- Biển số
- OF-818499
- Ngày cấp bằng
- 2/9/22
- Số km
- 2,952
- Động cơ
- 131,456 Mã lực
Chiều Hà Nội, một góc Hồ Gươm.
Công nhận Hồ Gươm cổ kính quyến rũ không chỉ du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước. Để tô điểm tôn lên vẻ đẹp này chính là nhờ hệ thống cây xanh xung quanh Hồ. Ở đây rất nhiều cây cổ thụ đồng hành với lịch sử thăng trầm của Hồ.Chiều Hà Nội, một góc Hồ Gươm.
Dạ, em cảm ơn Cụ nhờ cụ em mới biết đây là cây Vàng Anh. Em cũng chụp cây này nhưng nó lạ lắm em ko dám showCông nhận Hồ Gươm cổ kính quyến rũ không chỉ du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước. Để tô điểm tôn lên vẻ đẹp này chính là nhờ hệ thống cây xanh xung quanh Hồ. Ở đây rất nhiều cây cổ thụ đồng hành với lịch sử thăng trầm của Hồ.
Nhà cháu cực mê hệ thống cây xanh này và gần như thuộc lòng từng gốc cây. Cây có hoa vàng ở tấm ảnh cuối là cây Vàng Anh, Bờ Hồ có lẽ chỉ có độ chục cây này. Mỗi khi ra giêng, cây bắt đầu ra hoa và kéo dài đến hết xuân mới tàn. Hoa Vàng Anh nở từng chùm màu da cam, vàng rực cả khu vực rất ấn tượng.
1 vài hình ảnh về cây Vàng Anh nhà cháu lượm trên mạng:
Đúng mùa vẫn đỏ mà Cụ ơi.Giờ nếu trẻ con có hỏi " Bố ơi, tại sao lại gọi là sông Hồng?" Theo tư duy cũ thì ông bố sẽ trả lời " Vì sông đỏ nặng phù sa nên các cụ xưa vẫn gọi là sông Hồng".
Tuy nhiên giờ đây rất có thể câu trả lời này sẽ bị không thuyết phục được đứa trẻ nữa, vì màu đỏ phù sa của dòng sông chỉ còn là màu của dĩ vãng.
Hình ảnh sông Hồng chảy qua HN thường chảy xiết, thậm chí còn hung dữ thời trước thì bây giờ khá hiền hoà, nước chảy lơ thơ như sông Cầu, mặt nước thì trong xanh giống mặt hồ Gươm.
Thu xưa đã bỏ cuộc chơi"Nhặt bông hoa gạo chiều nay
Nhớ màu hoa đỏ đắm say một thời"...
Công nhận cây Hoa Gạo này mấy năm gần đây ra hoa rất nhiều và đều. Cây này tuổi đời có lẽ trên 150 năm.Dạ, em cảm ơn Cụ nhờ cụ em mới biết đây là cây Vàng Anh. Em cũng chụp cây này nhưng nó lạ lắm em ko dám show
Ngồi bên này ngắm sang cây hoa Gạo đang nở đỏ rực rỡ mà chịu ko chụp đc đẹp vì xa quá ạ.
Em sửa được không?Thu xưa đã bỏ cuộc chơi
Chỉ còn hoa gạo đỏ trời tháng 3
Dạ hay quá mợEm sửa được không?
"Em nay đã bỏ cuộc chơi
Chỉ còn hoa gạo rực trời tháng Ba"...
Ảnh này em thấy Ip12 mà xóa phông trông chán đời thế nhỉ? Hóng cụ/mợ có kn chụp ảnh phân tích hộ.
Cụ chụp chế độ "chân dung" nhưng không lấy nét (hay nói cách khác là không tập trung vào 1 điểm), nên ảnh bị nhoè (không rõ chủ thể).Ip 12, các Cụ mợ chỉ em sau chụp thế nào để chụp đẹp hơn ạ? Em cảm ơn!
Dạ, em cảm ơn Cụ nhiều ạ.Công nhận cây Hoa Gạo này mấy năm gần đây ra hoa rất nhiều và đều. Cây này tuổi đời có lẽ trên 150 năm.
Tấm ảnh chụp cây này năm 1884( tức chỉ sau 2 năm Pháp đánh chiếm thành HN lần 2). Ô khoanh màu xanh là 1 trong 2 cây còn lại ngày nay. Gần đó chùa Báo Ân vẫn còn và mũi tên đỏ chỉ là Tháp Hoà Phong bây giờ.
Tuy nhiên cây Hoa Gạo mợ chụp không phải là cây to vào cao tuổi nhất ở Hồ. Cây gạo trước cổng đền Ngọc Sơn mới là cây đại thụ.
Tấm ảnh này cũng được chụp cùng thời kỳ tấm ảnh trên, nhưng cây Gạo( mũi tên đỏ) lúc đấy đã khủng lắm rồi, còn cao hơn cả Tháp Bút và cây này chắc chắn có trước cả khi Đền Ngọc Sơn được cụ Nguyễn văn Siêu tu bổ sửa chữa lại vào quãng 1865.
Cây Hoa Gạo này đến tầm 200X thì tự nhiên tàn úa chết dần chết mòn mặc dù TP nỗ lực can thiệp cứu chữa. Cây Hoa gạo này gắn liền với tuổi thơ nhà cháu, mỗi lần ra Giêng hoạ gạo rụng đầy đường, bọn trẻ con nhà cháu lại chơi trò đuổi bắt ném nhau bằng hoa gạo.
Còn đây là Avatar trên FB của nhà cháu, 1 biểu tượng cho quê cha đất tổ và nơi sinh ra lớn lên:
Cảm ơn cụ, rất chi tiết ạ!Cụ chụp chế độ "chân dung" nhưng không lấy nét (hay nói cách khác là không tập trung vào 1 điểm), nên ảnh bị nhoè (không rõ chủ thể).
Em thì chưa dùng Ip 12, nhưng thấy chụp ảnh có mấy điểm lưu ý như thế này, mạo muội gõ ở đây, các cụ/mợ nhẹ tay ạ:
+ Chụp ảnh khi có đủ ánh sáng là đẹp nhất, mà không cần đến nhiều "tác vụ" của điện thoại.
+ Phần ba dấu tròn trên phía trái của máy ảnh, là để điều chỉnh ánh sáng của máy ảnh khi tiếp cận chủ thể. Thiếu ánh sáng thì tăng chế độ từ "nguyên bản" sang "rực rỡ" hay "ấm rực rỡ"...tuỳ người chụp. (Tác vụ này thích hợp những lúc chụp mà thiếu ánh sáng tự nhiên. Hoặc làm khung cảnh trở nên huyền bí (đen trắng)....)
+ Lấy chủ thể chiếm 1/3 của bức ảnh. Không rung tay.
+ Chụp "chân dung", thì chủ thể nên có cái phông nền nên làm nền cho chủ thể. Vì độ mờ của ảnh khi lên hình, vẫn có thể nhìn thấy phần nền phía sau.
Vd: Chụp hoa đại (liên tưởng tới Chùa), thì cái phông nền phía sau được làm mờ, và nổi bật là bông hoa đại. Khi lấy nét, máy ảnh hiển thị 4 góc vuông màu vàng, khi đó bấm chụp là ổn nhất. Vì mái Chùa đã bị làm mờ rồi.
...
(Em hóng các chia sẻ từ những cựu tay máy ở trong chủ đề này ạ.)
Ngoài ra, em nghĩ một bức ảnh đẹp, không chỉ dùng đủ các công cụ hỗ trợ của máy ảnh, mà là sự phù hợp với từng chủ thể và bố cục, cách dùng màu.
Đây là bức em chụp ban ngày, nhưng dùng chế độ "chân dung" và chọn "ánh sáng sân khấu":