Chào các anh em chiến hữu, mình mới gia nhập nên chia sẻ 1 bài cho anh em đọc ah
Ai cũng muốn chiếc xế hộp yêu thích của mình có được một dàn âm thanh ưng ý, ngòai việc loa và amply chất lượng tốt, thì còn có rất nhiều điều chúng ta cần lưu tâm. Việc bắt gặp trên phố một chiếc Mercedes, BMW, Lexus,...với dàn âm thanh khủng đã không còn là điều hiếm gặp nữa, nhưng liệu một dàn âm thanh mắc tiền, công suất cực lớn đã thực sự là hay chưa!
Một dàn âm thanh độ trên xe.
Khi bạn có ý định nâng cấp dàn âm thanh cho chiếc xe yêu quí của mình, điều quan trọng nhất là bạn phải xác định được thể loại nhạc mình muốn nghe là gì? Điều này quyết định đến việc cấu hình nên hệ thống âm thanh mà bạn sắp sửa gắn. Nếu bạn yêu thích nhạc Rock hãy lựa chọn những hệ thống loa trầm, còn đối với những người yêu thích nhạc Jazz nên chọn những hệ thống loa treble là tốt nhất.
Giống như những hệ thống âm thanh Hi-end, âm thanh xe hơi cũng đề cao sự phối hợp hài hòa về giá trị, công suất, chất lượng giữa các thiết bị âm thanh. So sánh dàn âm thanh được tích hợp sẵn trên một chiếc Toyota Altis và một chiếc Lexus bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng chiếc Lexus với khoang sa-lon yên tĩnh, êm ái và sang trọng được trang bị một dàn âm thanh hoàn hảo và tinh tế hơn so với chiếc Altis mặc dùng chúng đều cùng một hãng xe.
Tùy theo mỗi hạng xe thì người chủ sẽ quyết lựa chọn dàn âm thanh nào phù hợp cho xe mình. Những người sử dụng xe hạng phổ thông thường hài lòng với dàn âm thanh có sẵn trên xe, những dòng xe này đa phần âm trầm thể hiện không mạnh mẽ lắm ta cần bổ sung thêm một subwoofer để tăng thêm âm trầm cho dàn. Còn đối với những dòng xe hạng như Ford Modeo, Toyota Camry, BMW serial 3, Mercedes C-class trang thiết bị âm thanh cũng thuộc vào loại khá đó, có thiếu đôi chút công suất và âm trầm thôi nếu bạn cần nâng cấp thường sẽ bổ sung thêm một loa đa tần và một loa siêu trầm để tăng thêm công suất và âm trầm cho dàn.
Một số gợi ý cho bạn khi lựa chọn nâng cấp dàn âm thanh xe hơi:
Loa to chưa hẳn là hay!
Hầu hết những người độ âm thanh nghiệp dư thường nâng cấp dàn âm thanh xe hơi đáp ứng nhu cầu nghe chứ chưa thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ âm nhạc. Dàn âm thanh độ đạt yêu cầu cần có sự kết hài hòa giữa đầu phát, amply, phân tần, hệ thống loa, dây dẫn, nguồn, và bố trí loa phù hợp với không gian của xe. Điều đáng tiếc nhất khi bạn nâng cấp là mặc dù đã bỏ ra cả chục nghìn USD mà hệ thống âm thanh không cải thiết được nhiều về chất lượng mà chỉ tăng thêm về công suất.
Chiếc xe với vô số loa cho âm thanh khủng.
Cách bố trí loa nguyên bản là một chuẩn mực!
Những vị trí đặt loa nguyên bản theo xe thường là chuẩn mực, nó được các kỹ sư của hãng xe nghiên cứu và kiểm định để cho chất lượng âm thanh tốt nhất với không gian sẵn có. Vì vậy nếu nhu cầu của bạn thiên về chất âm hơn là về lượng thì cách bố trí loa theo tiêu chuẩn của xe là phù hợp. Thông thường sẽ có 4 loa trung kích thước từ 10-15 inch ở 4 cửa và 2 loa vệ tinh nhỏ ở 2 bên mặt táp lô. Khi nâng cấp bạn sẽ thay những loa này bằng những loa có nhãn hiệu xịn hơn, có thể bạn sẽ gắn thêm một loa đa tần và một loa subwoofer, để tăng thêm công suất và thể hiện âm trầm sâu, và mạnh mẽ hơn. Việc giữ nguyên bố trí loa còn giúp bạn tránh được các nguy cơ như thay đổi đột ngột điện áp trên xe, chịu tải lớn, khả năng cách âm của xe, việc đục khoét lỗ ở các cánh cửa còn làm thay đổi vẻ thẩm mỹ của xe.
Sử dụng loa subwoofer rời!
Việc đặt loa subwoofer cũng là điều quan trọng trong bố trí hệ thống âm thanh trên xe. Thông thường, loa subwoofer đặt càng xa tai người nghe càng tốt. Đối với những chiếc crossover, minivan, SUV có khoang cabin thông suốt thì nên đặt cụm subwoofer ở sau hàng ghế cuối tránh làm âm thanh bị loãng và tự triệt tiêu lẫn nhau. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại loa subwoofer có mẫu mã đẹp, mạnh mẽ, âm thanh ấn tượng của những thương hiệu đẳng cấp như JBL, Nakamichi, Infinity, Alpine,...
Củ loa subwoofer Nakamichi.
Đấu nối hệ thống âm thanh mới công việc tưởng dễ nhưng không dễ!
Mặc dù đã bỏ ra nhiều tiền để đầu tư cho hệ thống âm thanh mới nhưng vẫn suất hiện những âm thanh nhiễu khi xe hoạt động như: méo tiếng, nổ lục bục khi khởi động hoặc bóp còi, có khi là tiếng rít khi nhấn ga. Những âm thanh nhiễu khó chịu đó có thể là một trong những nguyên nhân sau:
Điện áp cao của dây nguồn gây ra nhiễu: Đường đi của dây AV phải cách ly với đường dây cấp nguồn ở mức xa nhất có thể.
Chất lượng của dây tín hiệu: Dây tín hiệu (AV) có chất lượng kém không có khả năng chống nhiễu tốt ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Lựa chọn dây tín hiệu có chất liệu làm từ kim loại nguyên chất (thường là bạc, đồng), dây mềm, vỏ bọc chống nhiễu tốt, khi đi đường dây càng ít mấu nối càng tốt. Một gợi ý cho các tên tuổi nổi tiếng về dây là Mavehike, Pyle Link,...
Nguồn cấp không sạch: Máy phát điện trên xe hơi là máy phát điện xoay chiều gắn trực tiếp vào nguồn điện battery trên xe. Vì thế mà trong nguồn điện một chiều cấp cho hệ thống âm thanh có điện xoay chiều kí sinh trên đó gây ra nhiễu cho hệ thống, bạn cần gắn thêm tụ lọc nguồn (Engine Noise Suppressor) để có nguồn điện một chiều thuần khiết.
Các tiếp xúc nguồn không tốt: Đầu (-) từ battery được nối vào sườn xe, chúng ta thường bắt dây (-) của các thiết bị âm thanh vào sườn xe thay vì phải đi dây đến đầu cọc (-) của battery. Điều này là bình thường nhưng khi một trong các tiếp xúc vào sườn xe không tốt sẽ gây nhiễu cho hệ thống âm thanh của bạn. Tốt nhất bạn nên đi một đường dây (-) thẳng đến đầu (-) của battery trong trường hợp bị nhiễu.
Dây tín hiệu Mavehike.
Lưu ý là phương pháp dùng tụ lọc cho đường dây tín hiệu bạn cũng nên hạn chế vì gây tác động xấu tới tín hiệu âm thanh nguyên thủy chỉ sử dụng khi đã hết cách. Bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề nhiễu âm thanh trên xe cũng là bất thường. Và để giải quyết vấn đề, bạn cần phải tìm ra nguồn gốc của nhiễu để loại bỏ mới là hiệu quả nhất.
Một lưu ý đáng chú ý khác nữa là khi nâng cấp dàn âm thanh có công suất lớn hơn bạn cần tính toán đến nguồn cấp cho hệ thống âm thanh và hệ thống điện của xe. Việc gia tăng phụ tải sẽ làm tiêu tốn nhiều điện năng hơn bạn cần có những giải pháp như thay battery lớn hơn, máy phát dòng lớn hơn, tụ bù điện áp công suất cao hơn. Một số dòng xe cao cấp như Mercedes, BMW, Lexus...rất nhạy cảm với việc thay đổi dòng điện, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi quyết định nâng cấp dàn âm thanh cho xe mình. Hãy lựa chọn cửa hàng cung cấp uy tín, chất lượng, giá thành hợp lý, và có thể tư vấn tới nơi cho bạn.
Một lời khuyên sức khỏe cho bạn âm thanh lớn có thể làm hỏng màng nhĩ của bạn và cũng có thể dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn. Vì vậy hãy mở nhạc ở mức âm lượng vừa phải là tốt nhất.
Ai cũng muốn chiếc xế hộp yêu thích của mình có được một dàn âm thanh ưng ý, ngòai việc loa và amply chất lượng tốt, thì còn có rất nhiều điều chúng ta cần lưu tâm. Việc bắt gặp trên phố một chiếc Mercedes, BMW, Lexus,...với dàn âm thanh khủng đã không còn là điều hiếm gặp nữa, nhưng liệu một dàn âm thanh mắc tiền, công suất cực lớn đã thực sự là hay chưa!
Một dàn âm thanh độ trên xe.
Khi bạn có ý định nâng cấp dàn âm thanh cho chiếc xe yêu quí của mình, điều quan trọng nhất là bạn phải xác định được thể loại nhạc mình muốn nghe là gì? Điều này quyết định đến việc cấu hình nên hệ thống âm thanh mà bạn sắp sửa gắn. Nếu bạn yêu thích nhạc Rock hãy lựa chọn những hệ thống loa trầm, còn đối với những người yêu thích nhạc Jazz nên chọn những hệ thống loa treble là tốt nhất.
Giống như những hệ thống âm thanh Hi-end, âm thanh xe hơi cũng đề cao sự phối hợp hài hòa về giá trị, công suất, chất lượng giữa các thiết bị âm thanh. So sánh dàn âm thanh được tích hợp sẵn trên một chiếc Toyota Altis và một chiếc Lexus bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng chiếc Lexus với khoang sa-lon yên tĩnh, êm ái và sang trọng được trang bị một dàn âm thanh hoàn hảo và tinh tế hơn so với chiếc Altis mặc dùng chúng đều cùng một hãng xe.
Tùy theo mỗi hạng xe thì người chủ sẽ quyết lựa chọn dàn âm thanh nào phù hợp cho xe mình. Những người sử dụng xe hạng phổ thông thường hài lòng với dàn âm thanh có sẵn trên xe, những dòng xe này đa phần âm trầm thể hiện không mạnh mẽ lắm ta cần bổ sung thêm một subwoofer để tăng thêm âm trầm cho dàn. Còn đối với những dòng xe hạng như Ford Modeo, Toyota Camry, BMW serial 3, Mercedes C-class trang thiết bị âm thanh cũng thuộc vào loại khá đó, có thiếu đôi chút công suất và âm trầm thôi nếu bạn cần nâng cấp thường sẽ bổ sung thêm một loa đa tần và một loa siêu trầm để tăng thêm công suất và âm trầm cho dàn.
Một số gợi ý cho bạn khi lựa chọn nâng cấp dàn âm thanh xe hơi:
Loa to chưa hẳn là hay!
Hầu hết những người độ âm thanh nghiệp dư thường nâng cấp dàn âm thanh xe hơi đáp ứng nhu cầu nghe chứ chưa thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ âm nhạc. Dàn âm thanh độ đạt yêu cầu cần có sự kết hài hòa giữa đầu phát, amply, phân tần, hệ thống loa, dây dẫn, nguồn, và bố trí loa phù hợp với không gian của xe. Điều đáng tiếc nhất khi bạn nâng cấp là mặc dù đã bỏ ra cả chục nghìn USD mà hệ thống âm thanh không cải thiết được nhiều về chất lượng mà chỉ tăng thêm về công suất.
Chiếc xe với vô số loa cho âm thanh khủng.
Cách bố trí loa nguyên bản là một chuẩn mực!
Những vị trí đặt loa nguyên bản theo xe thường là chuẩn mực, nó được các kỹ sư của hãng xe nghiên cứu và kiểm định để cho chất lượng âm thanh tốt nhất với không gian sẵn có. Vì vậy nếu nhu cầu của bạn thiên về chất âm hơn là về lượng thì cách bố trí loa theo tiêu chuẩn của xe là phù hợp. Thông thường sẽ có 4 loa trung kích thước từ 10-15 inch ở 4 cửa và 2 loa vệ tinh nhỏ ở 2 bên mặt táp lô. Khi nâng cấp bạn sẽ thay những loa này bằng những loa có nhãn hiệu xịn hơn, có thể bạn sẽ gắn thêm một loa đa tần và một loa subwoofer, để tăng thêm công suất và thể hiện âm trầm sâu, và mạnh mẽ hơn. Việc giữ nguyên bố trí loa còn giúp bạn tránh được các nguy cơ như thay đổi đột ngột điện áp trên xe, chịu tải lớn, khả năng cách âm của xe, việc đục khoét lỗ ở các cánh cửa còn làm thay đổi vẻ thẩm mỹ của xe.
Bố trí hệ thống âm thanh nguyên bản của xe.
Sử dụng loa subwoofer rời!
Việc đặt loa subwoofer cũng là điều quan trọng trong bố trí hệ thống âm thanh trên xe. Thông thường, loa subwoofer đặt càng xa tai người nghe càng tốt. Đối với những chiếc crossover, minivan, SUV có khoang cabin thông suốt thì nên đặt cụm subwoofer ở sau hàng ghế cuối tránh làm âm thanh bị loãng và tự triệt tiêu lẫn nhau. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại loa subwoofer có mẫu mã đẹp, mạnh mẽ, âm thanh ấn tượng của những thương hiệu đẳng cấp như JBL, Nakamichi, Infinity, Alpine,...
Loa subwoofer JBL.
Loa subwoofer Infinity.
Củ loa subwoofer Nakamichi.
Đấu nối hệ thống âm thanh mới công việc tưởng dễ nhưng không dễ!
Mặc dù đã bỏ ra nhiều tiền để đầu tư cho hệ thống âm thanh mới nhưng vẫn suất hiện những âm thanh nhiễu khi xe hoạt động như: méo tiếng, nổ lục bục khi khởi động hoặc bóp còi, có khi là tiếng rít khi nhấn ga. Những âm thanh nhiễu khó chịu đó có thể là một trong những nguyên nhân sau:
Điện áp cao của dây nguồn gây ra nhiễu: Đường đi của dây AV phải cách ly với đường dây cấp nguồn ở mức xa nhất có thể.
Chất lượng của dây tín hiệu: Dây tín hiệu (AV) có chất lượng kém không có khả năng chống nhiễu tốt ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Lựa chọn dây tín hiệu có chất liệu làm từ kim loại nguyên chất (thường là bạc, đồng), dây mềm, vỏ bọc chống nhiễu tốt, khi đi đường dây càng ít mấu nối càng tốt. Một gợi ý cho các tên tuổi nổi tiếng về dây là Mavehike, Pyle Link,...
Nguồn cấp không sạch: Máy phát điện trên xe hơi là máy phát điện xoay chiều gắn trực tiếp vào nguồn điện battery trên xe. Vì thế mà trong nguồn điện một chiều cấp cho hệ thống âm thanh có điện xoay chiều kí sinh trên đó gây ra nhiễu cho hệ thống, bạn cần gắn thêm tụ lọc nguồn (Engine Noise Suppressor) để có nguồn điện một chiều thuần khiết.
Các tiếp xúc nguồn không tốt: Đầu (-) từ battery được nối vào sườn xe, chúng ta thường bắt dây (-) của các thiết bị âm thanh vào sườn xe thay vì phải đi dây đến đầu cọc (-) của battery. Điều này là bình thường nhưng khi một trong các tiếp xúc vào sườn xe không tốt sẽ gây nhiễu cho hệ thống âm thanh của bạn. Tốt nhất bạn nên đi một đường dây (-) thẳng đến đầu (-) của battery trong trường hợp bị nhiễu.
Tụ lọc nguồn.
Dây tín hiệu Mavehike.
Lưu ý là phương pháp dùng tụ lọc cho đường dây tín hiệu bạn cũng nên hạn chế vì gây tác động xấu tới tín hiệu âm thanh nguyên thủy chỉ sử dụng khi đã hết cách. Bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề nhiễu âm thanh trên xe cũng là bất thường. Và để giải quyết vấn đề, bạn cần phải tìm ra nguồn gốc của nhiễu để loại bỏ mới là hiệu quả nhất.
Một lưu ý đáng chú ý khác nữa là khi nâng cấp dàn âm thanh có công suất lớn hơn bạn cần tính toán đến nguồn cấp cho hệ thống âm thanh và hệ thống điện của xe. Việc gia tăng phụ tải sẽ làm tiêu tốn nhiều điện năng hơn bạn cần có những giải pháp như thay battery lớn hơn, máy phát dòng lớn hơn, tụ bù điện áp công suất cao hơn. Một số dòng xe cao cấp như Mercedes, BMW, Lexus...rất nhạy cảm với việc thay đổi dòng điện, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi quyết định nâng cấp dàn âm thanh cho xe mình. Hãy lựa chọn cửa hàng cung cấp uy tín, chất lượng, giá thành hợp lý, và có thể tư vấn tới nơi cho bạn.
Một lời khuyên sức khỏe cho bạn âm thanh lớn có thể làm hỏng màng nhĩ của bạn và cũng có thể dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn. Vì vậy hãy mở nhạc ở mức âm lượng vừa phải là tốt nhất.
Chỉnh sửa cuối: