[Funland] Mời các cụ mợ nào Nam Định xa quê vào chém gió

diahai_info

Xe tải
Biển số
OF-404729
Ngày cấp bằng
15/2/16
Số km
367
Động cơ
229,900 Mã lực
Tuổi
35
ko bác ah, em vào tây nguyên, còn hiện tại thì ở HN, thuê trọ thôi ah, e ko thik ở HN vì em ko thik bon chen(có thể là loser :D)
Em chỉ muốn về NĐ sống, chán HN quá rồi. Về NĐ chắc tăng thêm dc vài năm tuổi thọ (không khí + đồ ăn), nhà cửa lại đàng hoàng ko chui rúc như trên HN. Mỗi tội sống chậm éo chịu dc :D
 

JWalker

Xe tăng
Biển số
OF-779
Ngày cấp bằng
15/7/06
Số km
1,041
Động cơ
588,246 Mã lực
Nhớ cái rạp phim sex ở vườn cảnh đối diện chùa vọng cung trước kia thập niên 9x, hồi học sinh toàn nhịn ăn sáng mò vào xem phê phải biết.
 

RFJ

Xe buýt
Biển số
OF-61397
Ngày cấp bằng
10/4/10
Số km
592
Động cơ
445,090 Mã lực
Nơi ở
Lê Ngọc Hân, HN
Hi hi. Thỉnh thoảng em cũng buột miệng có chữ Đ..t ở trước. Nhưng mờ ra ngoài thấy ô nào có Đ..t thì chắc có thể NĐ r.
He he, bọn em hơn 4 xọi rồi mà thỉnh thoảng về NĐ tụ tập vẫn có câu Đ.t, :)
Đặc biệt là câu: "Sợ đ.t gì" :D
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,354
Động cơ
668,208 Mã lực
ND cháu thích nhất món trâu hấp mẻ vớii trâu xào rau muống.

Trên đường Đông A có quán trâu ngon lém
 

laixedo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-359233
Ngày cấp bằng
20/3/15
Số km
2,210
Động cơ
274,030 Mã lực
Tr
Em ngày xưa toàn ra đấy rình. Vớ vẩn rình trúng cụ rồi cũng nên :))
Trong ấy nhiều mứt lắm cụ ei :))

Họ hàng nhà em giờ vẫn ở NĐ nhiều, nhà em ở cả tuổi thơ trên phố Hoàng Hoa Thám thì giờ là bà ngoại em ở. EM về chơi vẫn lê la trên con phố đó, vẫn đi bộ buổi tối qua con đường nhà máy Dệt. Em cũng mong có thể xây cái nhà nhỏ ở thành Nam, nhưng xem ra khó thực hiện vì em thân gái lấy chồng phải theo quê chồng. Quê chồng lại rất xa Nam Định quê ta.
Mỗi lần về quê, em có thú vui là đi lang thang ăn vặt. Nam Địnhlà thành phố cổ nên hàng quán nhiều và các món ăn vặt thì rất rất ngon. Những bánh mỳ pate, bánh bèo, bún đũa, ốc luộc, cháo sườn, chè thập cẩm, bánh xíu báo... em ăn mãi mà ko thấy chán. Ôi nhắc đến món ăn lại thèm đc bay về quê quá!!!
Vâng, không phải khen nhưng quê mình đồ ăn phải gọi đúng là ngon, bổ, rẻ. Mợ lấy chồng xa thì đi lại thăm bà con họ hàng bên ngoại chắc vất vả hơn, cũng là duyên số cả. Em lấy vợ nhà trên đường 38A gần trường Trần Hưng Đạo, đến giờ mới thấy sướng khi 2 vc cùng quê.;;)

ND cháu thích nhất món trâu hấp mẻ vớii trâu xào rau muống.

Trên đường Đông A có quán trâu ngon lém
Thịt chó cầu Vòi cụ thưởng thức chưa, em chưa thấy thịt chó ở đâu ngon và rẻ như ở đấy mặc dù đã từ lâu lắm em không còn ăn thịt chó nữa.
 

vecute41

Xe tăng
Biển số
OF-50024
Ngày cấp bằng
3/11/09
Số km
1,560
Động cơ
470,810 Mã lực
Nơi ở
Trên đỉnh..........tụt ! Lại lên đỉnh......tụt...
Nhớ cái rạp phim sex ở vườn cảnh đối diện chùa vọng cung trước kia thập niên 9x, hồi học sinh toàn nhịn ăn sáng mò vào xem phê phải biết.
Em toàn trốn học vào xem ca 14h đến 16h ở đây. Công nhận ngày đấy xem xong đêm về đỵch ngủ được cụ ạ=))=))=))
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,354
Động cơ
668,208 Mã lực
Tr



Thịt chó cầu Vòi cụ thưởng thức chưa, em chưa thấy thịt chó ở đâu ngon và rẻ như ở đấy mặc dù đã từ lâu lắm em không còn ăn thịt chó nữa.
Cháu không choén thịt choá nên không bít ah.
Nam Định năm ngoái nổi tiếng với cú lật kèo của anh gì khi lai kinh ấy nhỉ
 

Matiz 1.0

Xe điện
Biển số
OF-83101
Ngày cấp bằng
17/1/11
Số km
3,076
Động cơ
436,557 Mã lực
Nhiều cụ ở NĐ vào cm mà ko thấy cụ nào up thêm cái ảnh NĐ xưa và nay...cho trực quan sinh động nhể...
 

xedap2thi

Xe máy
Biển số
OF-413756
Ngày cấp bằng
31/3/16
Số km
50
Động cơ
223,110 Mã lực
Tuổi
36
Nhiều cụ ở NĐ vào cm mà ko thấy cụ nào up thêm cái ảnh NĐ xưa và nay...cho trực quan sinh động nhể...
Như em ở huyện, đk còn chưa khấm khá lấy j chụp ảnh, đi cũng ko nhiều chứ đừng nói là có ảnh, còn cái j thì cứ giữ nó trong đầu làm kỷ niệm thôi, có chăng là có ít công trình xây dựng mơi, nhà dân xây mới chứ tổng thể thì chậm phát triển quá các bác ah, buồn vì quê hương mình chẳng đc đầu tư j cả, đường xá thì như bom bi rải xuống ấy
 

laixedo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-359233
Ngày cấp bằng
20/3/15
Số km
2,210
Động cơ
274,030 Mã lực
Em st cho các cụ nhá:

50 years ago


 
Chỉnh sửa cuối:

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,354
Động cơ
668,208 Mã lực
Về ND cháu thấy ở các huyện, xã lại kiến ghiết mạnh và đổi mới hơn TP.
Trong các làng quê rất nhiều nhà mới xây kiểu biẹt thự, nhà phố...nhà thờ xây mới , tu sửa đẹp đẽ..đình chùa, nghĩa địa cũng xây dựng hoành tráng lắm.
Năm ngoái mấy ông bạn rủ về Quất Lâm đi ngang qua làng của đ/c BT Bộ XD thấy đương kè sông, mở đường, thảm nhựa...hoành tráng lắm
 

thienluc76

Xe tải
Biển số
OF-151483
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
456
Động cơ
361,196 Mã lực
Nhà cụ cạnh trường TVL chắc biết nhau rồi, em học cấp 1-2 ở đấy mà
Nhà em cũ ở C15, sau chuyển sang C4, và chuyển sang khu Phán Chương, :)
Nhà em C17, trước toàn đá bóng ở sân chợ bây giờ. Em cùng tuổi và học cùng với các bạn Hà, Chiến (chinh), Hải C16 cụ.
 

tayhogarage

Xe tải
Biển số
OF-35687
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
426
Động cơ
477,130 Mã lực
Hoá ra OF nhiều cụ biển 18 giống em nhỉ, cụ nào bảo có cái sân tennis Thiên Trường đấy ạ? Địa chỉ ở đâu e ra giao lưu nhận đồng hương phát
 

Bokap

Xe điện
Biển số
OF-26601
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
2,880
Động cơ
507,874 Mã lực
Nhiều cụ ở NĐ vào cm mà ko thấy cụ nào up thêm cái ảnh NĐ xưa và nay...cho trực quan sinh động nhể...
Ý kiến của cụ rất hay, và em sưu tập paste lại một vài điều về NĐ (nguồn Tanhongthai.com):

Nam Định có 35/38 phố Hàng, 4 phố Bến , 4 phố Cửa (phố cổ) trong các phố trước CM

Về các phố cổ xưa dân phố buôn bán, sản xuấtmặt hàng gì thì phố mang tên mặt hàng đó. Trên một đường phố dài có thể có nhiều Phố Hàng... Ở đây không sắp xếp tên các phố hàng theo vần chữ cái, mà theo từng đường phố để tiện theo dõi.

Tên các phố theo mặt hàng buôn bán

1. Hàng Cót (nay thuộc phố Vị Xuyên)

2. Hàng Nâu. (nay thuộc Minh Khai)

3. Hàng Bát (nay thuộc Minh Khai)

4. Hàng Mâm (nay thuộc Minh Khai)

5. Hàng Song (nay thuộc Minh Khai)

6. Hàng Kẹo (phố chợ Diêm Hồng)

7. Hàng Sắt (nay là Hàng Sắt)

8. Hàng Cấp (nay là Hàng Cấp)

9. Hàng Tiện (nay là Hàng Tiện)

10. Hàng Quỳ (nay thuộc Hàng Tiện)

11. Hàng Khay (nay thuộc Hàng Tiện)

12. Hàng Nón (nay thuộc Hàng Tiện)

13. Hàng Đồng (nay là Hàng Đồng)

14. Hàng Đường (nay thuộc Hàng Đồng)

15. Hàng Màn (nay thuộcHai Bà Trưng)

16. Hàng Rượu (nay thuộc Hai Bà Trưng)

17. Hàng Thêu (nay thuộc Hai Bà Trưng)

18. Hàng Thiếc (nay thuộc Hai Bà Trưng)

19. Hàng Đàn (nay thuộc Hai Bà Trưng)

20. Hàng Thùng (nay là Bắc Ninh)

21. Hàng Giầy (nay là Bắc Ninh)

22. Hàng Mành (nay là Bắc Ninh)

23. Hàng Cầm (nay là Bắc Ninh)

24. Hàng Ghế (nay là Phan Đình Phùng)

25. Hàng Sũ (nay là Phan Đình Phùng)

26. Hàng Mã (nay thuộc Hoàng Văn Thụ)

27. Hàng Mũ. (nay thuộc Hoàng Văn Thụ)

28. Hàng Giấy (nay thuộc Hoàng Văn Thụ)

29. Hàng Dầu (nay thuộc Hoàng Văn Thụ)

30. Hàng Thao. (nay là Hàng Thao)

31. Hàng Nồi (nay là Nguyễn ThiệnThuật)

32. Hàng Cau (nay là Hàng Cau )

33. Hàng Bột (nay là ngõ Hoàng Ngân)

34. Hàng Mắm - Móng Cáy (Lý Thường Kiệt)

35. Hàng Gà (nhập vào phố Móng Káy)

Các phố Hàng nằm xen kẽ trong phố khác

36. Hàng Lọng (nay ở Hoàng Văn Thụ)

37. Hàng Trống (nay ở Lê Hồng Phong

38. Hàng Bạc (xen kẽ ở với Hàng Rượu)

4. Phố Bến ven bờ sông Đào

1/ 39. Bến Thóc Harmand (nay là Bến Thóc)

2/ 40. Bến Củi Champeaux (nay là Ngô Quyền)

3/ 41. Bến Gỗ Etats-Unis (nay là Phan Chu Trinh)

4/ 42. Bến Ngự Piqueaux de Behaine (nay Bến Ngự)

43. Bờ Sông Quai Lamothe (nay là Trần Nhân Tông)

Phố từ các cửa thành Nam đi ra

44. Cửa Đông (nay là Lê Hồng Phong)

45. Cửa Nam (nay là Tô Hiệu)

46. Cửa Bắc (nay là Thành Chung)

47. Cửa Trường (nay là Cửa Trường)

48. Ngõ cổ Văn Nhân (nay: ngõ Văn Nhân)

* *

Từ sau khi lập chính phủ Đông Dương 1890 người Pháp ở Nam Định tách lãnh thổ hành chính thành phố Nam Định ra khỏi huyện Mỹ Lộc. Tổ chức thành 12 phố rồi đặt lại tên các đường phố.

1921 lập thành phố quy hoạch thành 10 khu phố với bốn chục phố theo hướng :

1. Đặt tên mới cho phố cũ

(như: Hàng Tiện, Hàng Cấp là: H.Rivière, Bến Thóc

Harmand v.v.…………..

2. Dịch sang Pháp ngữ một số tên phố cổ

(như Hàng Đồng, Hàng Đường là Rue du Cuivre

Văn Nhân thành Ruelle des Lettrés) v.v..

3 . Lập thêm phố mới sau khi bạt thành lấp hào

như: - Avenue Clémenceau (nay Trần Phú)

- Boulevard Galliéni (nay:Hoàng Hoa Thám)

- Rue Francis Garnier (nay: Máy Tơ )

- Avenue Brière L lsle (nay: Trần Quốc Toản)

- Boulevard Paul Berd (nay:Trần Hưng Đạo)
 

Bokap

Xe điện
Biển số
OF-26601
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
2,880
Động cơ
507,874 Mã lực
Phố cổ Thành Nam

Nói về phố cổ, cần thống nhất thế nào là phố cổ? Có người cho rằng vật thể do con người sinh ra trải qua 100 năm thì được gọi là cổ. Nhưng với địa danh là các phố của thành Nam, thì việc định mốc thời gian theo lịch sử để xác định phố cổ là rất cần thiết; Từ đó mà xác định tên và vị trí của từng phố cổ. Kỷ niệm bẩy trăm năm Thiên Trường Nam Định nghĩa là thành phố Nam Định có nguồn gốc từ 750 năm trước, với sự kiện vào năm Thiên Long thứ 5(1262) Nhâm Tuất, tháng hai vua Trần Thánh Tông đã đổi hương Tức Mặc (quê hương của nhà Trần) làm phủ Thiên Trường, đặt quan đứng đầu phủ (An phủ sứ) Trần Thì Kiến, lập Hành đô Thiên Trường, xây các cung Trùng Quang và Trùng Hoa. Nay đất Hành đô Tức Mặc xưa thuộc phường Lộc Vượng, một trong 20 phường của thành phố là điều không cần phải bàn nhiều về nguồn gốc thành phố. Vậy là đi đến thống nhất: các phố có trước ngày Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lập thành phố (17/10/1921) đều là phố cổ.
Nhà Trần suy vong, tại phủ Thiên Trường nhiều người thuộc dòng họ Trần phải thay tên, đổi họ, phiêu tán đi khắp nơi, sở lỵ hành chính của Hành đô Thiên Trường cũng chẳng còn, cung điện đền đài thành hoang phế. Nhưng dân chúng ở quanh khu vực này vẫn có cuộc sống khá sôi động. Đến nhà Lê trị vì, thì kho lương bên dòng sông Vị đã trở thành quân doanh Vị Hoàng. Doanh Vị Hoàng chẳng những là kho lương thảo và còn là một doanh trại lớn. Sang thời Mạc nhiều lần và thường xuyên quân nhà Mạc (Bắc Triều) tập trung tại đây để chuẩn bị cho mỗi khi tiến quân đánh nhà Lê Trung Hưng phục dựng ở Thanh Hoá (Nam Triều). Nhà Mạc thất thế chạy lên biên giới Cao Bằng, thì quân doanh Vị Hoàng lại là nơi triều đình Lê - Trịnh (Đằng Ngoài) tập trung lương thảo, vũ khí, chiến thuyền, quân lính cho những lần hành quân chinh phạt chúa Nguyễn (Đằng Trong). Cho nên thành Nam đã vượt lên trên “Phố Hiến” là chốn đô hội chỉ sau có kinh thành Thăng Long.

Vua Gia Long lên ngôi, chuyển lỵ sở của trấn Sơn Nam Hạ từ Vân Sàng về Vị Hoàng, cho dời quân doanh từ đất làng Vị Hoàng vào đất làng Năng Tĩnh, đến vua Minh Mạng cho xây thành gạch. Dân chúng làm ăn sinh sống quanh thành Vị Hoàng có từ thời Lê ngày một thêm đông. Đời sống thị dân quanh thành Nam Định ngày một sung túc. Nhiều người làm nghề thủ công và buôn bán đến đây lập nghiệp, họ lập ra các phường nghề. Một số từ Thăng Long di xuống, một số từ các làng nghề ở các miền quê khác tập trung đến sống quanh thành. Trên bờ sông Vị, những người buôn bán một mặt hàng thường dựng nhà sát bên nhau thành một dẫy để cùng buôn bán. Nơi bán mặt hàng nào thì được gọi là phố hàng ấy. Thế là các phố ven bờ sông Vị có trước. Ở phía đông trên bờ sông Vị dân thôn Thi Thượng làng Vị Hoàng lập ra dãy phố ở ven sông cho người buôn bè: luồng, nứa, tre, đan cót, bồ, sọt, thúng… đặt thành phố Hàng Cót, rồi Hàng Nâu (củ nâu nhuộm vải). Người Bát Tràng Gia Lâm đưa hàng xuống bán thì lập Hàng Bát, các phố tiếp theo là Hàng Mâm (mâm gỗ, chòng tre), Hàng Song (song, mây, lá gồi), cuối TK19 các phố này có tên chung là phố Vinh Thuận, sau khi Pháp chiếm thành đặt là Protectorat (nay là phố Minh Khai). Tiếp đến Hàng Sắt Trên, Pháp gọi là Rue du Fer, còn phố Hàng Sắt Dưới (phố Đỗ Xá), đặt là Poterie. Phố này đa phần là người Hoa chạy giặc đến sinh sống từ thời Lê (họ lập thành làng Minh Hương). Đoạn cuối sông Vị xưa là bến thuyền của vua nhà Trần thì được gọi là phố Bến Ngự, Pháp đặt là Avenue Piqueaux de Bechaine, sau khi lấp sông Vị lập ra kho hàng Hòn Gai thì gọi là phố Hòn Gai (nay là phố Bến Ngự).

Nhu cầu hàng hoá của thị dân và cả vùng hạ lưu sông Hồng ngày càng nhiều nên có nhiều phường thợ thủ công từ các nơi di đến, sản xuất ra nhiều mặt hàng phục vụ cho đời sống. Chợ là nơi tiêu thụ tập trung nhiều hàng hoá, chợ ven sông là chợ Vị Hoàng, chợ Đò Chè, rồi chợ Của Trường. Chợ to, đông vui nhất là chợ Rồng, vì thế trên những con đường từ bờ sông vào chợ đã thành nơi sinh sống và sản xuất của các gia đình làm nghề thủ công. Từ chợ Rồng (chợ Rồng xưa) ra bờ sông Vị là các phố Hàng Nón, Hàng Khay, Hàng Quỳ, Hàng Tiện (nay là Hàng Tiện), rồi đến Hàng Cấp (dệt các loại vải), Pháp đặt tên đường phố này là Henri Rivière. Ra bờ sông Vị còn một đường phố gồm: Hàng Đường và Hàng Đồng hai phố này Pháp dịch là Rue du Cuivre nay là Hàng Đồng. Chợ Rồng lên phía bắc có phố Hàng Mắm, Hàng Gà, về sau hai phố này gọi là phố Móng Cáy (nay Lý Thường Kiệt). Từ bờ sông vào chân tường thành có một dẫy phố chạy song song với Hàng Đồng gồm: Hàng Thùng, Hàng Giấy, Hàng Mành, Hàng Cầm (nay là Bắc Ninh). Về phía nam thành phố, trên bờ sông có các phố bến thuyền như: Bến Củi, Pháp đặt là Rue Champeaux (nay là Ngô Quyền), Bến Gỗ, Pháp đặt là Rue Etat-Unis (nay là Phan Chu Trinh), phố Bến Thóc, Pháp đặt Hacrnamd. Lùi vào phía trong là phố Hàng Nồi, Pháp đặt là Rue de Paris (nay Nguyễn Thiện Thuật). Song song với bờ sông Đào là phố Hàng Sũ, Hàng Ghế Pháp đặt là Cerculis, (nay là phố Phan Đình Phùng) và phố Hàng Thao Pháp đặt là Đồng Khánh (nay là phố Hàng Thao).

Từ trong thành đi ra sông Vị là phố Cửa Đông, Pháp đặt là Rue de Carreau (nay là đoạn đầu từ ngã tư Trần Hưng Đạo đến gốc đa Hàng Sắt phố Lê Hồng Phong). Từ cửa Nam ra sông Đào gọi là phố Cửa Nam, Pháp đặt là Richaud (nay: Tô Hiệu), cổng phía bắc thành có phố Cửa Bắc (nay là Thành Chung). Thành Nam có cửa tây, nhưng không có phố Cửa Tây do ở phía này không có sông để vận chuyển hàng hoá (thời ấy giao thông đường thủy là chủ yếu). Về sau phía tây thành cũng không phát triển bởi tư bản Pháp đã chiếm vùng đất phía tây (Năng Tĩnh) để xây nhà máy Sợi.

Con đường nối các phố với nhau chạy theo hướng bắc nam từ chợ Rồng xuống sông Đào gồm: Hàng Màn (Vải màn), Hàng Rượu, Hàng Thiếc, Hàng Đàn, Pháp đặt là Rue France (nay thuộc Hai Bà Trưng) và Hàng Cau đặt là Jules Ferry. Song song với dãy phố này còn một dẫy phố nữa gồm: Hàng Mã, Hàng Mũ (năm 1921 Pháp đặt là phố Hà Nội), tiếp đến Hàng Giấy, Phố Khách, Hàng Lọng, Hàng Dầu, Pháp đặttên cho các phố này là Maréschal Foch (nay thuộc phố Hoàng Văn Thụ).

Các phường buôn, phường nghề ở với nhau trong cùng một dẫy lập đền thờ tổ nghề, hay đình thờ thành hoàng bản quán (quê gốc), đây còn là nơi hội họp của phường hội. Phần lớn đền thờ tổ nghề nằm trong phố nghề. Những người làm nghề dệt (Hàng Cấp) từ Thăng Long xuống thì lập đền Voi Phục thờ thần Bạch Mã, đình Hàng Cấp (nay là trụ sở UBND phường Vị Hoàng). Các phố như: Hàng Bát, Hàng Tiện, Hàng Quỳ, Hàng Thiếc, Hàng Giấy, Hàng Đồng, Hàng Giầy, Hàng Nồi… đều có đền của phố nghề (phường nghề)… Nhưng cũng có những đền như đền Hàng Bạc, đền Hàng Thêu, thực ra lại không có phố Hàng Bạc, Hàng Thêu riêng, bởi người làm nghề kim hoàn, buôn bán vàng bạc ở chung trong phố Hàng Rượu, nên đền Hàng Bạc dựng ở phố Hàng Rượu. Người làm nghề thêu tập trung ở đoạn đầu phố Hàng Thiếc và Cửa Đông nên đền Hàng Thêu được những người thợ thêu chung sức mua đất tại phố Cửa Đông dựng đền Hàng Thêu.

Tóm lại các phố cổ thành Nam là các phố nằm ở phía đông và phía nam thành. Phần lớn phố cổ thành Nam mang tên của mặt hàng dân phố ấy buôn bán và sản xuất. Chỉ có một số phố cổ ở ven sông Đào mang tên bến thuyền chuyên chở hàng hoá, có 3 phố mang tên của cửa thành trong bốn cửa thành như đã thống kê ở trên. Còn lại các phố như: Trần Hưng Đạo (Paul Ber), Phạm Hồng Thái (Rue Duval de Ste Claire), Trần Quốc Toản (Avenue Brière L Isle), Trần Phú (Avenue Clémenceau), Hà Huy Tập (Rue de L Hopital), Hoàng Hoa Thám (Boulevard Galliéni), Máy Tơ (Rue Francis Garnier)… là các phố do Pháp lập ra sau khi bạt thành lấp hào đặt tên theo Pháp ngữ (lấy tên danh nhân, quốc gia hay địa danh), những phố này chúng tôi không kê biên là phố cổ. Một số phố cổ đã bị dịch sang Pháp ngữ như: Hàng Đồng thành Cuivre, Hàng Sắt thành Rue du Fer, hay đặt tên Pháp ngữ như: Hàng Nồi thành Rue Pari, Hàng Cau thành Jules Ferry… Như vậy thành Nam có 35 phố cổ gọi theo mặt hàng sản xuất, buôn bán, 4 phố gọi theo bến sông, 1 phố gọi tên Bờ Sông (Comession Lamothe), 3 phố gọi theo cửa thành cùng với phố Cửa Trường (Pháp đặt tên là Formose), ngõ cổ Văn Nhân (dịch là: Ruelle des Lettrés) và Hàng Kẹo thành 45 phố cổ. Kỷ niệm 750 (1262-2012) Thien Trương – Nam Định thành phố đã lên tới 212 đường phố

Th.sĩ Hoàng Dương Chương
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top