- Biển số
- OF-111692
- Ngày cấp bằng
- 6/9/11
- Số km
- 785
- Động cơ
- 391,069 Mã lực
Em đi làm công trường mãi chán rồi, muốn về nhà mở cái tạp hóa nho nhỏ buôn bán với vợ. Hóng kinh nghiệm các Cụ, Mợ và chúc Cụ chủ thành công.
Cụ làm chuỗi là giàu ngay thôiEm nghĩ là bán tạp hoá ko lỗ được nhưng có làm mãi thì cũng chẳng giàu, đấy là suy nghĩ của em thôi cụ nhé
Giờ đỡ hơn, sổ khoảng vài trăm trang thôi ạ .Chuẩn, ngày e còn bé, nhà e sổ nợ dày gang tay, ông già bà già thay nhau đi đòi nợ, toàn món lắt nhắt. Nhưng khách tuy đã nợ vẫn cho nợ tiếp, tạp hoá truyền thống là đối thủ đáng gờm của mô hình siêu thị
Có anh VinShop đang đổ tiền cụ à, Tranh thủ anh ấy chắc cũng ổnGiờ nhỏ lẻ khoai đó ak, các siêu thị về thôn bản rồi
Giá cả là 1 chuyện, quan trọng nhất vẫn là thái độ bán hàng và chính sách hậu mãi. Như nhà em bán thì khách có thể mang đổi hoặc trả lại thoải mái. Có những ông to mồm chửa vào đến cửa đã hô " bán cho anh thùng bia " , mua cả thùng thì tính giá thùng bao giờ cũng rẻ hơn mà. Bố ý mang về uống hết 5 chai hôm sau lại chở ra trả lại 15 chai em vẫn vô tư, thoải mái. Lúc trừ tiền em vẫn chia giá thùng ra tính chứ cũng chả dám tính giá bán lẻ.em cũng không rõ nhưng họ có cách để giữ khách,
có thể bán bằng giá nhà bên nhưng tặng thêm 1 sản phẩm khác
Hay quá, em hóng thêm chia sẻ của các cụ.Giá cả là 1 chuyện, quan trọng nhất vẫn là thái độ bán hàng và chính sách hậu mãi. Như nhà em bán thì khách có thể mang đổi hoặc trả lại thoải mái. Có những ông to mồm chửa vào đến cửa đã hô " bán cho anh thùng bia " , mua cả thùng thì tính giá thùng bao giờ cũng rẻ hơn mà. Bố ý mang về uống hết 5 chai hôm sau lại chở ra trả lại 15 chai em vẫn vô tư, thoải mái. Lúc trừ tiền em vẫn chia giá thùng ra tính chứ cũng chả dám tính giá bán lẻ.
Lắm ông mua mấy gói mì tôm về ăn , xong mang ra kêu " cay quá con anh ko ăn được" cũng vẫn mỉm cười mà đổi cho người ta....
Em còn nhớ được các thói quen tiêu dùng của tệp khách hàng quen. 1 ngày độ vài chục anh zai quen quen vào mua thuốc lá, chẳng cần phải hỏi anh mua thuốc gì, cứ nhìn mặt mà lấy thuốc. Rồi thì mấy bà già mua đồ thì rất hay thích đồ khuyến mại đính kèm nên tặng thêm cái thìa hay cái cốc là sướng tít cả mắt.
Mấy chị đồng bóng thì ưa nịnh, cứ khen các chị xinh thế trẻ thế sành điệu thế là các chị sướng lại đứng chém gió vài câu rồi mua nhiều hàng hơn đấy . Tính tiền mà lẻ vài ba đồng thì cứ bớt đi ,tính chẵn tiền. ( Ko phải ai giàu cũng xông xênh đâu ) . Khoản này mình đừng bao giờ lo thiệt vì sẽ có những khách hàng xông xênh họ chả thèm lấy tiền lẻ thối lại .
Em ngủ đã, rảnh em lại vào 8 với các cụ các mợ !
Giờ chịu khó đầu tư số hoá, cài app tính tiền qua smartphone có ghi tên khách hàng, cuối năm lập Group Zalo hay Viber đòi nợ cũng vuiChuẩn, ngày e còn bé, nhà e sổ nợ dày gang tay, ông già bà già thay nhau đi đòi nợ, toàn món lắt nhắt. Nhưng khách tuy đã nợ vẫn cho nợ tiếp, tạp hoá truyền thống là đối thủ đáng gờm của mô hình siêu thị
Mợ tuy ko bán thực tế, nhưng quan sát rất tinh đời. Cám ơn Mợ nhiều nhé !Gần nhà em ở quê có 2 tiệm tạp hóa lâu năm. Sau khi tiệm thứ 3 mọc lên thì 2 tiệm kia đóng cửa, dù tiệm thứ 3 ngược đường hơn .
Lý do: tiệm thứ 3 giao tiếp xởi lởi, nhanh nhẹn, giá cả hợp lý, hàng hóa đa dạng hơn. Tiệm thứ 3 kết hợp bán thêm cả trứng gà/vịt, dưa cà muối (tự làm), vàng mã, nhang, nến, rượu (phục vụ thắp hương rằm/ mùng 1/ cúng/ giỗ chạp)... => Phục vụ nhu cầu của bà con.
Tiệm thứ 3, cả 2 vợ chồng cùng bán, ai tiện thì nấu cơm, kết hợp thêm 1 bạn chó đanh đá trông hàng => cả nhà kết hợp nhịp nhàng lúc khách đông.
Nhược điểm của tạp hoá là đầu tư tiền chẵn, thu tiền lẻ, khách nợ nhiều món lẻ tẻ (không nhớ là cụt vào vốn), khách có thể mua vào những giờ rất oái oăm.
Dạ, e sẽ lưu ý khi bắt tay triển khai thực tế. Bác chia sẻ thông tin rất đáng quý. Thank Bác nhiều!em góp chút thông tin, hy vọng hữu ích bác chủ topic: khu em ở là 3 tòa chung cư cao tầm 23 tầng, 14 tầng 1 sàn, tổng cộng tầm 1000 căn hộ, dân cư tính khoảng ~4000 người. Mặt sàn tầng 1 là các shophouse cho thuê: có 3 siêu thị tạp hóa như ngành của bác: Vinmart, Coopmart, và 1 tạp hóa của tư nhân mở. Các cửa hàng khác về ăn uống, giải khát, thời trang quần áo, nội thất, v.v thì mở rồi đóng liên tục, chỉ thấy cái tạp hóa tư nhân kia là vẫn hoạt động đều. Giá thuê tầm ~30trđ/tháng, và có 2,3 nhân viên thời vụ.
Em thấy họ có những mặt hàng khác, để tạo sự khác biệt với các ông lớn Vinmart, Coopmart, đó là: các mặt hàng giống như ở chợ, rau củ quả, đậu, v.v, hoa tươi bán ngày rằm, mùng 1, thêm các món đồ ăn handmade như bánh rán, chè, v.v. Về giá cả, thì em ko rõ, dù mua hàng cả 3 cửa hàng này, nhưng ko nhớ giá để mà so sánh được
Thanks Bác nhiều !có 2 cuốn khởi nghiệp bán lẻ và Kinh doanh nhỏ, thu lợi lớn. Cụ đọc kỹ, nếu thấy chịu được thì bắt đầu cụ nhé!
Em thấy giờ làm nhỏ bền hơn nhiều, đao to búa lớn dễ tăng xông lắm
Vâng, gần gd thu nhập có khi ko = Bác đi công trường, nhưng đổi lại thì Bác được nhiều mặt khác: chia sẻ cv vs gấu, chăm sóc và dạy con. GD thiếu bóng dáng người đàn ông thường xuyên cũng ko ổn. Vợ cần có người để dựa, con có gương noi theo và vui đùa cùng. Chúc Bác thành công, và hi vọng cả Bác và e thành công!Em đi làm công trường mãi chán rồi, muốn về nhà mở cái tạp hóa nho nhỏ buôn bán với vợ. Hóng kinh nghiệm các Cụ, Mợ và chúc Cụ chủ thành công.
Đúng là kinh nghiệm thực tế quý báu quá Bác à !Giá cả là 1 chuyện, quan trọng nhất vẫn là thái độ bán hàng và chính sách hậu mãi. Như nhà em bán thì khách có thể mang đổi hoặc trả lại thoải mái. Có những ông to mồm chửa vào đến cửa đã hô " bán cho anh thùng bia " , mua cả thùng thì tính giá thùng bao giờ cũng rẻ hơn mà. Bố ý mang về uống hết 5 chai hôm sau lại chở ra trả lại 15 chai em vẫn vô tư, thoải mái. Lúc trừ tiền em vẫn chia giá thùng ra tính chứ cũng chả dám tính giá bán lẻ.
Lắm ông mua mấy gói mì tôm về ăn , xong mang ra kêu " cay quá con anh ko ăn được" cũng vẫn mỉm cười mà đổi cho người ta....
Em còn nhớ được các thói quen tiêu dùng của tệp khách hàng quen. 1 ngày độ vài chục anh zai quen quen vào mua thuốc lá, chẳng cần phải hỏi anh mua thuốc gì, cứ nhìn mặt mà lấy thuốc. Rồi thì mấy bà già mua đồ thì rất hay thích đồ khuyến mại đính kèm nên tặng thêm cái thìa hay cái cốc là sướng tít cả mắt.
Mấy chị đồng bóng thì ưa nịnh, cứ khen các chị xinh thế trẻ thế sành điệu thế là các chị sướng lại đứng chém gió vài câu rồi mua nhiều hàng hơn đấy . Tính tiền mà lẻ vài ba đồng thì cứ bớt đi ,tính chẵn tiền. ( Ko phải ai giàu cũng xông xênh đâu ) . Khoản này mình đừng bao giờ lo thiệt vì sẽ có những khách hàng xông xênh họ chả thèm lấy tiền lẻ thối lại .
Em ngủ đã, rảnh em lại vào 8 với các cụ các mợ !
Dạ e sẽ nghiên cứu. Cám ơn Bác nhiều nhé !Nếu cụ chủ muốn làm bài bản:
Bán tạp hóa mà xây dựng chuỗi.
Bán sát giá, lấy đông khách để bù lại.
Thuê cửa hàng mà vẫn trụ được.
Thì mô hình "Tạp hóa 3 hào" đáng để tham khảo.
Chuỗi cửa hàng này hội đủ mọi tiêu chí đó: giá rẻ, hàng chuẩn ko nhái, thuê cửa hàng thuê nhân viên chứ ko phải tận dụng mặt bằng sẵn, bán sát giá đánh bại cửa hàng tạp hóa gia đình và siêu thị mini xung quanh.
Chuỗi này công ty mẹ trong Nam. Bắc tiến từ 2015. Khởi đầu ở HN với 1 cửa hàng. Nay có 10 cái.
Em chứng kiến quá trình hình thành và phát triển của 3 Hào ở Hà Nội.
Phải nói là mô hình của nó ưu việt với kiểu cửa hàng nhỏ lẻ, chuỗi vừa phải, quản lý ko quá tầm.
PS: Cụ copy được mô hình của nó làm ở Nam Định mà thành công thì nhặt tiền to đấy, ko bạc lẻ.
Mặt bằng 3 Hào thuê 20-30 tr/tháng mà vẫn trụ được. 5 nhân viên chia 2 ca.
Rất vui khi gặp Bác đồng hương ! Những mục Bác khuyên rất chi tiết và khoa học. E sẽ tính toán theo. Cám ơn Bác nhiều !Chào cụ đồng hương. Em tha hương cầu thực trong nam và đã có 15 năm kinh nghiệm trong nghề sale. 15 năm qua thì có thể nói em đã tiếp xúc, làm việc, tư vấn mở quán cho rất rất nhiều người. Với kinh nghiệm của em thì em tư vấn cụ một số vấn đề này trước.
1. Cụ hãy khảo sát xem trong khu cụ định mở dân số khoảng bao nhiêu.
2. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp, kinh tế khu đó thế nào.
3. Các cửa hàng TH ở khu vực đó có bn cái. Phân loại ra hạng lớn, trung, nhỏ.
4. Vị trí cửa hàng của cụ có thuận lợi hay khó khăn gì không...
Từ các dữ kiện ban đầu trên cụ sẽ định hình đc cửa hàng của cụ nên mở ntn.
Chúc cụ thành công!
Cụ này nói chuẩn! Mẹ em kinh doanh tạp hoá hơn 30 năm nay rồi và sống khá ổn. Hàng xóm nhà em mấy người mở ra đều đóng cửa vì chả có khách nhưng mẹ em vẫn đều đều sống. Nhà em còn ngay cạnh BigC mà cũng chả ảnh hưởng gì vì đối tượng khách hàng là khác nhau.Mở tạp hóa thì xác định vốn ban đầu nhiều. Sau đó thì đúng là nhặt từng cắc lẻ. Nhưng nếu có duyên bán hàng thì cũng kiếm được. Nhà em thâm niên hơn hai chục năm bán tạp hóa rồi. Cái duyên của người bán rất quan trọng nhé. Vẫn địa điểm đó, vẫn những mặt hàng đó nhưng có người bán rất tốt có người lại không. Ở quê, cứ bán rẻ hơn vài trăm đồng so với các hàng khác + thái độ xởi lởi, niềm nở là ăn khách. Các mặt hàng thiết yếu mà bán chênh lên vài trăm đồng thôi là mất khách ngay. Cụ chủ mà có địa điểm đẹp thì cứ triển khai. Nhớ đi tham khảo giá các tạp hóa gần gần đó . Nhập hàng về bán thì cũng khảo giá tất cả các nhà phân phối. Cứ thằng nào rẻ hơn thì nhập. Bán rẻ sẽ bán được nhiều hàng, bán đc nhiều hàng thì sẽ được thưởng doanh số hoặc chiết khấu cao. Thế nên đừng có tham lãi nhiều mà bán đắt nha. Các tạp hóa thường ăn lãi từ doanh số và tiền trưng bày sản phẩm để bù vào giá bán.
Những lời khuyên của Bác rất quý báu . E sẽ ghi nhớ ạ. Cửa hàng nhà e cũng khá rộng, có chỗ đỗ xe, tiện đường, nằm ở giữa mấy khu đông dân cư,...Ở chỗ nhà em ngày xưa là vùng nông thôn bình thường, chủ yếu là các quán tạp hóa nhỏ, nhà e ngày xưa cũng bán tạp hóa nhỏ, mở cả cái cantin nhỏ ở trường cấp 2, hiện tại đã nghỉ. Cách đây 2 năm khu công nghiệp về, công nhân trọ đông hơn. Có 1 cặp vchong tỉnh khác về thuê 2 kiot, làm thông, mở 1 cửa hàng tạp hóa kiểu " bán siêu thị mini" nghĩa là hàng hóa đa dạng, giá cả công khai, khá rẻ, lúc ra thanh toán cũng quẹt giá như đúng rồi. Em thấy khá hay, ban đầu mỗi vợ làm, thuê thêm người, sau đó ổn nên chồng nghỉ luôn. 2 năm mua dc 1 lô đất 1,6 tỷ, oto 700m, đang xây nhà ( không rõ vay mượn). Hiện tại chủ yếu bán lẻ, bán buôn không nhiều nhưng rất đông khách.
Em thấy muốn mở tạp hóa ổn thì cần chú ý những điều sau:
- Địa điểm mở: rất quan trọng, khu nào đông rất cư, tiện đường, chỗ đỗ xe dễ, mặt bằng sáng sủa dễ nhìn là ok. Như cái nhà kia thì mặt đường to, trục chính, không phải trung tâm làng, nhưng hiện tại là cửa ngõ sát khu công nghiệp, gần đó khoảng 1000 cái phòng trọ.
- Đa dạng mặt hàng: ban đầu nhà này bán đồ cơ bản thôi, hiện tại thì gì cũng có : quạt điện, chăn ga gối đệm cũng có thêm. Cụ chủ thớt mà mở thì xác định là mình mở càng nhiều mặt hàng, nta mua 1 lần mà có, lsau cần cái khác thì nta lại mua. Mua gì nhiều, mua gì ít thì phải xem thói quen mua hàng của dân địa phương.
- Giá: rẻ hơn siêu thị và tương đương hoặc rẻ hơn các cửa hàng tạp hóa nhỏ khác.
- Thái độ phục vụ: niềm nở, vui vẻ, chịu khó làm quen. Cứ có khách quen là sẽ đông.
Nên e nghĩ cụ chủ thớt xdinh mở thì phải mở to to, làm hoành tráng ngay từ đâu, đè bẹp luôn những chỗ tạp hóa nhỏ khác. Ở vùng quê, giá hàng trong siêu thị bao h cũng cao hơn mặt bằng chung, nên dân ko mặn mà lắm, mở vẫn ngon. Mỗi tội vất vả.