Tôi vừa xem vừa lướt nhanh thì đại ý bác ĐBHQ, dường như từng là giáo viên này nói phải duy trì thi đại học vì nếu không học sinh sẽ không tìm đến các thầy, cô (giỏi?) bên ngoài để học thêm mà chỉ học các cô, thầy đang dạy chúng hòng đạt điểm cao, mà điểm cao thì có lợi để xét vào đại học vì nay người ta xét học bạ để tuyển đại học.
Tóm tắt: Xét tuyển đại học bằng học bạ ==> học sinh chỉ học thầy cô đang dạy chúng hòng đạt điểm cao ==> chất lượng cán bộ sau này kém.
Là người đang nuôi con ở độ tuổi đi học, tôi cực lực phản đối quan điểm của bác cựu giáo viên về hiu hết đát này
Tôi trích nguyên văn lời thầy: "
... Và dù rằng là cho không đi, 12 năm đút lót để con mình đỗ lớp 12 ...". Quả là đau lòng.
Tôi thấy ở đâu cũng vậy: Đề bài ra dư lào thì bác có đáp án tương ứng.
Ví dụ hiển hiện nhất là vụ Cấp bằng lái xe: Do mấy đồng chí thông minh trình độ cao được đào tạo cơ bản nhiệm vụ nào cũng hoàn thành tốt lý luận sắc bén ra lệnh rằng:
Tụi bây thi trong cái Sa hình nào đó đê ==> ta chỉ tập trong sa hình là đủ.
So sánh: Ở vài nước mà tôi biết, họ thi tốt nghiệp lớp 12, thi rất rất nhiều môn.
Và, họ lấy điểm đó để xét vào Đại học, nếu thấy cần.
Cửa trường đại học luôn rộng mở, đặc biệt là cửa sau: Các cháu trượt nhiều lắm, chuyện bình thường, khi lớp cử nhân tinh hoa chỉ cần chiếm 10-15% lực lượng lao động là đủ (thời nay có lẽ là 15-20%). Tất nhiên, đội đó thực sự tinh hoa với đúng nghĩa đen của từ này, mặc dù để họ vươn lên được tầm Cử nhân cờ vua và Tiến sĩ cầu lông, còn xa lắm lắm.
Thế nên, quay lại thầy #1: Thi hay bỏ cũng vậy, phương thức đào tạo mới là quan trọng. Cái cần của Đào tạo bây giờ là phải hỏi đội Doanh nghiệp, tụi bây cần gì, để tau cung cấp.
Và, sau đó nâng cấp tương ứng cái Hệ thống đào tạo của mình, cả về con người và thiết bị.