- Biển số
- OF-151054
- Ngày cấp bằng
- 31/7/12
- Số km
- 91
- Động cơ
- 357,510 Mã lực
Tuần vừa rồi bạn em mới được đi thăm nhà máy Vina Mazda, để em xin hình úp lên các bác xem sau nhé!
Một số ảnh nhà máy Mazda phục vụ các cụ!
Đầu tiên là mẫy bác kỹ sư Nhật đang hướng dẫn mấy anh thợ Việt Nam sử dụng một chi tiết máy
Lắp body
Các kỹ sư Nhật hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật viên Việt Nam
Lắp nội thất trong xe
Kiểm tra lại xe đã hoàn tất
Cuối cùng là một chiếc Mazda 3 vừa xuất xưởng sẽ được đem đi kiểm tra.
Bạn em nó chỉ gửi cho em nhiêu đó thôi. Còn đây là bài cảm nhận các cụ ạ, bạn em hiện đang là chuyên viên biên dịch đảm nhận các dự án chuyển giao kỹ thuật từ Nhật Bản sang nhà máy Vina Mazda.
...
Người Nhật bản từ lâu đã nổi tiếng với đức tính cẩn thận, cần cù và sống có trách nhiệm. Từ những năm tháng trên giảng đường đại học và làm việc cho một công ty Nhật Bản tại khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng, tôi đã cảm nhận và thực sự khâm phục đức tính này của họ. Đến khi đảm nhiệm vai trò là biên phiên dịch tiếng Nhật tại nhà máy Vina Mazda cho dự án chuyển giao công nghệ hai dòng xe Mazda 2 và Mazda 3, tôi vô cùng ấn tượng trước thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm trong việc đào tạo của các kỹ sư Mazda - Nhật Bản cho các kỹ sư và công nhân thuộc nhà máy Vina Mazda.
Một việc mà tôi thực sự ấn tượng là các chuyên gia Nhật Bản trước khi tiến hành công tác đào tạo đã cẩn thận kiểm chứng sự chuẩn xác trong công tác dịch thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt trong những bảng qui trình hướng dẫn thao tác làm việc. Hơn hai ngàn bảng qui trình vốn đã được biên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt (bởi các kỹ sư chất lượng cao trong bộ phận kỹ thuật thuộc nhà máy Vina-Mazda ) được yêu cầu phiên dịch ngược lại từ tiếng Việt sang Tiếng Nhật để kiểm chứng trong hơn một tuần. Nếu có sự sai sót nào thì các kỹ sư Nhật Bản, kỹ sư Viêt Nam và phiên dịch tiếng Anh, tiếng Nhật sẽ cùng ngồi lại để chỉnh sửa. Có thể đối với người Việt Nam chúng ta, đây là một công việc dư thừa, không cần thiết. Tuy nhiên đối với những kỹ sư Nhật, điều mà họ quan tâm nhất chính là sự chuẩn xác trong bảng qui trình. Chỉ có sự chuẩn xác trong qui trình mới là điều kiện để tạo ra một chiếc xe có chất lượng tốt với tác phong công nghiệp.
Điều thứ hai mà tôi khâm phục là việc đào tạo vô cùng kỹ lưỡng về những thao tác vốn đã được ghi rất chi tiết trong bảng qui trình. Họ luôn nhấn mạnh đến việc phải thực hiện thao tác theo bảng qui trình. Và cho dù đã quen thuộc với thao tác đó, hay bị áp lực về sản lượng, thì việc làm theo qui trình, kiểm chứng thao tác theo qui trình tuyệt đối không được bỏ sót. Sau khi chỉ dẫn trước, họ sẽ giám sát từng công nhân tự thực hiện thao tác dựa vào qui trình, và giám sát đến khi nào họ đã thực hiện thuần thục và chuẩn xác . Đối với những công nhân chưa làm theo bảng qui trình, họ sẽ phân tích kỹ vì sao phải làm theo như qui trình họ đã lập ra, nếu làm ngược lại hay bỏ sót thì sẽ xảy ra hậu quả như thế nào. Qua những lần giải thích như vậy, tôi nhận ra, mọi thao tác trong một bảng qui trình đều đã được sắp xếp một cách logic nhất, phù hợp nhất cho người làm việc và mang lại sự an toàn cao nhất cho khách hàng.
Tôi xin đơn cử ở đây một vài trường hợp đơn giản. Đối với một chi tiết được lắp vào một chi tiết khác bởi nhiều con bu-long, trong bảng qui trình đã chỉ ra rất rõ các con bu-long phải được bắn đối xứng với nhau. Thường thì người làm việc hay chủ quan, nghĩ đơn thuần chỉ cần bắn đúng số lượng bu long là đạt. Tuy nhiên, các kỹ sư Nhật Bản chỉ rõ, tuyệt đối phải bắn đối xứng nhau như qui trình đã chỉ, nếu bắn không đối xứng, chi tiết sẽ bị biến dạng, và có thể gây ra những hậu quả khác sau này.
Hay đối với từng con bu-long, trong qui trình luôn hướng dẫn nên gắn bu-LOng vào vị trí bắn trước, dùng tay vặn 2, 3 bước reng để định hướng, rồi sau đó mới dùng súng bắn thẳng bu-long vào. Nhưng đôi khi, người làm việc không thực hiện như vậy vì cảm thấy thao tác rườm rà. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo và sản xuất, những chi tiết nhỏ này đã được các kỹ sư giám sát rất kỹ, bởi nếu một bu long mới bắn vào một chi tiết mới, nếu dùng súng bắn thẳng mà không vặn định hướng trước bằng tay, thì bu-long sẽ bị bắn chệch đi,và dĩ nhiên không phát huy tác dụng kết nối của nó. Một chi tiết nhỏ như thế, một con bu-long nhỏ trong ngàn con bu long nhỏ như thế cũng phải thực hiện đúng qui trình đã qui định rất rõ.
Trong thời gian dịch dự án, tôi đã cảm nhận ra nhiều điều mà có lẽ mình không bao giờ học được trên sách vở. Những đòi hỏi phải thực hiện thao tác công việc chuẩn xác trong từng chi tiết, rồi việc đòi hỏi phải trang bị đầy đủ các thiết bị, công cụ phục vụ tốt nhất cho sản xuất, thậm chí là một chiếc bàn chải đánh răng nhỏ để phục vụ cho việc tra chất bôi trơn vào chi tiết, hay một chiếc tạp dề đeo trước ngực để nút trên áo không làm trầy xướt linh kiện khi lắp v.v….
Các kỹ sư Mazda Nhật Bản đôi lúc làm chúng tôi cảm thấy mệt mỏi, vất vả và thậm chí thấy thật phiền toái, nhưng khi một chiếc xe lắp ráp trong nước được ráp thử và đưa đi kiểm tra, được đánh giá với kết quả tốt ngang hàng với chất lượng xe được lắp tại Nhật Bản, chúng tôi đã ngộ ra nhiều điều. Một sản phẩm không thể đạt được chất lượng tốt nếu chúng ta không tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ, và khi đã làm một việc gì, phải tỉ mỉ, cẩn thận, có tâm với công việc mà chúng ta đang làm.
Nhìn những chiếc xe gắn liền với thương hiệu Vina Mazda đang chạy trên đường và đang ngày được khách hàng Việt Nam đón nhận bởi chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, tôi chợt nhận ra một điều, tại Mazda, định nghĩa “MADE IN JAPAN” hay “MADE IN VIETNAM” không còn quan trọng, điều quan trọng là chỉ cần được trang bị kỹ thuật, máy móc, công nghệ đầy đủ theo tiêu chuẩn Nhật Bản, và người Việt Nam có TÂM với nghề, có trách nhiệm với công việc thì ở đâu cũng có thể tạo nên CHẤT LƯỢNG NHẬT BẢN. Toàn bộ nhân viên trong nhà máy Vina Mazda luôn tâm niệm rằng, nếu đã có TẦM, cái tầm ở đây là sự trang bị đầy đủ về công nghệ, máy móc, kỹ thuật, thì phải có cái TÂM mới có thể tạo ra được một sản phẩm tốt, an toàn cho khách hàng. Cái TÂM phải luôn gắn với cái TẦM.
Tôi và những công nhân Việt Nam thật sự cảm thấy ý nghĩa vì đã góp một phần sức lực để xây dựng những nền móng đầu tiên của nền công nghiệp ô-tô Việt Nam, với sự giúp đỡ tận tình và chuyên nghiệp của các chuyên gia, kỹ sư đến từ Nhật Bản.
Trương Lê Uyên Phương, chuyên viên biên dịch tiếng Nhật của Vina Mazda
Một số ảnh nhà máy Mazda phục vụ các cụ!
Đầu tiên là mẫy bác kỹ sư Nhật đang hướng dẫn mấy anh thợ Việt Nam sử dụng một chi tiết máy
Lắp body
Các kỹ sư Nhật hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật viên Việt Nam
Lắp nội thất trong xe
Kiểm tra lại xe đã hoàn tất
Cuối cùng là một chiếc Mazda 3 vừa xuất xưởng sẽ được đem đi kiểm tra.
Bạn em nó chỉ gửi cho em nhiêu đó thôi. Còn đây là bài cảm nhận các cụ ạ, bạn em hiện đang là chuyên viên biên dịch đảm nhận các dự án chuyển giao kỹ thuật từ Nhật Bản sang nhà máy Vina Mazda.
...
Người Nhật bản từ lâu đã nổi tiếng với đức tính cẩn thận, cần cù và sống có trách nhiệm. Từ những năm tháng trên giảng đường đại học và làm việc cho một công ty Nhật Bản tại khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng, tôi đã cảm nhận và thực sự khâm phục đức tính này của họ. Đến khi đảm nhiệm vai trò là biên phiên dịch tiếng Nhật tại nhà máy Vina Mazda cho dự án chuyển giao công nghệ hai dòng xe Mazda 2 và Mazda 3, tôi vô cùng ấn tượng trước thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm trong việc đào tạo của các kỹ sư Mazda - Nhật Bản cho các kỹ sư và công nhân thuộc nhà máy Vina Mazda.
Điều thứ hai mà tôi khâm phục là việc đào tạo vô cùng kỹ lưỡng về những thao tác vốn đã được ghi rất chi tiết trong bảng qui trình. Họ luôn nhấn mạnh đến việc phải thực hiện thao tác theo bảng qui trình. Và cho dù đã quen thuộc với thao tác đó, hay bị áp lực về sản lượng, thì việc làm theo qui trình, kiểm chứng thao tác theo qui trình tuyệt đối không được bỏ sót. Sau khi chỉ dẫn trước, họ sẽ giám sát từng công nhân tự thực hiện thao tác dựa vào qui trình, và giám sát đến khi nào họ đã thực hiện thuần thục và chuẩn xác . Đối với những công nhân chưa làm theo bảng qui trình, họ sẽ phân tích kỹ vì sao phải làm theo như qui trình họ đã lập ra, nếu làm ngược lại hay bỏ sót thì sẽ xảy ra hậu quả như thế nào. Qua những lần giải thích như vậy, tôi nhận ra, mọi thao tác trong một bảng qui trình đều đã được sắp xếp một cách logic nhất, phù hợp nhất cho người làm việc và mang lại sự an toàn cao nhất cho khách hàng.
Trong thời gian dịch dự án, tôi đã cảm nhận ra nhiều điều mà có lẽ mình không bao giờ học được trên sách vở. Những đòi hỏi phải thực hiện thao tác công việc chuẩn xác trong từng chi tiết, rồi việc đòi hỏi phải trang bị đầy đủ các thiết bị, công cụ phục vụ tốt nhất cho sản xuất, thậm chí là một chiếc bàn chải đánh răng nhỏ để phục vụ cho việc tra chất bôi trơn vào chi tiết, hay một chiếc tạp dề đeo trước ngực để nút trên áo không làm trầy xướt linh kiện khi lắp v.v….
Tôi và những công nhân Việt Nam thật sự cảm thấy ý nghĩa vì đã góp một phần sức lực để xây dựng những nền móng đầu tiên của nền công nghiệp ô-tô Việt Nam, với sự giúp đỡ tận tình và chuyên nghiệp của các chuyên gia, kỹ sư đến từ Nhật Bản.
Trương Lê Uyên Phương, chuyên viên biên dịch tiếng Nhật của Vina Mazda
Chỉnh sửa cuối: