[Funland] Mở cửa tham quan Trung Quốc- Thác bản Giốc sau ngày 15/9

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,587 Mã lực
Đọc loáng thoáng tiêu đề thớt....lại cứ tưởng "mở cửa cho quan tham TQ" vào thác Bản Giốc...:))
 

nkafe

Xe tải
Biển số
OF-838482
Ngày cấp bằng
10/8/23
Số km
312
Động cơ
7,890 Mã lực
Tuổi
31
Sang tq ngắm thác thì chỉ ngắm từ xa với hàng rào dây thép gai thôi chứ có vẹo gì?
 

phonganngan

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-428406
Ngày cấp bằng
8/6/16
Số km
11,797
Động cơ
405,972 Mã lực
Nơi ở
Số 5 ngõ 1 phố Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website
chaca.com.vn
Bù lại thì cả vùng Tây Bắc hiện nay ngày xưa thuộc các chúa Mường có thể sang đầu quân cho Tàu thì hiện nay hoàn toàn thuộc về VN. Thực chất khi ký HĐ đó thì Pháp mạnh, Tàu yếu, không thể có chuyện Pháp chịu thiệt.
Em tưởng cụ nghiên cứu kỹ công ước pháp - thanh , nó ghi ở trong đó đấy ạ.
Em vừa nghiên cứu đó là giai đoạn tiếp theo sau hiệp ước Pháp Thanh 1887, giai đoạn 1895 cơ các cụ.
Tính đến 1895 , phần lãnh thổ của 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu thuộc về Việt Nam. Vùng đất mà các chính quyền trước chưa bao giờ quản lý. Việt Nam mất đi Trấn Ninh nhưng lại có thêm vùng đất này. Mọi sự định đoạt đều do người Pháp.
BIÊN GIỚI TÂY BẮC QUA HIỆP ƯỚC PHÁP — THANH P2
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi cơ bản bình định được vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, năm 1887 thực dân Pháp hình thành Liên bang Đông dương gồm 3 xứ của Việt Nam và Cao Miên. Để khẳng định phạm vi ảnh hưởng của mình và loại trừ ảnh hưởng của Mãn Triều khỏi vấn đề Việt Nam, năm 1887 thực dân Pháp và triều đình phong kiến Mãn Thanh đã thỏa thuận với nhau và đi đến ký kết Hiệp ước Pháp - Thanh (hay còn có tên là Công ước Constans 1887).
Công ước Pháp-Thanh năm 1887 được thực hiện giữa Pháp và nhà Thanh nhằm thi hành Điều khoản 3 của Hòa ước Thiên Tân mà hai bên đã ký năm 1885. Nội dung của công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc.
Trong quá trình hai bên tiến hành phân chia đường biên giới; đại diện nhà Thanh là Lý Hồng Chương đã nói với với Đô đốc Pháp Rieunier: nước Pháp đã đạt được nhiều quyền lợi khi chiếm được Bắc Kỳ, một nước chư hầu của Trung Hoa 600 năm nay; việc này là nhờ trung gian của tôi. Nó đã gây cho tôi nhiều phiền phức; tôi nghĩ rằng một sự đền bồi dưới dạng nhượng vài vùng đất nhỏ trên vùng biên giới là cần thiết.
Thực dân Pháp nghe nói và cũng muốn để cho Trung Hoa công nhận sự chiếm đóng Bắc Kỳ của Pháp và không gây khó khăn trong quá trình xác lập chế độ thuộc địa ở Đông Dương nên đã nhân nhượng và thực hiện như sau:
Biên giới trên đất liền, Pháp đồng ý:
1. Cắt 3/4 đất tổng Tụ Long thuộc tỉnh Hà Giang, có diện tích 750km2 cho tỉnh Vân Nam - Trung Quốc
2. Cắt 9 xã rưỡi thuộc tổng Kiền Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Quảng Yên cho tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc.
Thực tế chúng ta cũng cần phải thấy được sự nhượng bộ của Pháp không phải chỉ có vậy, mà theo bản đồ địa giới Bắc Kỳ năm 1879 (khi đó lấy sông Dương Hà hay còn gọi là sông An Nam Giang làm biên giới giữa tỉnh Quảng Yên và tỉnh Quảng Đông) toàn bộ vùng đất gồm các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu; các huyện Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa của tỉnh Điện Biên là thuộc Bắc Kỳ.
Thế nhưng, sau khi Hiệp ước Pháp - Thanh được kí kết (1887) thì biên giới nước ta bị chuyển xuống phía nam, lấy cửa sông Bắc Luân ở Hải Ninh (Móng Cái) làm địa giới, cho nên toàn bộ vùng đất gồm các huyện Mường Tè, Phong Thổ,Sìn Hồ, Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu; các huyện Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa của tỉnh Điện Biên lại thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) quản lý.
Sau khi Hiệp ước Pháp - Thanh (1887) được ký kết, vấn đề nhà Thanh với Bắc Kỳ được giải quyết, thực dân Pháp có điều kiện để tập trung bình định nốt phần đất còn lại ở thượng du Bắc Kỳ (Tây Bắc) năm 1888 và hoàn tất vào năm 1896. Năm 1900, thực dân Pháp sát nhập Quảng Châu Loan vào Bắc Kỳ (Quảng Châu Loan là vùng đất phía đông của bán đảo Lôi Châu của Trung Quốc trở thành tô giới của Pháp từ 1898; sau Hiệp định Hoa - Pháp ngày 28/2/1946, vùng đất này lại được trả lại cho quân Tưởng). Tới năm 1893, thực dân Pháp tiếp tục gây chiến với Xiêm La (Thái Lan) tranh quyền kiểm soát các vùng đất của Lào, kết quả thực dân Pháp thắng và đã hợp nhất các vùng Thượng Lào (Luang Pha-bang), Trung Lào (Viên-chăn) và Hạ Lào (Chăm-pa-xắc) thành một xứ Ai Lao thuộc Liên bang Đông Dương vào năm 1893.
Trong thời kỳ này, thực dân Anh cũng đã đưa toàn bộ Miến Điện vào thuộc địa của mình, thực dân Pháp lúc đó xem Xiêm là một đồng minh của Anh nên lo ngại ảnh hưởng của Anh sẽ lan đến vùng Tây Bắc, Bắc Kỳ. Kết hợp với Trung Hoa trên đà suy yếu sau khi bại trận trước Nhật trong cuộc Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất (1894 - 1895 hay còn gọi là chiến tranh Giáp Ngọ). Thực dân Pháp tận dụng thời cơ đó ép nhà Thanh phân chia lại đường biên giới ở phía Tây Bắc (Bắc Kỳ) với Vân Nam
Việc đàm phán ngay lập tức được tiến hành và kết quả, vào ngày 20 tháng 06 năm 1895, tại Bắc Kinh đại diện của thực dân Pháp ở Trung Hoa là Đại sứ Gérard và đại diện Trung Hoa là Hoàng Thân Kinh - Chủ tịch Tổng lý Nha môn đã ký kết bản Công ước Pháp - Thanh (hay còn có tên gọi Công ước Gérard 1895) để phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam, nhằm bổ túc cho Công ước Pháp - Thanh năm 1887
Theo bản Công ước (1895), Pháp đã đưa ra hai đường biên giới với nhà Thanh, một là đường biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam và hai là đường biên giới Ai Lao - Vân Nam:
+ Đường biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam gồm phần lớn vùng đất các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu; các huyện Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên bị cắt cho Vân Nam quản lý (1887) lại được chuyển trả về cho Bắc Kỳ như cũ.
+ Đường biên giới Ai Lao - Vân Nam: Toàn bộ tỉnh Phong-sa-lì hiện nay của Lào, lúc đó đang thuộc Vân Nam quản lý chuyển về lãnh thổ của Ai Lao.
Như vậy, đường biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) về cơ bản được xác định ổn định, cụ thể bao gồm toàn bộ địa giới của các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu; các huyện Mường Chà, Mường Nhé thuộc tỉnh Điện Biên; còn phần thuộc tỉnh Lào Cai, một phần của Hà Giang không có biến động nhiều. Công ước Pháp - Thanh (1895) cũng chính là văn bản có tính pháp lý quan trọng để phân định lãnh thổ giữa nước ta với Trung Quốc về sau này.
TS. Phạm Văn Lực (Đại học Tây Bắc)
Như vậy, tính đến 1895 , phần lãnh thổ của 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu thuộc về Việt Nam. Vùng đất mà các chính quyền trước chưa bao giờ quản lý. Việt Nam mất đi Trấn Ninh nhưng lại có thêm vùng đất này. Mọi sự định đoạt đều do người Pháp.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,585
Động cơ
222,817 Mã lực
Nhìn ảnh này ko hiểu thế bên họ là nơi chụp được toàn cảnh ảnh này hay phía sau thác hay bên trái/phải ảnh ? Em tưởng khi phân mốc lại thì phần lớn thác bên họ ?
Phần lớn bên mình nhé:

, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về lãnh thổ Việt Nam, phần thác chính chia đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Khác nhau 1 trời 1 vực cụ nhỉ
Sao thác bên họ nhìn đẹp thế
Dân Tàu lại bảo sao thác bên "Duyên Nản" đẹp thế.
Nói vui vậy thôi chứ bên kia là dãy núi cao nên tầm nhìn nó bao quát hơn bên mình. Còn chuyện thác bên này và bên kia thì phần thuộc lãnh thổ Việt Nam mình nhiều hơn bên Tàu nhiều. Toàn bộ thác phụ và 1/2 thác chính là của mình.

Cái này nó do nguyên tắc phân định đường biên giới được thống nhất giữa 2 nước. Tại một số khu vực lấy những mốc tự nhiên như sông, suối làm biên giới, với những đoạn dòng chảy tách rời thì lấy dòng chảy chính là căn cứu xác định biên giới.

Chứ không phải Tàu chiếm hết thác BG như đồn thổi.

Nhà em khi đến thác BG thấy tự hào vì phần lớn thuộc bên ta. Bên Tàu thì phải leo trèo khướt khò khe mới nhìn thấy thác.
 
Chỉnh sửa cuối:

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,971
Động cơ
4,265,945 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Khác nhau 1 trời 1 vực cụ nhỉ
Sao thác bên họ nhìn đẹp thế
Mình có cae thác bên trái ảnh và một nửa cái thác chính bên phải ảnh. Gianh giới được chia đôi bằng trung điểm nối giữa cột mốc chỗ 6 giờ và cột mốc khoảng ở chỗ hơn 3 giờ trên bờ bên TQ (trong ảnh không thấy).
Thực ra hiện nay Việt Nam mình có hơn 3/4 thác Bản Giốc.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,922
Động cơ
1,632,757 Mã lực
Em lên TBG năm 2019 trước dịch Covid, và ngủ 1 đêm trên ý. Phía bên Tàu nó làm đường từ trên núi xuống rất quy mô, có cả cầu kính có cả xe gòong đi xuống và có nhiều KS quán ăn khá nhộn nhịp. Ban đêm ra thác thì mới biết bên Tàu nó đầu tư hoành tráng ntn, đèn laze sáng rực, các hoạt động ăn chơi rầm rộ, ca nhạc rộn ràng :D.
Còn bên mình thì ban đêm cấm du khách ra gần bờ sông (nghe nói thời quan hệ V-T còn căng thẳng có lần chúng nó bắn sang mình, vì thế cq cấm ban đêm ra sông để an toàn cho du khách?)
Thác BG là 1 địa điểm du lịch rất đẹp, nếu phối hợp đc giữa 2 nước đầu tư chung để khai thác thì sẽ thu hút đc khá lớn lượng khách nước ngoài.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,585
Động cơ
222,817 Mã lực
Còn bên mình thì ban đêm cấm du khách ra gần bờ sông
chắc cấm vượt biên thôi, qua giữa sông là sang nước khác rồi. Dù là vượt chơi chơi thì có thể có người bị kỷ luật.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,922
Động cơ
1,632,757 Mã lực
chắc cấm vượt biên thôi, qua giữa sông là sang nước khác rồi. Dù là vượt chơi chơi thì có thể có người bị kỷ luật.
Ko cho ra bờ sông cụ ạ, nó có 1 cái cổng có Barie chắn ở lối vào cánh đồng lúa cạnh sông ý, cái cổng này khóa về ban đêm, hình như từ 19h trở đi.
 

notepad9

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-825205
Ngày cấp bằng
15/1/23
Số km
161
Động cơ
4,806 Mã lực
Tuổi
25
Em lên TBG năm 2019 trước dịch Covid, và ngủ 1 đêm trên ý. Phía bên Tàu nó làm đường từ trên núi xuống rất quy mô, có cả cầu kính có cả xe gòong đi xuống và có nhiều KS quán ăn khá nhộn nhịp. Ban đêm ra thác thì mới biết bên Tàu nó đầu tư hoành tráng ntn, đèn laze sáng rực, các hoạt động ăn chơi rầm rộ, ca nhạc rộn ràng :D.
Còn bên mình thì ban đêm cấm du khách ra gần bờ sông (nghe nói thời quan hệ V-T còn căng thẳng có lần chúng nó bắn sang mình, vì thế cq cấm ban đêm ra sông để an toàn cho du khách?)
Thác BG là 1 địa điểm du lịch rất đẹp, nếu phối hợp đc giữa 2 nước đầu tư chung để khai thác thì sẽ thu hút đc khá lớn lượng khách nước ngoài.
Khai thác chung để mà mất hết à? Tàu nó tràn hết sang phía Vn xây dựng hàng quán, đuổi dân Vn dạt về phía xa, lúc đấy toàn bộ thác nó quản lý cả hai bên bờ, dân Vn chỉ còn mấy cái dịch vụ vòng ngoài như xe ôm, taxi, lâu dần nó xây nhà cửa kiên cố có đuổi được nó đi không?
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,922
Động cơ
1,632,757 Mã lực
Khai thác chung để mà mất hết à? Tàu nó tràn hết sang phía Vn xây dựng hàng quán, đuổi dân Vn dạt về phía xa, lúc đấy toàn bộ thác nó quản lý cả hai bên bờ, dân Vn chỉ còn mấy cái dịch vụ vòng ngoài như xe ôm, taxi, lâu dần nó xây nhà cửa kiên cố có đuổi được nó đi không?
Phải có quy định pháp lý chứ cụ, nhiều nước làm chung rồi mà.
 

tranmanhha

Xe điện
Biển số
OF-105945
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
4,156
Động cơ
455,036 Mã lực
Trong 1 lần lên đây e có nc với 1 nữ đc biên phòng tỉnh đang dẫn bạn bè đi chơi
Đc này dân ở gần thác này luôn và cũng khá nhiều tuổi
Sau khi nc thì e có hỏi ?
Thật sự cột mốc cũ ở chỗ nào ?
Nhìn ngó và im lặng hồi lâu đc mới nói nhẹ
Ở tận bên quả núi đằng kia
Sự thật ntn em ko rõ
Chỉ kể lại câu chuyện thôi
Em đi Thác Bản giốc cách đây khoảng hơn 10 năm.
Phía bên mình chưa đầu tư gì, thực sự là chỉ có mỗi cái thác.
Nhìn bên TQ thì có thấy oto nhỏ dạng như xe điện bây giờ chạy.
Dân ở đó bảo, mình cứ định làm gì thì nó sang phá. Chả biết đúng hay sai.
Còn cái chuyện bên đó cũng là của mình thì nghe nhiều người nói.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,260
Động cơ
344,178 Mã lực
Tuổi
44
dòng thác nước hai bên cùng khai thác
ah em hỏi để đi thử cái hướng bên TQ xem bên dịch vụ có gì thôi chứ thác này em đi 3 lần rồi. Em còn ở đêm ở Sài Gòn Bản Giốc resort. Buổi đêm thấy phía bên TQ họ trưng đèn màu chiếu vào núi trông rất đẹp. Đường Cao Bằng chỗ gần Thác này đi dọc sông Quây Sơn rất đẹp, có mấy chỗ rất phiêu cảnh sắc rất đẹp theo kiếu mây núi với khói lam chiều. Rát nhiều tre trúc. Cao Bằng cũng rất nhiều cây Phong Việt Nam (cây Sau sau) mùa thu đông nó chuyển màu đỏ rất đẹp.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,922
Động cơ
1,632,757 Mã lực
Dân ở đó bảo, mình cứ định làm gì thì nó sang phá.
Em có nghe dân bản xứ kể vụ này, kiểu như có 1 cái công ước giữa mình với nó ko đc xây các công trình kiên cố 2 bên bờ sông khu vực xq thác (kiểu như cấm xây nhà vượt quá 5 tầng xq sân bay ý).
Nhưng...chúng nó cứ xây, mình ko làm gì đc, còn mình hễ chuẩn bị xây thì nó ý kiến và kéo pháo hướng nòng sang dọa...thế là thấp cổ bé họng phải chịu.
Nhìn bên nó XD hoành tráng, khách nội địa nó đến vui chơi nườm nượp khác hẳn bên mình /:)
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,922
Động cơ
1,632,757 Mã lực

Wakeup

Xe điện
Biển số
OF-33666
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,583
Động cơ
510,703 Mã lực
Nơi ở
Where Rain & Tears are the same

notepad9

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-825205
Ngày cấp bằng
15/1/23
Số km
161
Động cơ
4,806 Mã lực
Tuổi
25
Phải có quy định pháp lý chứ cụ, nhiều nước làm chung rồi mà.
Nhiều nước làm chung nhưng VN lại không thể làm chung với TQ, đó là thực tế. Tàu xưa nay có thèm quan tâm quy định pháp lý, công ước biển năm 82 nó còn chẳng coi ra gì.
Tàu nó cần gì VN hợp tác, nó lại chả muốn nuốt trọn cả cái thác luôn, nhưng làm thế chướng quá nên nó đành để cho phía VN một nửa. Từ cả 2 chục năm trước bên phía nó xây khách sạn to vật ngay trên núi view xuống thác, nhưng phía VN chỉ cân xây cái cầu nhỏ là nó sang phá, nói chung là không khác gì bên ngoài biển Đông.
Nó rủ VN cùng khai thác chỉ là cái cớ, để nó đưa người sang, nó xây khách sạn, nhà hàng, các công trình dịch vụ kiên cố, khách du lịch TQ tràn sang cả 2 bên bờ, lâu dần nó sinh sống lâu dài có đuổi nó đưọc không?
VN đã mất phân lớn thác cho TQ, đó là thực tế, nhưng giữ được một nửa thế này đã là may, nó thì to khoẻ lại tham lam, mình thì đê hèn ốm yếu, phải biết thân biết phận. Riêng chuyện hợp tác ''cùng khai thác'' với TQ là tuyệt đối không.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Nó làm cái đường ray cho xe gòong kéo tời đưa khách từ trên núi xuống cụ ạ, rất hiện đại luôn.
Nó làm thế là vì núi nó cao sừng sững sát bờ sông. Có thế mới câu được khách du lịch. Còn mình ô tô phi đến tận chân thác thì xây làm gì cụ.
20220506_135330.jpg
20220501_154046.jpg
20220506_135154.jpg
20220506_135525.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top