Văn bản ký số xong mà bị chỉnh sửa thì có phát hiện đc ko các cụ?
Văn bản nếu đã ký thì không sửa được, nếu sửa thì sẽ mất chữ ký số đã ký.
Bản ký tươi cả trăm năm sau vẫn có giá trị, vì nó vẫn tồn tại
Bản ký số, hiểu nôm na là ông Vietel hay vnpt...xác nhận rằng người ký/phát hành cái văn bản đó là cái ông A ngoài đời kia. Ông A phải trả tiền cho ông vnpt để ông này xác nhận, không có tiền là không xác nhận.
Vậy nay ký số có giá trị ( vì có trả phí, hợp đồng giữa A và vnpt có giá trị), tháng sau không nộp tiền nữa. Thì 10 năm sau, cái văn bản của ông A kia có còn được ông vnpt xác nhận là ồ, đây là chữ ký số của ông A không ?
Hoặc ông vnpt giải tán thì 20 năm sau cái chữ ký số kia làm sao để xác nhận là nó có giá trị ?
Khi ký số một văn bản, hệ thống sẽ đóng dấu thời gian ký (Timestamp) và liên kết với
chứng thư số (CTS) hiện có. Nếu tại thời điểm ký, chứng thư số
đang còn hiệu lực, thì chữ ký số đó hợp lệ
mãi mãi, miễn là văn bản không bị thay đổi.
Việc
ngừng gia hạn chỉ ảnh hưởng đến khả năng ký mới, không ảnh hưởng đến các chữ ký cũ đã tạo ra.
Ký số bản chất là mã hóa văn bản và giải mã văn bản đó bằng cặp mã hóa công khai (gồm 2 khóa là: khóa công khai và khóa bí mật).
Các tổ chức cung cấp và chứng thực chữ ký số (CA) cấp cặp mã hóa này cho người dùng (hiểu nôm na như khóa và chìa khóa), người dùng ký một văn bản nào thì dùng khóa bí mật để mã hóa văn bản đó, còn để xác nhận chữ ký thì dùng khóa công khai để đọc.
Khóa công khai này CA có trách nhiệm lưu giữ khi họ ngừng hoạt động thì theo quy định họ phải báo cáo lên bộ TT &TT ( nay là bộ KHCN) để chuyển giao dữ liệu cho một đơn vị CA khác (hoặc công khai danh sách các chứng thư số đã cấp để tiếp tục tra cứu.