[Funland] Một góc nhìn, một quan điểm về công tác từ thiện

Luu Lehong

Xe container
Biển số
OF-20361
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
8,566
Động cơ
579,006 Mã lực
Nơi ở
Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cái này em copy trên mạng FB của nữ tác giả đã có bài viết "Du học Thụy sĩ, đời không như mơ" đã được Soha.net đăng cách đây khoảng 1 tháng! Nay có bài viết mới này, em copy về để các cụ bàn luận, đó là 1 cách nhìn, 1 suy nghĩ về cách làm từ thiện:

TỪ THIỆN AN NAM VÀ NHỮNG BI HÀI - bản full không che huhu dài vcl các mày thí cho tao miếng lai đi.

1. Vào đề:
Nhiều người hẳn vẫn nhớ bộ phim truyền hình “người đàn bà yếu đuối” nổi đình nổi đám từ những năm đầu 2000? Mở đầu bài viết này, tôi lấy nhân vật chính của bộ phim ấy ra câu lai. Trần Thị Ngân- diễn viên chính trong vai Ngọc, hiện là đồng hương Thụy Sỹ và cũng là một người bạn rất thân của tôi ngoài đời. Xin lỗi hôm nay đem chuyện riêng của bạn ra câu lai tý.
Thời hoàng kim nhất, khi đang nổi danh là sao hạng A trong làng giải trí Giao Chỉ, Ngân theo chồng là một doanh nhân Thụy Sỹ thành đạt sang trời tây. Chồng Ngân tôi đã gặp, tuyệt vời trên tất cả phương diện, mừng cho bạn, nhưng tớt này tôi không có ý định nịnh bạn chồng.
Chuyện kể rằng, chân ướt chân ráo sang quê chồng được vài ngày thì chồng Ngân phải đi công tác (ảnh là sếp một công ty đa quốc gia), mình Ngân bơ vơ như chó lạc ở nhà. Trong lúc dọn dẹp nhà cửa, Ngân vô tình tìm thấy một xấp thư rất sướt mướt tình cảm và kèm luôn hình ảnh của một bé gái kể mọi chuyện về đời sống, học hành… với cha của nó, tức chồng của Ngân. Chưa hết, tìm thêm lại phát hiện thêm nhiều bức thư của những đứa con khác…

Một cô gái trẻ lại là sao hạng A, từ bỏ tất cả tương lai cuộc sống hào nhoáng sang tới trời âu bởi tình yêu và lòng tin vào sự chân thành tử tế của một người đàn ông chưa vợ… Các mẹ có thể đoán được phản ứng của cô bạn tôi thế nào. Đương nhiên cổ lồng lộn lên oán thán người đàn ông dối trá là chồng cổ, cổ quyết định chờ chồng về sẽ ném xấp thư vào mặt ảnh vân vân mây mây nhiều dự định sấm sét lắm…

Nhưng khúc này, cắt, câu viu trở lại kể tiếp vào hồi sau.

2. Một số bạn bè trong nam hay gọi những buổi tụ họp nhau quyên góp đi phát gạo, cho quần áo người nghèo… là đi HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI. Cách gọi này tuy không chính xác, nhưng theo tôi có nguồn gốc lý do.
Tôi đã có lần kể rằng trước năm 1975, tại SG, nhân viên xã hội là một nghề phổ biến như mọi nghề, ngành Hoạt động xã hội cũng là một chuyên ngành được đào tạo bài bản. Sau 75, ngành này bị đảng nhà nước các cô xóa xổ với lý do XHCN thì làm *** có bất công tệ nạn, đâm ra nhân viên xã hội trở thành nghề không được công nhận là hợp pháp. Tới tận khoảng 10 năm nay, nghề này mới được chính những cựu nhân viên xã hội dựng lại dưới sự điều hành của thạc sỹ Nguyễn Thi Oanh (đã mất).

Trong các nhánh của ngành xã hội này, có nhánh Xã hội Cộng đồng. Đại khái: Nhân viên xã hội sẽ khảo sát, điều tra, thống kê… các nguyên nhân thất nghiệp, tệ nạn… tại một địa phương để tìm ra lý do tại sao dân cư nơi đó nghèo đói, thất học, đàn ông nghiện ngập đàn bà phải đi khắp nơi làm phò. Ví dụ thế. Nếu do đất đai nghèo nàn không thể thâm canh, họ sẽ phải tìm giải pháp là làm các dự án thủ công, sản xuất… để giúp đỡ người lao động tại chính nơi đó. Khi có việc làm ổn định và thu nhập, tự động các vấn đề tiêu cực phát sinh sẽ bị đẩy lùi và triệt tiêu.
Đó là giải pháp dài hơi và căn cơ. TẤT CẢ CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN ĐÚNG NGHĨA CỦA THẾ GIỚI ĐỀU KHÔNG ĐI NGOÀI TÔN CHỈ GIẢI QUYẾT TẬN GỐC CỦA VẤN ĐỂ NHƯ NÀY.

Giải thích như thế, để ít nhất các mẹ nắm được thế nào là từ thiện đúng nghĩa. Còn thứ là các bạn gọi là “hoạt động xã hội” để chỉ hành vi đi phát chẩn miếng ăn manh áo, tới nơi thí cho người nghèo một tý rồi cắp đít đi về *** cần biết hiệu quả của mình đến đâu thì không phải từ thiện.
Đó là BỐ THÍ. Và hiệu quả xã hội là ZERO. Nghe tôi phân tích tiếp.

3.Người Giao Chỉ làm từ thiện thế nào?

- Đọc báo, lướt face, chui vào các group nái sề… thấy các bài khóc lóc bi thương. Hớn hở bứng ngay về trang cá nhân của mình kêu gọi bạn bè cùng chung tay gửi tiền nhanh nhanh kiểu sợ đứa khác tốt mẹ hết phần.
-Thấy người có vẻ nghèo ngoài đường, ngoài quán, lập tức rút phắt tiền thể hiện lòng nhân không quên lên face kể bữa nay mình làm từ thiện thế nào…

-Hô hào nhau quyên tiền, quyên gạo, nấu cháo nấu cơm… tìm tới tận các nơi được cho là nghèo khó hỉ hả ban phát, không quên xeo- phi vài nhát up face với người nghèo, hoặc chí ít là về mở tớt sụt sùi dằn vặt trời phật sao nỡ sinh ra người nghèo người bệnh…

-Tay trái xỉa tiền bố thí cho người nghèo làm “từ thiện”, tay phải gõ phím rủa bọn chê bai hoặc *** đồng cảm với cái tâm thiện của mình chết không toàn thân, mày khẩu nghiệp thế con mày lãnh đủ đẻ ra *** lỗ đít ahihhi…

-Tôi từng gặp, từng chia sẻ với nhiều bạn bè thật lòng muốn có đóng góp hữu ích cho cộng đồng, ví dụ nhiều cô nhiều bà cứ cuối tuần lại lặng lẽ tới các trại tắm cho người điên, nấu cho người già neo đơn một bữa ăn tử tế. Điểm chung, họ luôn lặng lẽ làm việc của mình, và luôn e dè khi người khác hỏi tới. Đây là số thật sự ít, và tử tế.

-Còn lại, 96,69% các bà các chị bebebebe lên về từ thiện, hoặc lớn tiếng cổ vũ từ thiện đều là thành phần coi từ thiện như món trang sức sang chảnh lấy số với đời. Các chị *** quan tâm hiệu quả việc làm của mình. Các chị *** quan tâm thế nào là từ thiện. Các chị xỉa tiền bố thí để mua niềm vui. Để tự thấy mình cao quý. Để tán lộc. Để mua sự thanh thản. Để xoa dịu những việc làm bất nghĩa của mình. Vì không đủ tâm và tầm, các chị đã gián tiếp làm nhiều thêm những hành vi khốn nạn và kéo lùi sự phát triển của xã hội.

4.Các con buôn từ thiện- kẻ cắp bà già gặp nhau

-Như đã nói ở phần 3, do tư duy của đa số các mẹ bỉm sữa cuồng “từ thiện” là như trên, nên xã hội buộc phải đẻ ra các con buôn lòng nhân ái theo quy luật cung- cầu.

-Kể tiếp 1 trải nghiệm cá nhân: Từ 10 năm trước, khi chưa chơi fb và chỉ có 1 cái blog Yahoo vớ vẩn, trong 3 ngày tôi đã có thể hô hào được hơn 20 triệu đồng từ những bạn bè trên mạng của mình- số tiền khá lớn khi đó, đủ để mua 11 cái tivi lên tặng trung tâm tâm thần Tân Định ở Bình Dương. Đây là lần duy nhất tôi đứng ra quyên góp trên mạng- nhưng phải nói là tôi biết cảm giác đồng tiền cực kỳ dễ dàng chảy vào túi thế nào.

-Vì thế, tôi khẳng định luôn 96,69% những người bắt đầu bước vào con đường từ thiện đều muốn bắt đầu với lòng nhân và sự trong sáng. Chỉ tới khi tiếp xúc quá dễ dàng với tiền, thậm chí rất nhiều tiền mà thiếu đi những ràng buộc/ kiểm soát, họ mới sinh hư. Từ đây, từ thiện biến thành đường cực nhanh để trục lợi. Có cả những thành phần *** thèm tiền, nhưng việc mượn hoa cúng phật lấy vàng người dát mặt mình cũng biến “nghề” từ thiện ở Giùn thành một thế giới đầy rẫy sự khốn nạn.

-Tôi đủ trải nghiệm, đủ chứng kiến để chỉ mặt đặt tên những xảo thuật câu lai mua nước mắt, những thủ đoạn ăn bẩn, những thủ thuật giải ngân tiền tài trợ của vô số “nhà từ thiện” kiểu em Lan Đàm. Nói *** điêu, môi trường từ thiện Giao Chỉ, liếc qua tôi phân loại được ngay thành phần “nhà từ thiện” đó thuộc nhóm nào. Nhưng đây *** phải mục tiêu tôi viết bài này, nếu họ nhờ sự tăm tối ngu dốt của các mẹ để trục lợi thì tôi thấy cũng chẳng sao. Cho tới nay, trong số tất cả những người làm từ thiện tôi từng tiếp xúc ở Giao Chỉ, trừ đúng 3 người thật sự có đủ tâm, đủ tầm, có phương hướng hoạt động hiệu quả cho xã hội và sạch sẽ với tiền bạc, tôi chưa gặp người thứ tư.

5. Người nghèo và người khuyết tật thụ hưởng bao nhiêu từ “xã hội hóa từ thiện”?

-Chuyện bây giờ mới kể, đợt cao trào vụ tôi đánh em Lan Đàm vụ ông Phú giám đốc tâm thần ăn chặn 800 triệu đồng, Lê Bình khi đó đang là giám đốc của Chuyển động 24h đã phân công cho em Bạch Hoàn lừng danh contact với tôi để lấy thông tin, dự tính làm tới cùng đề tài ăn chặn từ thiện này. Lịch quay, lịch phát đã sẵn sàng. Phút chót, vì nhiều lý do, phóng sự đã không được thực hiện.

-Cùng thời điểm, giám đốc của một số trung tâm bảo trợ xã hội đã họp lại để bàn cách đối phó với các nhà từ thiện lởm giúp thì ít phá thì nhiều kiểu em Đàm, nhưng cuối cùng cũng lâm vào bế tắc không tìm ra giải pháp. Lý do:Ngân quỹ nhà nước phân phối về các trung tâm bảo trợ xã hội quá hẻo, nếu không có sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm nhỏ lẻ thì người bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là các đối tượng trong dạng được bảo trợ, cho nên chỉ còn cách chấp nhận tình cảnh từ thiện bát nháo như hiện nay. Theo suy đoán cá nhân của tôi, đây cũng chính là lý do để tình trạng từ thiện bát nháo được thả lỏng như hiện nay, dù Việt Nam cũng không hề thiếu luật về việc lập quỹ/ quản lý quỹ từ thiện.
-Cũng không thể phủ nhận được rất nhiều hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, nhất là những bệnh nhân đã nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng mà có chi phí chữa trị. Đây thực sự là những mặt tích cực cần ghi nhận của từ thiện tự phát, trong hoàn cảnh an sinh xã hội quá nghèo nàn của Giao Chỉ hiện nay.

Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh, những hiệu quả này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Từ thiện là một thị trường siêu lợi nhuận khủng khiếp. Người nghèo, người khó khăn, người khuyết tật, trẻ mồ côi… ở Việt Nam hiện đang là con mồi câu béo bở của vô số các thánh cô thánh cậu kinh doanh từ thiện, của kền kền, của các thành phần cơ hội…
Những bề nổi này chỉ là phông bạt cho vô số hoạt động bẩn thỉu của các “nhà từ thiện” phía sau những nụ cười thân ái. Vụ này tôi bóc nhiều rồi, không nhắc lại nữa.

Chỉ nhắc chung các mẹ muốn giúp các hoàn cảnh ngặt nghèo kiểu này: Tuyệt đối *** tin bố con thằng nào. Muốn giúp bệnh nhân: Tới các phòng xã hội các bệnh viện lấy thông tin, trực tiếp đóng viện phí, trực tiếp thanh toán các khoản. Trực tiếp mua đồ…
-Phải sáng suốt cân nhắc, đừng để chính gia đình người có hoàn cảnh cần giúp biến họ thành món hàng để trục lợi.
-Hãy nhớ bài học cũng vụ em Đàm: Tiền nhét tận tay người thụ hưởng, nhưng người cho vừa quay lưng là “nhà từ thiện” xông vào lột ngay trên tay, thậm chí xét giường tủ để tịch thu quà tặng của nhà hảo tâm.
-Dí *** ngay vào luôn vào các thông tin khóc lóc cho nạn nhân, nhưng lại đưa tài khoản cá nhân của mình ra hứng tiền gửi về.
Đương nhiên những nhắc nhở trên chỉ dành cho những mẹ thật sự muốn đồng tiền của mình phải đạt được mục đích. Các mẹ làm từ thiện để phông bạt up face có thể lướt qua.

6. Tác động xã hội của “từ thiện” phong trào Giao Chỉ style.

Các mẹ xem phim Triệu phú khu ổ chuột, có nhớ cảnh bọn du đãng đổ chì nóng vào mắt đứa trẻ để biến nó thành mù lòa để xin được nhiều tiền không?
Ở chợ Nga trong SG, ai cũng biết một cô bé ăn xin ngày nào cũng lượn lờ quanh có cặp chân cong vẹo dị dạng, sản phẩm của bọn chăn dắt ăn mày từ khi nó còn bé tý đó.

Các mẹ hẳn biết dịch vụ thuê trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để bắt uống thuốc ngủ bế đi ăn xin?
Các mẹ biết bao nhiêu đứa trẻ phải nghỉ học ăn xin bán vé số, bao nhiêu ông bà già phơi mặt ngoài ngã tư bán tăm bông để nuôi những đứa đang tuổi lao động ăn chơi cờ bạc?????
Đấy là nhờ công rất lớn từ những lần hỉ hả rút tiền ban phát kiểu “từ thiện” của các mẹ đấy. Có cầu ắt có cung.

Nói nhanh cho vuông, trừ duy nhất những mặt tích cực đã nói trong mục 5, tác động của “từ thiện” tự phát kiểu Giao Chỉ hiện nay gần như là ZERO, theo ý tôi. Vì sao?
-Vì tư duy “từ thiện” của đa số các mẹ đều không vượt qua được cái đói truyền thống 4k năm và sự thỏa mãn mọi rợ khi bố thí. Các mẹ không đủ kiên nhẫn, không đủ tâm, không đủ tầm… để đầu tư chiều sâu và chờ đợi hành động của mình đơm hoa kết trái.
-Cơm có thịt, cơm 2 ngàn… tác động xã hội thế nào con Pín đã chém rất nhiều. Hoàn toàn duy lý và chính xác trong quan điểm của tôi. Nó chẳng đem lại giá trị *** gì cho xã hội, trừ những sự ỷ lại và đánh trúng tâm lý sợ đói truyền thống của đồng bào, cũng như đóng trúng lòng trắc ẩn của các mẹ nghiện bố thí.
-Chưa kể mỗi lần bão lũ là các cơn cuồng loạn từ thiện đổ về phá mẹ hết tình làng nghĩa xóm của đồng bào.
-Trong khi bọn tư bản luôn cố gắng hướng người khuyết tật tới các hoạt động hòa nhập cộng đồng từ sinh hoạt tới việc chủ động đong tiền để sống hữu ích và tự tin, khuyến khích chính những người lành lặn công nhận người khuyết tật chẳng có gì là đáng thương hay phải đối xử đặc biệt, thì cái kiểu mari sến hãm *** của các mẹ từ thiện Giao Chỉ lại khiến người khuyết tật thấy họ là nạn nhân của cuộc đời, xã hội phải có trách nhiệm bù đắp cho sự thiệt thòi của họ. *** mẹ mỗi lần đọc những bài viết khóc lóc/ tôn vinh ai đó chỉ vì lý do chính họ là người khuyết tật là tôi lại muốn chửi thề thế mới tài.

-Nghịch lý: Bọn làm từ thiện chân chính trong xã hội là bọn trả lương, tạo việc làm, đóng thuế nhiều nhất lại là bọn bị quần chúng nhân dân ghét nhất ahihi. Bọn tạo gánh nặng cho xã hội, aka nghèo chốc mõm, đẻ nhiều, thất nghiệp… lại được quần chúng nâng niu bởi CÁI TÌNH của người nghèo. Thế nên, trên mạng xã hội chém *** gì cũng vô hại, riêng động tới NGƯỜI NGHÈO và TỪ THIỆN là biết trước automatic cắn *** với dân mạng. Ở cái xứ người người hở ra là lừa đảo ăn thịt lẫn nhau, nhưng mở mồm là toàn CÁI TÌNH. Thế mới kinh.

7.Tây lông phổ thông thường làm từ thiện thế nào?
Giờ, các mẹ kéo lên trên đọc phần 1 và 2 lại giùm tôi.
- Trở lại phần chuyện của cô bạn diễn viên Trần Thị Ngân, sau dự tính sấm sét chờ chồng về sẽ ném mớ thư từ vào mặt kẻ dối trá và xách valy cút về nước, thì bạn chưng hửng trước thái độ bình thản của chồng: Uh, bọn trẻ là những đứa trẻ anh nhận bảo trợ từ khi chúng còn nhỏ xíu đấy. Giờ anh vẫn đang có kế hoạch nhận thêm vài đứa (bạn nói tới hiện tại thì chồng vẫn đang tính nhận thêm một đứa bé từ VN).

Chồng Ngân là một trong số rất nhiều tây lông làm từ thiện bằng cách nhận bảo trợ cho những đứa trẻ nghèo khó tại thế giới thứ ba qua các Tổ chức Child Care giới thiệu. Đại khái, những tổ chức này sẽ tìm kiếm và có trách nhiệm điều tra hoàn cảnh của những đứa trẻ có hoàn cảnh thật sự khó khăn tại các nước nghèo và chuyển hồ sơ tới các nhà hảo tâm. Từ đó, những cha/ mẹ nuôi này sẽ trích cố định hàng tháng một khoản tài trợ để đảm bảo cho đứa bé có đủ chi phí ăn học với sự quản lý trung gian của quỹ này. Ngoài trách nhiệm update tình hình của quỹ, đứa trẻ cũng phải có trách nhiệm thường xuyên liên lạc, báo cáo bằng hình ảnh cuộc sống của mình để các cha mẹ nuôi nắm được.

Đây là cách làm thiện nguyện mà tây lông rất chuộng (một cặp vợ chồng già khách hàng của tôi có 7 đứa con nuôi như thế này trên khắp châu lục, bà vẫn khoe đứa nào cũng ăn học tới đại học giờ cuộc sống riêng đều rất ổn). Thay vì vung tiền vào những cơm có thịt ăn xong rồi nước mắt tràn trề khi phải cắn lại bánh mèn mén, thì với cách đầu tư chiều sâu này, một ông người đã có điều kiện thoát nghèo và vực gia đình mình lên. Tuy nhiên, vì là chiều sâu nên cần rất nhiều tâm huyết, và không thể đánh chống khua chiêng như làm cơm có hịt, cái này tôi thông cảm khó áp dụng trong hoàn cảnh muốn kêu gọi quyên góp “từ thiện” đánh nhanh rút gọn ưu tiên ồn ào kiểu Giao Chỉ.

Chính xác hơn, cách làm kiểu mô hình Child Care này tôi chỉ gặp duy nhất chị Huỳnh Kim Vy, doanh nhân Việt kiều Canada là người nhận đỡ đầu hàng chục đứa trẻ khuyết tật nghèo khó ở VN làm, có điều chị này làm từ thiện rất nhiều nhưng cực kín tiếng, hoàn toàn bằng tiền túi, và là 1 trong 3 nhân vật làm từ thiện sạch sẽ mà tôi có nhắc ở trên.

* Do tính chất nhạy cảm, tại các nước châu Âu và Mỹ, cá nhân bị nghiêm cấm đứng ra quyên góp từ thiện. Nếu cố tình, có thể bị quy tội ăn mày (mendicité), lừa đảo, trốn thuế và bị nghiệm trị trước pháp luật.
Để thành lập một tổ chức từ thiện không khó về mặt thủ tục, tuy nhiên buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ. Ví dụ như tại Pháp, theo điều luật ra đời năm 1901, các Tổ chức phi lợi nhuận (Association sans but lucrative - ASBL) bắt buộc phải có tối thiểu 2 người cùng đứng tên chính thức. Họ được phép nhận tiền lương theo công sức của mình bỏ ra, có kê khai mức thu nhập chịu thuế nhưng tuyệt đối không được kiếm lợi nhuận trong các hoạt động của mình.
Các tổ chức từ thiện đều có mục đích phi lợi nhuận nên được miễn thuế, tuy nhiên nếu phát hiện có gian dối bất minh trong thu chi tài chính, những người đứng tên sẽ bị truy tố tội trốn thuế, lừa đảo… Mỗi năm đều có các công ty kiểm toán độc lập kiểm tra và chứng thực tài khoản công khai. Chính vì thế, người dân rất yên tâm khi quyên góp tiền bạc cho họ. Các tổ chức từ thiện phi chính phủ lớn như Arnée du Salut, Médecins Sans Frontières… đểu nhận được sự ủng hộ tài chính rất lớn từ dân chúng và cho tới nay đã chứng minh được những hiệu quả to lớn họ mang lại cho cộng đồng.
Hoạt động của các tổ chức từ thiện quốc tế thường rất rộng, nhưng luôn chú trọng đầu tư vào các giải pháp căn cơ và tận gốc. Ví dụ, thay vì cho người nghèo một bữa no cơm với thịt để ngày mai lại đối diện với ‘ngõ cụt’ đói kém, các tổ chức từ thiện quốc tế thường tập trung nghiên cứu triển khai các dự án đào tạo nghề nghiệp, phát triển công ăn việc làm, tạo chiếc ‘cần câu’ xung quanh môi trường sống của người được giúp đỡ. Hay quỹ từ thiện tư nhân của các tỉ phú thường tập trung vào việc nghiên cứu bệnh nan y.

=> Tôi cop lại 1 phần bài viết cũ liên quan để các mẹ link nó tới phần 2, lý do vì sao tôi lại nhắc tới xã hội cộng đồng. Từ thiện sẽ chẳng có ý nghĩa *** gì nếu như nó không đem lại những hiệu quả tác động tích cực tới người thụ hưởng/ cộng đồng.

*Tôi cũng nhắc thêm: Hoàn toàn bình thường nếu như có chuyện người đứng ra kêu gọi từ thiện có tỷ lệ ăn chia hoặc nhận lương quản lý từ các khoản kêu gọi đóng góp. Tuy nhiên, việc này cần minh bạch sòng phẳng và nhận được sự đồng ý từ phía nhà hảo tâm. Các mẹ cho tiền bỏ cái tư duy đã từ thiện là phải ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng đi. Chính suy nghĩ này đã là 1 phần khiến các “nhà từ thiện” nghĩ ra đủ trò ăn bẩn.

8. Từ thiện đúng nghĩa, khó không?
Nói nhanh, *** khó.
-Không đủ tâm và tầm, ngồi im đã là từ thiện.
-Không xả rác bừa bãi, không lên mạng rủa đứa mình ghét chết không toàn thây, không gọi người không ảnh hưởng quyền lợi của mình là con phò, không chạy xe bố láo để người khác gặp tai nạn vì mình, đó đã là từ thiện. Từ thiện mà sân si khẩu nghiệp thế thì làm *** gì có tâm tử tế người ơi.
-Bản thân sống tử tế, nuôi dạy con cái thành người tử tế, dư dả thì đầu tư cho chính con cháu trong dòng họ mình trước khi sướt mướt cho người ngoài, ấy là từ thiện.
-Đỉnh cao nhất của từ thiện là tạo được công ăn việc làm cho người khác.
-Bỏ thời gian lập ra những group cộng đồng như Eva Không Mọi Rợ, giúp những người khác có môi trường thay đổi nhận thức cá nhân và tác động tích cực lên gia đình, con cái, đó là từ thiện.

Chứ nói *** nịnh, cứ nhắc tới tình hình "từ thiện" chung của Giao Chỉ hiện nay là tôi chỉ có nhõn cảm giác mắc ói. Chia sẻ thật lòng của 1 đứa lăn lộn đủ với "từ thiện" Giao Chỉ đấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Luu Lehong

Xe container
Biển số
OF-20361
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
8,566
Động cơ
579,006 Mã lực
Nơi ở
Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nhiều chữ quá, em chỉ xem được mỗi cái khe.
Đọc kỹ em thấy cũng có cái nhìn khác số đông bây giờ đấy bác! Quan trọng là vừa rồi cách làm từ thiện của mình phần đông mang kiểu bố thí! Hậu từ thiện lại về số không như ban đầu!Mình ko có đủ tầm, đủ tâm thì cũng nên có cách nhìn như tác giả:
"-Không đủ tâm và tầm, ngồi im đã là từ thiện.
-Không xả rác bừa bãi, không lên mạng rủa đứa mình ghét chết không toàn thây, không gọi người không ảnh hưởng quyền lợi của mình là con phò, không chạy xe bố láo để người khác gặp tai nạn vì mình, đó đã là từ thiện. Từ thiện mà sân si khẩu nghiệp thế thì làm *** gì có tâm tử tế người ơi.
-Bản thân sống tử tế, nuôi dạy con cái thành người tử tế, dư dả thì đầu tư cho chính con cháu trong dòng họ mình trước khi sướt mướt cho người ngoài, ấy là từ thiện.
-Đỉnh cao nhất của từ thiện là tạo được công ăn việc làm cho người khác.
-Giúp những người khác có môi trường thay đổi nhận thức cá nhân và tác động tích cực lên gia đình, con cái, đó là từ thiện."..
 

Thổ Phỉ

Xe điện
Biển số
OF-370163
Ngày cấp bằng
12/6/15
Số km
4,232
Động cơ
294,619 Mã lực
Nơi ở
Trại trên núi.
Đọc kỹ em thấy cũng có cái nhìn khác số đông bây giờ đấy bác! Quan trọng là vừa rồi cách làm từ thiện của mình phần đông mang kiểu bố thí! Hậu từ thiện lại về số không như ban đầu!Mình ko có đủ tầm, đủ tâm thì cũng nên có cách nhìn như tác giả:
"-Không đủ tâm và tầm, ngồi im đã là từ thiện.
-Không xả rác bừa bãi, không lên mạng rủa đứa mình ghét chết không toàn thây, không gọi người không ảnh hưởng quyền lợi của mình là con phò, không chạy xe bố láo để người khác gặp tai nạn vì mình, đó đã là từ thiện. Từ thiện mà sân si khẩu nghiệp thế thì làm *** gì có tâm tử tế người ơi.
-Bản thân sống tử tế, nuôi dạy con cái thành người tử tế, dư dả thì đầu tư cho chính con cháu trong dòng họ mình trước khi sướt mướt cho người ngoài, ấy là từ thiện.
-Đỉnh cao nhất của từ thiện là tạo được công ăn việc làm cho người khác.
-Giúp những người khác có môi trường thay đổi nhận thức cá nhân và tác động tích cực lên gia đình, con cái, đó là từ thiện."..
Em chả đọc vì nhiều chữ, còn em chỉ từ thiện khi gia đình, họ hàng nhà em cuộc sống đã đủ đầy :D
 

BachBeo

Xe ba gác
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-3366
Ngày cấp bằng
13/2/07
Số km
22,084
Động cơ
285,449 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tuyendungvieclam.net

xeco.com

Xe ba gác
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
20,255
Động cơ
476,364 Mã lực
Em đánh dấu để trưa đọc.
 

BachBeo

Xe ba gác
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-3366
Ngày cấp bằng
13/2/07
Số km
22,084
Động cơ
285,449 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tuyendungvieclam.net

NTLT

Xe điện
Biển số
OF-449209
Ngày cấp bằng
29/8/16
Số km
2,192
Động cơ
221,759 Mã lực
Tuổi
41
Các hiện tượng thì đúng là có vì bất cứ hoạt động nào trong xã hội đều có 2 mặt và tính hiệu quả không bao giờ như mong muốn.

Con số thống kê 96.69 % quá cảm tính, thì chưa có bằng chứng rõ ràng, hoặc do người viết kết tư thế...ah quên con số này.

Có vẻ hơi háo Tây lông, đúng là họ làm tốt và minh bạch, nhưng cũng không phải 96.69% là ngon nghẻ cả ví dụ quỹ của Clinton cũng ầm ĩ về tính hiệu quả.

Bản thân em đã từng có chút kinh nguyệt tham gia vài hoạt động/chương trình từ thiện/hỗ trợ của vài NGOs Tây lông ở Việt Nam, tốt, nhưng ko thể đòi hiệu quả tốt nhất dc (tiền ng ta muốn làm j là quyền ng ta). Ví dụ từ thiện xây trạm y tế cho một làng quê không nghèo nếu ko muốn nói là mặt bằng tốt hơn so với các thôn khác xung quanh, nhưng thôn này lại theo Công giáo nên dc ưu ái hơn..v.v.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top