Chưa nói tới công nghệ kỹ thuật, công nhân Đức lành nghề và kỷ luật vào bậc nhất, kể cả so với các nước láng giềng, người Đức vẫn cứ hơn hẳn. Cách đây mấy năm, em đọc một đoạn tin là Công ty Mec xây dựng 1 nhà máy ở Hung, đơn giản là công nhân ở đó chi trả rẻ hơn nhiều so với ở Đức. Em nhớ có số liệu là 1 giờ công nhân ở Hung được trả 7 đô (hay mác) trong khi ở Đức là gấp 3 tới 4 lần. Như vậy làm gì mà người ta chả thích đồ Made in Germany. Nếu Mẹc lắp ở VN, em dự chất lượng chỉ còn một nửa..
Em hiểu ý cụ chỗ này, nhưng việc tiền công trả rẻ hơn không có nghĩa là công nhân ở đó không lành nghề bằng ở Đức đâu ạ! Có rất nhiều lý do để các hãng đầu tư hoặc chuyển bộ phận sản xuất ra nước ngoài, điển hình là các hãng của Đức.
Tuy nhiên, trong cái dây chuyền sản xuất đã tự động hóa đến mức tối đa thì vai trò cũng như ảnh hưởng của người thợ làm việc tay chân cũng đã giảm đi đáng kể, có những phần việc đơn giản như dùng máy bắt mấy con vít, luồn dây điện..vv... thì tay nghề chả đòi hỏi gì cao cả. Kể cả những công việc phức tạp, các hãng lớn họ đã có chương trình đào tạo cho thợ hẳn hoi, áp dụng cho bất cứ nhà máy nào, tại nước nào mà họ sản xuất.
Bác nói chất lượng Mẹc lắp ở VN chỉ còn một nửa em e là hơi quá, khác nào hạ thấp uy tín của hãng. Ít ra người ta cũng phải có cách đảm bảo chất lượng sản phẩm tương đối đồng đều, nếu không những tiêu chuẩn như ISO chả có nghĩa lý gì ?!! Nếu có khác biệt giữa xe lắp ráp trong nước ta và xe lắp ráp tại châu Âu là ở những chi tiết liên quan đến môi trường, đến khía cạnh an toàn, mà ở VN chả mấy ai quan tâm, cũng như không được quy định chặt chẽ.