He he...em có mỗi ù té quyền thôiOF có mấy cao thủ võ lâm, hình như cụ Ngo Rung cũng là 1, còn có cụ j CỬU VĂN LONG
À hôm trước có cụ Du_don mở thớt võ, hình như là cao thủ đó, với cụ Sieu cam giac còn là siêu cao thủ cơ
He he...em có mỗi ù té quyền thôiOF có mấy cao thủ võ lâm, hình như cụ Ngo Rung cũng là 1, còn có cụ j CỬU VĂN LONG
Thường tại thời điểm trúng đòn (ở đây là bụng có giáp), thì người ta sẽ thở mạnh đẩy hơi từ bụng ra, làm nó tóp lại, lúc ấy là thời điểm họ chịu đòn tốt nhất. Có lẽ cụ kia sai thời điểm, khi đòn vào có khi còn hít thêm, hoặc chưa kịp thở ra. Kỹ năng này phải tập nhiều, ăn đòn nhiều là sẽ quen thôi, tạo thành phản xạ. Nếu sai thời điểm sẽ nghe hự 1 tiếng, đau phết đấy. Đó là cách mà các võ sĩ chịu đòn. Như boxing đấm vào bụng cũng đau lắm nhưng họ vẫn chịu được. Lên hạng nặng thì ít nhiều vẫn chịu được kể cả đấm vào bụng. Tuy nhiên hạng nhẹ mà đấu với hạng nặng thì không có cửa, vì bị thoi vào bụng (nơi dễ đánh nhất) là đau rồi, lúc đó đau quá, tay hở là ăn ngay 1 phát vào đầu thôi. Mayweather, Pac không sống được quá nửa hiệp nếu đấu với võ sĩ trung bình nhưng hạng nặng.Em không biết hạng cân, vì ngày ấy hình như là đi tuyển VĐV Tán thủ cho đội tuyển QG nên mới có vụ giao lưu như thế, em vô tình được xem. Nhưng về ngoại hình, 2 cụ đấy cũng gần như nhau
Mà cái cụ đá vỡ bê tông ấy thấy bảo chưa được cấp phép của môn phái để mở lò, không biết mấy cụ được mở lò thì có hoành hơn không?
Ý cháu là nếu đứng tấn ,khi bị đá tống hoặc quét ngang rất là bất lợi , ví dụ như bình thường đá và cây chuối nó chẳng làm sao ,nhưng có người giữ thì khả năng đá gẫy cao hơnCụ tán thụ đứng dạng "trung bình tấn", lên gân cho cụ Nhất Nam đá, cụ Nhất Nam đá kiểu quét ngang ấy, giáp là giáp thi đấu, có lớp nhựa cứng bao vệ bên ngoài, em gõ vào còn đau cả tay
Cũng có thể, vì cụ kia ra đòn nhanh lắm, bà con còn chưa hiểu mô tê gì màThường tại thời điểm trúng đòn (ở đây là bụng có giáp), thì người ta sẽ thở mạnh đẩy hơi từ bụng ra, làm nó tóp lại, lúc ấy là thời điểm họ chịu đòn tốt nhất. Có lẽ cụ kia sai thời điểm, khi đòn vào có khi còn hít thêm, hoặc chưa kịp thở ra. Kỹ năng này phải tập nhiều, ăn đòn nhiều là sẽ quen thôi, tạo thành phản xạ. Nếu sai thời điểm sẽ nghe hự 1 tiếng, đau phết đấy. Đó là cách mà các võ sĩ chịu đòn. Như boxing đấm vào bụng cũng đau lắm nhưng họ vẫn chịu được. Lên hạng nặng thì ít nhiều vẫn chịu được kể cả đấm vào bụng. Tuy nhiên hạng nhẹ mà đấu với hạng nặng thì không có cửa, vì bị thoi vào bụng (nơi dễ đánh nhất) là đau rồi, lúc đó đau quá, tay hở là ăn ngay 1 phát vào đầu thôi. Mayweather, Pac không sống được quá nửa hiệp nếu đấu với võ sĩ trung bình nhưng hạng nặng.
Thì các cụ ấy thử nhau nên cho đá bụng mà cụÝ cháu là nếu đứng tấn ,khi bị đá tống hoặc quét ngang rất là bất lợi , ví dụ như bình thường đá và cây chuối nó chẳng làm sao ,nhưng có người giữ thì khả năng đá gẫy cao hơn
Vậy cụ kia dại cụ nhỉ, vì e nghĩ võ sĩ sống bằng dạn ,dù có thử nhau cũng phải dùng kĩ xảo , ai lại dại thế bao giờThì các cụ ấy thử nhau nên cho đá bụng mà cụ
Chẳng qua là cụ ấy chưa kịp vận công xuất chưởng nên mới vậy. Gặp Trương Ngô Kỵ thì tắt điệnVà trận đấu kết thúc sau 10 giây
Link: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/vo-si-mma-ha-do-van-cao-thu-thai-cuc-quyen-trong-10-giay-3578336.html
Các cụ nghĩ thế nào về võ Tàu ạ?
Điều khiển hơi thở là rất quan trọng. Thường thì các võ sĩ hay nhảy dây, chạy, bơi ... để phổi to ra, giúp họ chịu đựng tốt hơn. Trông vậy chứ lên võ đài rất mệt, lại ăn đòn nữa, thở không ra hơi, như nổ tung ngực ấy, lúc ấy nhiều khi chỉ mong thua cho nhanh để kết thúc vì đom đóm về cơ bản cũng bay đầy trời rồi.Cũng có thể, vì cụ kia ra đòn nhanh lắm, bà con còn chưa hiểu mô tê gì mà
Hồi còn ở bển tôi học món này. Về VN không thấy có. Cách đấy mấy năm gặp 1 thằng tây ở VN, cũng học kyokushin nhưng nó tầm võ sư rồi, nó hỏi có chỗ nào có tập không mà không thấy nơi nào cả. Tập Kyokushin xong nếu tập món khác phải món nào như Muay Thái, kickboxing thì mới đủ đô. Các dòng karate ở nhà mình toàn dòng cổ điển, múa may nhiều, võ sinh ít được đấu nên nhiều người tưởng giỏi nhưng không có thực lực đâu. Như bọn tôi tuần nào cũng đánh nhau mấy chục lượt, bằng tay không và không có giáp. Đánh thế mới biết nỗi đau cụ ạ, nắm đấm nó thoi vào ngực thốn phết đấy. Không được đấm thẳng vào mặt và đá thẳng vào mặt nhưng đá bạt vào màng tang vẫn được. Còn thi lên đai thì tùy đai mà đánh vài chục lượt. Thành ra thằng nào đai cao là nó có thực lực thật. Loại này là full contact nên đánh nhau không có dợm nhau mất thời gian đâuXứng đanh cao thủ độc cô cầu bại:
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/vo-su-tay-khong-dam-chet-bo-mong-ha-300-doi-thu-trong-3-ngay-3580149.html
.
nếu thật thế thì kinh quá. đá người thường phát tèo ngay. chứ trụ bê tông mà chuẩn tỷ lệ đá 1 2, cát vàng, xi măng mác cao, lạu cốt thép (trụ nhỏ thôi), dùng khoan bê tông, búa tạ còn toát mồ hôi đây.Có cụ ợ, vỡ bê tông, lòi cốt thép ra ấy
Các cụ ấy bảo luyện cũng công phu lắm, đầu tiên là bao cát, rồi trộn đá dăm, sau đó đá cọc tre....em nghe cũng toát cmn mồ hôi rồi
Học võ lâu năm thì mật độ calci trong xương rất cao cụ ạ, nên chân họ cứng. Ngoài ra do họ đá nhiều quá nên cảm giác đau nó cũng bớt lại. Ngoài ra có 1 thành phần khác họ thường dùng mã tiền bôi mỗi khi đấm đá, cái này giảm đau nhưng cũng có hại là mục xương. Cháu học võ, đánh nhau nhiều năm nhưng thấy 1 số ông đặc công đá vào ống sắt kiểu xà đơn xà kép, nghe tiếng coong côong mà phát ớn. Tuy nhiên như đã nói là họ cũng lạm dùng mã tiền quánếu thật thế thì kinh quá. đá người thường phát tèo ngay. chứ trụ bê tông mà chuẩn tỷ lệ đá 1 2, cát vàng, xi măng mác cao, lạu cốt thép (trụ nhỏ thôi), dùng khoan bê tông, búa tạ còn toát mồ hôi đây.
Cái ngày trước em có nghe đài nói về cụ Vũ Đình Long....(hay gì Long em cũng không nhớ), cụ này võ sư Karate, có vụ mổ tim phổi gì ấy mà bác sĩ phải cưa xương sườn mất mấy tiếng mới được, người bình thường chỉ 15-20 phút thì phải...nghe cũng ghê răng phếtHọc võ lâu năm thì mật độ calci trong xương rất cao cụ ạ,
Gặp em, bê tông đểu là em cũng té cmn roàinếu thật thế thì kinh quá. đá người thường phát tèo ngay. chứ trụ bê tông mà chuẩn tỷ lệ đá 1 2, cát vàng, xi măng mác cao, lạu cốt thép (trụ nhỏ thôi), dùng khoan bê tông, búa tạ còn toát mồ hôi đây.
Chuyện calci thấy trong 1 chương trình khoa học nghiên cứu về võ thuật họ nói vậy cụ ạ. Kiểu họ xem trên người không luyện võ với người luyện võ, rồi giữa những người luyện võ lâu năm với nhau. Bản thân mình khi đấu nhau mà không giáp cũng phải dè chừng nhau cụ ạ, vì ông nào chân cũng cứng, nếu mà lỡ đá chéo, 2 ống va vào nhau thì ngắc ngư cả 2.Cái ngày trước em có nghe đài nói về cụ Vũ Đình Long....(hay gì Long em cũng không nhớ), cụ này võ sư Karate, có vụ mổ tim phổi gì ấy mà bác sĩ phải cưa xương sườn mất mấy tiếng mới được, người bình thường chỉ 15-20 phút thì phải...nghe cũng ghê răng phết
Đoàn Đình Long thì phải. Có ông con cũng võ sư nhưng ăn cướp và cả hiếp dâm. Tuy nhiên theo cháu thì cách luyện tập của ông Long có vấn đề, nói thẳng ra là không khoa học do thời trẻ ổng tập cường độ quá cao và quá lâu trong 1 ngày (đâu 6-7h/ngày). Ông ấy bị bệnh cơ khớp nghiêm trọng. Tập võ mà hơn 4h/ngày là tác dụng ngược, cực kỳ hại. Học võ cho khỏe mà cuối cùng cứ như tàn phế, chất lượng sống thấp vì cơ khớp có thời kỳ gần như liệtCái ngày trước em có nghe đài nói về cụ Vũ Đình Long....(hay gì Long em cũng không nhớ), cụ này võ sư Karate, có vụ mổ tim phổi gì ấy mà bác sĩ phải cưa xương sườn mất mấy tiếng mới được, người bình thường chỉ 15-20 phút thì phải...nghe cũng ghê răng phết
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phong-su-Ky-su/595750/huyen-thoai-mot-vo-su-an-danhCái ngày trước em có nghe đài nói về cụ Vũ Đình Long....(hay gì Long em cũng không nhớ), cụ này võ sư Karate, có vụ mổ tim phổi gì ấy mà bác sĩ phải cưa xương sườn mất mấy tiếng mới được, người bình thường chỉ 15-20 phút thì phải...nghe cũng ghê răng phết
Đoạn này thì kinh thật, nên quay clip ghi lại.Có cụ ợ, vỡ bê tông, lòi cốt thép ra ấy
Các cụ ấy bảo luyện cũng công phu lắm, đầu tiên là bao cát, rồi trộn đá dăm, sau đó đá cọc tre....em nghe cũng toát cmn mồ hôi rồi