- Biển số
- OF-377349
- Ngày cấp bằng
- 12/8/15
- Số km
- 400
- Động cơ
- 248,600 Mã lực
Cái này bình thường thôi cụ, nếu không có thủy điện thì mưa xuống nó chảy ra suối, rồi ra sông và sau cùng là ra biển. Nếu rừng bị phá thì quá trình này xảy ra nhanh hơn tí, còn có rừng thì nó xảy ra chậm hơn, chứ cái đích sau cùng vẫn là chảy ra biển.Em cũng đang thắc mắc là thuỷ điện thì nó điều tiết được lượng nuwóc thì phải đỡ lụt, sao cứ đổ cho nó gây lụt nhỉ? K có nó thì nc vẫn chảy xuống, mưa lượng nc A nó xả a (A>a). Các thuỷ điện trc khi đắp đập cũng k có hồ chứa nên k thể đổ cho là nó chứa mất hồ chứa.
Cụ nào thông thái giải ngố em cái
Khi có thủy điện thì sao? Không sao cả, nước vẫn cứ chảy ra biển chứ không quay ngược lên trời như cụ nào phát biểu trên kia, tuy nhiên, cái cách nó thoát ra biển khác hoàn toàn với cái cách khi không có hồ thủy điện.
Sự khác nhau đó như thế nào?
- Khi không có thủy điện: nước mưa hạt nào chảy thẳng ra biển, không tích tụ nhiều trong đất liền. Khi chảy ra biển, có hạt nào chảy hạt nấy nên giả sử nước lũ có lên do mưa lớn thì cũng không nhanh lắm, nó diễn ra từ từ như bao đời nay nó vẫn thế.
- Khi có thủy điện: Nước mưa không chảy ra biển mà chứa vào hồ, khi mưa quá lớn thì nguy cơ vỡ hồ, khi đó phải hộc tốc xả nước, làm cho lưu lượng nước chảy ra biển quá lớn. Sông ở đây lại hẹp nên không thoát kịp, làm nước nó tràn lên bờ, gây lũ lụt (mà nghẹt cái là nước nó lên nhanh chóng, dân không kịp trở tay). Nếu không có hồ, với lượng mưa như vậy, thì ngay hạt mưa đầu tiên nó đã bắt đầu hành trình đi thẳng ra biển, cho nên dù có mưa lớn cỡ nào thì nó cũng dâng nước từ từ, không bức bách như bí quá xả nước cái ầm như mấy hồ thủy điện, cho nên thủy điện gây lũ là như thế!
Trước đây người ta nói rồi, Miền trung có sông ngòi hẹp và ngắn, địa hình lại dốc nên không thích hợp lắm cho làm thủy điện. Không thích hợp ở chỗ là khi phải xã lũ thì gặp nguy hiểm chứ không phải vì địa hình dốc mà không làm được thủy điện. Lý do là vì địa hình dốc, tuy năng lượng tích trữ lớn nhưng khi phải xả lũ thì nước đổ về xuôi rất nhanh, cộng với sông ngòi hẹp nên thoát không kịp, tràn sang 2 bên bờ. Họ nói rằng nếu làm thủy điện thủy điện ở Miền Trung là như làm những quả bom nước treo trên đầu dân, nhưng vì lợi ích phá rừng lấy gỗ lớn quá nên các quan có chịu nghe đâu, thành ra giờ nó thế !!!
Chỉnh sửa cuối: