- Biển số
- OF-180582
- Ngày cấp bằng
- 16/2/13
- Số km
- 2,957
- Động cơ
- 361,140 Mã lực
Trích dẫn lhcong viết Nghía cột cây số
Đọc bài thấy thối không thể ngửi được, con mẹ viết bài và báo VietnamNet bị đơ hay sao mà viết và public bài này chứ. Cũng may mà nó unpublic rồi, tuy nhiên em search lại cái cache của bài để chia sẻ với các cụ mợ cùng thảo luận vì dù sao đây cũng là một quan điểm
Bài gốc đã bị xóa: “Ai mừng tuổi con tôi 20 nghìn, tôi mừng trả lại gấp 10 lần”
Bài cache em search lại được: “Ai mừng tuổi con tôi 20 nghìn, tôi mừng trả lại gấp 10 lần”
“Ai mừng tuổi con tôi 20 nghìn, tôi mừng trả lại gấp 10 lần”
Ý nghĩa gì thì ý nghĩa, nhưng thời nào thì thế ấy. Đến năm 2015 mà còn mừng tuổi có 20 nghìn thì tôi cũng xin chịu, ai mừng tuổi con tôi như thế, tôi sẽ mừng trả gấp 10 lần.
Nhớ cái tết đầu tiên tôi đưa con về thăm quê chồng cách đây 4 năm, đúng lúc nhà chồng đang có khách khứa ăn uống. Thấy vợ chồng tôi về, có một bà mặt già khú tự xưng là chị con nhà bác ruột chồng tôi chạy ra đon đả. Vừa thấy con tôi, bà chị ấy rút ngay cái túi vải trong áo lấy ra tờ 5 nghìn vừa cười bảo “bác mừng tuổi cho con hay ăn chóng lớn đây”. Lúc ấy tôi đã thấy buồn cười, vì trước giờ con tôi chưa bao giờ phải nhận cái tấm lòng ít ỏi đến như vậy.
Mừng tuổi là nét đẹp đầu xuân. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tôi vẫn giữ phép tắc lịch sự cảm ơn, nhưng trong lòng cảm thấy chẳng vui chút nào. Lúc sau thấy một đứa trẻ chạy từ sân vào và gọi chị ấy là mẹ. Tôi liền đứng dậy rút hẳn tờ tiền 50 nghìn ra mừng lại thằng bé ấy, mục đích là để mẹ nó biết thời buổi nào rồi còn đi mừng tuổi con người ta 5 nghìn. Không biết bà ấy có hiểu ý tối hay không, nhưng thấy rõ vẻ mặt ái ngại khi lí nhí bảo “đúng là cậu mợ trên thành phố có khác”.
Suốt mấy ngày tết ở nhà chồng, đến thăm nhà họ hàng nào cũng gặp cảnh tương tự. Và lẽ dĩ nhiên, tôi cũng xử lí tương tự như với trường hợp bà chị họ. Chồng tôi không hiểu chuyện lại cho rằng tôi hoang phí, sĩ diện hão. Nhưng đâu phải vậy, tôi làm thế là vì chính con anh và cả họ hàng nhà anh đấy chứ.
Con tôi từ lúc sinh ra được nâng như trứng, hứng như hoa. Bạn bè đồng nghiệp hay anh em bên ngoại ai đến chơi cũng mừng ít nhất từ 100 nghìn trở lên. Ấy vậy mà về quê chồng chỉ nhận được có 5 hay 10 nghìn bạc. Tôi thấy con mình bị hạ thấp quá, thà người ta không mừng còn hơn.
Với lại tôi nghĩ đơn giản, mỗi năm chỉ có một cái tết. Mà với người lớn thì tết bây giờ có còn gì vui nữa đâu, chỉ có trẻ con là háo hức. Vậy sao không để các cháu mừng vui chứ, tiếc mấy đồng tiền lẻ làm gì. Tôi cố tình mừng tuổi nhiều cho các cháu nhà chồng để các anh chị ấy hiểu rằng trẻ con nhận được nhiều tiền lì xì, chúng vui vẻ đến thế nào. Để những năm sau con tôi lớn hơn, về quê họ còn rút kinh nghiệm mà thay đổi.
Đấy, nhờ tôi mà cả họ hàng nhà anh ai cũng tiến bộ trong tư tưởng. Năm trước tôi về quê, nhà mang tiếng nghèo cũng đã biết mừng con tôi năm chục. Đầu năm xông xênh thế cho được lộc vào nhà. Mọi năm tôi mừng đa số cũng 50 nghìn thì năm nay đồng loạt đổi hết thành mệnh giá 100 và 200 nghìn đồng. Tốn kém chút nhưng người lớn mát lòng mát dạ, trẻ con thì vui như tết.
Còn năm nay nếu gặp ai vẫn mừng tuổi cho con tôi có 20 nghìn, giống một anh tâm sự, tôi xin mừng trả lại con người đó gấp mười lần. Theo cái cách mà khiến họ phải ngại ngùng nhất. Thời buổi nào mà còn mừng tuổi 20 ngàn chứ? Kinh tế lạm phát thì cứ thời sao thế vậy, xông xênh tiền mừng tuổi cho trẻ con được vui.
Thanh Huê (Hà Nội)
VÔ PHÚC ÔNG CHỒNG NÀO NHẶT CÁI LOÀI NÀY VỀ. CÁI ĐỎ ĐỎ EM BÔI ẤY Ạ. VÔ HỌC NHƯ THẾ SAO LẠI CÓ THỂ VIẾT BÀI ĐƯỢC CÁC CỤ NHỈ
Đọc bài thấy thối không thể ngửi được, con mẹ viết bài và báo VietnamNet bị đơ hay sao mà viết và public bài này chứ. Cũng may mà nó unpublic rồi, tuy nhiên em search lại cái cache của bài để chia sẻ với các cụ mợ cùng thảo luận vì dù sao đây cũng là một quan điểm
Bài gốc đã bị xóa: “Ai mừng tuổi con tôi 20 nghìn, tôi mừng trả lại gấp 10 lần”
Bài cache em search lại được: “Ai mừng tuổi con tôi 20 nghìn, tôi mừng trả lại gấp 10 lần”
“Ai mừng tuổi con tôi 20 nghìn, tôi mừng trả lại gấp 10 lần”
Ý nghĩa gì thì ý nghĩa, nhưng thời nào thì thế ấy. Đến năm 2015 mà còn mừng tuổi có 20 nghìn thì tôi cũng xin chịu, ai mừng tuổi con tôi như thế, tôi sẽ mừng trả gấp 10 lần.
Nhớ cái tết đầu tiên tôi đưa con về thăm quê chồng cách đây 4 năm, đúng lúc nhà chồng đang có khách khứa ăn uống. Thấy vợ chồng tôi về, có một bà mặt già khú tự xưng là chị con nhà bác ruột chồng tôi chạy ra đon đả. Vừa thấy con tôi, bà chị ấy rút ngay cái túi vải trong áo lấy ra tờ 5 nghìn vừa cười bảo “bác mừng tuổi cho con hay ăn chóng lớn đây”. Lúc ấy tôi đã thấy buồn cười, vì trước giờ con tôi chưa bao giờ phải nhận cái tấm lòng ít ỏi đến như vậy.
Mừng tuổi là nét đẹp đầu xuân. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tôi vẫn giữ phép tắc lịch sự cảm ơn, nhưng trong lòng cảm thấy chẳng vui chút nào. Lúc sau thấy một đứa trẻ chạy từ sân vào và gọi chị ấy là mẹ. Tôi liền đứng dậy rút hẳn tờ tiền 50 nghìn ra mừng lại thằng bé ấy, mục đích là để mẹ nó biết thời buổi nào rồi còn đi mừng tuổi con người ta 5 nghìn. Không biết bà ấy có hiểu ý tối hay không, nhưng thấy rõ vẻ mặt ái ngại khi lí nhí bảo “đúng là cậu mợ trên thành phố có khác”.
Suốt mấy ngày tết ở nhà chồng, đến thăm nhà họ hàng nào cũng gặp cảnh tương tự. Và lẽ dĩ nhiên, tôi cũng xử lí tương tự như với trường hợp bà chị họ. Chồng tôi không hiểu chuyện lại cho rằng tôi hoang phí, sĩ diện hão. Nhưng đâu phải vậy, tôi làm thế là vì chính con anh và cả họ hàng nhà anh đấy chứ.
Con tôi từ lúc sinh ra được nâng như trứng, hứng như hoa. Bạn bè đồng nghiệp hay anh em bên ngoại ai đến chơi cũng mừng ít nhất từ 100 nghìn trở lên. Ấy vậy mà về quê chồng chỉ nhận được có 5 hay 10 nghìn bạc. Tôi thấy con mình bị hạ thấp quá, thà người ta không mừng còn hơn.
Với lại tôi nghĩ đơn giản, mỗi năm chỉ có một cái tết. Mà với người lớn thì tết bây giờ có còn gì vui nữa đâu, chỉ có trẻ con là háo hức. Vậy sao không để các cháu mừng vui chứ, tiếc mấy đồng tiền lẻ làm gì. Tôi cố tình mừng tuổi nhiều cho các cháu nhà chồng để các anh chị ấy hiểu rằng trẻ con nhận được nhiều tiền lì xì, chúng vui vẻ đến thế nào. Để những năm sau con tôi lớn hơn, về quê họ còn rút kinh nghiệm mà thay đổi.
Đấy, nhờ tôi mà cả họ hàng nhà anh ai cũng tiến bộ trong tư tưởng. Năm trước tôi về quê, nhà mang tiếng nghèo cũng đã biết mừng con tôi năm chục. Đầu năm xông xênh thế cho được lộc vào nhà. Mọi năm tôi mừng đa số cũng 50 nghìn thì năm nay đồng loạt đổi hết thành mệnh giá 100 và 200 nghìn đồng. Tốn kém chút nhưng người lớn mát lòng mát dạ, trẻ con thì vui như tết.
Còn năm nay nếu gặp ai vẫn mừng tuổi cho con tôi có 20 nghìn, giống một anh tâm sự, tôi xin mừng trả lại con người đó gấp mười lần. Theo cái cách mà khiến họ phải ngại ngùng nhất. Thời buổi nào mà còn mừng tuổi 20 ngàn chứ? Kinh tế lạm phát thì cứ thời sao thế vậy, xông xênh tiền mừng tuổi cho trẻ con được vui.
Thanh Huê (Hà Nội)
VÔ PHÚC ÔNG CHỒNG NÀO NHẶT CÁI LOÀI NÀY VỀ. CÁI ĐỎ ĐỎ EM BÔI ẤY Ạ. VÔ HỌC NHƯ THẾ SAO LẠI CÓ THỂ VIẾT BÀI ĐƯỢC CÁC CỤ NHỈ