Mời góp ý Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
HOT rồi các cụ ơi

Ngày 8/9, Bộ GTVT có Văn bản số 11987/BGTVT-KHCN về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thay thế QCVN 41:2012/BGTVT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc QCVN 83:2015/BGTVT (lần 4).

Theo kế hoạch Khoa học Công nghệ năm 2015 và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ VN là cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi, thay thế “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT”.

Đến nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã hoàn thành công tác biên soạn dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nêu trên. Bộ GTVT đã lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia và tổ chức Hội nghị thẩm định cấp Bộ. Tại hội nghị, Bộ GTVT thông qua các nội dung của dự thảo Quy chuẩn nêu trên và thống nhất hợp nhấtQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc QCVN 83:2015/BGTVT” vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ mới (Thông báo số 732/TB-BGTVT ngày 14/8/2015 và thông báo số 790/TB-BGTVT ngày 31/8/205 của Bộ GTVT). Trên cơ sở các nội dung đã được thông qua tại Hội nghị thẩm định cấp Bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có công văn số 4802/TCĐBVN-ATGT ngày 07/9/2015 chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện dự thảo Quy chuẩn.

Để có cơ sở xem xét, nghiệm thu và trình Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định, ký Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ trong tháng 09/2015, Bộ GTVT đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiên cứu và tham gia góp ý bằng văn bản đối với Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (lần 4) nêu trên. Văn bản góp ý gửi về Bộ GTVT (qua Vụ Khoa học công nghệ, Bộ GTVT) trước ngày 15/9/2015.

Gửi kèm thêm file điện tử văn bản góp ý kiến vào hòm thư khcn@mt.gov.vn. Mọi thông tin cần thiết khác, xin liên hệ với đồng chí Cường - Vụ KHCN, Bộ GTVT, ĐT: 0912031343.



Nội dung chi tiết dự thảo Quy chuẩn xem tại đây.
http://www.mt.gov.vn/vn/Pages/chitietduthao.aspx?iDuThao=749
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
Admin có khác :D. Cập nhật nhanh thiệt.

6 ngày có mần ăn được gì hông đây ta.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
HOT rồi các cụ ơi

Ngày 8/9, Bộ GTVT có Văn bản số 11987/BGTVT-KHCN về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thay thế QCVN 41:2012/BGTVT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc QCVN 83:2015/BGTVT (lần 4).

Nội dung chi tiết dự thảo Quy chuẩn xem tại đây.
http://www.mt.gov.vn/vn/Pages/chitietduthao.aspx?iDuThao=749
Công nhận HOT thật. Thanks cụ
 

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
Ad gì cụ b-(, có 3 Bộ em hay nhòm cổng TTĐT là Bộ tài chính, Bộ GTVT, Bộ Công an. Vụ dự thảo NĐ 171 kia em muộn mất mấy ngày :))

1. Em vẫn thấy sử dụng nhiều cụm từ "trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật giao thông đường bộ" để cho phép xe đè vạch cấm đè. Nhờ các cụ thông não giúp "những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật giao thông đường bộ" là những trường hợp nào?

"đường", "phần đường", "làn đường" không sử dụng rõ ràng, thống nhất.

Bổ sung vạch ký hiệu, hình vẽ ô tô, mô tô trên mặt đường. Hiện các hình này được sử dụng nhiều ở Hà Nội (VD đường Hàng Bài) nhưng trọng QC này chỉ có quy định hình vẽ xe đạp.

2. Trang 13:
9.6.2 Tín hiệu đỏ phải dừng lại theo định tại Tiết 9.3.4 trên làn đường có đèn treo tín hiệu màu đỏ.​
Đỏ gạch chân: ?

3. Trang 82:
B.6 Biển số 106(a,b) "Cấm ôtô tải" và Biển số 106c "Cấm xe chở hàng nguy
hiểm”
a) Để báo đường cấm tất cả các loại ôtô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số 106a "Cấm ôtô tải". Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển

b) Nếu trên biển quy định trọng tải - trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ôtô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.
"cấm những ô tô" hay "cấm những ô tô chở hàng"?

Như thế này ví dụ như xe con của tổng thống mẽo nó nặng hơn 6 tấn vẫn không được đi? Liệu có trùng với biển "hạn chế trọng lượng xe" không?

B.15 Biển số 115 "Hạn chế trọng lượng xe"
Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng lượng toàn bộ xe (bao gồm cả xe và hàng) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số 115 "Hạn chế trọng lượng xe".​

4. Trang 88

B.23 Biển số 123a "Cấm rẽ trái" và Biển số 123b "Cấm rẽ phải"
a) Để báo cấm rẽ trái hoặc phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, phải đặt biển số 123a "Cấm rẽ trái" hoặc biển số 123b "Cấm rẽ phải"
b) Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Nếu đã đặt biển cấm rẽ trái thì các loại xe (cơ giới và thô sơ) cũng không được phép quay đầu xe.
c) Trƣớc khi đặt biển cấm rẽ, nên đặt biển chỉ dẫn hƣớng đi thích hợp.​

Dòng này là không hợp lý khi đã có biển 124c

c) Để báo cấm các loại rẽ trái đồng thời quay đầu phải đặt biển 124c “Cấm rẽ trái và quay xe”.​
5. Trang 90:

e) Trong trường hợp chuyển tiếp từ giá trị tốc độ lớn xuống giá trị tốc độ nhỏ mà sự chênh lệch giữa hai giá trị tốc độ này lớn thì nên đặt biển hạn chế tốc độ tối đa trung gian. Đoạn chuyển tiếp trung gian được quy định là không nhỏ hơn 250 m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 120 km/h xuống 100 km/h; 200 m cho cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 100 km/h xuống 80 km/h; 150 m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 80 km/h xuống 60 km/h và 170 m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 80 km/h xuống 50 km/h; 100 m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 60 km/h xuống 40 km/h;​

Dự thảo này dùng nhiều từ "nên", không phù hợp với một văn bản quy phạm pháp luật mang tính "Quy định".

6. Trang 162:

a. Vạch 3.1: Vạch giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy
Áp dụng: dùng để xác định mép ngoài phần đường xe chạy (bao gồm cả phần lề gia cố có kết cấu tương đương với kết cấu mặt đường).

Vạch 3.1 được kẻ dọc theo vị trí tiếp giáp giữa phần đường xe chạy với: dải phân cách; với bó vỉa; với lề đường có kết cấu gia cố lề không đảm bảo khả năng chịu lực hoặc chất lƣợng bề mặt cần thiết cho xe chạy; và với làn dừng xe khẩn cấp trên đường ô tô cao tốc. Mép ngoài cùng của vạch 3.1 cách mép ngoài phần đường xe chạy là 15 cm trong trường hợp mép phần đường xe chạy tiếp giáp với dải phân cách; với bó vỉa; với lề đường có kết cấu gia cố lề không đảm bảo khả năng chịu lực hoặc chất lượng bề mặt cần thiết cho xe chạy. Vạch 3.1 được đặt trên làn dừng xe khẩn cấp trên đường ô tô cao tốc sao cho mép vạch tiếp xúc với mép phần đường xe chạy.

Vạch 3.1 cũng được sử dụng để phân cách giữa làn đường xe cơ giới và làn đường dành cho xe thô sơ ở những đoạn đƣờng có mật độ xe thô sơ lớn hoặc cần thiết phải tách riêng làn xe thô sơ và làn xe cơ giới để đảm bảo an toàn giao thông. Phần đường dành riêng cho xe thô sơ sau khi kẻ vạch 3.1 phải có bề rộng tối thiểu 1,5 m. Khi sử dụng vạch 3.1 để xác định phần đường dành cho xe thô sơ, có thể sử dụng kèm vạch chữ “XE ĐẠP” và vạch ký hiệu xe đạp trên mặt đường.​

vạch đặt trên làn?
Ngoài ra, cụ nào thông não cho em quy định về "làn dừng xe khẩn cấp" với.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Ko hiểu cụ Xehoi_Options có nhận được order góp ý vụ này ko nhỉ?

Cụ sgb345 đang bận vụ 171.
Hay là cụ Kara_men làm luôn chân tổng hợp vụ này đi!
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Đồng ý với cụ Kara_men . Tui cũng thấy văn bản quy chuẩn ko nên dùng từ "nên" hay "cần" mà phải dùng từ "phải". Nếu ko bắt buộc được cái gì đó (ko dùng được từ "phải") thì dùng từ "có thể" để thay cho cái từ "nên" hay "cần" kia.

Phần giả thích từ ngữ: Để tránh tráo trộn lỗi ko tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường với lỗi sai làn. Phần giải thích Làn đường (khoản 3.2.3) cần bổ xung: Làn đường là một phần đường ..... đủ rộng để một loại hoặc một vài loại xe chạy an toàn.

Về vạch, tui thấy có bổ xung cái vạch liền 2.2 cấm chuyển làn trên đường một chiều là hay. Tuy nhiên cần quy định: trước khi kẻ vạch liền thì phải kẻ ít nhất mấy cái vạch đứt để bà con còn biết mà dịch chuyển trước (trừ trường hợp kẻ vạch liền ở đầu đoạn đường). Chứ ko thì cứ như là bị bẫy , nhỡ chui vào một bên rồi thì ko thể sang bên kia được, nhất là khi 2 làn này có 2 mũi tên chỉ hướng khác nhau.

Tương tự, khi vẽ mũi tên chỉ hướng trên làn đường (vạch 9.2) hoặc hình chỉ làn đường các phương tiện khác nhau (oto, xe máy, xe thô sơ) thì phải vẽ mũi tên/hình đó ít nhất một lần ở đoạn đường có vạch đứt (hoặc vẽ ở đoạn trước khi có vạch chia làn) trước khi vẽ mũi tên/hình đó ở đoạn có vạch liền.

Về đèn: Cần bổ xung đối với đèn xanh. Đèn xanh thì được phép đi, nhưng chỉ được ưu tiên đi thẳng. Nếu rẽ trái, phải nhường đường cho hướng đi ngược lại. Nếu rẽ phải, phải nhường đường cho người đi cùng chiều bên phải, nhường đường cho người đi bộ qua đường cùng chiều. Nếu ko thì cứ xanh là húc bừa mất.

Phải có quy định về cắm đèn tín hiệu: Ko được để các hướng xung đột với nhau. Nếu ko, các chú ấy cho xanh cả 3-4 chiều đấu đầu với nhau thì tiêu bà con ta mất.

Chấm phá tí. Cụ Kara_men tổng hợp nhé :)
 

Kamelott

Xe tải
Biển số
OF-361338
Ngày cấp bằng
3/4/15
Số km
374
Động cơ
262,640 Mã lực
Nhà cháu đi làm cũng có dính dáng chút đến cái này. Cơ mà giờ già cả lẩm cẩm rồi chả ngâm cứu nổi nữa, thôi thì vào đây hóng các cụ vậy. Nhưng mà nhà cháu thấy cái vụ sơn mấy cái hình vẽ lên mặt đường là cái cực kỳ vớ vẩn. Ngta đi trên đường chứ có bay trên giời đâu, sơn thế nhìn thế éo nào được. Chưa kể lúc đường đông xe thì nhìn hình vẽ trên đường = niềm tin ak. Báo hiệu thì phải đặt rõ chình ình trước mặt chứ lại bắt ngta cắm mặt xuống đường để nhìn, chả hiểu nổi :-w
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
Nhà cháu đi làm cũng có dính dáng chút đến cái này. Cơ mà giờ già cả lẩm cẩm rồi chả ngâm cứu nổi nữa, thôi thì vào đây hóng các cụ vậy. Nhưng mà nhà cháu thấy cái vụ sơn mấy cái hình vẽ lên mặt đường là cái cực kỳ vớ vẩn. Ngta đi trên đường chứ có bay trên giời đâu, sơn thế nhìn thế éo nào được. Chưa kể lúc đường đông xe thì nhìn hình vẽ trên đường = niềm tin ak. Báo hiệu thì phải đặt rõ chình ình trước mặt chứ lại bắt ngta cắm mặt xuống đường để nhìn, chả hiểu nổi :-w
Thật thế à cụ. Thế thì mấy cái nước sử dụng hình trên mặt đường dưới đây chắc cũng vớ vẩn lắm nhỉ. :D

Mỹ


Đức




Nhật



Nga



và Paris, thủ đô nước ... Đức :D. Riêng thủ đô này cũng vớ vẩn như ở VN, dám đặt biển báo lên dải phân cách :D.
 

Kamelott

Xe tải
Biển số
OF-361338
Ngày cấp bằng
3/4/15
Số km
374
Động cơ
262,640 Mã lực
Đâu phải cái gì nước ngoài cũng hơn hả cụ?! Mà ở nó tiến bộ hơn mà áp dụng vào mình thì chắc gì đã hơn. Cá nhân e ko ủng hộ cái vụ vẽ hình lên đường vì người lái xe bị giới hạn góc nhìn, rất hạn chế khi ngồi trong xe. Hơn nữa, đường ở các thành phố lớn ở ta thường xuyên ùn tắc, xe trên đường nó che hết hình rồi còn đâu nữa mà nhìn. Chả khác gì mấy cái vạch trái, phải, đi thẳng ở trước nút giao, ngta dừng đèn đỏ che hết rồi thì nhìn làm sao được, khác gì bẫy người, chỉ béo xxx.

Thêm nữa, mấy cái hình cụ post lên chắc ko phải chụp từ ô tô, mà e thấy là chụp từ trên cao, ít nhất là khoảng nhà tầng 2 trở lên. Nếu chụp từ vị trí lái xe (xe con) thì sẽ khác rất nhiều đấy. Cụ hãy đặt mình vào 1. Vị trí người lái xe 2. Vị trí người lái xe trong tình trạng giao thông ở việt nam 3. Vị trí người lái xe trong tình trạng giao thông ở các thành phố lớn ở việt nam (ùn tắc kinh niên, xe kín hết đường, đố cụ nhìn thấy trên đường có vẽ gì)

Theo ý kiến của e thì báo hiệu cứ phải vẽ lên biển rồi táng thẳng vào mặt các cụ, như vậy nó mới hiệu quả. Trên mặt đường chỉ nên vẽ 1 số thứ thôi - những cái gì dễ nhìn ấy, như vạch sơn, vạch người đi bộ, vạch giảm tốc... Còn cái gì mà người lái xe phải căng mắt ra nhìn mà vẫn ko luận ra được nó là gì thì đừng có vẽ lên mặt đường.

E hóng tiếp :-w
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
1. Đâu phải cái gì nước ngoài cũng hơn hả cụ?! Mà ở nó tiến bộ hơn mà áp dụng vào mình thì chắc gì đã hơn. Cá nhân e ko ủng hộ cái vụ vẽ hình lên đường vì người lái xe bị giới hạn góc nhìn, rất hạn chế khi ngồi trong xe. Hơn nữa, đường ở các thành phố lớn ở ta thường xuyên ùn tắc, xe trên đường nó che hết hình rồi còn đâu nữa mà nhìn. Chả khác gì mấy cái vạch trái, phải, đi thẳng ở trước nút giao, ngta dừng đèn đỏ che hết rồi thì nhìn làm sao được, khác gì bẫy người, chỉ béo xxx.
1. Cảm ơn cụ. Em có bẩu là họ hơn đâu. Em minh họa theo ý của cụ rằng bọn ý nó cũng vớ vẩn thôi :D.

2. Thêm nữa, mấy cái hình cụ post lên chắc ko phải chụp từ ô tô, mà e thấy là chụp từ trên cao, ít nhất là khoảng nhà tầng 2 trở lên. Nếu chụp từ vị trí lái xe (xe con) thì sẽ khác rất nhiều đấy. Cụ hãy đặt mình vào 1. Vị trí người lái xe 2. Vị trí người lái xe trong tình trạng giao thông ở việt nam 3. Vị trí người lái xe trong tình trạng giao thông ở các thành phố lớn ở việt nam (ùn tắc kinh niên, xe kín hết đường, đố cụ nhìn thấy trên đường có vẽ gì)
2. Cái hình đó chụp từ trên ô tô ạ.

Theo ý kiến của e thì báo hiệu cứ phải vẽ lên biển rồi táng thẳng vào mặt các cụ, như vậy nó mới hiệu quả. Trên mặt đường chỉ nên vẽ 1 số thứ thôi - những cái gì dễ nhìn ấy, như vạch sơn, vạch người đi bộ, vạch giảm tốc... 3. Còn cái gì mà người lái xe phải căng mắt ra nhìn mà vẫn ko luận ra được nó là gì thì đừng có vẽ lên mặt đường.
3. Theo cụ thì nó có thể là cái gì mà căng mắt ra vẫn không nhìn thấy ạ?
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Đâu phải cái gì nước ngoài cũng hơn hả cụ?! Mà ở nó tiến bộ hơn mà áp dụng vào mình thì chắc gì đã hơn. Cá nhân e ko ủng hộ cái vụ vẽ hình lên đường vì người lái xe bị giới hạn góc nhìn, rất hạn chế khi ngồi trong xe. Hơn nữa, đường ở các thành phố lớn ở ta thường xuyên ùn tắc, xe trên đường nó che hết hình rồi còn đâu nữa mà nhìn. Chả khác gì mấy cái vạch trái, phải, đi thẳng ở trước nút giao, ngta dừng đèn đỏ che hết rồi thì nhìn làm sao được, khác gì bẫy người, chỉ béo xxx.

Thêm nữa, mấy cái hình cụ post lên chắc ko phải chụp từ ô tô, mà e thấy là chụp từ trên cao, ít nhất là khoảng nhà tầng 2 trở lên. Nếu chụp từ vị trí lái xe (xe con) thì sẽ khác rất nhiều đấy. Cụ hãy đặt mình vào 1. Vị trí người lái xe 2. Vị trí người lái xe trong tình trạng giao thông ở việt nam 3. Vị trí người lái xe trong tình trạng giao thông ở các thành phố lớn ở việt nam (ùn tắc kinh niên, xe kín hết đường, đố cụ nhìn thấy trên đường có vẽ gì)

Theo ý kiến của e thì báo hiệu cứ phải vẽ lên biển rồi táng thẳng vào mặt các cụ, như vậy nó mới hiệu quả. Trên mặt đường chỉ nên vẽ 1 số thứ thôi - những cái gì dễ nhìn ấy, như vạch sơn, vạch người đi bộ, vạch giảm tốc... Còn cái gì mà người lái xe phải căng mắt ra nhìn mà vẫn ko luận ra được nó là gì thì đừng có vẽ lên mặt đường.

E hóng tiếp :-w
Cụ nói cũng có lý. Nhưng theo ý tui, tùy từng chỗ mà quy định có vẽ các hình báo hiệu phân làn lên mặt đường hay ko.

Tui thấy nó cần thiết, nếu như chỗ đó đường quá rộng (5 làn xe trở lên chẳng hạn) nên ko thể làm long môn để treo biên 412 hoặc nếu cắm biển 412 bên lề thì các cụ đi làn bên trái khó mà nhìn thấy được.

Tui thấy nó khả thi, nếu lưu lượng xe đi không quá dày. Ngay cả nơi lưu lượng xe dầy mà cái hình vẽ đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở đoạn vạch đứt thì cũng ok.
 

Kamelott

Xe tải
Biển số
OF-361338
Ngày cấp bằng
3/4/15
Số km
374
Động cơ
262,640 Mã lực
1. Cảm ơn cụ. Em có bẩu là họ hơn đâu. Em minh họa theo ý của cụ rằng bọn ý nó cũng vớ vẩn thôi :D.
Vầng, thế là cụ cũng đồng ý với e cái vụ vẽ hình lên mặt đường là ko nên phải ko ak?

2. Cái hình đó chụp từ trên ô tô ạ.
Có thể là chụp từ ô tô nhưng e dự là ko phải từ ô tô con đâu cụ ak. Xe tải hay xe khách thì ghế lái cao nên nhìn rõ nhưng e đang nói tới xe con cơ.

3. Theo cụ thì nó có thể là cái gì mà căng mắt ra vẫn không nhìn thấy ạ?
E dùng nhầm từ ak. "Ko nhìn rõ" chứ ko phải là "ko nhìn thấy". 1 cái hình gì đó loằng ngoằng nhiều nét, nguệch ngoạc như trẻ con tập vẽ, hình cái xe đạp chẳng hạn :-"
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
Cụ nói cũng có lý. Nhưng theo ý tui, tùy từng chỗ mà quy định có vẽ các hình báo hiệu phân làn lên mặt đường hay ko.

Tui thấy nó cần thiết, nếu như chỗ đó đường quá rộng (5 làn xe trở lên chẳng hạn) nên ko thể làm long môn để treo biên 412 hoặc nếu cắm biển 412 bên lề thì các cụ đi làn bên trái khó mà nhìn thấy được.

Tui thấy nó khả thi, nếu lưu lượng xe đi không quá dày. Ngay cả nơi lưu lượng xe dầy mà cái hình vẽ đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở đoạn vạch đứt thì cũng ok.
Đối với việc vẽ chỉ dẫn/quy định nói chung lên mặt đường: cái này ko nên tả hay hữu mà phải tuỳ từng trường hợp cụ thể. Tại sao Tây nó dùng được? Vì mật độ giao thông nó đâu có kín đặc như ta, ta mà vẽ thế thì tỷ lệ vi phạm còn cao hơn vì bị che hết. Vậy nên đối với đường đô thị, nên cắm biển như hiện tại, chỉ có điều phải đảm bảo ko cố tình cắm để lừa người đi đường là được. Việc vẽ trên mặt đường chỉ có tính chất nhắc lại, ví dụ phân làn, tốc độ...
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ko hiểu cụ Xehoi_Options có nhận được order góp ý vụ này ko nhỉ?

Cụ sgb345 đang bận vụ 171.
Hay là cụ Kara_men làm luôn chân tổng hợp vụ này đi!


1- Không biết trong số các ý kiến đóng góp của OF lần trước, có ý kiến nào đã được bổ sung vào dự thảo này rồi, có ý kiến nào chưa được bổ sung, cần góp ý tiếp?
Có kụ nào đã so sánh hay chưa, cho nhà cháu biết với.

2- Nhà cháu mới đọc qua phần biển gộp hình. Xin tạm thời có một số góp ý sơ bộ như dưới đây.





-----------------------

Góp ý Dự thảo 4:


1- Với Vạch liền: Trong QC41 mới, nên giữ nguyên vạch 1.1 là vạch liền, còn vạch 1.2 là vạch đứt. Không nên thay đổi ký hiệu của vạch liền 1.1 trong QC41 hiện hành thành vạch 1.2 trong QC41 mới.

Lý do: Trong tiềm thức của hầu hết lái xe, trong các bài viết hiện hữu trên các diễn đàn về luật gtđb vẫn mặc định vạch 1.1 là vạch liền.

Việc thay đổi kí hiệu 1.1 của vạch liền sang thành vạch đứt như này sẽ tạo ra sự nhầm lẫn, bối rối không đáng có khi trao đổi về luật gtđb.


2- Với các biển hiệu lệnh không phải hình tròn:
- Cần có hình thức, đặc điểm để lái xe có thể phân biệt rõ giữa các biển hiệu lệnh hình chữ nhật nền xanh (các biển thuộc nhóm 403, 404, 412, 413, 415, 411, 420, 421, E,11a, E,11b) với các biển chỉ dẫn thông tin hình chữ nhật nền xanh thông thường.
- Phải sử dụng số 3 đứng đầu số ký hiệu của biển để thể hiện đó là biển hiệu lệnh.

Ví dụ:
Phương án 1:
a- Quy định các biển hiệu lệnh hình chữ nhật nền xanh không có đường viền trắng xung quanh biển (giống như các biển hiệu lệnh hình tròn nền xanh không có viền trắng xung quanh biển), còn các biển chỉ dẫn thông tin khác hình chữ nhật nền xanh phải có viền trắng xung quanh biển như hiện hành.
b- tăng kích thước chiều rộng của viền màu trắng xung quanh biển chỉ dẫn hình chữ nhật nền xanh để làm nổi bật đặc điểm phân biệt này.
c- thêm số 3 vào đầu số biển hiện hữu, thành biển 3403, 3404 (cho khỏi trùng với biển 303, 304 hiện nay), hoặc dùng số mới 403---> 323, 404---> 324;
đồng thời đổi số 4 đứng đầu thành số 3 đứng đầu, thành 312, 313, 315, 311, 320, 321 thay cho 412, 413, 415, 411, 420, 421.
Như vậy, trong mã số của biển vừa có chỉ dẫn nhóm biển hiệu lệnh (số 3 đứng đầu, thuộc nhóm biển 3xx) vừa có chỉ dẫn thông tin của biển số cũ (2 số cuối), không gây nhầm lẫn đó là nhóm biển chỉ dẫn thông tin, thuộc nhóm biển 4xx.

Phương án 2: vì đây là các loại biển đặc biệt, chỉ ở VN mới có, do vậy, có thể sử dụng biển có hình dạng đặc biệt chỉ ở VN mới có, để không gây nhầm lẫn cho người tham gia giao thông quốc tế.

a- Thay đổi hình dạng của biển hiệu lệnh hình chữ nhật nền xanh thành biển hình ô van nền xanh, là hình trung gian giữa hình tròn của biển hiệu lệnh được quốc tế công nhận và hình chữ nhật của biển hiện hành của VN (trừ các biển gộp hình 415, 411, 420, 421, E,11a, E,11b).
b- Các biển hiệu lệnh hình ô van nền xanh có chiều cao lớn hơn chiều ngang, và không có viền trắng xung quanh biển.
- thêm số 3 vào đầu số biển hiện hữu, thành biển 3403, 3404 (cho khỏi trùng với biển 303, 304 hiện nay), hoặc dùng số mới 403---> 323, 404---> 324;
đồng thời đổi số 4 đứng đầu thành số 3 đứng đầu, thành 312, 313, 315, 311, 320, 321 thay cho 412, 413, 415, 411, 420, 421.
Như vậy, trong mã số của biển vừa có chỉ dẫn nhóm biển hiệu lệnh (số 3 đứng đầu, thuộc nhóm biển 3xx), vừa có chỉ dẫn thông tin của biển số cũ (2 số cuối), không gây nhầm lẫn đó là nhóm biển chỉ dẫn thông tin, thuộc nhóm biển 4xx.


3- Bỏ sót xe 3 bánh:
Trong nhóm biển hiệu lệnh hình chữ nhật không thấy quy định cụ thể xe 3 bánh đi theo loại biển nào.
Do vậy, cần bổ sung câu "kể cả xe ba bánh" vào sau câu "xe hai bánh" hoặc sau câu "xe máy, xe gắn máy" trong các biển 412d và 412g.


4- Với Biển gộp hình:
Nếu Bộ Gtvt vẫn muốn giữ các biển gộp hình 415 này, thì cần Điều chỉnh tên gọi của biển 415 cho chính xác. Cụ thể, chỉnh tên "biển gộp làn đường theo phương tiện" thành "biển phân làn đường theo phương tiện".
Lý do: biển này không có tác dụng gộp làn đường, nên không thể mang tên biển gộp làn đường. Hơn nữa, tên gọi như vậy sẽ gây khó khăn khi dịch tên biển sang tiếng Anh (tên gọi sai với bản chất của biển).

5- Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường:
Bổ sung trong phần nội dung của các biển 304, 412 và 415 điều quy định các biển này sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường số 2.3 hoặc 2.4: "vạch giới hạn làn đường dành riêng".

Cụ thể:

- Thêm:
D.4
c) Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 2.3 hoặc 2.4: vạch giới hạn làn đường dành riêng).


- Thêm:
D.13
b) Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 2.3 hoặc 2.4: vạch giới hạn làn đường dành riêng).

D.15
e) Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 2.3 hoặc 2.4: vạch giới hạn làn đường dành riêng).

6- Bổ sung trong phần nội dung của vạch 2.3 và 2.4 "Vạch giới hạn làn đường dành riêng" điều quy định vạch 2.3 hoặc 2.4 này được sử dụng phối hợp với một trong các biển số 304, biển 412 (a,b,c,d,e,f,g,h) hoặc 415.

Cụ thể:

- Bổ sung:
Tại Phụ lục G,
mục 1.2 c
Bổ sung phía trước chữ "Minh hoạ" câu sau đây:

Vạch 2.3 hoặc 2.4 được sử dụng kèm với biển hiệu lệnh "làn đường dành riêng", như biển số 304 "làn đường dành riêng cho xe thô sơ", biển 412 (a, b, c, đ, e, f, g, h) "làn đường dành riêng cho từng loại xe" và biển 415 "biển phân làn đường theo phương tiện".


.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kamelott

Xe tải
Biển số
OF-361338
Ngày cấp bằng
3/4/15
Số km
374
Động cơ
262,640 Mã lực
Nhà cháu có thêm mấy ý kiến thế này ak:

- Mục 3.24:



Thế nào là ngõ, ngách, hẻm, lối ra vào... ??? Nên có định nghĩa chi tiết hơn, ví dụ rộng bao nhiêu thì gọi là ngõ, ko được hiểu mập mờ... Vì cái này liên quan đến quy tắc đi trong nút, gặp đường giao, cắm biển... Theo ý kiến nhà cháu thì có thể lấy b=2,75m làm ranh giới (bề rộng đường phố nhỏ nhất theo tiêu chuẩn đường đô thị 104-2007, cũng có thể xem như là bề rộng mặt đường tối thiểu để 4b đi vào). > 2,75m thì gọi là đường, nếu giao thì tạo thành nút giao. < 2,75 m thì là ngõ, chỉ có ưu tiên & ko ưu tiên

- Mục 6.5:



Cái này gây mập mờ này. Thế nào là gây mất an toàn giao thông? Nếu "dừng lại gây mất ATGT thì đc đi tiếp", vậy nếu dừng lại mà ko gây mất ATGT thì có đc đi tiếp ko? Giả sử sau lưng tui ko có xe nào thì dù qua vạch dừng rồi lại vẫn phải dừng lại à, vì cái việc dừng ấy ko gây mất ATGT?

- Mục 9.3.2:



Từ ngữ ko nhất quán. Tình huống giống nhau. Ở trên 6.5 thì dùng "được phép", ở dưới 9.3.2 thì dùng từ "phải"

- Mục 15.2:



Thế này thì ko biết phải hiểu thế nào. Rốt cuộc cái bảng này có áp dụng cho đường cao tốc ko???

- Mục 19.2:




Lại mập mờ. Trường hợp bất khả kháng là trường hợp nào? Có thể hiểu là vì lý do nào đó ko thể đặt biển phía bên phải (vướng nhà chẳng hạn). Nhưng quy định thế này thì tất cả những cái biển cố tình hoặc vô tình cắm sai đều có thế được hợp thức hóa bằng cách xếp nó vào "trường hợp bất khả kháng", ko đặt đc bên phải

Trường hợp cần thiết khi phần đường xe chạy rộng là rộng bao nhiêu??? Quy định thế này đặc biệt làm khó người đi cắm biển => cắm theo cảm tính

- Phụ lục B.11:



Tên biển 111a là "cấm xe máy", nhưng lại cấm cả xe máy và xe gắn máy. Nên sửa lại tên biển là "cấm xe máy và xe gắn máy"

- Phụ lục B24 (biển 124):



+ Lỗi chính tả (cop thiếu), thể hiện sự thiếu trách nhiệm của những người soạn thảo cái gọi là Quy chuẩn quốc gia



+ Biển 124c thừa, vì biển 123a đã có tác dụng tương đương.

- Phụ lục B27 (cái biển 127 huyền thoại)



Thế này thì chết cha con người ta rồi. Ai biết cái "đoạn đường này" dài bao nhiêu. Ta chắc mẩm đi qua rồi => vít ga lẹ, đi 10m nữa xxx lao ra vồ, xxx bẩu vưỡn chưa hết đường qua trạm, anh chạy quá tốc độ, thì lúc đấy khóc tiếng mán ah.

(nhà cháu đọc tiếp và post lên dần)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu có thêm mấy ý kiến thế này ak:

- Phần 1: Quy định chung.



Thế nào là ngõ, ngách, hẻm, lối ra vào... ??? Nên có định nghĩa chi tiết hơn, ví dụ rộng bao nhiêu thì gọi là ngõ, ko được hiểu mập mờ... Vì cái này liên quan đến quy tắc đi trong nút, gặp đường giao, cắm biển... Theo ý kiến nhà cháu thì có thể lấy b=2,75m làm ranh giới (bề rộng đường phố nhỏ nhất theo tiêu chuẩn đường đô thị 104-2007, cũng có thể xem như là bề rộng mặt đường tối thiểu để 4b đi vào). > 2,75m thì gọi là đường, nếu giao thì tạo thành nút giao. < 2,75 m thì là ngõ, chỉ có ưu tiên & ko ưu tiên
Nếu coi nơi đường bộ giao với ngõ ngách hẻm hoặc lối ra vào các khu đất lân cận là Nơi đường giao nhau, sẽ dẫn đến một bối rối khác trong tổ chức giao thông.
Đó là xe đang di chuyển trên đường chính bị buộc phải dừng lại để nhường đường cho các loại xe đi ra từ trong ngõ ngách hẻm ở phía bên phải điờng chính, theo nguyên tắc tại các giao cắt không có kiểm soát (không đèn tín hiệu, không có biển báo đường ưu tiên) phương tiện phải nhường đường cho xe đi từ bên phải đến.


...

- Vẫn phần quy định kỹ thuật:



Từ ngữ ko nhất quán. Tình huống giống nhau. Ở trên 6.5 thì dùng "được phép", ở dưới 9.3.2 thì dùng từ "phải"


(nhà cháu đọc tiếp và post lên dần)

Quy định tại 6.5 là đúng.

Còn quy định 9.3.2 quy định khi gặp đèn vàng phải dừng xe trước vạch dừng là sai. Sai với quy định của Công ước Viên, và vô lý, kụ à.

Bởi vì, luật đã quy định rõ khi gặp đèn đỏ phương tiện phải dừng trước vạch dừng.
Nếu luật cũng quy định khi gặp đèn vàng phương tiện cũng phải dừng trước vạch dừng, thì đèn vàng kiểu này có chức năng khác gì đèn đỏ đâu? Như vậy, VN mình cần gì phải sinh ra cái đèn vàng nữa cho tốn tiền? (Cứ đèn xanh thì đi, đèn đỏ thì dừng lại cho nó đơn giản).

Vì vậy, phải sửa tất cả các chữ "phải" trong câu này thành chữ "cần", sao cho, tại giao cắt có đèn tín hiệu vàng, là loại đèn có chức năng làm bước đệm trước khi đèn chuyển sang đỏ, thì khi gặp đèn vàng phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt qua vạch dừng vẫn có quyền đi tiếp, như nêu tại 2 dòng cuối của khoản 9.3.2 đó.

Đề nghị sửa như sau:

9.3.2 Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện cần cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Nếu không có vạch sơn “Dừng lại”, thì cần dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì có thể vượt qua vạch dừng, nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.




.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu xin đề nghị bổ sung trong đèn xanh, cho đúng gới quy định trong Công ước Viên và để tránh hiện tượng nhắm mắt lao vào giao cắt rồi đứng một đống ở đó (vì xe đang ùn ở phía trước), khiến cho hướng khác cũng bị chôn chân không đi được,
như sau:

9.3.1 Tín hiệu xanh: được phép đi qua; tuy vậy, tín hiệu xanh không cho phép phương tiện được đi qua nếu giao thông đang tắc nghẽn ở phía trước, mà nếu vẫn đi vào giao cắt phương tiện sẽ không thể kịp ra khỏi giao cắt khi đèn xanh này đổi sang pha màu khác;


--------------------

Trích Công ước Viên 1968 về Biển báo và Tín hiệu đường bộ:

Điều 23:

1- ....

(a) Đèn không nhấp nháy:

(i) Đèn màu xanh có nghĩa được phép đi qua; tuy vậy, đèn màu xanh điều khiển giao thông tại giao cắt không cho phép người lái xe đi qua nếu giao thông đang tắc nghẽn tại hướng họ chuẩn bị đi vào, đến mức nếu vẫn đi vào giao cắt có thể họ không thoát khỏi đó khi đèn đổi sang pha màu khác;

(ii) Đèn màu đỏ có nghĩa không được phép đi qua; phương tiện không được vượt qua vạch dừng xe hoặc, nếu không có vạch dừng xe, không được vượt qua đèn tín hiệu hoặc, nếu tín hiệu đèn được đặt ở giữa hoặc ở phía đối diện của
giao cắt, không được đi vào giao cắt hoặc đi vào nơi người đi bộ sang đường của giao cắt đó;

(iii) Đèn màu vàng, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng lúc với đèn màu đỏ; khi xuất hiện riêng lẻ có nghĩa phương tiện không được vượt qua vạch dừng xe hoặc vượt qua vị trí đèn tín hiệu trừ khi đang ở quá gần vạch dừng xe hoặc đèn tín hiệu khi đèn này bật sáng khiến không thể dừng xe an toàn nếu không vượt qua vạch dừng hoặc vượt qua đèn tín hiệu. Khi đèn tín hiệu được đặt ở giữa hoặc ở phía đối diện của giao cắt, đèn màu vàng bật sáng có nghĩa phương tiện không được đi vào giao cắt hoặc đi tiếp vào nơi người đi bộ sang đường của giao cắt đó trừ khi đang ở quá gần vạch dừng xe hoặc đèn tín hiệu khi đèn này bật sáng khiến không thể dừng xe an toàn nếu không vượt qua vạch dừng hoặc đi vào nơi người đi bộ sang đường của giao cắt đó. Khi đèn xuất hiện đồng thời với đèn màu đỏ, có nghĩa đèn tín hiệu sắp đổi màu, nhưng không ảnh hưởng gì đến việc cấm đi qua do đèn màu đỏ quy định;
 
Chỉnh sửa cuối:

Kamelott

Xe tải
Biển số
OF-361338
Ngày cấp bằng
3/4/15
Số km
374
Động cơ
262,640 Mã lực
Ý kiến về biển số 127a:



1. Có thể hiểu mục đích đưa cái biển này vào là để nâng cao tốc độ vận hành trong khu đông dân cư về đêm, khi đường ít xe. Theo mục đích sử dụng thì biển này chỉ cắm trong khu dân cư.

Tình huống phổ biến sẽ là như sau: 1 khu dân cư (chịu giới hạn tốc độ tối đa trong khu dân cư, vd xe con là 50), trong khu dân cư này có 1 đoạn đường cắm cái biển 127a này, ghi 70. Như vậy xe con chạy trên đoạn đường này về đêm sẽ chịu 2 cái hiệu lực hạn chế tốc độ tối đa: giới hạn chung (trong khu dân cư) là 50, giới hạn của biển 127a là 70. Vậy phải hiểu như thế nào: tốc độ tối đa cho phép trên đoạn đường này về đêm là 50 hay 70?

2. Hình vẽ trên biển báo ko nên ghi chữ tiếng Việt. Vì tham gia giao thông ko chỉ có người Việt mà còn có cả người nước ngoài nữa (dù ít, nhưng vẫn có). Nếu viết chữ thì nên dùng song ngữ để nó mang tính quốc tế, hoặc bỏ chữ đi thay = cái hình vẽ gì đó thể hiện đấy là đêm (đưa chị Hằng vào cũng ok). Hoặc, kiến nghị là: bỏ luôn chữ "đêm" đi, chỉ cần để giờ về đêm là đủ.

Hoặc, kiến nghị nữa là: bỏ luôn cái biển 127a này đi. Nếu có tình huống như này thì dùng biển 127 + biển phụ 508
 
Chỉnh sửa cuối:

Kamelott

Xe tải
Biển số
OF-361338
Ngày cấp bằng
3/4/15
Số km
374
Động cơ
262,640 Mã lực
Ý kiến về vạch 9.3: Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường:

Phải chỉ rõ vạch dài 3m, 6m, 9m (kích thước cụ thể trong hình 74, 75) áp dụng cho đường có tốc độ xe chạy là bao nhiêu, ko được nói chung chung là thấp hay cao.

Kiến nghị là: vạch 3m áp dụng cho đường có tốc độ xe chạy < 60 km/h, vạch 6m áp dụng cho đường có tốc độ xe chạy 60-80 km/h, vạch 9m áp dụng cho đường có tốc độ xe chạy > 100 km/h
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Kụ Kara_men ui,

Nhờ kụ tổng hợp tất cả các ý kiến trên thành một bản để nghị, gửi lên kụ X.O để kụ ý thay mặt OF gửi tới Cục Đường bộ VN đúng hạn, kụ nhé. Tks kụ nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top