
5 Hàng Chuối II
6. Hàng Cỏ
7. Hàng Hành
8 Hàng Lọng
9. Hàng Thịt

Qua thống kê ở trên, ta càng nhận thức rằng: cụm từ "Hà Nội 36 Phố phường" chỉ là một cách nói mang tính ước lệ để chỉ khu phố cổ, khu phố trung tâm của Hà Nội, chứ không mang ý nghĩa số học. Thực tế Hà Nội không bao giờ chỉ có 36 phố mà tên gọi mở đầu bằng chữ Hàng.
Khi Hà Nội hình thành khu phố cổ, vào tk XIX đã có khoảng trên dưới 80 con phố mà tên gọi bắt đầu bằng chữ Hàng.Từ tk XX đến nay do bị đổi tên hoặc bị sáp nhập các phố ngắn vào nhau để thành một phố dài hơn nên Hà Nội cũng còn có trên 50 phố mà tên gọi bắt đầu bằng từ Hàng.
Thí dụ: phố Hàng Sơn đổi thành phố Chả Cá, phố Hàng Gạo đổi thành phố Đồng Xuân, phố Hàng Bừa và phố Hàng Cuốc nhập vào nhau đổi thành phố Lò Rèn, phố Hàng Mây và phố Hàng Mã dưới nhập vào nhau đổi thành phố Mã Mây....
Phố Hàng Bông Hài, phố Hàng Bông Đệm, phố Hàng Bông cây đa cửa quyền, phố Hàng Bông Lờ nhập vào thành phố Hàng Bông; phố Hàng Trống, phố Hàng Tranh, phố Hàng Thêu nhập vào nhau thành phố Hàng Trống; phố Hàng Quạt, phố Hàng Đàn, phố Hàng Mã Vĩ nhập vào nhau thành phố Hàng Quạt...
Những tên phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” cho thấy sự hiện diện của một nền văn minh nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng mà Hà Nội là tâm điểm. Hàng loạt tên phố ở Kinh thành Thăng Long xưa bắt đầu bằng chữ “Hàng” thể hiện mối quan hệ mật thiết với sản xuất lúa nước, sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề sông nước và chế tác mặt hàng thủ công.
Những từ ngữ đặt tên trong phố “Hàng” đều là những từ thuần Việt mộc mạc, mang dấu ấn của mảnh đất nghìn năm văn hiến, nên mỗi khi nhắc đến phố “Hàng” Hà Nội, chúng ta luôn có cảm giác thân thương và gần gũi. Tất cả những người Hà Nội, dù có đi khắp phương trời vẫn luôn nhớ về: ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đấy.

Có thể bài viết chưa thật đầy đủ và có những sai sót, mong nhận được sự bổ sung và lượng thứ.

Hanoi, ngày 13/1/2023
VCS

Tài liệu tham khảo:
- Bài viết của nhà nghiên cứu văn hóa - xã hội Lan Phương
- Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Văn Uẩn
- Đường và Phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc
- Tạp chí Tri Tân (1941-1945)

Dưới đây là hình ảnh một số phố Hàng do người nước ngoài chụp 1884- nguồn www. lichsuvietnam. com
FB_IMG_1673667296143.jpg
FB_IMG_1673667293345.jpg
FB_IMG_1673667289967.jpg
FB_IMG_1673667286895.jpg
FB_IMG_1673667284199.jpg
FB_IMG_1673667280715.jpg
Em bổ subg : Trần Duy Hưng : phố Hàng....
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Thời Lý, vùng đệm phòng thủ bảo vệ TL có chiều sâu lên đến trăm dặm, Bắc ra tới Bắc Ninh, Tây Nam ra tới Ba Vì, Nam ra tới Hà Nam ngay nay. Phần lớn do dân số ngày đó đã tăng trưởng rất nhanh vì 2 lẽ: trình độ nông nghiệp phát triển mạnh & tăng dân số cơ học. Tất cả đều có 1 đáp số chung: tù binh Chăm Pa.

Công cuộc Bình Chiêm khởi phát từ nhà Tiền Lý, vào năm 544, với các thắng lợi chống Chăm xâm lấn mặt Nam của Tả Thừa tướng Phạm Tu. Tới thời Lê Hoàn thì đã đạt đến 1 đỉnh cao mới vào năm 982, khi Lê Hoàn là người đầu tiên dẫn quân Nam Chinh, gom bắt được rất nhiều binh lính cũng như dân và thợ giỏi. Sau này, Lê Hoàn lấy 1 bà vợ Chiêm và cho người con của bà này kế ngôi, vua Lê Long Đĩnh - Lê Ngọa Triều, là 1 bằng chứng ko thể rõ ràng hơn khẳng định tầm quan trọng rất lớn của số dân Chăm có mặt tại Đại Cồ Việt lúc đó.

Thật vậy, sau khi đánh lui quân Tống năm 981, dân số của Đại Cồ Việt tầm 3 triệu nhân khẩu, tới thời Lý Thái Tông (1054) là gần 3.8 triệu. Nếu để ý rằng dân số thời Ngô-ĐInh (3,5 triệu), Lý-Trần-Hồ gần như là không tăng (4 triệu), thì có thể thấy 800 nghìn nhân khẩu tăng thêm vào đầu thời nhà Lý này là tăng cơ học, và trong đó quân dân bị Chăm Pa bi bắt ra ĐCV chiếm ít nhất một nửa, tức trên 40 vạn. 40 vạn dân quân Chăm Pa này được nhà Lý bố trí về 3 "đồn điền" quy mô lớn xung quanh TL, để vừa là trang trại sản xuất lương thực cho cả nước, vừa là các tiền đồn ngăn chặn giặc ngoại bang xâm lấn, bao gồm: phía Bắc - dọc sông Cầu (Bắc Ninh), phía Tây - dọc sông Đáy (Đắc Sở, Thạch Thất, Hoài Đức, Ba Vì), phía Nam - dọc sông Hồng (Yên Sở, Ninh Sở; Hà Nam). Các con sông này đều có thể thuận tiện đi tới TL hoặc đi ra biển. Từ đó, chức năng phòng thủ của thành Đại La đã thay đổi hoàn toàn theo hướng giảm dần, và do đó, rất hợp lý khi tên và quy mô của nó sẽ dần dần thay đổi liên tục theo thời gian.

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky20.jpg

Nhà Lý sát nhập Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh vào Đại Việt (vua Chiêm Chế Củ bị bắt, dâng vua Lý Thánh Tông để chuộc, năm 1069).

(Còn nữa ...)

~~~
P/s: nói thêm 1 chút về sự thâm nhập văn hóa Chăm vào Đại (Cồ) Việt thời Đinh-Tiền Lê-Lý:
-Ngoài việc tăng trưởng về quy mô, giống lúa Chiêm Hè thực sự giúp đẩy mạnh sản lượng lương thực của Đại Việt, cho phép dân có gạo ăn quanh năm với giống lúa Chiêm Hè, do đó, thay đổi hoàn toàn cơ cấu lương thực của dân Đại Việt (ko phải ăn khoai sắn độn mùa hè).
-Khi Lý Công Uẩn truất ngôi nhà Tiền Lê, bà vợ người Chăm của Lê Hoàn (Mẹ vua Lê Long Đĩnh) dẫn con cháu họ Lê chạy trốn ra vùng "đồn điền" Bắc Ninh. Bà được cho là đã truyền dạy cho dân ở đây lối hát Quan họ, và được xem là bà tổ của lối hát này. Trống cơm, xoài là các vật thể, loại quả của người Chăm mang theo ra ĐCV, và trở thành các vật tiêu biểu của đất Bắc Ninh. (Và có thể nhà Lý rất cảnh giác với những người mang họ Lê ở vùng này, như Thái Sư Lê Văn Thịnh thời Lý Nhân Tông???)
-Lối hát chèo của vùng Ninh Bình xuất hiện dưới thời vua Đinh, nhiều khả năng cũng do các nghệ nhân người Chăm lưu lạc tại ĐCV.
-Vùng Cổ Nhuế-Hà Nội được cho là khu vực cho nghệ nhân người Chăm sinh sống để phục vụ kinh thành TL.

Mời cccm comiki, buicongchuc, taplai2012 & all vào ném đá ạ!

Theo VNSL, trong vòng 2 năm 863-865, Giao Châu (GC) có 2 lần thay máu: lần 1: 5 vạn quân Nam Chiếu (NC) do dân Mường Mán dẫn đường đã làm cỏ 15 vạn thường dân GC; 2 năm sau: 2 vạn quân Đường do Cao Biền (CB) cầm đầu tiến sang GC "dọn sạch" 5 vạn dân-quân NC.

Sau đó, CB cho cải tạo thủy lợi & đắp thành Đại La (cái lưới chụp lớn) để bảo vệ dân làm nông bên trong - kiểu như ô phòng không ngày nay, tức thành Đại La có thể tự túc về lương thực bởi số ruộng và nông dân bên trong. Vợ của Cao Biền thì cho lập làng La Khê, Hà Đông, bên ngoài thành, để làm nghề dệt vải.


(Thời Bắc thuộc lần 3, Nam Chiếu là 1 thế lực rất lớn ở Tây Bắc)

150 năm sau, tới thời Lý dời đô ra Thăng Long thì tuyến phòng thủ của Thăng Long đã được đẩy ra xa hàng trăm dặm, tới Bắc Ninh-Ba Vì-Hà Nam ngày nay; Do đó, chức năng của La Thành đã khác hoàn toàn, nó không còn thiên về bảo vệ nông dân khỏi giặc cướp nữa, đó cũng là 1 sở cứ để cái tên La Thành được đổi bằng 1 cái tên khác, và Thăng Long đã được lựa chọn...

(Còn nữa)
Em nghĩ ngày xưa sông lớn bao quanh Thăng Long nhiều. Nên người xưa đắp đê dựng lũy lưỡng tiện...
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top