[Funland] Mỗi ngày 1 bức ảnh chụp bằng điện thoại - Phần 10

Joker2k

Xe buýt
Biển số
OF-787007
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
577
Động cơ
214,347 Mã lực
Nhìn mấy lầu trên ảnh này em lại nhớ cách đây 5 năm có đi Hongkong, thăm thiền viện Chí Liên được hướng dẫn viên giới thiệu là thiền viện này làm không dùng cái đinh nào, và thợ mộc hoàn thiện phần mái là đón từ VN sang làm. Em nhìn phần mái mấy lầu trong ảnh có kiểu ghép mộng giống mái thiền viện Chí Liên.
 

Cu_in_Car

Xe điện
Biển số
OF-87252
Ngày cấp bằng
2/3/11
Số km
2,937
Động cơ
379,536 Mã lực
Rất đẹp cụ à, địa chỉ chỗ nào thế cụ ơi
Cắm Trại Sông Bôi Nam Hạ
Rất đẹp cụ à, địa chỉ chỗ nào thế cụ ơi
Em gửi cụ tọa độ
20,6107939, 105,5757929
:) rất mong cc nhà ta chỉ để lại dấu chân, chung tay thu dọn rác thải để giữ môi trường, cảnh quan ạ
Chúc cc ngày mới vui vẻ ạ
20221003_081259.jpg
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,142
Động cơ
630,305 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Chùa Keo quê nhà Cháu !

ảnh_Viber_2022-09-28_21-08-25-416.jpg


ảnh_Viber_2022-09-28_21-01-39-429.jpg
ảnh_Viber_2022-09-28_20-07-28-625.jpg
Tại sao gọi là chùa Keo?

Chùa Keo Hành Thiện thờ Đức thánh Thiền sư Không Lộ họ Dương, huý là Minh Nghiêm. Tương truyền ngài đã sang thiền trúc ở Ấn Độ để cầu pháp Phật. Năm 1066, Thiền sư đã có công chữa khỏi bệnh cho vua và được phong là Quốc sư. Phong cách sư thoát tục, không vướng mắc vật chất tầm thường, ăn mặc cây cỏ, tập trung cho việc thiền định. Sau khi đắc đạo, Thiền sư có thể bay lên không trung, hoặc đi trên mặt nước; đi vào rừng sâu, núi cao nếu cọp thấy cũng phải cúi đầu, rồng gặp cũng phải nép phục.

Có truyền thuyết kể rằng khi Thiền sư Không Lộ dựng nên chùa bên đất Nam Định, dân chúng nơi đây không mấy mặn mà khói nhang nên ngài nổi giận. Trong một đêm mưa gió bão bùng, ngài đan không biết bao nhiêu rọ tre, tháo dỡ chùa và cho tất cả (bao gồm cả tượng Phật) vào đó, rồi ngài ngả nón làm thuyền vượt sông Hồng sang đất Thái Bình dùng keo gắn dựng lại chùa, nên từ đó có tên là chùa Keo.

Sử sách ghi lại ngày 3 tháng 6 năm Hộ Tường Đại Khánh thứ 10 (1119) đời Lý Nhân Tông, Thiền sư viên tịch. Có truyền thuyết cho rằng khi ấy môn đồ của Thiền sư đã làm lễ hoả táng, thu xá lợi Phật, xây tháp thờ ở trước chùa. Nhưng cũng có một câu chuyện khác khi viên tịch, ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, khi đắp áo lên thì khúc gỗ biến thành tượng. Thánh tượng này còn được lưu giữ trong hậu cung, quanh năm khóa kín cửa, không ai được thấy dung nhan của ngài.

Cứ 12 năm một lần, những người trong bản tự của làng lại cử ra một người hội chủ và bốn viên chấp sự để làm lễ trang hoàng tượng Thánh. Những người này phải ăn chay, mặc quần áo mới, rước thánh tượng từ cấm cung ra rồi dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm và tô son lại cho tượng Thánh. Công việc này phải làm theo một nghi thức được quy định rất nghiêm ngặt, những người chấp sự phải tuyệt đối giữ kín những gì đã thấy trong khi trang hoàng tượng Thánh.

Tại sao chùa không có sư?

Một ngôi chùa cổ kính nhưng không có một bóng sư sãi, chỉ có những gia đình ở đây lập thành bản tự thay nhau cắt cử trông coi, nhang đèn và hướng dẫn du khách tới chùa tham quan, làm lễ cầu cho Quốc thái, dân an.

“Chùa Keo theo phái Đại thừa, nghĩa là quảng bá rộng rãi trong dân chúng về đức Phật, không quá nhấn mạnh đến đời sống xuất gia, cho rằng cư sĩ tại gia cũng có thể đạt Niết - bàn với sự tế độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Mỗi chúng sinh đều mang tâm Phật và nhận ra điều đó là điều tuyệt đối quan trọng. Vì vậy ở chùa Keo việc có hay không sư trụ trì cũng không quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật, phổ độ chúng sinh.

Nguồn: Tổng hợp.
 
Chỉnh sửa cuối:

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,157
Động cơ
478,939 Mã lực
Tại sao gọi là chùa Keo?

Chùa Keo Hành Thiện thờ Đức thánh Thiền sư Không Lộ họ Dương, huý là Minh Nghiêm. Tương truyền ngài đã sang thiền trúc ở Ấn Độ để cầu pháp Phật. Năm 1066, Thiền sư đã có công chữa khỏi bệnh cho vua và được phong là Quốc sư. Phong cách sư thoát tục, không vướng mắc vật chất tầm thường, ăn mặc cây cỏ, tập trung cho việc thiền định. Sau khi đắc đạo, Thiền sư có thể bay lên không trung, hoặc đi trên mặt nước; đi vào rừng sâu, núi cao nếu cọp thấy cũng phải cúi đầu, rồng gặp cũng phải nép phục.

Có truyền thuyết kể rằng khi Thiền sư Không Lộ dựng nên chùa bên đất Nam Định, dân chúng nơi đây không mấy mặn mà khói nhang nên ngài nổi giận. Trong một đêm mưa gió bão bùng, ngài đan không biết bao nhiêu rọ tre, tháo dỡ chùa và cho tất cả (bao gồm cả tượng Phật) vào đó, rồi ngài ngả nón làm thuyền vượt sông Hồng sang đất Thái Bình dùng keo gắn dựng lại chùa, nên từ đó có tên là chùa Keo.

Sử sách ghi lại ngày 3 tháng 6 năm Hộ Trường Khánh thứ 10 (1094) đời Lý Nhân Tông, Thiền sư viên tịch. Có truyền thuyết cho rằng khi ấy môn đồ của Thiền sư đã làm lễ hoả táng, thu xá lợi Phật, xây tháp thờ ở trước chùa. Nhưng cũng có một câu chuyện khác khi viên tịch, ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, khi đắp áo lên thì khúc gỗ biến thành tượng. Thánh tượng này còn được lưu giữ trong hậu cung, quanh năm khóa kín cửa, không ai được thấy dung nhan của ngài.

Cứ 12 năm một lần, những người trong bản tự của làng lại cử ra một người hội chủ và bốn viên chấp sự để làm lễ trang hoàng tượng Thánh. Những người này phải ăn chay, mặc quần áo mới, rước thánh tượng từ cấm cung ra rồi dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm và tô son lại cho tượng Thánh. Công việc này phải làm theo một nghi thức được quy định rất nghiêm ngặt, những người chấp sự phải tuyệt đối giữ kín những gì đã thấy trong khi trang hoàng tượng Thánh.

Tại sao chùa không có sư?

Một ngôi chùa cổ kính nhưng không có một bóng sư sãi, chỉ có những gia đình ở đây lập thành bản tự thay nhau cắt cử trông coi, nhang đèn và hướng dẫn du khách tới chùa tham quan, làm lễ cầu cho Quốc thái, dân an.

“Chùa Keo theo phái Đại thừa, nghĩa là quảng bá rộng rãi trong dân chúng về đức Phật, không quá nhấn mạnh đến đời sống xuất gia, cho rằng cư sĩ tại gia cũng có thể đạt Niết - bàn với sự tế độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Mỗi chúng sinh đều mang tâm Phật và nhận ra điều đó là điều tuyệt đối quan trọng. Vì vậy ở chùa Keo việc có hay không sư trụ trì cũng không quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật, phổ độ chúng sinh.

Nguồn: Tổng hợp.
Sử ta ko có năm Hộ Tường Khánh; thời này có năm Hội Tường Đại Khánh; e nhớ vậy vì cụ Minh Không cùng thời cụ Từ Đạo Hạnh tu ở chùa Thày cũng vào niên hiệu đó. Có lẽ họ viết nhầm; Hội Tường Đại Khánh nó mới có ý nghĩa. Nhưng 1094 là niên hiệu Hội Phong.
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,142
Động cơ
630,305 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Sử ta ko có năm Hộ Tường Khánh; thời này có năm Hội Tường Đại Khánh; e nhớ vậy vì cụ Minh Không cùng thời cụ Từ Đạo Hạnh tu ở chùa Thày cũng vào niên hiệu đó. Có lẽ họ viết nhầm; Hội Tường Đại Khánh nó mới có ý nghĩa. Nhưng 1094 là niên hiệu Hội Phong.
Em tra thấy ghi niên hiệu Hội Tường Đại Khánh năm thứ 10 là năm 1119, em nghĩ là hợp lý vì năm 1066 chữa khỏi bệnh cho vua. Em xin sửa lại.
 
Chỉnh sửa cuối:

susu

Xe điện
Biển số
OF-4441
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
2,804
Động cơ
551,108 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Hoàng hôn
Sao em tải ảnh thành công rồi mà không hiện lên nhỉ~X(
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top