- Biển số
- OF-4227
- Ngày cấp bằng
- 13/4/07
- Số km
- 4,119
- Động cơ
- 1,078,679 Mã lực
Em chả ở chung cư nhưng em bỏ phiếu thuận: * Nên, vui bỏ mịa...
Nhiều người cứ soi mói cái vớ vẩn như đàn ... Trong khi cái thể diện quốc gia thì éo quan tâm hay éo dám nói. Đi đâu cũng bị kì thị, phân biệt đối xử thì chẳng thấy nhục. Đất nước ở vùng đáy của thế giới thì chẳng biết lo. HaizKính gửi Lều báo và một số cụ đang cực lực phê phán hành vi này:
Các cụ đang sống ở đâu? Xin thưa: Việt Nam, một đất nước còn nghèo và lạc hậu. Gọi là chung cư đấy, nhưng cũng chỉ là chỗ chui ra chui vào, hạ tầng có éo đâu. Dân mua nhà đa số đi vay, công nợ è cổ. Họ cũng muốn văn minh, muốn đi nhà hàng lắm chứ, nhưng không phải muốn là được.
Xã hội ta còn nhiều tồn tại chưa thể khắc phục được, phải chấp nhận nó, thông cảm cho sự tồn tại của nó và đừng đánh đồng nó với ý thức và trình độ văn hoá của người dân.
Thời gian qua báo có đăng một số bài viết với nội dung phê phán mạnh mẽ hành vi trên. Nhưng khi nhìn vào tên nhân vật thì họ đang sống ở Paris, họ là giáo sư Việt Kiều thỉnh giảng ở Việt Nam... Rõ ràng họ ở 1 tầng lớp khác với những người trong bữa tiệc hành lang.
Hà Nội có khách sạn 4,5 sao nhưng vẫn có bia hơi, trà đá vỉa hè, bún đậu mắm tôm, vẫn tồn tại hàng trăm chung cư mục nát, hàng chục khu ổ chuột...
Như vậy việc tồn tại 1 bữa tiệc chung cư có gì ghê gớm đâu mà đem ra bêu rếu, phân biệt đẳng cấp, sang hèn.
Hiện nay, người đại diện chính quyền chưa hề có ai lên tiếng, điều đó cho thấy họ biết và thông cảm cũng như chấp nhận những bữa tiệc chung cư kiểu này.
Các cụ hôm nay đang lên án hành vi này có hình dung một ngày nào đó mình có thể sẽ là cư dân trong những toà nhà như thế không? Không gì là không thể. Tuy nhiên kể cả điều đó không xảy ra thì trong cuộc sống nên đặt mình vào cương vị người khác để phát ngôn cho đúng và chính xác.
Tôi không ủng hộ hành vi trên nhưng chấp nhận sự tồn tại của nó.
Cụ viết rất sâu sắc ạ.Kính gửi Lều báo và một số cụ đang cực lực phê phán hành vi này:
Các cụ đang sống ở đâu? Xin thưa: Việt Nam, một đất nước còn nghèo và lạc hậu. Gọi là chung cư đấy, nhưng cũng chỉ là chỗ chui ra chui vào, hạ tầng có éo đâu. Dân mua nhà đa số đi vay, công nợ è cổ. Họ cũng muốn văn minh, muốn đi nhà hàng lắm chứ, nhưng không phải muốn là được.
Xã hội ta còn nhiều tồn tại chưa thể khắc phục được, phải chấp nhận nó, thông cảm cho sự tồn tại của nó và đừng đánh đồng nó với ý thức và trình độ văn hoá của người dân.
Thời gian qua báo có đăng một số bài viết với nội dung phê phán mạnh mẽ hành vi trên. Nhưng khi nhìn vào tên nhân vật thì họ đang sống ở Paris, họ là giáo sư Việt Kiều thỉnh giảng ở Việt Nam... Rõ ràng họ ở 1 tầng lớp khác với những người trong bữa tiệc hành lang.
Hà Nội có khách sạn 4,5 sao nhưng vẫn có bia hơi, trà đá vỉa hè, bún đậu mắm tôm, vẫn tồn tại hàng trăm chung cư mục nát, hàng chục khu ổ chuột...
Như vậy việc tồn tại 1 bữa tiệc chung cư có gì ghê gớm đâu mà đem ra bêu rếu, phân biệt đẳng cấp, sang hèn.
Hiện nay, người đại diện chính quyền chưa hề có ai lên tiếng, điều đó cho thấy họ biết và thông cảm cũng như chấp nhận những bữa tiệc chung cư kiểu này.
Các cụ hôm nay đang lên án hành vi này có hình dung một ngày nào đó mình có thể sẽ là cư dân trong những toà nhà như thế không? Không gì là không thể. Tuy nhiên kể cả điều đó không xảy ra thì trong cuộc sống nên đặt mình vào cương vị người khác để phát ngôn cho đúng và chính xác.
Tôi không ủng hộ hành vi trên nhưng chấp nhận sự tồn tại của nó.
Em đồng ý với cụ là tất cả đều là thói tùy tiện.Em không nghĩ là có ai hằn học về văn hóa hành lang cả, dùng từ coi thường có vẻ sẽ sát hơn.
Để em phân tích nhé: Cụ cũng nhận thấy văn hóa hành lang thuộc hàng "dân trí thấp" chỉ là cao hơn *** bậy, nôn mửa, vứt rác bừa bãi, phơi áo đun bếp mà thôi. Nếu nhìn về hiện tượng thì đúng là như vậy, nhưng về bản chất nó lại khá đồng nhất, đó là ở chỗ TÙY TIỆN, muốn làm gì thì làm bất chấp lợi ích của người khác. Cái này là thói xấu của rất nhiều người việt, đáng lên án, đáng loại bỏ vì nó chính là lực cản để xã hội đi lên.
Các cụ cứ thử nghĩ xem những thói xấu ở ngoài xã hội có nhiều cái gắn với sự tùy tiện không, nhiều khi sự tùy tiện đem lại lợi ích cho mình, có khi cũng chả có lợi gì nhưng chính sự tùy tiện lại luôn gây ảnh hưởng cho người khác và ảnh hưởng đến xã hội.
Các nước phát triển họ văn minh được là vì họ học được cách sống có ý thức, có kỷ luật và không tùy tiện như mình.
Sao lại người lạ hả bác? Toàn là ông, bà, cô, chú hàng xóm mà tụi trẻ quen biết mà. Một năm 1,2 lần mà bác suy diễn thành "diễn ra mãi" thì hay thật (e đố bác nào có sức tổ chức kiểu này 1 tháng 1 lần đấy do đó muốn học tập cũng chưa chắc đã được đâu chứ đừng nói gì là thành thói quen).Có được 1 lần sẽ có nhiều lần, nhiều lần sẽ thành thói quen thành nếp sống.
Việc sai mà diễn ra mãi lại thành đương nhiên đến khi muốn sửa thì lại kêu khó lắm
Thực ra trẻ con nó thấy ăn uống xô bồ, đứng ngồi nhồm nhoàm, hò hét giữa những người lạ cũng không hay lắm. Tạo ra nếp ăn, nếp ở xuề xòa dễ dãi.
Nick gần bằng năm anh, ních 2 bằng người yêu anh, nick 3 bằng bồ anh, chả biết nick 4 bằng cái gì nữaChú lắm nick thế.
Mấy thớt trc em nhầm gọi là cụ, đàn bà phải gọi là mợ nhỉCái cảm nhận ngay từ những dòng đầu của cụ đã sai rồi thưa cụ. Cụ nên đọc và hiểu đúng là tốt nhất với cụ chứ suy diễn mà ko đúng thì mất công em giải thích.
Với em việc ăn uống ở hành lang là vô ý thức và dân trí kém cụ ạh. Cái việc tận dụng hành lang để làm viec riêng như phơi phóng, làm nơi bán hàng cắt tóc là vớ vẩn, dân trí thấp. Em lên án những hành động đó.
Thế nào là bổ sung lý lẽ và suy diễn áp đặt? . Cụ đọc còn chả hiểu người khác viết gì thì ko nên đặt câu hỏi ngược lại vậy .
Em ngắn gọn nói lại cụ một lần và khỏi tranh luận mất thời gian. Em lên án và công kích các hành động lợi dụng hành lang, chỗ công cộng để sử dụng vào mục đích riêng như phơi đồ, cửa hàng tạp hoá...và ăn uống ở hành lang. Cứ dễ dãi thấy vui thì làm nhưng xin thưa cái nhóm nhỏ bù khú ấy làm ảnh hưởng tới người khác đấy. Hãy nên sử dụng trong phạm vi số tiền mình bỏ ra và ko nên lấy cái chung phục vụ riêng cho mình làm ảnh hưởng người khác trừ một vài trường hợp bất khả kháng như nhà có tang. Những hành động cố tình đó thì gọi là vô ý thức và dân trí kém. Những người làm thế thì là em lên án họ đấy, ko đáng àh?
Còn cụ đọc hiểu sai rồi tự thấy mình bị miệt thị hoặc bị miệt thị thay người khác thì em cũng bó tay ko cản đc.
e cùng ý kiến với cụ ạChung sức chung lòng thế này thì có giời cấm ạ
Em là cụ, còn cụ gọi em là đàn bà cũng ko saoMấy thớt trc em nhầm gọi là cụ, đàn bà phải gọi là mợ nhỉ
Em xin lỗi mợ buki.
Cụ đửng hiểu lầm thế, cụ bảo cụ là cụ thì em gọi là cụEm là cụ, còn cụ gọi em là đàn bà cũng ko sao
Xin phép Sếp cho em khuấy phát cho nước nó .... trongThớt này giờ vắng ghê....
Nếu em sống cùng tòa nhà, tất cả các bác tầng nào đó thống nhất ăn uống thế nào mặc xác các bác,Em đồng ý với cụ là tất cả đều là thói tùy tiện.
Tuy nhiên nó có phản cảm, làm ảnh hưởng đến nhiều người hay không thì còn phải xét.
Em ví dụ như thói lái bậy. Lái đường, lái cột điện dĩ nhiên là cực kỳ vô ý thức rồi. Nhưng lái bậy ở công trường, ở khu đất hoang thì cũng không ai bảo sao. Có chăng thì mùi khai họ ngửi, hoặc bắn vào chân thì họ chịu, ít ảnh hưởng đến ai khác.
Việc cả 1 tầng của tòa nhà sử dụng hành lang (mà hàng ngày chỉ họ sử dụng) thì có thể coi cả 1 tầng này là 1 cá thể, các tầng khác là những cá thể khác. Họ ăn uống nhưng trong phạm vi chỉ ảnh hưởng đến họ (vệ sinh hay an toàn) chứ không hoặc rất ít ảnh hưởng đến những tầng khác. Thế nên em mới nói đánh đồng việc ăn uống này với vất rác, lái bậy... ở trên là có phần cực đoan.
Còn nếu giết trâu mổ bò, thui rơm, nấu nướng, đốt lửa ngoài hàng lanh thì không còn gì phải bàn cãi ạ.
Hehe, có gì đâu cụ. NNầm cũng là thường mà. Thanks cụ!Cụ đửng hiểu lầm thế, cụ bảo cụ là cụ thì em gọi là cụ
Khổ cái có 1 thớt em cứ gọi 1 mợ là cụ, mãi sau mợ ấy nhắn tin em mới biết là mợ
Tránh nhầm lẫn ấy mà.
Hình như cụ là mợ ah. Băn khoăn rất thiết thực ah.Em chả ủng hộ mà cũng chẳng phản đối.
Em chỉ lăn tăn là ăn xong thì dọn dẹp như thế nào nhỉ? Bát đũa nhà ai, xong nồi nhà ai thì người nấy mang về rửa hay là gom lại hết 1 chỗ rồi rửa ở 1 nhà, hôm sau đồ ai đến lấy nhỉ? Hay là 1 nhà chịu trách nhiệm bát đũa, 1 nhà xong nồi rồi dồn lại rửa.
Ăn thì em thích lắm, nhưng sợ nhất khoản dọn mâm rửa bát.
Các ông toàn ngồi ăn với chém gió, biết thế quái được dọn rửa chừng ấy mâm bát ở cái lavabo bé tí tẹo cũng khổ ra phết.
Ví như ở quê có cái sân và cái giếng to để rửa thì lại khác.