[Funland] Mối đe dọa từ cuộc cách mạng viễn thám (Nhân cuộc chiến Nga-Ukraina)

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhân xung đột Nga - Ukraine, có rất nhiều các hoạt động quân sự của cả 2 bên gần như "công khai" bởi các clip, các bức ảnh của các cá nhân, tổ chức. Về khía cạnh truyền thông, nó giúp độc giả trên thế giới biết được những điểm nóng, tin nóng chiến sự. Tuy nhiên về khía cạnh quân sự, quả là thách thức không nhỏ với các nhà quân sự, các bộ tham mưu.

1646062503884.png

1646062559381.png

Ảnh vệ tinh thương mại cho thấy Nga tập kết khí tài, trang bị quân sự gần Ukraine

1646062580203.png

Máy bay quân sự Nga tại căn cứ Millerovo trong ảnh chụp ngày 15/2 từ vệ tinh thương mại

1646062665872.png

Ảnh vệ tinh chụp được xe quân sự Nga đang tiến về biên giói Nga - Ukraine

1646062754612.png

Máy bay trực thăng quân sự Nga gần biên giới Nga - Ukraine

Viễn thám sử dụng các vệ tinh để chụp lại các vật thể trên mặt đất. Viễn thám đang phát triển nhanh chóng, từ chỗ mục tiêu ban đầu chỉ tập trung chủ yếu vào xác định mối đe dọa tình báo chiến lược và an ninh quốc gia, thì hiện nay đã hướng tới mối đe dọa trong tác chiến của lực lượng quân sự. Viễn thám sẽ càng làm phức tạp hơn mối đe dọa về thông tin tình báo và định vị mục tiêu từ các máy bay không người lái và các xenxơ khác trên chiến trường, đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Các công nghệ viễn thám ưu việt sẽ cho phép quan sát lực lượng quân sự thời gian thực ở mọi nơi, mọi lúc và mọi điều kiện thời tiết. Quan sát toàn cảnh sẽ cung cấp một lợi thế quân sự vô cùng lớn cho quốc gia biết tận dụng nó trong khi các quốc gia khác sẽ gặp bất lợi. Các biện pháp ngoại giao, pháp lý và quân sự hiện tại để quản lý mối đe dọa như vậy không còn đáp ứng được đối với mức độ thách thức mà các xenxơ này đặt ra trong chiến tranh hiện đại.

Sáng sớm ngày 8/1/2020, đã có quả 10 tên lửa của Iran tấn công vào Căn cứ Không quân al-Assad tại I-rắc, một căn cứ quan trọng của quân đội Mỹ trong khu vực1. Trong cùng ngày, các hãng tin toàn thế giới đã bình luận về hiệu quả rõ ràng của các tên lửa Iran và các thiệt hại do cuộc tấn công này gây ra. Phần lớn các bình luận và phân tích đã sử dụng hình ảnh vệ tinh chất lượng cao - cung cấp bởi công ty Planet được cấp phép có trụ sở tại Mỹ - chụp được sau cuộc tấn công một vài giờ đồng hồ. Các bức ảnh cho phép thế giới thấy được mức độ thiệt hại và đánh giá độ chính xác của các cuộc tấn công này. Một công ty thương mại viễn thám có trụ sở tại Mỹ cũng tung ra những hình ảnh vệ tinh chi tiết và cùng ngày về ảnh hưởng của cuộc chiến giữa Mỹ và một cường quốc nước ngoài. Iran đã có được thông tin quan trọng mà lẽ ra đã không thể có về tính hiệu quả của các tấn công và nhắm tới mục tiêu của mình. Sử dụng hình ảnh này cho phép Iran tiến hành phân tích sau đợt tấn công tên lửa để cải tiến, phục vụ cho các đợt tấn công trong tương lai, gây ra mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn cho các lực lượng Mỹ và I-rắc. Nếu không có dữ liệu vệ tinh của Planet, Iran sẽ chỉ có thể truy cập vào những báo cáo rời rạc và không được xác nhận từ các nhân chứng ở mặt đất. Những biện pháp khác để thu thập hình ảnh trên không, như là việc sử dụng máy bay hoặc máy bay không người lái, nhiều khả năng sẽ thất bại bởi cả I-rắc lẫn Mỹ đều không cho phép Iran bay qua Căn cứ Không quân al-Assad mà không bị phát hiện. Cuối cùng, Iran đã chọn không tiếp tục tấn công và làm xung đột leo thang, giảm thiểu bất kỳ các thiệt hại có thể xảy ra bởi hình ảnh của Planet. Tuy nhiên, việc nhanh chóng công khai hình ảnh vệ tinh chất lượng cao về cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ báo hiệu một sự khởi đầu của một kỷ nguyên chiến tranh mới - kỷ nguyên mang lại những thách thức, rủi ro và cơ hội lớn cho cuộc chiến trong tương lai.

1646062947993.png

1646062963394.png

1646063002246.png

Căn cứ Không quân al-Assad bị tên lửa Iran tập kích

Sự phát triển của viễn thám, các xu hướng và tương lai của chiến tranh

Sự phát triển của viễn thám

Trước khi vệ tinh ra đời, thu thập thông tin tình báo chi tiết về vị trí và cách bố trílực lượng của đối phương trong cuộc xung đột đòi hỏi phải có các chuyến bay mạo hiểm hoặc sử dụng trinh sát mặt đất. Bên ngoài cuộc xung đột, có được hình ảnh trên không của các quốc gia khác cho mục đích tình báo thậm chí còn khó khăn hơn nếu không có vệ tinh bởi các quốc gia quản lý chặt không phận của họ. Qua hàng thập kỷ, vệ tinh thu được các thông tin tình báo giá trị trên không này rất đắt, hiếm và chỉ có ở một vài nước. Trong thập kỷ vừa qua, sự tiến bộ của công nghiệp đã dẫn tới sự gia tăng của công nghệ viễn thám, với ít nhất 25 quốc gia hiện đang sở hữu một số vệ tinh viễn thám với chất lượng khác nhau. Đối với các nước không có nền tảng quốc gia, hình ảnh chất lượng cao có sẵn từ các nguồn thương mại. Dân chủ hóa thông tin viễn thám dại diện cho một mối đe dọa mới và thực tế đối với các lực lượng quân sự khi chúng chỉ làm gia tăng sự phức tạp cho các chiến trường trong tương lai. Hiện có một vài xu hướng bao trùm sự phát triển của vệ tinh viễn thám và chúng là một mối đe dọa lớn đối với tác chiến trong tương lai.
Với sự ra đời của viễn thám vào những năm 1960, các vệ tinh có thể thay thế phần lớn máy bay cho việc thu thập thông tin với mục đích tình báo, nhưng không phải không có hạn chế. Trong khi một vệ tinh có thể bay trên không tự do theo quỹ đạo của nó, nó không thể thay đổi quỹ đạo của mình để bay tới một mục tiêu cụ thể sớm hơn. Do đó, tình báo vũ trụ được quyết định bởi giới hạn thời gian (độ phân giải tạm thời) mà trở nên khó khăn hơn bởi chi phí và các giới hạn độ phân giải mục tiêu (độ phân giải không gian). Khi việc trở lại bằng kỹ thuật số là khả thi và hình ảnh vệ tinh không còn chỉ dùng một lần, một sự cân bằng cần phải đạt được giữa độ phân giải và tuổi thọ của vệ tinh. Các vệ tinh hình ảnh đang, hoặc ít nhất đã từng, vô cùng đắt đỏ, vậy nên chúng cần được bay đủ cao quanh quỹ đạo của mình để tránh lực cản khí quyển ở mức độ nào đó mà sẽ làm giảm tuổi thọ của chúng. Độ cao lớn dẫn đến nhu cầu về những ống kính lớn hơn và chất lượng để đảm bảo rằng độ phân giải không gian là phù hợp, từ đó làm tăng chi phí. Các chi phí lớn đã làm tình báo vũ trụ là một đặc quyền giới hạn chỉ cho một vài nước có đủ tiền để chế tạo, phóng và vận hành các vệ tinh viễn thám. Bởi vì hình ảnh chụp từ vũ trụ vẫn còn đắt, số lượng các nền tảng thương mại vẫn còn tương đối ít, hạn chế khả năng hoạt động của chúng.
Điều này bắt đầu thay đổi vào năm 2001 khi hình ảnh có độ phân giải tương đối cao trở nên sẵn có để bên thứ ba có thể mua, với sự ra đời của QuickBird-2 và các vệ tinh viễn thám có khả năng cao và hoàn toàn thương mại hóa. Vệ tinh đầu tiên phá vỡ giới hạn độ phân giải 0.5-m là DigitalGlobe’s WorldView-1 có trụ sở tại Mỹ, ra mắt vào năm 2007. Khả năng của WorldView-1’s đã bị WorldView-3 vượt qua vào năm 2014. Vệ tinh này có thể chụp ảnh ở độ phân giải toàn sắc ở 0.3-m nhưng tốn gần 600 triệu USD và trường hợp lý tưởng nhất cho phép truy cập ở bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong thời gian hơn một ngày. Vệ tinh thương mại gần đây nhất làm theo mô hình chất lượng này là WorldView-4, ra mắt vào năm 2016 và rơi khỏi quỹ đạo vào đầu năm 2019 - chỉ hai năm theo vòng đời dự kiến 10 năm. Các vệ tinh này trả lại hình ảnh có độ phân giải cao nhưng bị giới hạn bởi nhiều yếu tố kĩ thuật để chụp một khu vực có diện tích 680.000 km2 trong một ngày, một khu vực bằng khoảng bang Texas7. Với độ phân giải không gian cao, nhưng độ phân giải tạm thời thấp, các vệ tinh này là các công cụ tình báo giá trị nhưng vẫn có rủi ro tác chiến tương đối thấp đối với các lực lượng quân sự trên chiến trường.
Việc tăng độ phân giải tạm thời yêu cầu phải phóng thêm vệ tinh, nhưng hạn chế về mặt kỹ thuật được nhắc tới ở phần trước khiến cho việc này rất đắt đỏ khi mà chi phí phóng vẫn còn cao. Chỉ từ khi năm 2015 chi phí phóng mới bắt đầu giảm thật bởi các công ty thương mại đúng nghĩa, nổi bật là SpaceX, tham gia vào thị trường trước đó gần như độc quyền bởi nhà nước. Độc quyền nhà nước phụ thuộc chủ yếu vào các hợp đồng của chính phủ tài trợ và không thực sự có đối thủ, nên họ ít có động lực để tiến hành cách mạng công nghệ. Bắt đầu với hợp đồng Dịch vụ Vận tải Quỹ đạo Thương mại của NASA đã cơ bản cung cấp nguồn tài trợ ban đầu cho SpaceX, cạnh tranh thương mại thực sự đã xuất hiện tại thị trường phóng lần đầu tiên, dẫn tới bước nhảy vọt mạnh mẽ về công nghệ và mở ra những cơ hội về thị trường mới.

Các xu hướng viễn thám
Một sự thay đổi mô hình đã diễn ra với việc giảm chi phí phóng đồng thời với sự thay đổi nhanh chóng trong việc thu nhỏ vệ tinh. Việc thu nhỏ vệ tinh đã thay đổi tính kinh tế trong chế tạo vệ tinh, dẫn đến một cuộc cách mạng về hình ảnh vệ tinh. Các vệ tinh nhỏ hơn giá rẻ hơn. Hàng chục chiếc có thể được phóng đồng thời trên một mặt phẳng quỹ đạo duy nhất, nơi mà việc điều khiển cẩn trọng trong môi trường vũ trụ có thể sắp xếp chúng một cách hợp lý và giảm độ phân giải tạm thời. Đổi lại là các vệ tinh viễn thám được phóng theo cách này sẽ ít có khả năng mang tải ống kính lớn, từ đó giảm độ phân giải không gian. Các vệ tinh viễn thám nhỏ sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách phóng lên độ cao quỹ đạo thấp hơn nhiều - 250 km so với 600 km hoặc hơn đối với các vệ tinh WorldView truyền thống của DigitalGlobe. Tuy nhiên, việc gia tăng lực cản khí quyển lên vệ tinh trên các quỹ đạo này cũng làm giảm đáng kể vòng đời của chúng. Do đó, duy trì một chùm vệ tinh đòi hỏi các vệ tinh nhỏ phải được bổ sung thường xuyên. Việc chu kỳ thay thế được rút ngắn thúc đẩy nhu cầu cần thêm vệ tinh cũng như phóng chúng, từ đó giảm chi phí đơn vị và cho phép cải tiến liên tục cho cả hai nhu cầu này. Những lợi ích trên củng cố thêm các động lực kinh tế khi sử dụng cách tiếp cận này. Một cuộc chạy đua đang diễn ra xem ai đạt được độ phân giải không gian và tạm thời tốt nhất có thể.
Cuối năm 2017, công ty Planet có trụ sở tại Mỹ đã đạt được mục tiêu chụp toàn bộ bề mặt Trái Đất ở độ phân giải 3-5m trong vòng một ngày8. Phần lớn sẽ cân nhắc mô hình này khi mà đạt được sự thay đổi là không thể chỉ vài năm về trước. Đó chính là một trong số các vệ tinh giá rẻ cung cấp hình ảnh ban đầu về Căn cứ Không quân al-Assad. Planet không đơn độc trong việc giới thiệu các cách tiếp cận đột phá trong viễn thám. Hàng chục các nhà cung hình ảnh mới đã bắt đầu tham gia vào thị trường, cung cấp sự đa dạng trong khả năng từ rađakhẩu độ tổng hợp (SAR) tới chụp ảnh siêu kính. Tính đến năm 2021, nhiều hệ thống này đã có trên quỹ đạo với số lượng nhỏ như một nhóm đầu tiên của các chùm vệ tinh tương tự.
Giai đoạn cuối của cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp thương mại và quốc gia tận dụng công nghệ thương mại là việc phủ sóng toàn cầu ở độ phân giải cao ở mọi nơi mọi lúc. Sự hội tụ độ phân giải này sẽ chắc chắn xảy ra trước năm 2030. Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy bản năng chiến thắng cuộc chiến của quan sát toàn diện trong chiến tranh hiện đại đã được mô tả trong cuộc xung đột gần đây giữa Ác-mê-ni-a và A-déc-bai-dan, mặc dù bằng các xenxơ từ máy bay chứ không phải từ vũ trụ.

1646063409078.png

1646063437304.png

1646063518743.png

Xe tăng Armenia bị máy bay không người lái Azerbaijan phá hủy

1646063537527.png

1646063560245.png

Thiết bị quân sự Armenia bị máy bay không người lái Azerbaijan phá hủy

Các tác động của xu hướng viễn thám tới chiến tranh tương lai
Vào cuối năm 2020, Ác-mê-ni-a và A-déc-bai-dan đã có một cuộc chiến nhỏ khốc liệt ở khu vực tranh Nagorno-Karabakh đã cho thấy các cuộc tấn công chính xác tầm xa và hỏa lực gián tiếp, hỗ trợ bởi tình báo trên không có thể một sự kết hợp dẫn tới chiến thắng. Khi bắt đầu cuộc xung đột, Ác-mê-ni-a được cho rằng có quân đội tiêu chuẩn vượt trội hơn A-déc-bai-dan khi khả năng huấn luyện và chỉ huy đều tốt hơn9. Tuy vậy, họ nhanh chóng bị đánh bại bởi chiến thuật sử dụng máy bay không người lái khi chúng cung cấp dữ liệu nhắm tới mục tiêu cho pháo binh và các vũ khí tầm xa khác của A-déc-bai-dan. Ban đầu, Ác-mê-ni-a điều khiển một hệ thống phòng không do Nga chế tạo mà A-déc-bai-dan phải tiêu diệt chúng để có thể sử dụng được đầy đủ khả năng từ máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ và Ít-xa-ren cung cấp10. A-déc-bai-dan đã buộc phải sử dụng 11 chiếc máy bay không người lái AN-2 thời Liên Xô làm mồi nhử để Ác-mê-ni-a bắn chúng và từ đó xác định và tiêu diệt hệ thống phòng không này. Một khi A-déc-bai-dan đã vô hiệu hóa được hệ thống phòng không, họ có thể dùng máy bay không người lái để truy tìm và tiêu diệt các lực lượng Ác-mê-ni-a trên mặt đất. Theo một số tính toán, A-déc-bai-dan đã tiêu diệt gần 1.000 xe tăng, xe bọc thép và các loại xe khác trong chiến dịch ngắn ngày, sử dụng hỏa lực chính xác, buộc Ác-mê-ni-a phải ký vào yểu cầu lập lại hòa bình. Sự thành công của A-déc-bai-dan trong việc sử dụng máy bay không người lái để cung cấp dữ liệu mục tiêu cho các vũ khí gián tiếp cung cấp một góc nhìn khái quát về chiến tranh trong tương lai.
Bất chấp sự thành công ở cuộc xung đột Nagorno-Karabakh, chiến tranh bằng máy bay không người lái không phải không có hạn chế mà tình báo từ vệ tinh có thể khắc phục và mở rộng. Thứ nhất, A-déc-bai-dan đã đánh bại Ác-mê-ni-a bằng tác chiến từ trên không, nhưng chúng có tầm nhìn hạn chế và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khi tác chiến - hạn chế mà vệ tinh không bị ảnh hưởng. Thứ hai, Nga đã nhanh chóng đưa vào một hệ thống tác chiến điện tử chống máy bay không người lái, Krashukha-4, đã bắn hạ thành công máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ trong phạm vi lên tới 300 km. Hệ thống chống máy bay không người lái nhanh và hiệu quả này cho thấy chúng dễ bị tổn thương bởi chiến tranh điện tử. Rõ ràng, chiến tranh sẽ được áp dụng cho các vệ tinh nếu chúng cũng trở thành mối đe dọa, nhưng không giống như các máy bay không người lái, chúng không thể ngay lập tức chịu tổn thương từ các tác nhân vật lý. Hình ảnh về mục tiêu từ vệ tinh cũng sẽ chi tiết hơn so các nền tảng hình ảnh thương mại khác nhau của máy bay không người lái cùng bay trên không và điều đó có thể hỗ trợ cho kẻ địch hoặc không. Cuối cùng, trong khu vực xung đột, các bên tham chiến có thể tuyên bố vùng cấm bay. Khả năng này là không thể trong quỹ đạo không gian, từ đó hỗ trợ rất nhiều cho năng lực xác định và truy tìm các mục tiêu có khả năng là kẻ thù.

1646063709552.png

1646063731923.png

1646063750705.png

Hệ thống Krashukha-4

Các chi tiết chính xác của bất kỳ cuộc xung đột nào không bao giờ được lặp lại, khi mà các tình huống, địa hình và công nghệ liên tục phát triển. Tuy nhiên, người ta có thể rút ra một số dự đoán từ Nagorno-Karabakh về cách các đối thủ có khả năng hơn sẽ chiến đấu trong tương lai. Thứ nhất, bài học lớn hơn từ cuộc xung đột này là phần lớn tổn thất chiến đấu trong xung đột nhà nước-quốc gia tiếp tục tới từ hệ thống hỏa lực gián tiếp và các vũ khí tầm xa khác15. Thứ hai, khả năng tìm và nhắm chính xác tới đối phương là rất quan trọng đối với hiệu quả của các hệ thống này, vậy nên bên nào có thông tin tình báo tốt hơn sẽ có khả năng tiêu diệt đối phương nhanh hơn. Cuối cùng, để ngăn đối phương phối hợp không gian chiến đấu bằng các xenxơ - dù là máy bay không người lái hay các hệ thống khác - sẽ là ưu tiên quan trọng cho bên phòng ngự. Tóm lại, bên nào có thể kết hợp được thông tin tình báo với hỏa lực tầm xa một cách tốt nhất sẽ làm chủ chiến trường.
Vai trò của tình báo thời gian thực từ các vệ tinh viễn thám trong một cuộc xung đột tương lai sẽ giống như vai trò của máy bay không người lái trong việc thu thập thông tin tình báo cho A-déc-bai-dan. Sự gia tăng năng lực viễn thám thương mại và của quốc gia trong việc chụp ảnh chi tiết các khu vực rộng lớn và truyền phát hình ảnh đó tới các trung tâm chỉ huy hỏa lực sẽ là một nút thắt quan trọng trong chuỗi tiêu diệt đối phương. Các nhà cung cấp thương mại đã và đang sử dụng các vệ tinh làm nhiệm vụ và phản hồi theo thời gian thực. Những nỗ lực xây dựng có mục tiêu như lớp tìm kiếm và truyền phát của Cơ quan Phát triển Vũ trụ sẽ chắc chắn có khả năng hơn các hệ thống thương mại và rất quan trọng cho sự thành công về chiến thuật trên chiến trường tương lai. Việc ngày càng giảm độ phân giải không gian tạm thời của vệ tinh viễn thám sẽ giúp tình báo vũ trụ phát triển, từ việc sử dụng một công cụ ở cấp độ chiến lược mang tính lịch sử tới một công cụ chiến thuật. Việc giảm thiểu sự thay đổi này sẽ đòi hỏi sự kết hợp giữa các công cụ chủ động, thụ động, pháp lý và ngoại giao.

Những cách tiếp cận và phương án lựa chọn
Những tác động của độ phân giải ảnh vệ tinh lên các chiến dịch quân sự sẽ không thể bị bỏ qua trong thập kỷ tới. Khi các nền tảng viễn thám thay đổi từ chủ yếu là đánh giá mức độ nguy hiểm về mặt tình báo sang mức độ nguy hiểm trong tác chiến thời gian thực đối với các lực lượng quân sự, thì các biện pháp quản lý các hệ thống này một cách hiệu quả là cần thiết. Các biện pháp quân sự chủ động trong nhắm tới mục tiêu bằng vệ tinh viễn thám sẽ là yếu tố then chốt trong tương lai để quản lý mối đe dọa này. Hiện tại, Nga và Trung Quốc đang phát triển các hệ thống lade mặt đất nhằm chống lại các hệ thống viễn thám ở quỹ đạo thấp18. Hệ thống này nhiều khả năng sẽ là một biện pháp phản công hiệu quả chống lại các nền tảng viễn thám của đối phương. Tuy nhiên, bức tranh về mối đe dọa trong quỹ đạo phức tạp hơn nhiều về mặt chính trị so với môi trường trên không. Tính chất của cơ chế quỹ đạo là các nền tảng viễn thám từ hàng chục các quốc gia và thực thể thương mại hàng ngày sẽ đi qua bất kỳ vùng xung đột nào. Đối với các nước tương đối đóng cửa mặt ngoại giao, chẳng hạn như Nga hoặc Trung Quốc, giao chiến với bất kỳ vệ tinh nào không trực tiếp thuộc về đồng minh, bằng các biện pháp quân sự chủ động là có thể xảy ra. Tuy nhiên, một đất nước cởi mở hơn về mặt ngoại giao như Mỹ - quốc gia vốn có lịch sử tự hào về liên minh của mình và thường tuân thủ luật pháp quốc tế - sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc sử dụng các biện pháp quân sự chủ động của mình. Do đó, cần có một cách tiếp cận mềm dẻo hơn để quản lý các mối đe dọa vệ tinh mà đó là một sự kết hợp với giữa các biện pháp ngoại giao và pháp lý rồi đến quân sự khi cần thiết. Phần tiếp sẽ thảo luận về các cách tiếp cận hiện tại và có khả năng nhằm quản lý mối đe dọa ngoài phạm vi các biện pháp quân sự chủ động.
Các biện pháp chủ động là cần thiết chống lại các hệ thống viễn thám của kẻ thù, nhưng chúng nên sử dụng như là biện pháp cuối cùng chống lại các hệ thống thương mại nội địa hoặc được sở hữu bởi bên thứ ba. Các hệ thống này vẫn là mối đe dọa tác chiến khi mà các hình ảnh chúng chụp được có thể mua bán hoặc truy cập công khai và cung cấp thông tin tình báo giá trị cho kẻ địch. Trong các trường hợp nước kẻ thù không có năng lực viễn thám nội địa lớn, các biện pháp chủ động đã nhắc tới ở phần trước là không cần thiết. Thay vào đó, một sự kết hợp giữa các phương án pháp lý và ngoại giao sẽ là biện pháp chính nhằm hạn chế sự phân phối các thông tin tình báo giá trị trên không19. Hiện tại, Mỹ có thị trường viễn thám thương mại lớn nhất và nhiều khả năng tiếp tục dẫn đầu thị trường bởi một cơ cấu pháp lý ngày càng cởi mở, một cơ sở công nghiệp vững chắc và các hợp đồng chính phủ nhiều lợi nhuận. Phần còn lại của thị trường thương mại toàn cầu sẽ nhiều khả năng vẫn tập trung ở các nước đồng minh thân cận và đối tác của Mỹ. Vậy nên, Mỹ gặp phải những khó khăn cụ thể trong quản lý các mối đe dọa viễn thám bởi sử dụng các biện pháp quân sự chủ động lên các hệ thống thương mại nội địa hoặc đồng minh không phải là một phương án ngoại giao phù hợp. Tuy nhiên, cơ chế pháp lý của Mỹ có thể được sử dụng cũng như các biện pháp khác nhằm kiểm soát viễn thám thương mại nội địa. Bên cạnh đó, các biện pháp ngoại giao đi kèm bởi các thỏa thuận đối ứng và lưu ý quốc tế cũng là một cách kiểm soát hiệu quả các hệ thống của đồng minh và bên thứ ba. Một sự kết hợp kiểm soát giữa pháp lý và ngoại giao có thể bổ sung hiệu quả cho các biện pháp quân sự trong kiểm soát thông tin tình báo viễn thám, hạn chế rủi ro tác chiến và thông tin tình báo vô tình gây ra bởi các hệ thống này.

(Còn nữa ạ)
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,556
Động cơ
566,925 Mã lực
Nghề làm đồ giả đánh lừa vệ tinh sẽ lên ngôi.
 

Quakhoang

Xe buýt
Biển số
OF-799220
Ngày cấp bằng
3/12/21
Số km
846
Động cơ
30,639 Mã lực
Tuổi
32
Ồ, bác có thể đề nghị bắn hạ chúng.
Hoặc chỉ đạo anh em bên dưới bác tổ chức đề tài khoa học "Nghiên cứu tác dụng bất ngờ của mũi tiêm số 4 trong việc tăng kháng thể lên tới 5000 lần so với mũi 3".....sau đó gửi nghiên cứu này cho đội trực vệ tinh bác ạ, họ sẽ bỏ trực để đi xếp hàng tiêm mũi 4 thôi.

Tất nhiên nếu bác không có tên lửa chống vệ tinh thi có thể chọn phương án mũi 4 nhưng lại cần phải có tiền. Vậy nên bác có thể chọn cách các bác khác tư vấn. Không sao cá nhân tôi sẽ tôn trọng việc đó.
 

DinhThangPKE

Xe hơi
Biển số
OF-799113
Ngày cấp bằng
2/12/21
Số km
155
Động cơ
16,361 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
. chờ tiếp của bác chủ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Kiểm soát pháp lý

Luật pháp Mỹ về các hệ thống viễn thám thương mại bắt đầu vào năm 1984 với việc thông qua Đạo luật Thương mại hóa Viễn thám Mặt đất. Đạo luật này chủ yếu nhằm tư nhân hóa chương trình Landsat, nhưng nó cũng bao gồm các điều khoản cho phép Bộ trưởng Thương mại cấp phép cho các vệ tinh viễn thám thương mại. Bộ Thương mại nhanh chóng ủy quyền và vẫn duy trì tới giờ cho Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển (NOAA). Trong khi đạo luật 1984 vẫn còn nhiều thiếu sót, nó cũng đã thiết lập một khuôn khổ cho việc cấp phép các hệ thống viễn thám thương mại và bao gồm nhiều cơ sở lý luận của pháp luật hiện hành. Đạo luật 1984 được thay thế vào năm 1992 bởi Đạo luật Chính sách Viễn thám Mặt đất, đạo luật mà đã bỏ một vài điều kiện khắt khe hơn trong cấp phép, bao gồm quyền của Bộ trưởng Thương mại trong việc “chấm dứt, sửa đổi, điều kiện, chuyển nhượng hoặc đình chỉ giấy phép” mà không có bất kỳ quyền truy đòi hợp pháp nào cho bên được cấp phép. Luật Các chương trình Vũ trụ Quốc gia và Thương mại được cập nhật năm 2010 nhưng không có nhiều thay đổi lớn, đạo luật 1992 vẫn là nền tảng cơ sở pháp lý cho việc cấp phép viễn thám ở Mỹ.
Các đối tượng cơ bản được cấp phép trong đạo luật 1992 là tương đối an toàn tuy nhiên vẫn bao gồm một số cảnh báo về an ninh quốc gia. Theo như một phần của luật, các nhà điều hành thương mại được cấp phép của Mỹ phải sử dụng “hệ thống theo nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia và tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của Mỹ”. Thêm nữa, bên được cấp phép được yêu cầu phải báo cáo Bộ trưởng khi tham gia bất kỳ thỏa thuận nào “với quốc gia, thực thể hoặc tổ chức nước ngoài hoặc liên quan tới nước ngoài”. Những yêu cầu cơ bản khác bao gồm việc cung cấp các đặc trưng quỹ đạo của hệ thống, cách tiêu hủy vệ tinh phù hợp và báo cáo Bộ trưởng về bất kỳ thay đổi của quỹ đạo vệ tinh. Ở cấp độ mặt đất, điều này dường như hợp lý khi yêu cầu nhà cung thương mại tuân thủ với các yêu cầu bởi các nghĩa vụ quốc của Mỹ liên quan tới tìm kiếm mảnh vỡ và an ninh quốc gia. Nhưng sự mơ hồ nhanh chóng xuất hiện trong chính điều này khi mà điều khiển vệ tinh thế nào mới là đạt yêu cầu về an ninh quốc gia. Các nhà cung thương mại và các tổ chức chính phủ có những cách hiểu khác nhau về những gì cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia.
Hình ảnh từ Planet được nhắc tới trước đó là ví dụ minh họa cho xung đột về lợi ích và phương án này. Sử dụng những hình ảnh này, Iran có thể đánh giá sự hiệu quả của hệ thống định vị mục tiêu và tác động của chúng tới cuộc tấn công vào các mục tiêu cụ thể của al-Assad - một rủi ro an ninh quốc gia rõ ràng. Tuy nhiên, việc nhanh chóng công bố những bức ảnh chi tiết ra công chúng cho phép người dân Mỹ và cộng đồng quốc tế quyết định một cách độc lập rằng số lượng tên lửa và mức độ thiệt hại chỉ là hạn chế. Thông tin này được dùng để trấn an suy luận của giới truyền thông và ủng hộ câu chuyện rằng cuộc tấn công tên lửa chỉ là một cuộc tập trận giữ thể diện cho Iran - một lợi thế an ninh quốc gia rõ ràng. Việc công bố hình ảnh của Planet từ đó có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau về an ninh quốc gia, tùy vào góc nhìn và các hành động sau đó. Trong trường hợp này, Iran không tiếp tục thực hiện tấn công. Do đó, nếu nhìn lại, việc công bố hình ảnh của Planet đã không làm tổn hại an ninh quốc gia. Trường hợp này cho thấy sự mơ hồ trong yêu cầu có vẻ như rõ ràng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ đối với các nhà cung cấp hình ảnh thương mại.

1646103953187.png

1646103566370.png

1646103648578.png

1646103669651.png

Căn cứ không quân al-Assad nhìn từ vệ tinh của Planet

Nếu chính phủ Mỹ chọn thực hiện quyền kiểm soát pháp lý lên Planet và hạn chế công bố hình ảnh thì các phương án pháp lý sẽ bị hạn chế. Chỉ thị 23 theo quyết định của Tổng thống (PDD-23), được ký bởi Tổng thống Bill Clinton năm 1994, đưa ra khái niệm về tác chiến sửa đổi thường được gọi là “kiểm soát lá chắn sáng”. PDD-23 quy định rằng các nhà cung cấp hình ảnh thương mại có thể được yêu cầu “trong giai đoạn mà an ninh quốc gia… có thể bị tổn hại, như được định nghĩa lần lượt bởi Bộ trưởng Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Ngoại giao, phải hạn chế thu thập và/hoặc phân phối dữ liệu bằng hệ thống trong phạm vi cần thiết tùy thuộc vào tình huống tại thời điểm đó”. Kiểm soát lá chắn sáng là một công cụ pháp lý mạnh mẽ mà chính phủ Mỹ có thể ban hành nhằm ngăn các nhà cung thương mại được cấp phép chụp tất cả mọi thứ từ căn cứ quân sự độc lập tới toàn bộ hoạt động tác chiến của quân đội. Tuy nhiên, cho dù nó là một công cụ pháp lý hiệu quả, điều khiển lá chắn sáng chưa bao giờ được áp dụng.

Thách thức trong thực hiện các biện pháp kiểm soát pháp lý
Những thách thức trong thực thi kiểm soát lá chắn sáng có thể đã ngăn cản việc áp dụng nó. Thứ nhất, áp dụng nó gần như sẽ tạo ra một thách thức về mặt luật pháp. Theo đó, thách thức về mặt luật pháp sẽ không đến từ bên sở hữu vệ tinh được cấp phép. Thay vào đó, thách thức sẽ dần xuất hiện ở các cơ quan thông tấn hoặc thực thể khác tìm cách truy cập vào những hình ảnh bị từ chối - trừ khi được sự đồng thuận rộng rãi cho rằng lí do áp dụng điều khiển lá chắn sáng là để hỗ trợ cho an ninh quốc gia. Như ví dụ về Planet, chứng minh yêu cầu cho điều khiển lá chắn sáng là khó khăn ngay cả trong những trường hợp tưởng như rõ ràng nhất. Thứ hai, việc sử dụng kiểm soát lá chắn sáng có thể gây ra hậu quả lâu dài đối với sự phát triển của ngành viễn thám thương mại của Mỹ. Nó sẽ thể hiện mình việc các nhà cung cấp được cấp phép sẽ bị tổn hại bởi các can thiệp từ chính phủ, từ đó có khả năng biến môi trường cấp phép của Mỹ trở nên ít hấp dẫn hơn.
Các thách thức về hậu cần cũng là trở ngại cho việc áp dụng và xác minh tính hiệu quả của việc thực thi kiểm soát lá chắn sáng. Với số lượng ngày càng tăng của các bên có giấy phép viễn thám ở Mỹ, việc tuân thủ xác minh một cách chủ động gần như là không thể. Chính phủ sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc xác minh một cách tự nguyện từ các bên có giấy phép. Khi mà mức phạt dân sự tối đa mà Bộ trưởng Thương mại áp dụng lên các nhà cung cấp hình ảnh vi phạm quy định trong giấy phép chỉ là 10.000 USD, bên được cấp phép có thể đơn giản cho rằng chi phí để tuân thủ pháp luật còn lớn hơn cả hình phạt. Nhà cung có thể kết luận một cách thủ đoạn rằng giá trị của hình ảnh bị kiểm soát lá chắn sáng còn lớn hơn nhiều so với mức phạt và bán chúng bất chấp quy định của chính phủ. Kịch bản này là có thể xảy ra, mặc dù chưa chắc chắn cho dù mức phạt dân sự còn tương đối thấp. Chính phủ Mỹ là bên mua hình ảnh vệ tinh thương mại lớn nhất với riêng hợp đồng EnhancedView (Quan sát tăng cường) với Cục Trinh sát Quốc gia Mỹ (NRO) đã có giá trị 300 triệu USD một năm cho các công nghệ. Trong một ngành với doanh thu toàn cầu chỉ ước đạt 2,2 tỉ USD, các nhà cung cấp hình ảnh có trụ sở tại Mỹ sẽ dường như không mạo hiểm đánh mất các hợp đồng lợi nhuận cao trong tương lai bằng cách cố tình bỏ qua các yêu cầu về kiểm soát lá chắn sáng.
Rào cản cuối cùng để áp dụng kiểm soát lá chắn sáng là việc ban hành cơ cấu pháp lý gần đây yêu cầu tất cả các nhà cung viễn thám được cấp phép ở Mỹ phải tuân theo kiểm soát lá chắn sáng. Quy định mới này được sửa đổi lần đầu tiên từ năm 2006 phụ thuộc vào cấu trúc phân cấp được quyết định bởi các tiêu chuẩn khả dụng của nước ngoài. Theo như quy định này, nếu một vệ tinh viễn thám được bán ra thị trường từ bất kỳ nhà cung nước ngoài nào thì nó được coi là có sẵn. Nhà cung Mỹ sau đó được xếp vào cấp thấp nhất trong ba nhóm được phân loại theo quy định hay là cấp một. Trong cấp một, các nhà cung viễn thám vẫn được yêu cầu phải điều khiển hệ thống của mình “đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ” nhưng không phải tuân theo kiểm soát lá chắn sáng. Nếu một vệ tinh viễn thám chỉ phổ biến với các nhà cung được cấp phép ở Mỹ hoặc hiện loại đó là duy nhất, nó lần lượt được xếp vào cấp hai và ba. Khi sự sẵn có ở ngoài nước tăng lên, một tỷ lệ lớn hơn các hệ thống viễn thám sẽ không còn tuân theo các chỉ thị điều khiển lá chắn sáng. Bộ trưởng Quốc phòng vẫn có thể bác bỏ quyết định về tính sẵn có dựa trên những quan ngại về tính an ninh quốc gia, nhưng thực thi quyền hành có thể sẽ khó khăn và hiếm khi có các tác động về mặt chính trị. Mặc cho những hạn chế pháp lý về kiểm soát lá chắn sáng, điều này vẫn nằm trong luật để Mỹ có khả năng áp dụng, cho dù cơ cấu pháp lý mới khiến việc áp dụng rộng rãi trở nên cực kỳ khó khăn. Tuy vậy, kiểm soát lá chắn sáng là một công cụ pháp lý mạnh mẽ để kiểm soát các hệ thống viễn thám được cấp phép nội địa, nhưng có một cách tiếp cận cần thiết khác cho các hệ thống thương mại nước ngoài.

1646104286487.png

1646104139331.png

1646104176838.png

Vệ tinh thương mại của hãng Planet

Các hệ thống viễn thám thương mại của đồng minh (Mỹ, NATO)

Hệ thống viễn thám thương mại của đồng minh có thể được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao. Tuy nhiên, mức độ kiểm soát mà các nước đồng minh đối với ngành viễn thám của họ là khác nhau, bất kỳ yêu cầu nào cũng sẽ phải phù hợp với những kiểm soát cho các công ty thương mại Mỹ. Canađa là một quốc gia có pháp luật về viễn thám gần giống với Mỹ, bao gồm cả điều khoản cho phép Bộ trưởng Quốc phòng có thể “can thiệp hoặc hạn chế” các hoạt động của bên được cấp phép dựa trên lí do an ninh quốc gia. Điều này cơ bản là học tập luật pháp Mỹ, trao quyền cho Bộ trưởng Quốc phòng điều chỉnh các hoạt động (kiểm soát viễn thám) các bên được cấp phép ở Mỹ. Với cơ cấu pháp lý của mình, Canađa, một đồng minh thân thiết của Mỹ, sẽ tiếp thu và có khả năng hạn chế các hoạt động của vệ tinh nước mình khi có yêu cầu sử dụng cơ chế pháp lý tương tự. Tuy nhiên, nước này cũng mong đợi các hạn chế đối ứng từ phía các hệ thống của Mỹ. Trong khi Canađa sử dụng cách tiếp cận cơ bản về an ninh như Mỹ, với các chỉ thị sửa đổi hoạt động sử dụng theo quyết định của Bộ Quốc phòng, không phải quốc gia phương Tây nào cũng đều áp dụng cách tiếp cận này.
Đức chọn một cách tiếp cận pháp lý viễn thám khác so với Mỹ và Canađa. Luật pháp Đức cho các nền tảng viễn thám nhạy cảm với việc có thể sử dụng hình ảnh mang tính chất thương mại của Đức cho các mục tiêu quân sự và các tác động của chúng lên an ninh nội địa và chính sách đối ngoại. Các quy định pháp lý của Đức yêu cầu các bên được cấp phép điều khiển phải tiến hành kiểm tra độ nhạy cảm của tất cả các giao dịch dữ liệu trên cơ sở dữ liệu chính phủ, tính tới chất lượng của dữ liệu, phạm vi mục tiêu và các cá nhân đưa ra yêu cầu. Kiểm soát giao dịch để tránh những phức tạp trong nỗ lực điều tiết khía cạnh kỹ thuật của các hệ thống viễn thám như Mỹ đã làm và thay vào đó tập trung vào kiểm soát sản phẩm. Việc kiểm soát của chính phủ Đức sẽ cho phép phản ứng nhanh nếu họ cho rằng có một yêu cầu từ chính phủ nước ngoài nhằm hạn chế công bố hình ảnh là hợp pháp. Vì luật viễn thám của Đức là nhằm hỗ trợ cam kết quốc gia về hòa bình và nhạy cảm với các mối đe dọa an ninh nước ngoài, Đức sẽ nhiều khả năng là một trong số các quốc gia dễ tiếp nhận nhất các yêu cầu ngoại giao nhằm hạn chế phân phối hình ảnh. Cùng với Pháp, Đức chỉ là một trong hai thành viên của Liên minh châu Âu (EU) có chính sách quốc gia bao quát trong việc quản lý viễn thám.
Quản lý mối đe dọa an ninh viễn thám bằng các biện pháp ngoại giao ở một Liên minh châu Âu rộng lớn hơn là một vấn đề nan giải so với Đức hay Pháp. Bên ngoài Mỹ, các thành viên EU nói chung có thị trường viễn thám thương mại và tư nhân lớn nhất, cùng với một số thành viên như Phần Lan sở hữu các nhà cung cấp thương mại có năng lực tốt. Các công ty viễn thám có trụ sở tại các nước EU chịu ít sự quản lý bởi pháp lý là một thách thức khó khăn bởi EU không có các chính sách tổng thể rõ ràng trong điều tiết viễn thám. Sự thiếu sót trong cơ chế pháp lý trên toàn EU trong kiểm soát việc công bố hình ảnh vệ tinh nhằm bảo vệ an ninh quốc gia nội địa và nước ngoài là một vấn đề nan giải. Kể cả khi quốc gia nhận được động thái ngoại giao và chấp nhận yêu cầu đó là hợp pháp, quốc gia đó có thể thấy việc áp đặt bất kỳ các kiểm soát hạn chế nào lên nhà cung cấp có trụ sở nằm trong lãnh thổ của họ gần như là không thể về mặt pháp lý. Nếu các nước đồng minh thiếu một khung pháp lý đầy đủ hoặc thẩm quyền pháp lý để ngăn chặn các nhà cung thương mại công bố hình ảnh thì từng nhà cung cấp này phải được xếp vào cùng nhóm với các hệ thống thương mại của bên thứ ba.

Các hệ thống thương mại của bên thứ ba
Cấp độ hai của các hệ thống viễn thám thương mại nước ngoài là các hệ thống thương mại bên thứ ba. Chúng là một thách thức với bất kỳ quốc gia nào trong nỗ lực ngăn chặn việc quan sát các hoạt động tác chiến quân sự. Không như các sản phẩm từ các hệ thống quốc gia của bên thứ ba - sản phẩm mà ít có khả năng được chia sẻ ra bên ngoài chính phủ bởi những lo ngại trong việc tiết lộ các khả năng và hạn chế của chúng - các nhà cung thương mại hoạt động ở từ các quốc gia trung lập sẽ có thể sẽ coi là hành động thù địch giữa các quốc gia khác như là một cơ hội. Về mặt tác chiến điều này có nghĩa là họ có mối đe dọa không khác gì các hệ thống của kẻ địch, nhưng các biện pháp quân sự chủ động không thể sử dụng để chống lại họ nếu không có một sự đánh giá cẩn thận về rủi ro làm quốc gia đó tức giận. Các động thái ngoại giao dường như là cách tiếp cận tốt nhất và chắc chắn là một bước quan trọng nhằm hạn chế việc công bố dữ liệu từ các bên thứ ba, nhưng chỉ mỗi biện pháp này có thể sẽ không có hiệu quả hoặc không kịp thời. Các nước trung lập có thể phản ứng chậm trước các động thái ngoại giao vì lí do vô ý hoặc cố ý. Một khi các hành động thù địch bắt đầu, tiến trình ngoại giao thường chậm chạp và sẽ có thể tạo ra rủi ro không thể chấp nhận được. Trong lịch sử, Mỹ đã áp dụng thành công cách tiếp cận ngoại giao này chỉ một lần trước đó và nó khó có thể lặp lại. Biện pháp này được áp dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh khi Liên Hợp Quốc, trước sự thúc giục của Mỹ, áp đặt lệnh cấm vận lên việc bán hình ảnh vệ tinh cho I-rắc. Hình ảnh có sẵn duy nhất không phải của Mỹ là từ vệ tinh SPOT của Pháp, và thỏa thuận yêu cầu SPOT phải từ bỏ việc bán cho các công ty truyền thông để tránh vô tình công bố hình ảnh cho I-rắc qua bên thứ ba. SPOT có độ phân giải 10m là tương đối thấp ở thời điểm đó nhưng cũng vẫn là một thông tin tình báo trên không giá trị đối với chính chủ I-rắc, nước mà vốn cũng đã mất khả năng do thám trên không36. Lệnh cấm vận buôn bán hình ảnh này đối với I-rắc đã hiệu quả và cho phép Mỹ điều động lực lượng thành công trong việc đánh vòng qua hông và gây bất ngờ cho Quân đội I-rắc.

1646104453599.png

Vệ tinh Spot-5 của hãng Spot

1646104659034.png

Vệ tinh Spot-7 của hãng Spot

1646104555021.png

Ảnh chụp cảng của Hy Lạp từ vệ tinh Spot, ngày 07/5/2002

1646104774001.png

Ảnh chụp từ vệ tinh thương mại Spot-6 cảng thành phố Doha - Qatar

1646105080768.jpeg

1646105233172.png

Ảnh chụp cảng thành phố Vladivostock của Nga từ vệ tinh thương mại Spot-6, độ phân giải trung bình

Việc lặp lại lệnh cấm vận ngoại giao tương tự như hiện nay sẽ khó khăn hơn nhiều so với năm 1990. Vào thời điểm đó, chỉ có một đồng minh thân cận duy nhất có năng lực thương mại và thể hiện mối đe dọa. Mối đe dọa ngày nay lại phổ biến trên nhiều quốc gia, với những hình ảnh thương mại có sẵn từ phần lớn các đồng minh của Mỹ, bên thứ ba và kẻ thù tiềm ẩn là Trung Quốc. Người ta nghi ngờ Mỹ về việc liệu có thành công trong tương lai khi yêu cầu Liên Hợp Quốc cấm vận hoặc nó có thể được thực thi với mức độ thành công như thời Chiến tranh vùng Vịnh. Một giải pháp thay thế cho đàm phán là phát triển một cơ chế cung cấp thông báo nhanh và hiệu quả trong việc cảnh báo các bên điều khiển vệ tinh rằng hình ảnh ở các khu vực cụ thể là không được phép chụp và có nguy cơ làm hỏng hoặc can nhiễu với vệ tinh chụp ảnh. Thông báo cho nhân viên hàng không (NOTAM) cung cấp một khuôn khổ khả thi cho cơ chế này có thể hoạt động một cách hiệu quả.
Các NOTAM cung cấp cho máy bay thông tin cảnh báo nguy hại hoặc giới hạn không phận được chấp nhận ở định dạng quốc tế. Chúng là sự phát triển ở cấp độ cao hơn của Công ước Hàng không Dân dụng Quốc tế được áp dụng tại Mỹ vào năm 1944, nơi thiết lập các hướng dẫn quốc tế về hàng không dân dụng. Công ước này không áp dụng cho máy bay quân sự, nhưng kết quả từ quá trình và cơ chế pháp lý được tiếp thu cho không quân trong tác chiến thông thường. Trong số các hướng dẫn của công ước bao gồm sự hiểu biết về máybay dân dụng hoạt động không vì mục tiêu dân sự trong không phận của một quốc gia có thể được đối phó bằng “bất kỳ biện pháp nào phù hợp”38. Việc mở rộng sự hiểu biết và ý nghĩa của điều này lên cả không gian vũ trụ là một vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, một thỏa thuận tương tự cho các hệ thống vũ trụ có thể cung cấp một khung pháp lý cho các nước để can thiệp vào các hoạt động của vệ tinh thương mại bên thứ ba, vốn trở thành mối đe dọa an ninh khi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Với các hoạt động tác chiến bên ngoài lãnh thổ có chủ quyền, mà nhiều khả năng là đối với Mỹ, cơ chế các NOTAM có thể đơn giản cung cấp các cảnh báo rõ ràng và cụ thể rằng các hệ thống bên thứ ba không được phép chụp ảnh khu vực này. Các hệ thống vi phạm cảnh báo bằng việc chĩa ống kính của họ vào các khu vực này trên Trái Đất sẽ bị tấn công bởi các hệ thống vũ khí năng lượng định hướng đang hoạt động, hoặc trong trường hợp các hệ thống rađa mặt mở tổng hợp có thể can thiệp chủ động nếu chúng phát hiện ra bức xạ năng lượng từ vệ tinh.

Một cách tiếp cận mới để giảm thiểu đe dọa từ bên thứ ba
Các cách tiếp cận ngoại giao và pháp lý nhằm kiểm soát việc công bố dữ liệu viễn thám là cần thiết để bổ sung cho các biện pháp quân sự chủ động và bị động. Tuy nhiên, không có giải pháp nào đủ đơn giản để giảm thiểu rủi ro tác chiến từ các vệ tinh viễn thám của đối phương. Các biện pháp ngoại giao là cách tiếp cận tốt nhất với các hệ thống viễn thám thương mại của đồng minh, trong khi các hệ thống viễn thám thương mại của bên thứ ba có thể dùng một cách tiếp cận cứng rắn hơn. Hơn nữa, sự phức tạp trong việc xác định rủi ro bởi các hệ thống viễn thám thương mại cũng như xác định quyền sở hữu là một thách thức lớn.
Cắt giảm sự phức tạp bằng việc phát triển và thực hiện một cơ chế như NOTAM - trong trường hợp này là thông báo cho phi hành gia (NOTSM) - để bảo vệ các hoạt động tác chiến là một cách tiếp cận rõ ràng nhất nhưng đòi hỏi yêu cầu bắt buộc. Sự bắt buộc này dành riêng các trang bị kỹ thuật tại chỗ có khả năng truy tìm và giao chiến bất trang bị tình báo, trinh sát và giám sát (ISR) nào di chuyển trên không có tác động mang tính phá hoại hoặc không. Một chiến lược toàn diện và chuyên sâu bao gồm các biện pháp ngoại giao và chủ động là một thách thức nhưng cần thiết trong việc hạn chế các tác động của viễn thám không phải của đối phương có thể có lên các hoạt động tác chiến.

Kết luận
Việc cho phép quan sát gần như toàn bộ Trái Đất từ vũ trụ đang đến gần và không thể bị bỏ qua bởi các nhà hoạch định quân sự. Vốn là một mối đe dọa về thông tin tình báo, các vệ tinh viễn thám đang phát triển nhanh chóng thành một mối đe dọa tác chiến đối với các lực lượng quân sự.
Chỉ dùng các biện pháp thụ động để quản lý rủi ro từ vệ tinh viễn thám sẽ ngày càng trở nên kém hiệu quả, trừ khi chúng đi kèm với các biện pháp chủ động nhằm hạn chế việc quan sát các lực lượng đồng minh, chẳng hạn như các vệ tinh mà Trung Quốc và Nga đang phát triển. Ở đâu và khi nào áp dụng các biện pháp chủ động này là một vấn đề ngày càng phức tạp, đòi hỏi sự cân bằng và thận trọng giữa rủi ro ngoại giao với tác chiến bởi không phải mối đe dọa viễn thám nào cũng được kiểm soát bởi đối phương. Do đó, một số trường hợp yêu cầu các biện pháp kiểm soát về ngoại giao và pháp lý.
Chỉ có một vài quốc gia sở hữu khung pháp lý rõ ràng trong quản lý các mối đe dọa viễn thám nội địa. Cơ cấu pháp lý của Mỹ đối với các hệ thống viễn thám rất vững chắc. Tuy nhiên, nó đã thay đổi từ việc chủ yếu dựa vào các hạn chế kỹ thuật ở cấp độ hệ thống sang dựa vào việc kiểm soát lá chắn sáng và những cách quản lý rộng hơn về an ninh quốc gia theo cơ chế kiểm soát pháp lý của mình. Với việc là một cơ chế pháp lý, kiểm soát lá chắn sáng trên lý thuyết là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, đó là một trong những điều mà Mỹ chưa bao giờ thi hành bởi e ngại thách thức luật pháp cũng như gây tổn hại cho ngành viễn thám nội địa. Với các nước đồng minh, một hệ thống kiểm soát pháp lý chắp vá đang tồn tại, điều mà các nước này có thể sẽ sẵn sàng thi hành khi được yêu cầu thông qua các kênh ngoại giao.
Khó khăn nhất trong quản lý mối đe dọa nằm ở các hệ thống bên thứ ba hoặc những bên không sẵn sàng trợ giúp các mối quan ngại về an ninh của nước ngoài. Trong các trường hợp này, khái niệm NOTAM/NOTSM có thể sẽ cần thiết để ngăn chặn việc quan sát. Khái niệm NOTSM cho phép cảnh báo trước hình ảnh ở một khu vực cụ thể không được khuyến khích và các nỗ lực nhằm chụp lại khu vực này sẽ phải đối mặt với các biện pháp chủ động. Khái niệm này hiện không có khung pháp lý để thực thi và sẽ cần được tuyên bố đơn phương hoặc được phát triển như là quy chuẩn chấp nhận được ở lãnh thổ có chủ quyền hoặc các vùng có hoạt động tác chiến chủ động. Dù là cách nào, các biện pháp chủ động chống lại các vệ tinh không phải của đối phương cũng sẽ cần phân tích cẩn thận về các rủi ro liên quan.
Các vệ tinh viễn thám trong một thời đại của hình ảnh phổ cập sẽ cung cấp một lợi thế quân sự rất lớn cho bên nào có thể tận dụng được chúng cho lợi ích của mình trong khi vô hiệu hóa việc truy cập của đối phương. Bất chấp kết luận có vẻ như là hiển nhiên này, dường như có rất ít sự thừa nhận về mối đe dọa mà vệ tinh sẽ gây ra cho các lực lượng tác chiến trong tương lai. Các vệ tinh viễn thám trong lịch sử từng thúc đẩy sự ổn định của chiến lược bằng việc cho phép quan sát rõ ràng bên trong biên giới của đối phương, giờ đang phát triển thành một công cụ hỗ trợ quan trọng cho chiến tranh tương lai. Sự thừa nhận đầy đủ về quy mô của mối đe dọa và cơ hội để các hệ thống này có thể chưa hiện diện cho tới khi một quốc gia có thể khai thác thành công lợi thế trong việc sử dụng và kiểm soát vũ trụ để nhanh chóng đánh bại một quốc gia được cho là cường quốc quân sự. Khi ngày đó đến, vũ trụ sẽ thực sự trở thành một chiến trường trong tác chiến.

1646105654198.png

1646105730642.png

1646105917918.png

1646105942981.png

Khu tập kết khí tài của quân đội Nga tại biên giới Belarus - Ukraine, ảnh chụp từ vệ tinh thương mại

1646105768036.png

1646105848810.png

Khu tập kết khí tài của quân đội Nga tại biên giới Nga - Ukraine, ảnh chụp từ vệ tinh thương mại

1646105476390.png

1646105591235.png

1646106006789.png

1646106082385.png

Quân Nga tiến về Kiev, ngày 28 và 29 /02/2022, ảnh từ vệ tinh thương mại
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Chã lởm vãi, thớt của cụ Vulcan V70 hội tụ nhiều ae thảo luận có tính chuyên môn mới vui; qua cái thớt của hắn lôm côm đủ hạng chém luyên thuyên đủ thứ thượng vàng hạ cám, làm E mất hứng ko muốn post gì cả :D

Nhân tiện chúc mừng pàkon 2 vùng ly khai Donbass đã hoàn thành ước nguyện suốt 8 năm qua 🇷🇺🇷🇺

Tất cả các thớt liên quan đến Nga đều tạm khoá.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Ảnh nét ghê. Anh Ủn tranh thủ bên U ồn ào cũng vừa phóng dc 1 cái vệ tinh trinh sát. Ảnh demo thấy vẫn còn nhiều việc phải làm lắm.

<Bán đảo Triều Tiên trong ảnh chụp từ tên lửa được Triều Tiên công bố hôm nay. Ảnh: KCNA>
1646152695631.png


Kiểm soát pháp lý

Luật pháp Mỹ về các hệ thống viễn thám thương mại bắt đầu vào năm 1984 với việc thông qua Đạo luật Thương mại hóa Viễn thám Mặt đất. Đạo luật này chủ yếu nhằm tư nhân hóa chương trình Landsat, nhưng nó cũng bao gồm các điều khoản cho phép Bộ trưởng Thương mại cấp phép cho các vệ tinh viễn thám thương mại. Bộ Thương mại nhanh chóng ủy quyền và vẫn duy trì tới giờ cho Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển (NOAA). Trong khi đạo luật 1984 vẫn còn nhiều thiếu sót, nó cũng đã thiết lập một khuôn khổ cho việc cấp phép các hệ thống viễn thám thương mại và bao gồm nhiều cơ sở lý luận của pháp luật hiện hành. Đạo luật 1984 được thay thế vào năm 1992 bởi Đạo luật Chính sách Viễn thám Mặt đất, đạo luật mà đã bỏ một vài điều kiện khắt khe hơn trong cấp phép, bao gồm quyền của Bộ trưởng Thương mại trong việc “chấm dứt, sửa đổi, điều kiện, chuyển nhượng hoặc đình chỉ giấy phép” mà không có bất kỳ quyền truy đòi hợp pháp nào cho bên được cấp phép. Luật Các chương trình Vũ trụ Quốc gia và Thương mại được cập nhật năm 2010 nhưng không có nhiều thay đổi lớn, đạo luật 1992 vẫn là nền tảng cơ sở pháp lý cho việc cấp phép viễn thám ở Mỹ.
Các đối tượng cơ bản được cấp phép trong đạo luật 1992 là tương đối an toàn tuy nhiên vẫn bao gồm một số cảnh báo về an ninh quốc gia. Theo như một phần của luật, các nhà điều hành thương mại được cấp phép của Mỹ phải sử dụng “hệ thống theo nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia và tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của Mỹ”. Thêm nữa, bên được cấp phép được yêu cầu phải báo cáo Bộ trưởng khi tham gia bất kỳ thỏa thuận nào “với quốc gia, thực thể hoặc tổ chức nước ngoài hoặc liên quan tới nước ngoài”. Những yêu cầu cơ bản khác bao gồm việc cung cấp các đặc trưng quỹ đạo của hệ thống, cách tiêu hủy vệ tinh phù hợp và báo cáo Bộ trưởng về bất kỳ thay đổi của quỹ đạo vệ tinh. Ở cấp độ mặt đất, điều này dường như hợp lý khi yêu cầu nhà cung thương mại tuân thủ với các yêu cầu bởi các nghĩa vụ quốc của Mỹ liên quan tới tìm kiếm mảnh vỡ và an ninh quốc gia. Nhưng sự mơ hồ nhanh chóng xuất hiện trong chính điều này khi mà điều khiển vệ tinh thế nào mới là đạt yêu cầu về an ninh quốc gia. Các nhà cung thương mại và các tổ chức chính phủ có những cách hiểu khác nhau về những gì cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia.
Hình ảnh từ Planet được nhắc tới trước đó là ví dụ minh họa cho xung đột về lợi ích và phương án này. Sử dụng những hình ảnh này, Iran có thể đánh giá sự hiệu quả của hệ thống định vị mục tiêu và tác động của chúng tới cuộc tấn công vào các mục tiêu cụ thể của al-Assad - một rủi ro an ninh quốc gia rõ ràng. Tuy nhiên, việc nhanh chóng công bố những bức ảnh chi tiết ra công chúng cho phép người dân Mỹ và cộng đồng quốc tế quyết định một cách độc lập rằng số lượng tên lửa và mức độ thiệt hại chỉ là hạn chế. Thông tin này được dùng để trấn an suy luận của giới truyền thông và ủng hộ câu chuyện rằng cuộc tấn công tên lửa chỉ là một cuộc tập trận giữ thể diện cho Iran - một lợi thế an ninh quốc gia rõ ràng. Việc công bố hình ảnh của Planet từ đó có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau về an ninh quốc gia, tùy vào góc nhìn và các hành động sau đó. Trong trường hợp này, Iran không tiếp tục thực hiện tấn công. Do đó, nếu nhìn lại, việc công bố hình ảnh của Planet đã không làm tổn hại an ninh quốc gia. Trường hợp này cho thấy sự mơ hồ trong yêu cầu có vẻ như rõ ràng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ đối với các nhà cung cấp hình ảnh thương mại.

View attachment 6928754
View attachment 6928724
View attachment 6928729
View attachment 6928730
Căn cứ không quân al-Assad nhìn từ vệ tinh của Planet

Nếu chính phủ Mỹ chọn thực hiện quyền kiểm soát pháp lý lên Planet và hạn chế công bố hình ảnh thì các phương án pháp lý sẽ bị hạn chế. Chỉ thị 23 theo quyết định của Tổng thống (PDD-23), được ký bởi Tổng thống Bill Clinton năm 1994, đưa ra khái niệm về tác chiến sửa đổi thường được gọi là “kiểm soát lá chắn sáng”. PDD-23 quy định rằng các nhà cung cấp hình ảnh thương mại có thể được yêu cầu “trong giai đoạn mà an ninh quốc gia… có thể bị tổn hại, như được định nghĩa lần lượt bởi Bộ trưởng Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Ngoại giao, phải hạn chế thu thập và/hoặc phân phối dữ liệu bằng hệ thống trong phạm vi cần thiết tùy thuộc vào tình huống tại thời điểm đó”. Kiểm soát lá chắn sáng là một công cụ pháp lý mạnh mẽ mà chính phủ Mỹ có thể ban hành nhằm ngăn các nhà cung thương mại được cấp phép chụp tất cả mọi thứ từ căn cứ quân sự độc lập tới toàn bộ hoạt động tác chiến của quân đội. Tuy nhiên, cho dù nó là một công cụ pháp lý hiệu quả, điều khiển lá chắn sáng chưa bao giờ được áp dụng.

Thách thức trong thực hiện các biện pháp kiểm soát pháp lý
Những thách thức trong thực thi kiểm soát lá chắn sáng có thể đã ngăn cản việc áp dụng nó. Thứ nhất, áp dụng nó gần như sẽ tạo ra một thách thức về mặt luật pháp. Theo đó, thách thức về mặt luật pháp sẽ không đến từ bên sở hữu vệ tinh được cấp phép. Thay vào đó, thách thức sẽ dần xuất hiện ở các cơ quan thông tấn hoặc thực thể khác tìm cách truy cập vào những hình ảnh bị từ chối - trừ khi được sự đồng thuận rộng rãi cho rằng lí do áp dụng điều khiển lá chắn sáng là để hỗ trợ cho an ninh quốc gia. Như ví dụ về Planet, chứng minh yêu cầu cho điều khiển lá chắn sáng là khó khăn ngay cả trong những trường hợp tưởng như rõ ràng nhất. Thứ hai, việc sử dụng kiểm soát lá chắn sáng có thể gây ra hậu quả lâu dài đối với sự phát triển của ngành viễn thám thương mại của Mỹ. Nó sẽ thể hiện mình việc các nhà cung cấp được cấp phép sẽ bị tổn hại bởi các can thiệp từ chính phủ, từ đó có khả năng biến môi trường cấp phép của Mỹ trở nên ít hấp dẫn hơn.
Các thách thức về hậu cần cũng là trở ngại cho việc áp dụng và xác minh tính hiệu quả của việc thực thi kiểm soát lá chắn sáng. Với số lượng ngày càng tăng của các bên có giấy phép viễn thám ở Mỹ, việc tuân thủ xác minh một cách chủ động gần như là không thể. Chính phủ sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc xác minh một cách tự nguyện từ các bên có giấy phép. Khi mà mức phạt dân sự tối đa mà Bộ trưởng Thương mại áp dụng lên các nhà cung cấp hình ảnh vi phạm quy định trong giấy phép chỉ là 10.000 USD, bên được cấp phép có thể đơn giản cho rằng chi phí để tuân thủ pháp luật còn lớn hơn cả hình phạt. Nhà cung có thể kết luận một cách thủ đoạn rằng giá trị của hình ảnh bị kiểm soát lá chắn sáng còn lớn hơn nhiều so với mức phạt và bán chúng bất chấp quy định của chính phủ. Kịch bản này là có thể xảy ra, mặc dù chưa chắc chắn cho dù mức phạt dân sự còn tương đối thấp. Chính phủ Mỹ là bên mua hình ảnh vệ tinh thương mại lớn nhất với riêng hợp đồng EnhancedView (Quan sát tăng cường) với Cục Trinh sát Quốc gia Mỹ (NRO) đã có giá trị 300 triệu USD một năm cho các công nghệ. Trong một ngành với doanh thu toàn cầu chỉ ước đạt 2,2 tỉ USD, các nhà cung cấp hình ảnh có trụ sở tại Mỹ sẽ dường như không mạo hiểm đánh mất các hợp đồng lợi nhuận cao trong tương lai bằng cách cố tình bỏ qua các yêu cầu về kiểm soát lá chắn sáng.
Rào cản cuối cùng để áp dụng kiểm soát lá chắn sáng là việc ban hành cơ cấu pháp lý gần đây yêu cầu tất cả các nhà cung viễn thám được cấp phép ở Mỹ phải tuân theo kiểm soát lá chắn sáng. Quy định mới này được sửa đổi lần đầu tiên từ năm 2006 phụ thuộc vào cấu trúc phân cấp được quyết định bởi các tiêu chuẩn khả dụng của nước ngoài. Theo như quy định này, nếu một vệ tinh viễn thám được bán ra thị trường từ bất kỳ nhà cung nước ngoài nào thì nó được coi là có sẵn. Nhà cung Mỹ sau đó được xếp vào cấp thấp nhất trong ba nhóm được phân loại theo quy định hay là cấp một. Trong cấp một, các nhà cung viễn thám vẫn được yêu cầu phải điều khiển hệ thống của mình “đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ” nhưng không phải tuân theo kiểm soát lá chắn sáng. Nếu một vệ tinh viễn thám chỉ phổ biến với các nhà cung được cấp phép ở Mỹ hoặc hiện loại đó là duy nhất, nó lần lượt được xếp vào cấp hai và ba. Khi sự sẵn có ở ngoài nước tăng lên, một tỷ lệ lớn hơn các hệ thống viễn thám sẽ không còn tuân theo các chỉ thị điều khiển lá chắn sáng. Bộ trưởng Quốc phòng vẫn có thể bác bỏ quyết định về tính sẵn có dựa trên những quan ngại về tính an ninh quốc gia, nhưng thực thi quyền hành có thể sẽ khó khăn và hiếm khi có các tác động về mặt chính trị. Mặc cho những hạn chế pháp lý về kiểm soát lá chắn sáng, điều này vẫn nằm trong luật để Mỹ có khả năng áp dụng, cho dù cơ cấu pháp lý mới khiến việc áp dụng rộng rãi trở nên cực kỳ khó khăn. Tuy vậy, kiểm soát lá chắn sáng là một công cụ pháp lý mạnh mẽ để kiểm soát các hệ thống viễn thám được cấp phép nội địa, nhưng có một cách tiếp cận cần thiết khác cho các hệ thống thương mại nước ngoài.

View attachment 6928780
View attachment 6928772
View attachment 6928775
Vệ tinh thương mại của hãng Planet

Các hệ thống viễn thám thương mại của đồng minh (Mỹ, NATO)

Hệ thống viễn thám thương mại của đồng minh có thể được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao. Tuy nhiên, mức độ kiểm soát mà các nước đồng minh đối với ngành viễn thám của họ là khác nhau, bất kỳ yêu cầu nào cũng sẽ phải phù hợp với những kiểm soát cho các công ty thương mại Mỹ. Canađa là một quốc gia có pháp luật về viễn thám gần giống với Mỹ, bao gồm cả điều khoản cho phép Bộ trưởng Quốc phòng có thể “can thiệp hoặc hạn chế” các hoạt động của bên được cấp phép dựa trên lí do an ninh quốc gia. Điều này cơ bản là học tập luật pháp Mỹ, trao quyền cho Bộ trưởng Quốc phòng điều chỉnh các hoạt động (kiểm soát viễn thám) các bên được cấp phép ở Mỹ. Với cơ cấu pháp lý của mình, Canađa, một đồng minh thân thiết của Mỹ, sẽ tiếp thu và có khả năng hạn chế các hoạt động của vệ tinh nước mình khi có yêu cầu sử dụng cơ chế pháp lý tương tự. Tuy nhiên, nước này cũng mong đợi các hạn chế đối ứng từ phía các hệ thống của Mỹ. Trong khi Canađa sử dụng cách tiếp cận cơ bản về an ninh như Mỹ, với các chỉ thị sửa đổi hoạt động sử dụng theo quyết định của Bộ Quốc phòng, không phải quốc gia phương Tây nào cũng đều áp dụng cách tiếp cận này.
Đức chọn một cách tiếp cận pháp lý viễn thám khác so với Mỹ và Canađa. Luật pháp Đức cho các nền tảng viễn thám nhạy cảm với việc có thể sử dụng hình ảnh mang tính chất thương mại của Đức cho các mục tiêu quân sự và các tác động của chúng lên an ninh nội địa và chính sách đối ngoại. Các quy định pháp lý của Đức yêu cầu các bên được cấp phép điều khiển phải tiến hành kiểm tra độ nhạy cảm của tất cả các giao dịch dữ liệu trên cơ sở dữ liệu chính phủ, tính tới chất lượng của dữ liệu, phạm vi mục tiêu và các cá nhân đưa ra yêu cầu. Kiểm soát giao dịch để tránh những phức tạp trong nỗ lực điều tiết khía cạnh kỹ thuật của các hệ thống viễn thám như Mỹ đã làm và thay vào đó tập trung vào kiểm soát sản phẩm. Việc kiểm soát của chính phủ Đức sẽ cho phép phản ứng nhanh nếu họ cho rằng có một yêu cầu từ chính phủ nước ngoài nhằm hạn chế công bố hình ảnh là hợp pháp. Vì luật viễn thám của Đức là nhằm hỗ trợ cam kết quốc gia về hòa bình và nhạy cảm với các mối đe dọa an ninh nước ngoài, Đức sẽ nhiều khả năng là một trong số các quốc gia dễ tiếp nhận nhất các yêu cầu ngoại giao nhằm hạn chế phân phối hình ảnh. Cùng với Pháp, Đức chỉ là một trong hai thành viên của Liên minh châu Âu (EU) có chính sách quốc gia bao quát trong việc quản lý viễn thám.
Quản lý mối đe dọa an ninh viễn thám bằng các biện pháp ngoại giao ở một Liên minh châu Âu rộng lớn hơn là một vấn đề nan giải so với Đức hay Pháp. Bên ngoài Mỹ, các thành viên EU nói chung có thị trường viễn thám thương mại và tư nhân lớn nhất, cùng với một số thành viên như Phần Lan sở hữu các nhà cung cấp thương mại có năng lực tốt. Các công ty viễn thám có trụ sở tại các nước EU chịu ít sự quản lý bởi pháp lý là một thách thức khó khăn bởi EU không có các chính sách tổng thể rõ ràng trong điều tiết viễn thám. Sự thiếu sót trong cơ chế pháp lý trên toàn EU trong kiểm soát việc công bố hình ảnh vệ tinh nhằm bảo vệ an ninh quốc gia nội địa và nước ngoài là một vấn đề nan giải. Kể cả khi quốc gia nhận được động thái ngoại giao và chấp nhận yêu cầu đó là hợp pháp, quốc gia đó có thể thấy việc áp đặt bất kỳ các kiểm soát hạn chế nào lên nhà cung cấp có trụ sở nằm trong lãnh thổ của họ gần như là không thể về mặt pháp lý. Nếu các nước đồng minh thiếu một khung pháp lý đầy đủ hoặc thẩm quyền pháp lý để ngăn chặn các nhà cung thương mại công bố hình ảnh thì từng nhà cung cấp này phải được xếp vào cùng nhóm với các hệ thống thương mại của bên thứ ba.

Các hệ thống thương mại của bên thứ ba
Cấp độ hai của các hệ thống viễn thám thương mại nước ngoài là các hệ thống thương mại bên thứ ba. Chúng là một thách thức với bất kỳ quốc gia nào trong nỗ lực ngăn chặn việc quan sát các hoạt động tác chiến quân sự. Không như các sản phẩm từ các hệ thống quốc gia của bên thứ ba - sản phẩm mà ít có khả năng được chia sẻ ra bên ngoài chính phủ bởi những lo ngại trong việc tiết lộ các khả năng và hạn chế của chúng - các nhà cung thương mại hoạt động ở từ các quốc gia trung lập sẽ có thể sẽ coi là hành động thù địch giữa các quốc gia khác như là một cơ hội. Về mặt tác chiến điều này có nghĩa là họ có mối đe dọa không khác gì các hệ thống của kẻ địch, nhưng các biện pháp quân sự chủ động không thể sử dụng để chống lại họ nếu không có một sự đánh giá cẩn thận về rủi ro làm quốc gia đó tức giận. Các động thái ngoại giao dường như là cách tiếp cận tốt nhất và chắc chắn là một bước quan trọng nhằm hạn chế việc công bố dữ liệu từ các bên thứ ba, nhưng chỉ mỗi biện pháp này có thể sẽ không có hiệu quả hoặc không kịp thời. Các nước trung lập có thể phản ứng chậm trước các động thái ngoại giao vì lí do vô ý hoặc cố ý. Một khi các hành động thù địch bắt đầu, tiến trình ngoại giao thường chậm chạp và sẽ có thể tạo ra rủi ro không thể chấp nhận được. Trong lịch sử, Mỹ đã áp dụng thành công cách tiếp cận ngoại giao này chỉ một lần trước đó và nó khó có thể lặp lại. Biện pháp này được áp dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh khi Liên Hợp Quốc, trước sự thúc giục của Mỹ, áp đặt lệnh cấm vận lên việc bán hình ảnh vệ tinh cho I-rắc. Hình ảnh có sẵn duy nhất không phải của Mỹ là từ vệ tinh SPOT của Pháp, và thỏa thuận yêu cầu SPOT phải từ bỏ việc bán cho các công ty truyền thông để tránh vô tình công bố hình ảnh cho I-rắc qua bên thứ ba. SPOT có độ phân giải 10m là tương đối thấp ở thời điểm đó nhưng cũng vẫn là một thông tin tình báo trên không giá trị đối với chính chủ I-rắc, nước mà vốn cũng đã mất khả năng do thám trên không36. Lệnh cấm vận buôn bán hình ảnh này đối với I-rắc đã hiệu quả và cho phép Mỹ điều động lực lượng thành công trong việc đánh vòng qua hông và gây bất ngờ cho Quân đội I-rắc.

View attachment 6928786
Vệ tinh Spot-5 của hãng Spot

View attachment 6928797
Vệ tinh Spot-7 của hãng Spot

View attachment 6928789
Ảnh chụp cảng của Hy Lạp từ vệ tinh Spot, ngày 07/5/2002

View attachment 6928799
Ảnh chụp từ vệ tinh thương mại Spot-6 cảng thành phố Doha - Qatar

View attachment 6928813
View attachment 6928825
Ảnh chụp cảng thành phố Vladivostock của Nga từ vệ tinh thương mại Spot-6, độ phân giải trung bình

Việc lặp lại lệnh cấm vận ngoại giao tương tự như hiện nay sẽ khó khăn hơn nhiều so với năm 1990. Vào thời điểm đó, chỉ có một đồng minh thân cận duy nhất có năng lực thương mại và thể hiện mối đe dọa. Mối đe dọa ngày nay lại phổ biến trên nhiều quốc gia, với những hình ảnh thương mại có sẵn từ phần lớn các đồng minh của Mỹ, bên thứ ba và kẻ thù tiềm ẩn là Trung Quốc. Người ta nghi ngờ Mỹ về việc liệu có thành công trong tương lai khi yêu cầu Liên Hợp Quốc cấm vận hoặc nó có thể được thực thi với mức độ thành công như thời Chiến tranh vùng Vịnh. Một giải pháp thay thế cho đàm phán là phát triển một cơ chế cung cấp thông báo nhanh và hiệu quả trong việc cảnh báo các bên điều khiển vệ tinh rằng hình ảnh ở các khu vực cụ thể là không được phép chụp và có nguy cơ làm hỏng hoặc can nhiễu với vệ tinh chụp ảnh. Thông báo cho nhân viên hàng không (NOTAM) cung cấp một khuôn khổ khả thi cho cơ chế này có thể hoạt động một cách hiệu quả.
Các NOTAM cung cấp cho máy bay thông tin cảnh báo nguy hại hoặc giới hạn không phận được chấp nhận ở định dạng quốc tế. Chúng là sự phát triển ở cấp độ cao hơn của Công ước Hàng không Dân dụng Quốc tế được áp dụng tại Mỹ vào năm 1944, nơi thiết lập các hướng dẫn quốc tế về hàng không dân dụng. Công ước này không áp dụng cho máy bay quân sự, nhưng kết quả từ quá trình và cơ chế pháp lý được tiếp thu cho không quân trong tác chiến thông thường. Trong số các hướng dẫn của công ước bao gồm sự hiểu biết về máybay dân dụng hoạt động không vì mục tiêu dân sự trong không phận của một quốc gia có thể được đối phó bằng “bất kỳ biện pháp nào phù hợp”38. Việc mở rộng sự hiểu biết và ý nghĩa của điều này lên cả không gian vũ trụ là một vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, một thỏa thuận tương tự cho các hệ thống vũ trụ có thể cung cấp một khung pháp lý cho các nước để can thiệp vào các hoạt động của vệ tinh thương mại bên thứ ba, vốn trở thành mối đe dọa an ninh khi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Với các hoạt động tác chiến bên ngoài lãnh thổ có chủ quyền, mà nhiều khả năng là đối với Mỹ, cơ chế các NOTAM có thể đơn giản cung cấp các cảnh báo rõ ràng và cụ thể rằng các hệ thống bên thứ ba không được phép chụp ảnh khu vực này. Các hệ thống vi phạm cảnh báo bằng việc chĩa ống kính của họ vào các khu vực này trên Trái Đất sẽ bị tấn công bởi các hệ thống vũ khí năng lượng định hướng đang hoạt động, hoặc trong trường hợp các hệ thống rađa mặt mở tổng hợp có thể can thiệp chủ động nếu chúng phát hiện ra bức xạ năng lượng từ vệ tinh.

Một cách tiếp cận mới để giảm thiểu đe dọa từ bên thứ ba
Các cách tiếp cận ngoại giao và pháp lý nhằm kiểm soát việc công bố dữ liệu viễn thám là cần thiết để bổ sung cho các biện pháp quân sự chủ động và bị động. Tuy nhiên, không có giải pháp nào đủ đơn giản để giảm thiểu rủi ro tác chiến từ các vệ tinh viễn thám của đối phương. Các biện pháp ngoại giao là cách tiếp cận tốt nhất với các hệ thống viễn thám thương mại của đồng minh, trong khi các hệ thống viễn thám thương mại của bên thứ ba có thể dùng một cách tiếp cận cứng rắn hơn. Hơn nữa, sự phức tạp trong việc xác định rủi ro bởi các hệ thống viễn thám thương mại cũng như xác định quyền sở hữu là một thách thức lớn.
Cắt giảm sự phức tạp bằng việc phát triển và thực hiện một cơ chế như NOTAM - trong trường hợp này là thông báo cho phi hành gia (NOTSM) - để bảo vệ các hoạt động tác chiến là một cách tiếp cận rõ ràng nhất nhưng đòi hỏi yêu cầu bắt buộc. Sự bắt buộc này dành riêng các trang bị kỹ thuật tại chỗ có khả năng truy tìm và giao chiến bất trang bị tình báo, trinh sát và giám sát (ISR) nào di chuyển trên không có tác động mang tính phá hoại hoặc không. Một chiến lược toàn diện và chuyên sâu bao gồm các biện pháp ngoại giao và chủ động là một thách thức nhưng cần thiết trong việc hạn chế các tác động của viễn thám không phải của đối phương có thể có lên các hoạt động tác chiến.

Kết luận
Việc cho phép quan sát gần như toàn bộ Trái Đất từ vũ trụ đang đến gần và không thể bị bỏ qua bởi các nhà hoạch định quân sự. Vốn là một mối đe dọa về thông tin tình báo, các vệ tinh viễn thám đang phát triển nhanh chóng thành một mối đe dọa tác chiến đối với các lực lượng quân sự.
Chỉ dùng các biện pháp thụ động để quản lý rủi ro từ vệ tinh viễn thám sẽ ngày càng trở nên kém hiệu quả, trừ khi chúng đi kèm với các biện pháp chủ động nhằm hạn chế việc quan sát các lực lượng đồng minh, chẳng hạn như các vệ tinh mà Trung Quốc và Nga đang phát triển. Ở đâu và khi nào áp dụng các biện pháp chủ động này là một vấn đề ngày càng phức tạp, đòi hỏi sự cân bằng và thận trọng giữa rủi ro ngoại giao với tác chiến bởi không phải mối đe dọa viễn thám nào cũng được kiểm soát bởi đối phương. Do đó, một số trường hợp yêu cầu các biện pháp kiểm soát về ngoại giao và pháp lý.
Chỉ có một vài quốc gia sở hữu khung pháp lý rõ ràng trong quản lý các mối đe dọa viễn thám nội địa. Cơ cấu pháp lý của Mỹ đối với các hệ thống viễn thám rất vững chắc. Tuy nhiên, nó đã thay đổi từ việc chủ yếu dựa vào các hạn chế kỹ thuật ở cấp độ hệ thống sang dựa vào việc kiểm soát lá chắn sáng và những cách quản lý rộng hơn về an ninh quốc gia theo cơ chế kiểm soát pháp lý của mình. Với việc là một cơ chế pháp lý, kiểm soát lá chắn sáng trên lý thuyết là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, đó là một trong những điều mà Mỹ chưa bao giờ thi hành bởi e ngại thách thức luật pháp cũng như gây tổn hại cho ngành viễn thám nội địa. Với các nước đồng minh, một hệ thống kiểm soát pháp lý chắp vá đang tồn tại, điều mà các nước này có thể sẽ sẵn sàng thi hành khi được yêu cầu thông qua các kênh ngoại giao.
Khó khăn nhất trong quản lý mối đe dọa nằm ở các hệ thống bên thứ ba hoặc những bên không sẵn sàng trợ giúp các mối quan ngại về an ninh của nước ngoài. Trong các trường hợp này, khái niệm NOTAM/NOTSM có thể sẽ cần thiết để ngăn chặn việc quan sát. Khái niệm NOTSM cho phép cảnh báo trước hình ảnh ở một khu vực cụ thể không được khuyến khích và các nỗ lực nhằm chụp lại khu vực này sẽ phải đối mặt với các biện pháp chủ động. Khái niệm này hiện không có khung pháp lý để thực thi và sẽ cần được tuyên bố đơn phương hoặc được phát triển như là quy chuẩn chấp nhận được ở lãnh thổ có chủ quyền hoặc các vùng có hoạt động tác chiến chủ động. Dù là cách nào, các biện pháp chủ động chống lại các vệ tinh không phải của đối phương cũng sẽ cần phân tích cẩn thận về các rủi ro liên quan.
Các vệ tinh viễn thám trong một thời đại của hình ảnh phổ cập sẽ cung cấp một lợi thế quân sự rất lớn cho bên nào có thể tận dụng được chúng cho lợi ích của mình trong khi vô hiệu hóa việc truy cập của đối phương. Bất chấp kết luận có vẻ như là hiển nhiên này, dường như có rất ít sự thừa nhận về mối đe dọa mà vệ tinh sẽ gây ra cho các lực lượng tác chiến trong tương lai. Các vệ tinh viễn thám trong lịch sử từng thúc đẩy sự ổn định của chiến lược bằng việc cho phép quan sát rõ ràng bên trong biên giới của đối phương, giờ đang phát triển thành một công cụ hỗ trợ quan trọng cho chiến tranh tương lai. Sự thừa nhận đầy đủ về quy mô của mối đe dọa và cơ hội để các hệ thống này có thể chưa hiện diện cho tới khi một quốc gia có thể khai thác thành công lợi thế trong việc sử dụng và kiểm soát vũ trụ để nhanh chóng đánh bại một quốc gia được cho là cường quốc quân sự. Khi ngày đó đến, vũ trụ sẽ thực sự trở thành một chiến trường trong tác chiến.

View attachment 6928856
View attachment 6928863
View attachment 6928882
View attachment 6928883
Khu tập kết khí tài của quân đội Nga tại biên giới Belarus - Ukraine, ảnh chụp từ vệ tinh thương mại

View attachment 6928864
View attachment 6928874
Khu tập kết khí tài của quân đội Nga tại biên giới Nga - Ukraine, ảnh chụp từ vệ tinh thương mại

View attachment 6928841
View attachment 6928851
View attachment 6928884
View attachment 6928893
Quân Nga tiến về Kiev, ngày 28 và 29 /02/2022, ảnh từ vệ tinh thương mại
 
  • Vodka
Reactions: SVC
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Em chấm hóng kiến thức quân sự
Mời cụ qua "Khu" Thủy lục không quân cùng em ạ :D




Có gì cụ góp ý dùm
 
Biển số
OF-779828
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
166
Động cơ
-142,015 Mã lực
Em thấy công nghệ giúp minh bạch mọi thứ.
Đối với dân đen thì càng minh bạch, càng đỡ bị bịp bợm.

Áp dụng vào trường hợp này, nếu mà nước nào đó kéo quân đến sát nc ta thì em có thể hóng trước và có phương án phù hợp nhất có thể. Hehe
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top